Bước tới nội dung

Hồng Lĩnh

Hồng Lĩnh
Thị xã
Thị xã Hồng Lĩnh
Vòng xuyến tại ngã ba Hồng Lĩnh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhHà Tĩnh
Trụ sở UBNDSố 102, đường Nguyễn Ái Quốc, phường Bắc Hồng
Phân chia hành chính5 phường, 1 xã
Thành lập1992
Loại đô thịLoại IV
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Huy Hùng
Chủ tịch HĐNDNguyễn Thăng Long
Bí thư Thị ủyLê Thành Đông
Địa lý
Tọa độ: 18°32′03″B 105°42′07″Đ / 18,5342383°B 105,701909°Đ / 18.5342383; 105.701909
MapBản đồ thị xã Hồng Lĩnh
Hồng Lĩnh trên bản đồ Việt Nam
Hồng Lĩnh
Hồng Lĩnh
Vị trí thị xã Hồng Lĩnh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích58,95 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng36.940 người
Mật độ627 người/km²
Khác
Mã hành chính437[1]
Mã bưu chính483700
Biển số xe38-F1 xxx.xx
Số điện thoại0239.3.835.356
Số fax0239.3.836.128
Websitehonglinh.hatinh.gov.vn

Hồng Lĩnh là một thị xã nằm ở phía bắc tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Thị xã Hồng Lĩnh tên cũ là Bãi Vọt.

Tên Hồng Lĩnh được đặt theo tên ngọn núi Hồng Lĩnh - là lưng tựa của thị xã này.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Thị xã Hồng Lĩnh nằm ở phía bắc tỉnh Hà Tĩnh, nằm ở phía nam sông Lam, tựa lưng vào dãy núi Hồng Lĩnh, có vị trí địa lý:

Thị xã nằm ở toạ độ 105,45 kinh độ đông - 18,32 vĩ độ Bắc, là nơi giao nhau của Quốc lộ 1 và 8A. Trung tâm thị xã cách thành phố Vinh 15 km về phía nam và thành phố Hà Tĩnh 35 km về phía bắc theo Quốc lộ 1, cách Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 92 km về phía đông theo Quốc lộ 8.

Thị xã Hồng Lĩnh là đô thị trung tâm kinh tế, văn hoá - xã hội phía bắc của tỉnh Hà Tĩnh, nơi có dòng sông La, sông Minh Giang (Kênh Nhà Lê) và sông Lam dưới chân dãy núi Hồng Lĩnh với 99 ngọn nổi tiếng.

Năm 2019, thị xã Hồng Lĩnh có 58,95 km² diện tích tự nhiên và 36.940 nhân khẩu.[2] 3% dân số theo đạo Thiên Chúa.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Thị xã Hồng Lĩnh có 6 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, có 5 phường, 01 xã, bao gồm: Bắc Hồng, Đậu Liêu, Đức Thuận, Nam Hồng, Trung Lương và xã Thuận Lộc.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Kinh Dương Vương đến Hồng Lĩnh từ thời Văn Lang là một phần của bộ Việt Thường, tương truyền trước thời Văn Lang có nước Việt Thường (Việt Thường quốc) đóng đô ở Ngàn Hống (Hồng Lĩnh), sử cũ Trung Hoa có chép vào thời Chu Thành Vương (1042 TCN - 1021 TCN) có người ở Việt Thường mang chim Trĩ trắng đem cống. Có thuyết cho rằng sau thời kỳ tồn tại của Việt Thường quốc với trung tâm ở Ngàn Hống, đến thời Văn Lang kinh đô của người Việt cổ chuyển ra Phong Châu (Phú Thọ) khi đó Việt Thường trở thành một trong 15 bộ của nước Văn Lang.

Thời Hán thuộc quận Cửu Chân.

