Bước tới nội dung

Họ Rong lá ngò

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Họ Rong lá ngò
Thời điểm hóa thạch: 115–0 triệu năm trước đây Creta giữa–nay
Một loài rong (Camboba aquatica)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
Lớp (class)xem văn bản
Bộ (ordo)Nymphaeales
Họ (familia)Cabombaceae
Rich. ex A.Rich.[1]
Chi điển hình
Cabomba
Aubl., 1775
Các chi
Danh pháp đồng nghĩa
  • Hydropeltidaceae[3]

Họ Rong lá ngò (danh pháp khoa học: Cabombaceae) là một danh pháp thực vật để chỉ một họ thực vật có hoa thân thảo thủy sinh.[4] Họ này được một số nhà phân loại thực vật công nhận.

Hệ thống APG II năm 2003 (không thay đổi từ hệ thống APG năm 1998) không công nhận họ này mà đưa các loài thuộc họ này vào trong họ Súng (Nymphaeaceae). Tuy nhiên APG II cũng cho phép tách ra như là một sự lựa chọn tùy ý. Trong trường hợp tách ra thì họ này không được đặt trong bộ nào mà được coi như là một trong những dòng giống cơ bản nhất trong nhánh thực vật hạt kín. Tuy vậy, nhưng một số nhà khoa học đang sử dụng hệ thống APG II lại đặt họ này trong bộ Súng (Nymphaeales) và điều này được công nhận trong Hệ thống APG III năm 2009 cũng như trong Hệ thống APG IV năm 2016.[5][6][7]

Họ này bao gồm 2 chi với 7 loài còn sinh tồn;[8] bao gồm Brasenia với 1 loài và Cabomba, với 6 loài thực vật thủy sinh trong đó có rong lá ngò.

Các loài còn sinh tồn của Cabombaceae đều là thực vật thủy sinh, sống trong khu vực nước lặng hoặc chảy chậm vùng ôn đới và nhiệt đới Bắc Mỹ và Nam Mỹ (khu vực bản địa), nhưng cũng đã du nhập vào châu Âu, châu Á, châu Phi và Australia. Mặc dù được tìm thấy trong hầu hết mọi châu lục trừ châu Nam Cực, nhưng chúng có xu hướng phát triển trong các khu vực tương đối hạn chế.[9]

Họ này có hồ sơ hóa thạch rộng khắp từ kỷ Creta với các loại cây thể hiện mối quan hệ gần với Cabombaceae hoặc Nymphaceae đã xuất hiện từ đầu kỷ Creta.[9] Một trong số các thành viên hóa thạch này là chi Pluricarpellatia, được tim thấy trong các lớp đá có niên đại khoảng 115 triệu năm trước trong khu vực ngày nay là Brasil.[2]

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí phát sinh chủng loài hiện tại (dựa trên hệ thống APG II, với các sửa đổi sau đó) là:

Angiospermae

Amborella

Nymphaeales

Nymphaeaceae

Cabombaceae

Hydatellaceae

Austrobaileyales

Mesangiospermae

Chloranthaceae

magnoliids

Ceratophyllum

monocots

eudicots

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Simpson, M.G. Plant Systematics. Elsevier Academic Press. 2006.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2009), “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III”, Botanical Journal of the Linnean Society, 161 (2): 105–121, doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x, Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2017, truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2010
  2. ^ a b Stevens, Peter F. “Cabombaceae”. APWeb. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2013.
  3. ^ Listado de sinónimos de Cabombaceae.
  4. ^ Watson, L.; Dallwitz, M. J. “The families of flowering plants, Cabombaceae”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2012.
  5. ^ Iles, W. J. D. (2014). “Reconstructing the age and historical biogeography of the ancient flowering-plant family Hydatellaceae (Nymphaeales)”. BMC Evolutionary Biology. 14 (1): 102. doi:10.1186/1471-2148-14-102. PMC 4030046. PMID 24884487.
  6. ^ Saarela, J. M. (2007). “Hydatellaceae identified as a new branch near the base of the angiosperm phylogenetic tree”. Nature. 446 (7133): 312–315. doi:10.1038/nature05612. PMID 17361182.
  7. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2016). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG IV” (PDF). Botanical Journal of the Linnean Society. 181 (1): 1–20. doi:10.1111/boj.12385. ISSN 0024-4074.
  8. ^ Brgaard, Marian (1991). “The genus Cabomba (Cabombaceae) - a taxonomic study”. Nordic Journal of Botany. 11 (2): 179–203. doi:10.1111/j.1756-1051.1991.tb01819.x.
  9. ^ a b Friis, Else Marie; Crane, Peter R.; Pederses, Kaj Raunsgaard (2011). Early Flowers and Angiosperm Evolution. Nhà in Đại học Cambridge. 9781139123921.