Lê Trạc Tú
Lê Trạc Tú 黎擢秀 | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 1533 hoặc 1534[a] |
Nơi sinh | Thượng Cốc, huyện Lôi Dương (Thanh Hóa) |
Mất | 1609 (74–75 tuổi) hoặc 1609 (75–76 tuổi) |
Tước vị | Văn Dương hầu |
Quốc gia | Đại Việt |
Thời kỳ | Nhà Lê trung hưng |
Lê Trạc Tú (chữ Hán: 黎擢秀) (1533[2] hoặc 1534-1609)[3][4][5] là một tể tướng[6][7] và thượng thư[8] thời Lê trung hưng.[1]
Thân thế
[sửa | sửa mã nguồn]Ông tên Lê Trạc Tú, người làng Thượng Cốc, huyện Lôi Dương,[4][5][9][10][11][12][13] nay là vùng Cốc, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa,[3][6][14] thuộc dòng dõi thế phiệt.[1]
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Ông đỗ tiến sĩ Chế khoa khoa Đinh Sửu niên hiệu Gia Thái thứ 5 năm 1577[6] vào hàng nhất giáp[15][16][9][10][14] lúc 44 tuổi.[3][17] Khi ra làm quan ông được Trịnh Kiểm để ý, lên đến chức đô ngự sử,[18][19] tước Văn Trinh tử, đến năm 1599 được gia tước bá.[1]
Năm Thận Đức (1600-1601) vua Lê Kính Tông về Tây kinh do có Phan Ngạn và Bùi Văn Khuê làm loạn, Lê Trạc Tú theo hộ giá và hiến kế, sau được phong Hiệp mưu tá lý công thần, thăng thượng thư bộ Lại,[9] tước Văn Dương hầu[6] do có công. Khi là tể tướng, ông hay cất nhắc, tiến cử người tài,[9][19] giữ quyền đến mười năm, khi không còn làm tướng trong nhà không có của dư.[1]
Khi mất ông được tặng Thiếu bảo, gia phong phúc thần[12] và tước quận công.[1][7]
Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]Theo Lịch triều hiến chương loại chí, ông có ông nội là Lê Tán Thiện, chú là Tán Tương đã cùng đỗ tiến sĩ năm 1499 khoa Kỷ Mùi niên hiệu Cảnh Thống,[6][8] làm đến chức thượng thư.[1][20]
Nhận định
[sửa | sửa mã nguồn]Theo Phan Huy Chú, người đương thời ai cũng khen "tiết tháo" của ông. Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí có nhận định về ông:
“ | Khi làm tể tướng, ông […] mấy lần can ngăn ngay trước mặt vua, khí khái chững chạc, ngay thẳng trong sạch, không cầu tài lợi.[1] | ” |
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e f g h Phan Huy Chú 2014, tr. 154-155
- ^ Vũ Ngọc Khánh 2008, tr. 457.
- ^ a b c Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa 2002, tr. 795
- ^ a b Phạm Ngô Minh & Lê Duy Anh 2001, tr. 123
- ^ a b Đảng Cộng sản Việt Nam và đồng nghiệp 2005, tr. 256
- ^ a b c d e “Danh nhân Lê Trạc Tú (thế kỷ XVI)”. thieungoc.gov.vn. ngày 21 tháng 9 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2017.
- ^ a b Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Phú Yên & Trường cao đẳng sư phạm Phú Yên 2005, tr. 190
- ^ a b Vũ Ngọc Khánh 2008, tr. 190
- ^ a b c d Tuấn Khải Trần 1960, tr. 113
- ^ a b Lê Thái Dũng 2010, tr. 91
- ^ Bùi Văn Vượng 2012, tr. 281.
- ^ a b Nguyễn Duy Hinh & Viện nghiên cứu tôn giáo (Việt Nam) 1996, tr. 89
- ^ Phan Văn Các & Hoàng Văn Lâu 1997, tr. 133.
- ^ a b Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa 2002, tr. 1098
- ^ Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên & Ngô Sĩ Liên 1993.
- ^ Vũ Ngọc Khánh & Phạm Minh Thảo 2005, tr. 82.
- ^ Viện khoa học xã hội Việt Nam 2011, tr. 214.
- ^ Cao Lãng & Oanh Võ 1961, tr. 47.
- ^ a b Viện sử học (Việt Nam) 1991
- ^ Phạm Ngô Minh & Lê Duy Anh 2001, tr. 81.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Tuấn Khải Trần (1960), Tỉnh Thanh Hóa, tập 1-2, Bộ Quốc gia giáo dục
- Cao Lãng; Oanh Võ (1961), Lê triều lịch-khoa tiến-sĩ đề danh bi ký, tập 2-3, Bộ Quốc gia giáo dục
- Viện sử học (Việt Nam) (1991), Nghiên cứu lịch sử, số 257, Viện sử học
- Lê Văn Hưu; Phan Phu Tiên; Ngô Sĩ Liên (1993), “Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư, quyển 3”, Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
- Nguyễn Duy Hinh; Viện nghiên cứu tôn giáo (Việt Nam) (1996), Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
- Phan Văn Các; Hoàng Văn Lâu (1997), Les stéles du Văn Miếu de Hanoi (bằng tiếng Pháp), Thế giới
- Phạm Ngô Minh; Lê Duy Anh (2001), Nhân vật họ Lê trong lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Đà Nẵng
- Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2002), Địa chí Thanh Hóa, tập 2, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
- Đảng Cộng sản Việt Nam; Huyện ủy huyện Thọ Xuân; Hội đồng nhân dân huyện Thọ Xuân; Ủy ban nhân dân huyện Thọ Xuân (2005), Địa chí huyện Thọ Xuân, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
- Hội văn nghệ dân gian Việt Nam; Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Phú Yên; Trường cao đẳng sư phạm Phú Yên (2005), Tìm hiểu đặc trưng di sản văn hóa, văn nghệ dân gian Nam Trung Bộ, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
- Vũ Ngọc Khánh; Phạm Minh Thảo (2005), Từ điển Việt Nam văn hóa tín ngưỡng phong tục, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
- Vũ Ngọc Khánh (2008), Quan lại trong lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên
- Lê Thái Dũng (2010), Hỏi đáp về 82 bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Hà Nội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
- Viện khoa học xã hội Việt Nam (2011), Nhà nước phong kiến Việt nam với việc sử dụng các đại khoa học vị tiến sĩ, (1075-1919), Nhà xuất bản Khoa học xã hội
- Bùi Văn Vượng (2012), Tổng tập dư địa chí Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Thanh niên
- Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng (biên tập), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nhân vật chí, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03015-2