Thời kỳ độc lập tự chủ thuộc xứ Nghệ An, đến thời vua Minh Mạng được chia tách vào tỉnh Hà Tĩnh với tên gọi là Bãi Vọt. Vùng Bãi Vọt xưa kia vốn là đất thổ phỉ, nạn cướp của triền miên. Bởi đây vốn dĩ là vùng buôn bán giao thương quan trong phía bắc Hà Tĩnh nằm trên giao lộ giữa đường Cái quan và đường tỉnh lộ di sang miền Tây Hà Tĩnh để sang Lào.

Ngày 19 tháng 9 năm 1981, thành lập thị trấn Hồng Lĩnh trực thuộc huyện Đức Thọ.[3]

Ngày 2 tháng 3 năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 67-HĐBT.[4] Theo đó, thành lập thị xã Hồng Lĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở tách toàn bộ diện tích, dân số của thị trấn Hồng Lĩnh và hai xã Đức Thuận, Trung Lương, 29,02 ha diện tích tự nhiên và 389 người của xã Đức Thịnh thuộc huyện Đức Thọ; toàn bộ diện tích, dân số của hai xã Đậu Liêu và Thuận Lộc thuộc huyện Can Lộc.

Sau khi thành lập, thị xã Hồng Lĩnh có 5.809,11 ha diện tích tự nhiên và 29.666 người.

Ngày 11 tháng 3 năm 1992, theo Quyết định số 112/TCCP của Bộ trưởng – Trưởng Ban tổ chức cán bộ của Chính phủ, thị xã Hồng Lĩnh điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính như sau:

  • Thành lập phường Bắc Hồng trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Hồng Lĩnh, một phần diện tích và dân số của xã Đức Thuận
  • Thành lập phường Nam Hồng trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Thuận Lộc
  • Điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Đức Thịnh (phần nhập vào thị xã Hồng Lĩnh) vào xã Đức Thuận.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Hồng Lĩnh có 6 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 phường và 4 xã.

Ngày 19 tháng 1 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 03/NĐ-CP[5] thành lập 3 phường: Trung Lương, Đức Thuận, Đậu Liêu trên cơ sở các xã có tên tương ứng thuộc thị xã Hồng Lĩnh.

Thị xã Hồng Lĩnh có 5.855,23 ha diện tích tự nhiên và 36.805 nhân khẩu, có 6 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 5 phường: Bắc Hồng, Nam Hồng, Trung Lương, Đức Thuận, Đậu Liêu và xã Thuận Lộc.

Kinh tế - xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Công nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Nhà máy sợi Vinatex Hồng Lĩnh
  2. Nhà máy may Haivina Hồng Lĩnh
  3. Nhà máy bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh
  4. Nhà máy sợi Nghệ Tĩnh
  5. Cụm công nghiệp Cổng Khánh 1 tại phường Đậu Liêu
  6. Cụm công nghiệp Cổng Khánh 2 tại phường Đậu Liêu
  7. Cụm công nghiệp Nam Hồng tại phường Đậu Liêu
  8. Cụm công nghiệp làng nghề Trung Lương

Thủ công nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ yếu là nghề rèn và đúc.

Các làng nghề truyền thống:

