Cổng thông tin:Quân sự
edit
Chào mừng
|
“ | Chào mừng bạn đến Cổng thông tin Quân sự của Wikipedia tiếng Việt, Tham gia hãy đến trang Dự án |
” |
Bài viết chọn lọc
Chiến tranh Pháp-Phổ (19 tháng 7 năm 1870 - 10 tháng 5 năm 1871) hay chiến tranh Pháp-Đức, thường được biết đến ở Pháp là Chiến tranh 1870, là một cuộc chiến giữa Pháp và Phổ. Phổ được hỗ trợ bởi Liên bang Bắc Đức và các bang miền Nam Đức như Baden, Württemberg và Bavaria. Chiến thắng của quân Phổ và Đức đã đem lại sự thống nhất của Đế chế Đức dưới sự cai trị của vua Wilhelm I. Trận chiến cũng đánh dấu sự sụp đổ của Napoléon III và dấu chấm hết cho Đệ nhị đế chế Pháp, sau đó được thay thế bởi Đệ tam cộng hòa. Vùng Alsace-Lorraine bị Phổ chiếm và hợp thành một phần của nước Đức cho đến khi Đệ nhất thế chiến kết thúc.
Cuộc chiến là kết quả của sự căng thẳng kéo dài nhiều năm giữa hai cường quốc, mà ngòi nổ là mâu thuẫn về việc một hoàng thân nhà Hohenzollern ứng cử ngai vàng của Tây Ban Nha bị bỏ trống sau khi Isabel II bị phế truất năm 1868. Việc bản tuyên cáo Ems bị để lộ ra cho báo chí, trong đó cường điệu sự lăng mạ giữa quóc vương Phổ và đại sứ Pháp, đã như châm thêm dầu vào lửa ở cả hai phía. Pháp tổng động viên quân đội, và đến ngày 19 tháng 1 tuyên chiến với Phổ. Các tiểu quốc Đức nhanh chóng đứng về phía Phổ và tham chiến chống Pháp. [ Đọc tiếp ]
Bạn có biết
- ...với thời gian hoạt động từ 1912 đến 1973, SMS Goeben của Hải quân Đế quốc Đức là tàu chiến-tuần dương hay dreadnought phục vụ lâu năm nhất?
- ...cái chết đột ngột của nhà quân sự Liên Xô Mikhail Vasilyevich Frunze trong một phẫu thuật bình thường đã làm người ta nghi ngờ chính Stalin đã chủ mưu sát hại ông?
- ...lớp La Galissonnière là những chiếc tàu tuần dương cuối cùng được Pháp sản xuất trước Chiến tranh thế giới thứ hai?
- ...Võ Hồng Anh, con gái của đại tướng Võ Nguyên Giáp và cháu ruột của Nguyễn Thị Minh Khai, là người đầu tiên nhận Giải thưởng Kovalevskaya dành cho nhà khoa học nữ Việt Nam?
Hình ảnh nhân vật chọn lọc
Hình ảnh chọn lọc
Nhân vật chọn lọc
Thành Cát Tư Hãn, sinh ra với tên Thiết Mộc Chân khoảng năm 1155/1162/1167 và mất ngày 18 tháng 8 năm 1227, là Hãn vương của Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập của Mông Cổ năm 1206. Là một nhà lãnh đạo lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất như là một vị lãnh đạo đã loại bỏ hàng thế kỷ của các cuộc giao tranh và mang lại sự ổn định về chính trị và kinh tế cho khu vực Á-Âu trong lãnh thổ của ông, mặc dù với những tổn thất to lớn đối với những người chống lại ông. Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, đại hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc (1271–1368) sau khi lật đổ triều đại nhà Nam Tống. [ Đọc tiếp ]
Những trận đánh
Trận tấn công Trân Châu Cảng là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng ngày Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, dẫn đến việc Hoa Kỳ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ hai. Trận đánh này được trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á, chống lại Anh Quốc, Hà Lan và Hoa Kỳ. Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ sáu tàu sân bay Nhật Bản.
Trận tấn công đã đánh chìm bốn thiết giáp hạm Hoa Kỳ và gây hư hỏng cho bốn chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại ba tàu tuần dương, ba tàu khu trục và một tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương. Thiệt hại về phía Nhật Bản nhỏ, chỉ mất 29 máy bay và bốn tàu ngầm bỏ túi, với 65 người thiệt mạng hoặc bị thương.
Cuộc tấn công là một sự kiện lớn trong Thế chiến thứ hai. Nó đã diễn ra trước khi có bất cứ một lời tuyên chiến chính thức nào được đưa ra, cả trước khi phần cuối cùng trong một thông điệp gồm 14 phần được chuyển hoàn tất đến Bộ Ngoại giao ở Washington, D.C.. Tòa Đại sứ Nhật Bản ở Washington đã được chỉ thị phải chuyển giao thông điệp này ngay trước thời điểm trù định cho cuộc tấn công ở Hawaii. Cuộc tấn công, và đặc biệt là bản chất “bất ngờ” của nó, là hai nhân tố khiến cho công chúng Mỹ thay đổi quan điểm từ chính sách tự cô lập như vào những năm giữa thập niên 1930 sang ủng hộ việc Mỹ tham chiến. [ Đọc tiếp ]
Chủ đề và các thể loại chính
|
|
Các dự án Wikimedia
Những điều bạn có thể làm
Chủ đề Quân sự đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:
- Sửa chữa và bổ sung cho các bài sơ khởi trong thể loại (trợ giúp):
- Viết hay dịch bài mới bằng cách gõ tên bài mới vào trường rối ấn nút Viết trang mới (trợ giúp).