Lào Issara
Vương quốc Lào
|
|||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên bản ngữ
| |||||||||
1945–1949 | |||||||||
Tổng quan | |||||||||
Vị thế | Chính phủ lâm thời (1945–1946), Chính phủ lưu vong (1946–1949) | ||||||||
Thủ đô | Viêng Chăn (chính thức), Luang Prabang (nghi thức) | ||||||||
Capital-in-exile | Băng Cốc | ||||||||
Ngôn ngữ thông dụng | Tiếng Lào (chính thức), Tiếng Pháp | ||||||||
Tôn giáo chính | Phật giáo Thượng tọa bộ | ||||||||
Chính trị | |||||||||
Chính phủ | Quân chủ lập hiến (1945), chính phủ lâm thời (1945–1946), chính phủ lưu vong (1946–1949) | ||||||||
Quốc vương | |||||||||
• 1945 | Sisavang Vong | ||||||||
Thủ tướng | |||||||||
• 1945 | Phetsarath (đầu tiên) | ||||||||
• 1945–1949 (lưu vong) | Phaya Khammao (cuối cùng) | ||||||||
Lịch sử | |||||||||
Thời kỳ | Chiến tranh thế giới thứ hai | ||||||||
• Tuyên bố độc lập | 8 tháng 4 1945 | ||||||||
• Hiến pháp | 12 tháng 10 năn 1945 | ||||||||
24 tháng 4 năm 1946 | |||||||||
• Giải thể | 24 tháng 10 năm 1949 | ||||||||
Kinh tế | |||||||||
Đơn vị tiền tệ | Kíp Lào | ||||||||
Mã ISO 3166 | LA | ||||||||
| |||||||||
Hiện nay là một phần của | Lào |
Bài này nằm trong loạt bài về |
||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Lịch sử Lào | ||||||||||||
Thời kỳ Sơ khởi | ||||||||||||
|
||||||||||||
Vương quốc Lan Xang | ||||||||||||
|
||||||||||||
Thời kỳ phân rã | ||||||||||||
|
||||||||||||
Thời kỳ thuộc địa | ||||||||||||
|
||||||||||||
Thời kỳ hiện đại | ||||||||||||
|
||||||||||||
Xem thêm | ||||||||||||
Lào Issara (tiếng Lào: ລາວອິດສະລະ, Lào Ít-xa-ra, n.đ. 'Lào Tự do') là một tổ chức chính trị bắt nguồn là một phong trào dân tộc chống thực dân Pháp tại Lào, thành lập bởi hoàng thân Phetsarath vào năm 1945.[1] Phong trào bắt nguồn sau thất bại của quân đội Nhật trong Thế chiến thứ hai tại Đông Dương, tiếp quản được đất nước trong thời gian ngắn ngủi trước khi thực dân Pháp trở lại. Phong trào được sự ủng hộ của Việt Minh của Hồ Chí Minh và các lực lượng Trung Quốc. Tuy nhiên vào năm 1946, do tình hình chiến sự leo thang tại Đông Dương và Trung Quốc, Lào Issara bị các đồng minh bỏ rơi và nhanh chóng chết yểu. Lãnh đạo phong trào phải đi lưu vong tại Thái Lan.
Bản thân phong trào chỉ tập trung ở các đô thị và không nhận được sự ủng hộ cần thiết từ quần chúng nhân dân, cộng với mâu thuẫn nội bộ (giữa một bên chấp thuận đề xuất nhượng bộ của Pháp biến Lào thành một nền quân chủ lập hiến thuộc Pháp và một bên do hoàng thân Souphanouvong, vốn là lãnh đạo của phong trào, chủ ý liên kết với Việt Minh để tiếp tục đấu tranh vũ trang); khiến cho phong trào yếu dần và tan rã vào năm 1949.[2][3]
Bản thân Souphanouvong năm 1950 thành lập Mặt trận Lào Tự do (Neo Lao Issara), một tổ chức Cộng sản đấu tranh trực tiếp với Pháp. Sau khi Vương quốc Lào giành được độc lập năm 1954, Neo Lao Issara đổi tên thành Mặt trận Lào Yêu nước (Neo Lao Hak Xat) là tiền thân của tổ chức Pathet Lào đấu tranh du kích chống lại chính phủ Hoàng gia và sự tham gia của Hoa Kỳ trong cuộc Nội chiến Lào. Sau khi chính phủ Hoàng gia bị phe Cộng sản lật đổ vào năm 1975, Souphanouvong trở thành chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ visit-laos.com
- ^ A History of Laos by Martin Stuart-Fox
- ^ Laos – Keystone of Indochina by Arthur J. Donmen