Bước tới nội dung

Leyesaurus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Leyesaurus
Hoá thạch hộp sọ Leysaurus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Tetrapoda
Nhánh (clade)Dinosauria
Chi (genus)Leyesaurus
Apaldetti R. N. Martinez Alcober & Pol, 2011

Leyesaurus ("thằn lằn của (thành phố Balde de) Leyes") là một chi khủng long cơ bản trong họ Massospondylidae, được Apaldetti R. N. Martinez Alcober & Pol mô tả khoa học năm 2011.[1] Hóa thạch của loài khủng long nhỏ hơn này, sống ở kỷ Jura Hạ (dựa trên sự tương đồng giữa Leyesaurus và các loài sauropodomorph Hạ Jura, như MassospondylusAdeopapposaurus), được phát hiện ở tỉnh San Juan, Argentina.

Miêu tả

[sửa | sửa mã nguồn]
Tái tạo hình dáng bộ xương của L. marayensis
Hộp sọ của L. marayensis nhìn từ phía sau

Mẫu gốc được mẫu có dán nhãn PVSJ 706 bao gồm một bộ xương gần hoàn chỉnh và một số mảnh sau sọ (cột sống, đai, một phần của chi sau). Hộp sọ dài 18 cm và chiều dài của toàn bộ con vật khoảng 2,5 mét. Trọng lượng khoảng 70 kg.[2] Theo một ước tính khác, nó dài khoảng 2,1 mét.[3] Hóa thạch được phát hiện trong hệ tầng Quebrada del Barro, thuộc lưu vực Marayes-El Carrizal, được tìm thấy gần thị trấn Balde de Leyes, thuộc sở Caucete của tỉnh San Juan. Họ hàng gần nhất của Leyasaurus có thể là chi Adeopapposaurus.[4]

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Leyesaurus được đặt tên lần đầu tiên bởi Cecilia Apaldetti, Ricardo N. Martinez, Oscar A. Alcober và Diego Pol vào năm 2011 và loài tiêu biểu là Leyesaurus marayensis. Tên chi nhằm tôn vinh gia đình Leyes, cư dân của thị trấn Balde de Leyes, người đã phát hiện ra mẫu gốc và thông báo cho các nhà cổ sinh vật học của Bảo tàng San Juan, và saurus, tiếng Hy Lạp có nghĩa là "thằn lằn".[4]

Phát sinh chủng loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu đồ nhánh cho thấy vị trí của Leyesaurus trong Massopoda, theo Oliver W. M. Rauhut và các đồng nghiệp, năm 2020:[5]

Massopoda

Eucnemesaurus

Riojasaurus

Sarahsaurus

Massospondylidae

Yunnanosaurus

Jingshanosaurus

Seitaad

Coloradisaurus

Glacialisaurus

Lufengosaurus

Massospondylus

Adeopapposaurus

Leyesaurus

Sauropodiformes

Xingxiulong

Anchisaurus

Leonerasaurus

Mussaurus

Aardonyx

Sefapanosaurus

Meroktenos

Melanorosaurus

Camelotia

Lessemsaurus

Antetonitrus

Ingentia

Blikanasaurus

Pulanesaura

Gongxianosaurus

Schleitheimia

Isanosaurus

Tazoudasaurus

Sauropoda

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Dinosaur Genera List”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2015.
  2. ^ Paul, G. S. (2016). The Princeton Field Guide to Dinosaurs (Ấn bản lần thứ 2). Nhà xuất bản Đại học Princeton, trang 188 (tiếng Anh)
  3. ^ Holtz, Thomas R., Jr.; Rey, Luis V. (2007). Dinosaurs: The Most Complete, Up-to-Date Encyclopedia for Dinosaur Lovers of All Ages (Cập nhật bổ sung). New York: Random House. ISBN 978-0-375-82419-7.
  4. ^ a b Cecilia Apaldetti; Ricardo N. Martinez; Oscar A. Alcober & Diego Pol (2011). Claessens, Leon (ed.). "A New Basal Sauropodomorph (Dinosauria: Saurischia) from Quebrada del Barro Formation (Marayes-El Carrizal Basin), Northwestern Argentina". PLOS ONE. 6 (11): e26964. doi:10.1371/journal.pone.0026964. PMC 3212523. PMID 22096511.
  5. ^ Rauhut, O. W. M.; Holwerda, F. M.; Furrer, H. (2020). "A derived sauropodiform dinosaur and other sauropodomorph material from the Late Triassic of Canton Schaffhausen, Switzerland". Tạp chí Khoa học Địa chất Thụy Sĩ. 113 (1): 8. doi:10.1186/s00015-020-00360-8. S2CID 220294939.