  • Làng rèn Vân Chàng: thuộc phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh. Từ bao đời làng rèn Vân Chàng không chỉ có tiếng ở địa phương mà cả trong nước về sản xuất các mặt hàng đồ sắt phục vụ nông nghiệp và đời sống.
  • Làng rèn Minh Lang Vân Chàng thuộc Tổng Trung Lương: Nay thuộc phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh. Từ bao đời làng rèn Minh Lang Vân Chàng nằm trong tổng Trung Lương còn gọi là Xóm Đàng Trong và xóm Đàng ngoài, không chỉ có tiếng ở địa phương mà cả trong nước về sản xuất các mặt hàng đồ sắt phục vụ nông nghiệp và đời sống. Làng Vân Chàng thuộc xã Nam Giang huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định và Đình thờ lực vị thánh tổ nghề ở Bà Hạc Thành phố Hồ Chí Minh là một làng nghề truyền thống thợ rèn, có nguồn gốc từ làng rèn truyền thống Làng Minh Lang Vân chàng Tổng Trung Lương thị xã Hồng Lĩnh, rất phát đạt nghề rèn nông cụ. Hiện nay nghề được tiếp tục phát triển và mở rộng. Đền Thờ Ông Thánh Tổ Truyền Nghề Rèn của Việt Nam có gốc ở Rú Tiên(Tiên Sơn), nằm trong Quần thể Văn hóa Tiên sơn, tổ dân phố Tiên Sơn, phường Trung Lương.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Trường Trung Cấp Kỹ Nghệ Hà Tĩnh
  2. Trường Phổ thông Trung học Hồng Lĩnh
  3. Trường THCS Bắc Hồng
  4. Trường THCS Nam Hồng
  5. Trường Tiểu học - THCS Thuận Lộc
  6. Trường THCS Đức Thuận
  7. Trường THCS Trung Lương
  8. Trường Tiểu học - THCS Đậu Liêu.

Văn hóa - Du lịch

[sửa | sửa mã nguồn]

Di tích và danh thắng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khu di tích lịch sử văn hóa chùa Đại Hùng - Chốn tâm linh hướng về vùng đất tổ
  • Chùa Hang - được ví như Đà Lạt giữa núi rừng Hồng Lĩnh
  • Chùa Thiên Tượng - Hoan châu đệ nhất danh lam
  • Chùa Long Đàm -
  • Đền Cả- Dinh đô Quan Hoàng Mười
  • Đền thờ Song Trạng: phường Đức Thuận
  • Đền thờ Bùi Cầm Hổ: phường Đậu Liêu
  • Khu du lịch Suối Tiên trên núi Hồng Lĩnh
  • Núi Hồng Lĩnh: Là dãy núi thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây có khoảng 100 ngôi chùa và đền miếu. Có ngôi rất cổ như chùa Hương Tích hay chùa Chân Tiên nơi vẫn còn dấu chân người và chân ngựa trên tảng đá (gắn với truyền thuyết Tiên giáng trần). Phong cảnh hùng vĩ, thơ mộng của Hồng Lĩnh là nơi sinh ra nhà thơ vĩ đại của Việt Nam - Nguyễn Du, danh nhân văn hóa được thế giới kỷ niệm
  • Danh thắng Chùa Thiên Tượng (phường Trung Lương) và Hồ Thiên Tượng (phường Bắc Hồng)
  • Dinh Đô Quan Hoàng Mười (gần cống Trung Lương): phường Trung Lương.
  • Khu Quần thể di tích văn hóa Tiên Sơn (Chùa Tiên Đền Thánh): phường Trung Lương
  • Trung Lương là quê nội Cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến
  • Sông Nhà Lê: được đào từ thời Lê Hoàn để nối thông từ Kinh đô Hoa Lư tới Đèo Ngang và là tuyến đường thủy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Lễ hội truyền thống

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lễ hội Giỗ Quốc tổ Hùng Lương tại Khu di tích Đại Hùng (10/3 âm lịch)
  • Lễ hội Đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười
  • Lễ hội Báo ân Đô đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ
  • Lễ hội Hát Sắc Bùa ở Xã Thuận Lộc
- Tổ chức trong đêm giao thừa từ 00h00 đến 08h00 ngày 01 tháng Giêng hàng năm.
- Đây là lễ hội mang tính truyền thống nhằm tạo sự giao lưu gặp gỡ đầu năm cho người

dân nơi đây.

- Hàng năm vào khoảng 25 tháng Chạp người dân nơi đây đã tụ tập tại các hội quán của

các xóm để tập dượt.

- Các bài hát Sắc bùa được các vị bô lão và những người có tiếng thơ văn sáng tác,

Lời hát mang những nét đặc trưng của người dân nơi đây và những lời chúc tốt đẹp đầu năm.

