Bước tới nội dung

Bệnh virus corona

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cấu trúc của một virus corona
Các triệu chứng của bệnh virus corona 2019 (COVID-19)

Bệnh virus corona (tiếng Anh: coronavirus disease - COVID; /ˈkvɪd/),[1][2] hội chứng hô hấp virus corona, viêm phổi virus corona, cúm virus corona hoặc bất cứ biến thể nào khác, là bệnh gây ra bởi virus thuộc nhóm virus corona (CoV).

Các chủng virus corona gây nhiều loại bệnh virus corona khác nhau bao gồm hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS),[3] bệnh virus corona (COVID-19)[4] và cũng có thể gây cảm lạnh.[5][6][7]

Đợt bùng phát dịch virus corona 2019–20, gây ra bởi COVID-19, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố là đại dịch vào ngày 11 tháng 3 năm 2020.[8] Nhiều nước thuộc tất cả sáu khu vực của WHO đã ghi nhận sự lây nhiễm tại địa phương.[9] COVID-19 gây ra bởi chủng virus corona SARS-CoV-2.[4]

Các loại bệnh virus corona

[sửa | sửa mã nguồn]
Đặc tính các chủng virus corona ở người
MERS-CoV, SARS-CoV, SARS-CoV-2
và các bệnh liên quan
MERS-CoV SARS-CoV SARS-CoV-2
Bệnh MERS SARS COVID-19
Dịch 2012, 2015,
2018
2002–2004 Đại dịch
2019–nay
Dịch tễ học
Ngày phát hiện
ca đầu tiên
Tháng 6
2012
Tháng 11
2002
Tháng 12
2019[10]
Địa điểm phát hiện
ca đầu tiên
Jeddah,
Ả Rập Xê Út
Thuận Đức,
Trung Quốc
Vũ Hán,
Trung Quốc
Độ tuổi trung bình 56 44[11][a] 56[12]
Tỷ lệ giới tính
(nam:nữ)
3,3:1 0,8:1[13] 1.6:1[12]
Số ca xác nhận 2494 8096[14] 676.609.955[15][b]
Số ca tử vong 858 774[14] 6.881.955[15][b]
Tỷ lệ tử vong 37% 9,2% 1,0%[15]
Triệu chứng
Sốt 98% 99–100% 87,9%[16]
Ho khan 47% 29–75% 67,7%[16]
Khó thở 72% 40–42% 18,6%[16]
Tiêu chảy 26% 20–25% 3,7%[16]
Đau họng 21% 13–25% 13,9%[16]
Buộc thở máy 24,5%[17] 14–20% 4,1%[18]
Ghi chú
  1. ^ Dựa theo dữ liệu từ Hồng Kông.
  2. ^ a b Dữ liệu tính tới 10 tháng 3 năm 2023.

Năm 2003, virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) bùng phát dẫn tới dịch SARS 2002–2004. Hơn 8.000 người từ 29 quốc gia và vùng lãnh thổ bị nhiễm bệnh, và ít nhất 774 người tử vong trên toàn cầu.[19]

Năm 2012, virus corona gây hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) được phát hiện.[20]

MERS-CoV gây ra dịch MERS 2012, chủ yếu tại vùng Trung Đông, dịch MERS 2015 tại Hàn Quốcdịch MERS 2018 chủ yếu tại Ả Rập Xê Út.

Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2 (SARS-CoV-2), gây ra bệnh virus corona 2019 (COVID-19), bắt đầu bùng phát vào tháng 12 năm 2019 tai Vũ Hán, Trung Quốc. Virus nhanh chóng lan truyền ra các quốc gia trên thế giới và trở thành đại dịch toàn cầu.

Virus corona

[sửa | sửa mã nguồn]

Virus corona là các loại virus gây bệnh ở động vật có vúchim. Ở người các loại virus này gây nhiễm trùng đường hô hấp có thể từ mức độ nhẹ đến gây chết người.[5]

Sáu loài virus corona ở người đã được phát hiện, trong đó có bốn loài gây cảm cúm hoặc các bệnh hô hấp thường gặp: HCoV-229E, HCoV-NL63, HCoV-OC43, và HCoV-HKU1.[5][6][7][21] Hai loài khác gây các triệu chứng nặng hơn và có thể gây tử vong: MERS-CoV và hai chủng SARS: SARS-CoVSARS-CoV-2.[19][22]

