Bước tới nội dung

Chiến tranh Liên minh thứ Tư

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Chiến tranh Liên minh thứ tư)
Chiến tranh Liên minh thứ tư
Một phần của Chiến tranh Napoléon
War of the 4th CoalitionTrận Jena–AuerstedtFall of Berlin (1806)Trận EylauTrận Friedland
War of the 4th Coalition

Quân đội Pháp tiến qua Berlin năm 1806.
Thời gianTháng 10 năm 1806 – tháng 7 năm 1807
Địa điểm
Kết quả

Pháp chiến thắng

Tham chiến
Vương quốc Phổ Phổ
Nga Nga
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Đế quốc Anh
Tuyển hầu quốc Sachsen Saxony[a]
Thụy Điển Thụy Điển
Vương quốc Hai Sicilie Sicilia

Đế chế Pháp
Liên bang sông Rhine

Lê dương Ba Lan
Vương quốc Ý (Napoléon) Vương quốc Ý
Vương quốc Hai Sicilie Napoli
Vương quốc Ý (Napoléon) Etruria
Hà Lan Holland

Tây Ban Nha


Phiến quân Ba Lan
Chỉ huy và lãnh đạo

Vương quốc Phổ Frederick William III
Vương quốc Phổ Nữ hoàng Louise
Vương quốc Phổ Công tước Brunswick 
Vương quốc Phổ Hoàng tử Hohenlohe-Ingelfingen
Vương quốc Phổ Hoàng tử Louis Ferdinand   Vương quốc Phổ Công tước Württemberg
Vương quốc Phổ Ernst von Rüchel
Vương quốc Phổ Gebhard Leberecht von Blücher
Vương quốc Phổ Bá tước Tauentzien
Vương quốc Phổ Anton Wilhelm von L'Estocq
Đế quốc Nga Alexander I


Đế quốc Nga Bá tước von Bennigsen
Đế quốc Nga Dmitry Golitsyn
Thụy Điển Gustav IV Adolf
Napoléon I
Louis-Alexandre Berthier
Louis Nicolas Davout
Jean Lannes
Joachim Murat
Nicholas Soult
Pierre Augereau
Edouard Mortier
Jérôme Bonaparte
Michel Ney
Guillaume Brune
Jean-Baptiste Bernadotte
Hà Lan Louis Bonaparte
Vương quốc Ý (Napoléon) Eugène de Beauharnais
Józef Poniatowski
Jan Henryk Dąbrowski
Lực lượng
Phổ: 200.000
Nga: 140.000
Thụy Điển: 20.000
Saxony: 20.000
Anh: 10.000
Pháp: 200.000
Lê dương Ba Lan: 30.000
Bavaria: 24.000
Wurttemberg: 9.500
Saxony: 6.000
Liên bang sông Rhine khác: 16.000
Hà Lan: 12.000-20.000
Ý: 5.000-40.000
Tây Ban Nha: 6.000
  1. Gia nhập Liên bang sông Rhine ngày 11 tháng 12 năm 1806.

Liên minh thứ tư được hình thành chỉ vài tháng sau khi Liên minh thứ ba tan rã. Liên minh thứ tư gồm có các Vương quốc Anh, Nga, Phổ, Thụy Điển, Sicilia nhằm chống lại Đế quốc Pháp của hoàng đế Napoléon Bonaparte và các đồng minh của Pháp là vương quốc Ý, Tây Ban Nha, Napoli, Etruria, Hà Lan, Bayern, Württemberg, Liên bang sông Rhine, Liên bang Thụy Sĩ và quân lê dương Ba Lan.

Nhiều nước thành viên của Liên minh thứ tư trước đây đã chống Pháp trong Liên minh thứ ba. Năm 1806, nước Phổ tham gia Liên minh thứ tư vì lo ngại quyền lực của đế quốc Pháp gia tăng, sau khi Pháp thắng Áo.