  • Hội đua thuyền ở Trung Lương
- Thời gian: mồng 3 & 4 Tết Nguyên Đán và các ngày lễ lớn trong năm.
- Đặc điểm: Hội đua thuyền được tổ chức nhằm chọn ra những tay đua cừ khôi và rèn luyện sức khỏe cho dân vùng sông nước; đồng thời là truyền thống của nhân dân địa phương để cầu yên xóm làng.
  • Lễ hội văn hóa Tiên Sơn gồm Chùa Tiên sơn, Đền lục vị Thánh tổ } (Đền thờ Bà Chúa Kho)(Tam tứ,Tứ phủ) {Đền Tiên Sơn} Phường Trung Lương:

Danh nhân và những người nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]
Bến xe Hồng Lĩnh

Giao thông đường bộ

Thị xã Hồng Lĩnh hoàn thiện các hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy, cụ thể là thị xã Hồng Lĩnh có 3 tuyến Quốc lộ chạy qua là Quốc lộ 1, Quốc lộ 8AQuốc lộ 8B:

  • Quốc lộ 1: Đoạn qua thị xã dài hơn 10 km
  • Quốc lộ 8A đoạn qua thị xã dài 4,35 km là tuyến giao thông nối thị xã Hồng Lĩnh với cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, lưu thông khu vực miền Trung với LàoThái Lan
  • Quốc lộ 8B: Đoạn qua thị xã dài 5,18 km. Khu vực trung tâm thị xã Hồng Lĩnh có mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh.

Đường thủy

Hồng Lĩnh có tuyến sông La chảy qua với chiều dài 3,5 km, trong đó độ sâu về mùa khô là 6m, mùa mưa là 8m.

  • Sông La có khả năng cho các loại tàu thuyền có tải trọng 50 tấn qua lại
  • Sông Minh dài 4,3 km, chảy qua xã Trung Lương, Đức Thuận vào đến Cửa Sót xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà
  • Kênh Nhà Lê dài 12,2 km, chảy qua xã Thuận Lộc, Đậu Liêu nối vào dòng sông Minh
  • Kênh 19/5 dài 1,35 km, từ sông La qua Đức Thọ về Hồng Lĩnh, chảy qua địa phận xã Thuận Lộc, có khả năng cho các loại tàu có tải trọng 20 tấn qua lại.

Thị xã Hồng Lĩnh còn có 1 nhà máy cấp nước ở chân núi Thiên Tượng. Nguồn nước cấp cho trạm là nguồn nước mặt được lấy từ hồ Thiên Tượng. Công suất 5.000 m³/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho khoảng hơn 50% dân số trên địa bàn với tiêu chuẩn dùng nước 80 lít/người/ngày đêm.

Mạng thông tin liện lạc cố định cũng như di động đã phủ kín địa bàn, mật độ điện thoại cố định 14 máy/100 dân (2010). Các mạng điện thoại lớn của Việt Nam như mạng điện thoại cố định Vinaphone, mạng điện thoại di động Vinaphone, Mobilfone, Viettel, S-fone, Hanoi Telecom đã được phủ sóng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc trên địa bàn thuận lợi.

Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Bắc – Nam đi qua và đang được xây dựng với tuyến chính Bãi Vọt - Ninh Bình.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ “Vì sao chưa sáp nhập thị xã Hồng Lĩnh? - Báo Hà Tĩnh”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2020.
  3. ^ Quyết định 76-HĐBT năm 1981 phân vạch địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
  4. ^ “Quyết định 67-HĐBT năm 1992 về việc thành lập thị xã Hồng Lĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành”.
  5. ^ “Nghị định 03/NĐ-CP về việc thành lập phường thuộc thị xã Hồng Lĩnh; điều chỉnh địa giới hành chính xã để mở rộng thị trấn Hương Khê thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”. Thư viện Pháp luật. 19 tháng 1 năm 2009. Truy cập 2 tháng 9 năm 2022.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]