Bạch cầu hạt trung tính
Bạch cầu hạt trung tính | |
---|---|
Bạch cầu trung tính với một nhân phân thùy bao quanh là các tế bào hồng cầu, các hạt nội tế báo có thể được nhìn thấy trong tế bào chất (đã được nhuộm Giemsa) | |
Định danh | |
MeSH | D009504 |
TH | TH {{{2}}}.html HH2.00.04.1.02012 .{{{2}}}.{{{3}}} |
FMA | 62860 |
Thuật ngữ giải phẫu |
Bạch cầu hạt trung tính là loại chiếm số lượng nhiều nhất (40% đến 70%) trong tổng số bạch cầu cơ thể các loài động vật có vú và là một bộ phận thiết yếu của hệ miễn dịch tự nhiên. Chúng được tạo thành từ các tế bào gốc trong tủy xương, có đời sống ngắn và khả năng di chuyển cao. Bạch cầu trung tính có thể chia thành hai loại bạch cầu trung tính nhân phân thùy và bạch cầu trung tính nhân băng. Chúng cùng với bạch cầu ái toan và bạch cầu ái kiềm gộp thành họ bạch cầu nhân đa hình.[1][2][3]
Cái tên trung tính phát xuất từ tính chất nhuộm màu khi dùng phương pháp nhuộm mô học hay tế bào học hematoxylin và eosin (H&E). Trong khi tế bào bạch huyết ái kiềm nhuộm màu xanh thẫm và tế bào bạch huyết ái toan nhuộm màu đỏ tươi thì các bạch cầu trung tính có màu hồng trung gian. Thông thường, bạch cầu trung tính chứa một nhân chia thành 2 đến 5 thùy.
Bạch cầu trung tính là một loại thực bào và thường được tìm thấy trong dòng máu. Trong giai đoạn đầu (cấp tính) của phản ứng viêm, đặc biệt trong trường hợp là kết quả của nhiễm trùng vi khuẩn, phơi nhiễm môi trường,[4] và vài loại ung thư,[5][6] thì bạch cầu trung tính là một trong các yếu tố phản ứng đầu tiên trong những tế bào kháng viêm di chuyển đến vùng bị viêm. Chúng di chuyển qua các mạch máu, sau đó xuyên qua mô kẽ, đi theo các tín hiệu hóa học như Interleukin-8 (IL-8), C5a, fMLP và Leukotriene B4 trong một quá trình gọi là hóa hướng động. Chúng là các tế bào chiếm ưu thế ở trong mủ, tạo nên màu vàng/trắng của mủ.
Bạch cầu trung tính được triệu tập đến vùng bị thương chỉ trong vài phút sau chấn thương, và là biểu hiện đặc trưng của viêm nhiễm cấp tính.[7]
Hình ảnh thêm
[sửa | sửa mã nguồn]-
Hình ảnh kính hiển vi điện tử quét của một bạch cầu trung tính (vàng), đang nuốt vi khuẩn bệnh than (cam)
-
Cac dòng tế bào máu
-
Các dòng tế bào máu (đầy đủ hơn)
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Witko-Sarsat, V; Rieu P, Descamps-Latscha B, Lesavre P, Halbwachs-Mecarelli L (2000). “Neutrophils: molecules, functions and pathophysiological aspects”. Lab Invest. 80 (5): 617–53. doi:10.1038/labinvest.3780067. PMID 10830774.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Klebanoff, SJ; Clark, RA (1978). “The Neutrophil: Function and Clinical Disorders”. Elsevier/North-Holland Amsterdam. ISBN 0-444-80020-4. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - ^ Nathan, C (tháng 3 năm 2006). “Neutrophils and immunity: challenges and opportunities”. Nature Reviews Immunology. 6 (March): 173–82. doi:10.1038/nri1785. ISSN 1474-1733. PMID 16498448.
- ^ Jacobs, L; Nawrot, Tim S; De Geus, Bas; và đồng nghiệp (tháng 10 năm 2010). “Subclinical responses in healthy cyclists briefly exposed to traffic-related air pollution”. Environmental Health. 9 (64): 64. doi:10.1186/1476-069X-9-64. PMC 2984475. PMID 20973949.
- ^ Waugh, DJ; Wilson, C. (tháng 11 năm 2008). “The interleukin-8 pathway in cancer”. Clinical Cancer Research. 14 (21): 6735–41. doi:10.1158/1078-0432.CCR-07-4843. ISSN 1078-0432. PMID 18980965.
- ^ De Larco, JE; Wuertz, BR; Furcht, LT (tháng 8 năm 2004). “The Potential Role of Neutrophils in Promoting the Metastatic Phenotype of Tumors Releasing Interleukin-8”. Clinical Cancer Research. 10 (15): 4895–900. doi:10.1158/1078-0432.CCR-03-0760. ISSN 1078-0432. PMID 15297389.
- ^ Cohen, Stephen. Burns, Richard C. Pathways of the Pulp, 8th Edition. St. Louis: Mosby, Inc. 2002. page 465.
Văn bản được nhắc tới
[sửa | sửa mã nguồn]- Zucker-Franklin, Dorothy; Greaves, M.F.; Grossi, C.E.; Marmont, A.M. (1988). “Neutrophils”. Atlas of Blood Cells: Function and Pathology. 1 (ấn bản thứ 2). Philadelphia: Lea & Ferbiger. ISBN 0-8121-1094-3.