Bước tới nội dung

Lutjanus purpureus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lutjanus purpureus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Lutjaniformes
Họ (familia)Lutjanidae
Chi (genus)Lutjanus
Loài (species)L. purpureus
Danh pháp hai phần
Lutjanus purpureus
(Poey, 1867)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Mesoprion purpureus Poey, 1867

Lutjanus purpureus là một loài cá biển thuộc chi Lutjanus trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1867. Cho tới nay, tình trạng phân loại của chúng vẫn còn gây tranh cãi.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh purpureus trong tiếng Latinh có nghĩa là “có màu tía”, hàm ý đề cập đến màu sắc cơ thể của loài cá này (thực chất là màu đỏ).

Tình trạng phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

L. purpureusLutjanus campechanus là hai loài cá hồng theo truyền thống được coi là những loài hợp lệ, tuy nhiên tình trạng phân loại của chúng vẫn còn đang được tranh luận. Một số nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng L. campechanusL. purpureus là một loài duy nhất,[1][2] nhưng cũng có nghiên cứu lại cho rằng chúng là những đơn vị phân loại riêng biệt.[3]

Rivas (1966) coi chúng là hai loài dựa vào sự khác biệt về số lượng vảy của, trên và dưới đường bên cùng chiều dài của vây ngực. Sau đó, Cervigón (1993) đã chỉ ra sự giống nhau đáng chú ý ở cả hai loài, chẳng hạn như số lượng gai chồng lên nhau ở vây hậu môn, cho biết rằng L. campechanusL. purpureus nên được coi là một loài duy nhất với một vài khác biệt hình thái tùy khu vực phạm vi.[4]

Silva và cộng sự (2020) đã tìm thấy số lượng đáng kể các haplotype được chia sẻ giữa hai loài, đặc biệt là liên quan đến trình tự DNA nhân. Sự phân định phân tử hỗ trợ phân biệt giữa L. campechanusL. purpureus là các đơn vị tiến hóa riêng biệt. Tuy nhiên, họ đã xác định được một dòng gen đơn hướng bắc–nam, tức L. campechanus truyền cho L. purpureus, cho thấy rằng sự chuyển gen vào cá thể khác (introgression) là nguyên nhân dẫn đến sự hiện diện của các haplotype được chia sẻ.[4]

Theo Marval-Rodríguez và cộng sự (2020), hai thực thể phân loại L. campechanusL. purpureus biểu hiện một số khác biệt về hình dạng sỏi taidi truyền giữa các quần thể ở vịnh México, biển Caribe và phía tây nam Đại Tây Dương, nhưng không phải giữa L. campechanusL. purpureus vì đó không đủ để coi là hai loài riêng biệt, cho thấy rằng chúng có khả năng đang trải qua quá trình hình thành loài.[5]

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

L. purpureus có phân bố giới hạn ở Tây Đại Tây Dương, từ vùng biển Caribe dọc theo bờ đông Nam Mỹ về phía nam đến bang Bahia (Brasil).[6]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở L. purpureus là 100 cm, thường bắt gặp với chiều dài trung bình khoảng 65 cm.[7] Chiều dài FL (fork length: chiều dài đến điểm phân thùy đuôi) khi thuần thục sinh dục ước tính là 35,2 cm ở cá đực và 32,1 cm ở cá cái.[8]

Loài này có kiểu hình rất giống với L. campechanus.

Sinh thái

[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của L. purpureus bao gồm cá nhỏ và nhiều loài thủy sinh không xương sống khác như giáp xácchân đầu.[7] Mùa sinh sản của L. purpureus diễn ra quanh năm, đỉnh điểm là từ tháng 9 đến tháng 2.[9]

Tuổi cao nhất được ghi nhận ở L. purpureus là 18 năm.[7]

Giá trị

[sửa | sửa mã nguồn]

L. purpureus là nguồn lợi kinh tế quý giá, đặc biệt là trên thị trường quốc tế. Loài này đã được phân vào nhóm Loài sắp nguy cấp trong Sách đỏ Brasil do một tỷ lệ đáng kể cá con bị đánh bắt, góp phần dẫn đến sự cạn kiệt nhanh chóng của quần thể L. purpureus.[8]

