Diệt chủng Hy Lạp
Diệt chủng người Hy Lạp | |
---|---|
Những thường dân Hy Lạp khóc bên xác chết người thân, Đại hỏa hoạn Smyrna, 1922 | |
Địa điểm | Đế quốc Ottoman |
Thời điểm | 1913–1923 |
Mục tiêu | Người dân Hy Lạp, đặc biệt Pontic, Cappadocia và người Ionia |
Loại hình | Trục xuất, giết người hàng loạt, diễu hành chết, các hình thức khác |
Tử vong | 450.000-900.000 |
Thủ phạm | Đế quốc Ottoman, Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ |
Diệt chủng Hy Lạp, một phần của vụ này được gọi là diệt chủng Pontic, là vụ thanh trừng có hệ thống người Hy Lạp Ottoman Kito giáo khỏi quê hương lịch sử của họ ở Anatolia trong thế chiến I và sau đó (1914–23). Nó được chính phủ Đế quốc Ottoman phát động chống lại dân chúng người Hy Lạp ở Đế quốc này, với các hình thức diệt chủng bao gồm thảm sát, trục xuất cưỡng bức bao gồm tuần hành chết, đuổi học tức khắc, hành quyết tùy tiện, và phá hủy các công trình tôn giáo, lịch sử và văn hóa chính thống giáo Hy Lạp. Theo các nguồn khác nhau, vài trăm ngàn người Hy Lạp Ottoman đã chết trong thời gian này.[1] Phần lớn những người tị nạn và những người sống sót đã chạy qua Hy Lạp (lên đến hơn 1/4 dân số Hy Lạp trước đó).[2] Một số người, đặc biệt là những người ở các tỉnh Đông, đã trú ẩn trong đế quốc Nga láng giềng. Vì vậy, tới thời điểm kết thúc của chiến tranh Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ (1919-1922), hầu hết những người Hy Lạp Tiểu Á đã bỏ trốn, hoặc bị giết[3] Những còn lại đã được chuyển giao cho Hy Lạp theo điều khoản trao đổi dân số sau giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ năm 1923 sau này, chính thức hóa sự di cư và cấm người tị nạn trở lại. Các nhóm dân tộc khác đã bị tấn công tương tự của Đế chế Ottoman trong giai đoạn này, bao gồm cả người Assyria và Armenia, và một số học giả và các tổ chức đã công nhận những sự kiện như là một phần của chính sách diệt chủng giống nhau [4][5][6][7][8][9][10][11].
Các Đồng minh của Thế chiến I lên án các vụ thảm sát được chính phủ Ottoman tài trợ là tội ác chống loài người. Gần đây hơn, các Hiệp hội các học giả diệt chủng quốc tế đã thông qua một nghị quyết trong năm 2007 công nhận các chiến dịch chống lại cộng đồng Kito giáo thiểu số của Đế quốc Ottoman, bao gồm cả những người Hy Lạp, là tội diệt chủng[12] Một số tổ chức khác cũng đã thông qua nghị quyết công nhận các chiến dịch như là một tội ác diệt chủng, trong đó có quốc hội của các nước Hy Lạp, Síp, Thụy Điển, Armenia, Hà Lan, và Áo.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Jones 2006, tr. 154–55.
- ^ Howland, Charles P. "Greece and Her Refugees", Foreign Affairs, The Council on Foreign Relations. July, 1926.
- ^ Matthew J. Gibney, Randall Hansen. (2005). Immigration and Asylum: from 1900 to the Present, Volume 3. ABC-CLIO. tr. 377. ISBN 1-57607-796-9.
The total number of Christians who fled to Greece was probably in the region of I.2 million with the main wave occurring in 1922 before the signing of the convention. According to the official records of the Mixed Commission set up to monitor the movements, the "Greeks' who were transferred after 1923 numbered 189,916 and the number of Muslims expelled to Turkey was 355,635 [Ladas I932, 438-439; but using the same source Eddy 1931, 201 states that the post-1923 exchange involved 192,356 Greeks from Turkey and 354,647 Muslims from Greece].
- ^ Jones 2010, tr. 171–2: ‘A resolution was placed before the IAGS membership to recognize the Greek and Assyrian/Chaldean components of the Ottoman genocide against Christians, alongside the Armenian strand of the genocide (which the IAGS has already formally acknowledged). The result, passed emphatically in December 2007 despite not inconsiderable opposition, was a resolution which I co-drafted, reading as follows:...’
- ^ IAGS Resolution on Genocides committed by the Ottoman Empire retrieved via the Internet Archive (PDF), International Association of Genocide Scholars, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2008, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2015
- ^ “Genocide Resolution approved by Swedish Parliament”, News (full text), AM, containing both the IAGS and the Swedish resolutions.
- ^ Gaunt, David. Massacres, Resistance, Protectors: Muslim-Christian Relations in Eastern Anatolia during World War I Lưu trữ 2011-08-19 tại Wayback Machine. Piscataway, NJ: Gorgias Press, 2006.
- ^ Schaller, Dominik J; Zimmerer, Jürgen (2008). “Late Ottoman genocides: the dissolution of the Ottoman Empire and Young Turkish population and extermination policies – introduction”. Journal of Genocide Research. 10 (1): 7–14. doi:10.1080/14623520801950820.
- ^ “Resolution on genocides committed by the Ottoman empire” (PDF). International Association of Genocide Scholars. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp)[liên kết hỏng] - ^ Gaunt, David (2006), Massacres, Resistance, Protectors: Muslim-Christian Relations in Eastern Anatolia during World War I, Piscataway, NJ: Gorgias, Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2011, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2015
- ^ Schaller, Dominik J; Zimmerer, Jürgen (2008). “Late Ottoman genocides: the dissolution of the Ottoman Empire and Young Turkish population and extermination policies – introduction”. Journal of Genocide Research. 10 (1): 7–14. doi:10.1080/14623520801950820.
- ^ IAGS officially recognizes Assyrian, Greek genocides (PDF), International Association of Genocide Scholars[liên kết hỏng].