Bước tới nội dung

From Here to Eternity

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
From Here to Eternity
Áp phích phim
Đạo diễnFred Zinnemann
Tác giảJames Jones (novel)
Daniel Taradash
Sản xuấtBuddy Adler
Diễn viênBurt Lancaster
Montgomery Clift
Deborah Kerr
Donna Reed
Frank Sinatra
Ernest Borgnine
Philip Ober
Quay phimBurnett Guffey
Dựng phimWilliam A. Lyon
Âm nhạcGeorge Duning
Phát hànhColumbia Pictures
Công chiếu
5.8.1953 (U.S. release)
Thời lượng
118 phút
Ngôn ngữtiếng Anh
Kinh phí$2,4 triệu[1]
Doanh thu&12,0 triệu

From Here to Eternity là một phim do hãng Columbia Pictures sản xuất năm 1953, dựa trên tiểu thuyết cùng tên From Here to Eternity của James Jones, do Fred Zinnemann đạo diễn.

Phim đề cập tới các lộn xộn, rắc rối của các quân nhân đồn trú ở Hawaii trong các tháng trước khi xảy ra Trận Trân Châu Cảng. Chuyện rõ ràng của tiểu thuyết đã được làm cho bớt gay gắt đáng kể để tránh bị kiểm duyệt vào thời đó. Chẳng hạn trong cảnh Deborah KerrBurt Lancaster làm tình trên bãi biển đã được làm cho kém rõ ràng hơn như trong tiểu thuyết, và sau này, rõ ràng hơn trong loạt phim truyền hình From Here to Eternity năm 1979 dựa trên tiểu thuyết.

Cốt truyện

[sửa | sửa mã nguồn]
Burt Lancaster và Deborah Kerr

Binh nhì Robert E. Lee Prewitt (Montgomery Clift) được chuyển tới Schofield Barracks trên đảo Oahu. Khi đại úy Dana Holmes (Philip Ober) biết rằng Prewitt nổi tiếng là một võ sĩ quyền Anh tài năng, ông ta đã ép Prewitt phải tham gia câu lạc bộ quyền Anh của lữ đoàn mà ông ta đứng đầu, nhưng viên binh nhì cứng đầu đó đã từ chối. Trung sĩ nhất Milton Warden (Burt Lancaster) đề nghị là anh ta sẽ làm cho Prewitt thay đổi ý kiến bằng cách gây khó dễ cho Prewitt càng nhiều càng tốt. Milton cũng được một hạ sĩ quan khác giúp đỡ. Prewitt chỉ người có người bạn duy nhất là binh nhì Angelo Maggio (Frank Sinatra) ủng hộ.

Sau lưng viên chỉ huy, Warden bắt đầu dan díu với người vợ bị quên lãng của Holmes là Karen (Deborah Kerr). Quan hệ của 2 người càng sâu đậm, thì nàng đề nghị anh ta xin đi học sĩ quan, để nàng có thể ly dị Holmes và kết hôn với anh ta. Khi cuối cùng anh ta buộc phải chấp nhận là mình không muốn trở thành sĩ quan, thì nàng buồn bã chấm dứt mối tình vụng trộm đó.

Trong lúc đó, Maggio chống lại viên trung sĩ tin tưởng mù quáng James R. "Fatso" Judson (Ernest Borgnine). Khi binh nhì vô kỷ luật Maggio đào ngũ, anh ta bị phạt giam trong một trại có rào dậu chung quanh, dưới sự canh chừng của Judson. Judson nắm cơ hội này để không ngừng đánh đập tên tù ngoan cố. Maggio tìm cách trốn thoát và tìm gặp Prewitt; anh ta thuật cho Prewitt nghe sự hành hạ mà anh ta phải chịu, sau đó anh ta bị chết. Prewitt tìm giết Judson để trả thù cho bạn trong một trận đấu dao, nhưng bị một vết thương nặng xuyên qua bụng. Anh ta liền đi trốn trong căn hộ của cô bồ của anh ta là Lorene (Donna Reed), chủ một hộp đêm mà anh ta quen biết, nhưng vết thương không lành.

Khi quân Nhật Bản tấn công Trân Châu cảng, Prewitt tìm cách trở lại trại quân, nhưng bị 1 lính gác bắn chết. Cuối cùng, Lorene và Karen gặp nhau trên một tàu dời đảo về đất liền. Lorene kể với Karen rằng vị hôn thê của mình là một phi công trong Không lực Hoa Kỳ bị bắn hạ trong cuộc tấn công (của Nhật Bản), nhưng Karen nhận ra tên Prewitt.

Các vai diễn

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác giả của tiểu thuyết, James Jones, đóng 1 vai nhỏ, không ghi trên phim.

Các giải thưởng và các đề cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Các giải Oscar

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải Đoạt giải Đề cử Người đoạt giải
Phim hay nhất ☑Y Columbia Pictures (Buddy Adler, Nhà sản xuất)
Đạo diễn xuất sắc nhất ☑Y Fred Zinnemann
Nam diễn viên chính xuất sắc nhất ☑Y Montgomery Clift
Người đoạt giải là William Holden - phim Stalag 17
Nam diễn viên chính xuất sắc nhất ☑Y Burt Lancaster
Người đoạt giải là William Holden - phim Stalag 17
Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất ☑Y Deborah Kerr
Người đoạt giải là Audrey Hepburn - phim Roman Holiday
Kịch bản chuyển thể hay nhất ☑Y Daniel Taradash
Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất ☑Y Frank Sinatra
Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất ☑Y Donna Reed
Quay phim xuất sắc nhất (phim Trắng-đen) ☑Y Burnett Guffey
Biên tập ☑Y William A. Lyon
Âm thanh ☑Y John P. Livadary
Thiết kế trang phục (Phim trắng đen) ☑Y Jean Louis
Người đoạt giải là Edith Head - phim Roman Holiday
Nhạc phim hay nhất ☑Y George Duning & Morris Stoloff
Người đoạt giải là Bronislau Kaper - phim Lili

William Holden, người đoạt giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất ở phim Stalag 17, cho rằng đáng lẽ Burt Lancaster phải đoạt giải này. Sau này Sinatra cho rằng vai diễn Frankie Machine nghiện bạch phiến của anh ta trong phim The Man With the Golden Arm đáng đoạt giải Oscar hơn vai Maggio trong phim này.

Giải Quả cầu vàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải của Hội phê bình phim New York

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên hoan phim Cannes

[sửa | sửa mã nguồn]
  • được đề cử cho giải BAFTA Phim hay nhất từ mọi nguồn

Hội đạo diễn Hoa Kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội nhà văn Hoa Kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đoạt giải Photoplay – Huy chương vàng

Viện lưu trữ phim quốc gia (Hoa Kỳ)

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2002, Thư viện Quốc hội (Hoa Kỳ) cho rằng phim này "có ý nghĩa về văn hóa, lịch sử hoặc thẩm mỹ" và chọn đưa vào bảo quản trong Viện lưu trữ phim quốc gia (Hoa Kỳ).

Công nhận của Viện phim Mỹ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Buford, Kate (2000). Burt Lancaster: an American life. New York: Knopf. ISBN 0-679-44603-6.
  2. ^ “Festival de Cannes: From Here to Eternity”. festival-cannes.com. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2009.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải thưởng và thành tích
Tiền nhiệm
The Greatest Show on Earth
Giải Oscar cho phim hay nhất
1953
Kế nhiệm
On the Waterfront

Bản mẫu:AcademyAwardBestPicture 1941-1960 Bản mẫu:Fred Zinnemann Films