Ngày 12.7.1806, Napoléon lập Liên bang sông Rhine (Rheinbund) gồm 16 bang nhỏ của Rheinland và các bang nhỏ khác ở phía tây Đức. Napoléon tập hợp nhiều bang nhỏ của Đức thành các hầu quốc (đất do hầu tước cai trị), công quốc (đất do công tước cai trị) và nâng các bang tự do SachsenBayern lên thành vương quốc, để việc cai trị có hiệu quả hơn.

Chiến trận tại Phổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Nga và Phổ tuyển thêm quân mới để chống Pháp. Quân Phổ tập trung tại Sachsen. Tháng 8 năm 1806 vua Phổ Friedrich Wilhelm III quyết định gây chiến với Pháp trong khi quân Nga còn ở xa Phổ. Tháng 9 năm 1806, Napoléon đưa các lực lượng của mình tới phía đông sông Rhine. Sau khi thống chế Pháp Jean Lannes đánh bại quân Phổ ở trận Saalfeld (Đức) ngày 10.10.1806, thì 4 ngày sau, đích thân Napoléon cầm quân đánh bại quân Phổ tại trận Jena (14.10.1806), rồi thống chế Davout cũng đánh tan quân Phổ trong trận Auerstedt cùng ngày. Đạo quân Pháp gồm 160.000 người tiến như vũ bão vào Phổ. Ngày 27.10.1806, Napoléon vào Berlin, ông ta tới viếng mộ Friedrich II đại đế, bảo các tướng lãnh bỏ mũ ra chào và tuyên bố: "Nếu ông ta - tức Friedrich II - còn sống, thì hôm nay chúng ta không thể có mặt tại đây".

Tính chung, Napoléon chỉ mất 19 ngày để đánh tan quân Phổ và chiếm Berlin. Tại đây, Napoléon ký một loạt sắc lệnh ban bố việc Phong tỏa lục địa (Blocus continental) nhằm chống lại vương quốc Anh.

Chiến trận tại Nga

[sửa | sửa mã nguồn]

Quân Pháp đuổi quân Nga khỏi Ba Lan và Napoléon lập Công quốc Warszawa (Duché de Varsovie) rồi quay lên phía bắc đối đầu với quân Nga còn lại, và nhắm chiếm thủ đô tạm của Phổ là Königsberg (nay là Kaliningrad thuộc Nga). Cuộc đụng độ tại trận Eylau (đông Phổ) ngày 7 và 8.2.1807 buộc quân Nga phải rút lui về phía bắc. Sau đó Napoléon đánh tan quân Nga tại trận Frideland (Phổ) ngày 14.6.1807, buộc sa hoàng Aleksandr phải ký hòa ước Tilsit ngày 7.7.1807. Tới tháng 9 năm 1807, thống chế Pháp Guillaume Brune chiếm vùng Pommern thuộc Thụy Điển ở bờ biển Baltic.

Hậu quả của các cuộc chiến của Liên minh thứ tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại hội nghị Erfurt từ 17.9 tới 14.10.1808, Nga và Pháp nhất trí buộc Thụy Điển phải tuân thủ việc Phong tỏa lục địa của Pháp, điều đó đã dẫn tới Cuộc chiến tranh Phần Lan các năm 1808 - 1809 và việc chia cắt nước Thụy Điển thành 2 phần ở ranh giới Vịnh Bothnia, phần phía đông thuộc Đại công quốc Phần Lan (Grand duchy of Finland) của Đế quốc Nga.

Sau khi giải hòa với Nga, Napoléon buộc Phổ phải cắt đất cho mình lập Vương quốc Westphalen, trao cho em út là Jérôme Bonaparte cai trị, và Công quốc Warszawa do Friedrich August III Sachsen (đồng minh trung thành của Napoléon) cai trị.

Napoléon làm chủ các lãnh thổ ở Tây và Trung Âu, ngoại trừ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo và một số nước nhỏ.

Các trận chiến giữa phe Pháp và Liên minh thứ tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Quatrième Coalition (Wikipedia tiếng Pháp)
  • War of the fourth Coalition (Wikipedia tiếng Anh)