Thư viện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ BBC News (ngày 11 tháng 2 năm 2020). “Coronavirus officially named Covid-19, says WHO”. BBC.
  2. ^ World Health Organization (ngày 11 tháng 2 năm 2020). “COVID-19: New coronavirus given name by World Health Organization”. CanWest Global. Global News.
  3. ^ “Middle East respiratory syndrome coronavirus (MERS-CoV)”. World Health Organization. tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2020.
  4. ^ a b “Naming the coronavirus disease (COVID-19) and the virus that causes it”. World Health Organization (WHO). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2020.
  5. ^ a b c “Common Human Coronaviruses”. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2020.
  6. ^ a b c Lim, Yvonne Xinyi; Ng, Yan Ling; Tam, James P.; Liu, Ding Xiang (ngày 25 tháng 7 năm 2016). “Human Coronaviruses: A Review of Virus–Host Interactions”. Diseases. 4 (3): 26. doi:10.3390/diseases4030026. ISSN 2079-9721. PMC 5456285. PMID 28933406. See Table 1.
  7. ^ a b c Fehr AR, Perlman S (2015). Maier HJ, Bickerton E, Britton P (biên tập). “Coronaviruses: an overview of their replication and pathogenesis”. Methods in Molecular Biology. Springer. 1282: 1–23. doi:10.1007/978-1-4939-2438-7_1. ISBN 978-1-4939-2438-7. PMC 4369385. PMID 25720466. See section: Virion Structure.
  8. ^ “WHO Director-General's opening remarks at the media briefing on COVID-19”. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (Thông cáo báo chí). ngày 11 tháng 3 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2020.
  9. ^ “WHO Situation Report #65” (PDF). WHO. ngày 25 tháng 3 năm 2020. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2020.
  10. ^ Wang C, Horby PW, Hayden FG, Gao GF (tháng 2 năm 2020). “A novel coronavirus outbreak of global health concern”. Lancet. 395 (10223): 470–473. doi:10.1016/S0140-6736(20)30185-9. PMID 31986257.
  11. ^ Lau EH, Hsiung CA, Cowling BJ, Chen CH, Ho LM, Tsang T, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2010). “A comparative epidemiologic analysis of SARS in Hong Kong, Beijing and Taiwan”. BMC Infectious Diseases. 10: 50. doi:10.1186/1471-2334-10-50. PMC 2846944. PMID 20205928.
  12. ^ a b “Old age, sepsis tied to poor COVID-19 outcomes, death”. CIDRAP, University of Minnesota. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2020.
  13. ^ Karlberg J, Chong DS, Lai WY (tháng 2 năm 2004). “Do men have a higher case fatality rate of severe acute respiratory syndrome than women do?”. American Journal of Epidemiology. 159 (3): 229–31. doi:10.1093/aje/kwh056. PMID 14742282.
  14. ^ a b “Summary of probable SARS cases with onset of illness from 1 November 2002 to 31 July 2003”. World Health Organization. tháng 4 năm 2004.
  15. ^ a b c “COVID-19 Dashboard by the Center for Systems Science and Engineering (CSSE) at Johns Hopkins University (JHU)”. ArcGIS. Đại học Johns Hopkins. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2021.
  16. ^ a b c d e “Report of the WHO-China Joint Mission on Coronavirus Disease 2019 (COVID-19)” (PDF). World Health Organization. tháng 2 năm 2020.
  17. ^ Oh MD, Park WB, Park SW, Choe PG, Bang JH, Song KH, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2018). “Middle East respiratory syndrome: what we learned from the 2015 outbreak in the Republic of Korea”. The Korean Journal of Internal Medicine. 33 (2): 233–246. doi:10.3904/kjim.2018.031. PMC 5840604. PMID 29506344.
  18. ^ Ñamendys-Silva SA (tháng 3 năm 2020). “Respiratory support for patients with COVID-19 infection”. The Lancet. Respiratory Medicine. doi:10.1016/S2213-2600(20)30110-7. PMID 32145829.
  19. ^ a b “How SARS terrified the world in 2003, infecting more than 8,000 people and killing 774”. businessinsider.com. ngày 21 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2020.
  20. ^ Doucleef M (ngày 26 tháng 9 năm 2012). “Scientists Go Deep On Genes Of SARS-Like Virus”. Associated Press. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2020.
  21. ^ Corman VM, Muth D, Niemeyer D, Drosten C (2018). “Hosts and Sources of Endemic Human Coronaviruses”. Advances in Virus Research. 100: 163–88. doi:10.1016/bs.aivir.2018.01.001. ISBN 978-0-12-815201-0. PMID 29551135.
  22. ^ “Middle East respiratory syndrome coronavirus (MERS-CoV)”. WHO. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]