L. purpureus là một trong những nguồn lợi thủy sản chính ở phía bắc và đông bắc Brasil. Cơ sở dữ liệu được xây dựng lại cho thấy lượng khai thác công nghiệp giảm mạnh từ 7916 tấn năm 1999 xuống chỉ còn 394 tấn năm 2007. Lượng khai thác thủ công cũng tăng tương ứng, hiện cao hơn 8,1 lần so với khai thác công nghiệp (khoảng 3450 tấn).[10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Gomes, Grazielle; Schneider, Horacio; Vallinoto, Marcelo; Santos, Simoni; Orti, Guillermo; Sampaio, Iracilda (2008). “Can Lutjanus purpureus (South red snapper) be "legally" considered a red snapper (Lutjanus campechanus)?”. Genetics and Molecular Biology. 31: 372–376. doi:10.1590/S1415-47572008000200035. ISSN 1415-4757.
  2. ^ Gomes, Grazielle; Sampaio, Iracilda; Schneider, Horacio (2012). “Population Structure of Lutjanus purpureus (Lutjanidae - Perciformes) on the Brazilian coast: further existence evidence of a single species of red snapper in the western Atlantic”. Anais da Academia Brasileira de Ciências. 84: 979–999. doi:10.1590/S0001-37652012000400013. ISSN 0001-3765.
  3. ^ Pedraza-Marrón, Carmen del R.; Silva, Raimundo; Deeds, Jonathan; Van Belleghem, Steven M.; Mastretta-Yanes, Alicia; Domínguez-Domínguez, Omar; Rivero-Vega, Rafael A.; Lutackas, Loretta; Murie, Debra (2019). “Genomics overrules mitochondrial DNA, siding with morphology on a controversial case of species delimitation”. Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. 286 (1900): 20182924. doi:10.1098/rspb.2018.2924. ISSN 0962-8452. PMC 6501682. PMID 30940064.
  4. ^ a b da Silva, Raimundo; Pedraza-Marrón, Carmen del R.; Sampaio, Iracilda; Betancur-R, Ricardo; Gomes, Grazielle; Schneider, Horacio (2020). “New insights about species delimitation in red snappers (Lutjanus purpureus and L. campechanus) using multilocus data”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 147: 106780. doi:10.1016/j.ympev.2020.106780. ISSN 1055-7903.
  5. ^ Marval-Rodríguez, Angel; Renán, Ximena; Galindo-Cortes, Gabriela; Acuña-Ramírez, Saraí; Jiménez-Badillo, María de Lourdes; Rodulfo, Hectorina; Montero-Muñoz, Jorge L.; Brulé, Thierry; De Donato, Marcos (2022). “Assessing the Speciation of Lutjanus campechanus and Lutjanus purpureus through Otolith Shape and Genetic Analyses”. Fishes. 7 (2): 85. doi:10.3390/fishes7020085. ISSN 2410-3888.
  6. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Mesoprion purpureus. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2023.
  7. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lutjanus purpureus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  8. ^ a b Freire, Julliany L.; Sarmento, Gabriela C.; Lutz, Ítalo; Bentes, Bianca; Isaac, Victoria J. (2022). “New Insight Into the Reproductive Biology and Catch of Juveniles of the Lutjanus purpureus in a Portion of the Great Amazon Reef System Off the Northern Brazilian Coast”. Frontiers in Marine Science. 9. doi:10.3389/fmars.2022.804648. ISSN 2296-7745.
  9. ^ Manickchand-Heileman, S. C.; Phillip, D. A. T. (1996). “Reproduction, Age and Growth of the Caribbean Red Snapper (Lutjanus purpureus) in the Waters Off Trinidad and Tobago”. Trong Arreguín-Sánchez, Francisco; Munro, John L.; Balgos, Miriam C.; Pauly, Daniel (biên tập). Biology, fisheries and culture of tropical groupers and snappers. Manila: ICLARM. tr. 137–149. ISBN 978-971-8709-62-7.
  10. ^ Freire, Kátia Meirelles Felizola; Almeida, Zafira da Silva de; Amador, José Raimundo Emanoel Trindade; Aragão, José Augusto; Araújo, Ana Rosa da Rocha; Ávila-da-Silva, Antônio Olinto; Bentes, Bianca; Carneiro, Marcus Henrique; Chiquieri, Julien (2021). “Reconstruction of Marine Commercial Landings for the Brazilian Industrial and Artisanal Fisheries From 1950 to 2015”. Frontiers in Marine Science. 8. doi:10.3389/fmars.2021.659110/. ISSN 2296-7745.