Bước tới nội dung

Margaret (vệ tinh)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Margaret
Margaret được đánh dấu trong hình
chụp bởi kính thiên văn Subaru của Nhật đặt tại Hawaii, 29/9/2003
Khám phá
Khám phá bởiScott S. Sheppard
David C. Jewitt
Ngày phát hiện29 tháng 8 năm 2003[1][2]
Tên định danh
Tên định danh
Uranus XXIII
Phiên âm/ˈmɑːrɡərət/[3]
Tính từMargaretian /ˌmɑːrɡəˈrɛtiən/[4]
Đặc trưng quỹ đạo
Bán kính quỹ đạo trung bình
14.345.000 km[5][6]
Độ lệch tâm0,6608[6] (trung bình)
1687,01 ngày
Độ nghiêng quỹ đạo57° (so với mặt phẳng hoàng đạo)[5]
Vệ tinh củaSao Thiên Vương
Đặc trưng vật lý
Bán kính trung bình
10 km (ước lượng)[7]
~1.300 km² (ước lượng)
Thể tích~4.200 km³ (ước lượng)
Khối lượng~5,5×1015 kg (ước lượng)
Mật độ trung bình
~1,3 g/cm³ (giả định)
~0,0023 m/s2 (ước lượng)
~0,0085 km/s (ước lượng)
?
?
Suất phản chiếu0,04 (giả định)[5]
Nhiệt độ~65 K (ước lượng)

Margaret (phát âm /ˈmɑrɡrɨt/ MAR-grət) là vệ tinh dị hình chuyển động thuận hành duy nhất của Sao Thiên Vương. Nó được phát hiện bởi Scott S. Sheppard và đồng sự vào năm 2003 và được đặt cho một danh xưng tạm thời là S/2003 U 3.[8]

Được định danh là Uranus XXIII, vệ tinh này được đặt tên theo người hầu của Hero trong vở kịch của William Shakespeare Có gì đâu mà rộn.[1]

Các vệ tinh dị hình của Sao Thiên Vương.

Quỹ đạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Margaret được biết đến như là vệ tinh dị hình chuyển động thuận hành duy nhất của Sao Thiên Vương. Sơ đồ mình hoạ các thông số quỹ đạo của Margaret, nổi bật trong số các vệ tinh dị hình của Sao Thiên Vương, với độ nghiêng trên trục thẳng đứng và độ lệch tâm trên quỹ đạo đại diện cho các phân đoạn kéo dài từ điểm cận tâm tới điểm viễn tâm.

Độ nghiêng của Margaret là 57° gần với giới hạn ổn định. Độ nghiêng nằm giữa 60 < i < 140 không tồn tại các vệ tinh do sự bất ổn định Kozai.[5] Chu kỳ tuế sai cận điểm của Margaret (Pw) dài gần 1,6 triệu năm.[6]

Cho đến năm 2008, độ lệch tâm hiện tại của Margaret là 0,7979.[9] Điều này tạm thời khiến Margaret trở thành vệ tinh tự nhiên có quỹ đạo lệch tâm lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, dù độ lệch tâm trung bình của Nereid lớn hơn.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Jennifer Blue (ngày 16 tháng 10 năm 2008). “Planet and Satellite Names and Discoverers”. Working Group for Planetary System Nomenclature (WGPSN). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2008.
  2. ^ Scott S. Sheppard. “New Satellites of Uranus Discovered in 2003”. Institute for Astronomy at the University of Hawaii. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2008.
  3. ^ Benjamin Smith (1903) The Century Dictionary and Cyclopedia
  4. ^ Cathcart (1971) The Duchess of Kent
  5. ^ a b c d Scott S. Sheppard & David C. Jewitt, Jan Kleyna (2005). An Ultradeep Survey for Irregular Satellites of Uranus: Limits to Completeness. The Astronomical Journal. 129 (1): 518–525. Truy cập 20 tháng 10 năm 2009. Table 3... ri (km)... 10...i Radius of satellite assuming a geometric albedo of 0.04. Đã bỏ qua tham số không rõ |abstracturl= (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ a b c Jacobson, R.A. (2003) URA067 (ngày 28 tháng 6 năm 2007). “Planetary Satellite Mean Orbital Parameters”. JPL/NASA. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2008.
  7. ^ Sheppard 2005, p. 523
  8. ^ IAU Circular 8217
  9. ^ “IAU-MPC Natural Satellites Ephemeris Service”. IAU: Minor Planet Center. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2008. (Select Uranian, deselect Ephemerides and select Orbital Elements)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]