Auguste của Phổ
Auguste của Phổ Auguste von Preußen | |||||
---|---|---|---|---|---|
Tuyển hầu phu nhân xứ Hessen | |||||
Tại vị | 27 tháng 2 năm 1821 – 19 tháng 2 năm 1841 (19 năm, 358 ngày) | ||||
Tiền nhiệm | Vilhelmine Caroline của Đan Mạch | ||||
Kế nhiệm | Tuyển hầu phu nhân cuối cùng | ||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | Potsdam, Phổ | 1 tháng 5 năm 1780||||
Mất | 19 tháng 2 năm 1841 Kassel | (60 tuổi)||||
Phối ngẫu | Wilhelm II xứ Hessen-Kassel | ||||
Hậu duệ | Wilhelm xứ Hessen-Kassel Karoline xứ Hessen-Kassel | ||||
| |||||
Vương tộc | Nhà Hohenzollern Nhà Hessen-Kassel (kết hôn) | ||||
Thân phụ | Friedrich Wilhelm II của Phổ | ||||
Thân mẫu | Friederike Luise xứ Hessen-Darmstadt |
Vương thất Phổ - Hoàng thất Đức |
Vương tộc Hohenzollern |
---|
Friedrich Wilhelm II của Phổ |
Auguste của Phổ (Christine Friederike Auguste; 1 tháng 5 năm 1780 – 19 tháng 2 năm 1841) là chủ của một salon, họa sĩ và thông qua hôn nhân với Wilhelm II xứ Hessen là Tuyển hầu phu nhân xứ Hessen.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Auguste chào đời tại Postdam, Phổ, là con gái thứ hai [a] của Friederich Wilhelm II của Phổ và Friederike Luise xứ Hessen-Darmstadt.[1][2]
Ngày 13 tháng 2 năm 1797 tại Berlin, Auguste kết hôn với Wilhelm của Hessen-Kassel, con trai lớn của Wihelm IX xứ Hessen-Kassel. Năm 1803, ngài Phong địa Bá tước được thăng tước thành Tuyển hầu xứ Hessen và Wilhelm đã kế vị cha mình sau cái chết của ông vào năm 1821.
Cuộc hôn nhân của Auguste vốn được sắp đặt về mặt chính trị và không hạnh phúc. Auguste và Wilhelm thường xuyên xung đột dẫn đến những cuộc đối đầu gay gắt.
Năm 1806, Hessen bị xâm chiếm bởi Pháp. Auguste lúc này đang ở Berlin cùng các con, thủ đô nước Phổ do đang mang thai khi quân đội của Napoléon chiếm đóng.[3] Napoléon cho lính canh gác quanh nhà Auguste và ra lệnh không được quấy rầy bà Tuyển hầu. Với việc Hessen và Phổ bị chiếm đóng và gia đình Auguste phải sống lưu vong, Auguste lâm vào tình cảnh thiếu tiền và sau khi sinh con, Auguste đã yêu cầu một cuộc gặp với Napoléon. Bà Tuyển hầu xuất hiện trước mặt Napoléon với đứa con mới sinh trên tay và nắm tay một đứa con của cô ấy khác và Napoléon trợ cấp cho mình và Napoléon đã chấp thuận.[4]
Sau khi sinh đứa con cuối cùng vào năm 1806, mối quan hệ giữa Auguste và William chấm dứt một cách không chính thức. Năm 1815, hai bên đồng ý mỗi người sẽ duy trì một hộ gia (household) riêng biệt. Auguste sống trong Cung điện Schönfeld, nơi Bà Tuyển hầu trở thành chủ một salon trở thành một nổi tiếng và là trung tâm của vòng tròn Schoenfelder lãng mạn, bao gồm Ludwig Hassenpflug, Joseph von Radowitz và anh em nhà Grimm, trong khi Wilhelm II sống ở một dinh thự khác với tình nhân của mình, Emilie Ortlöpp.
Auguste đóng cửa salon vào năm 1823, và từ năm 1826 đến năm 1831, bà Tuyển hầu sống ở Den Haag, Koblenz, Bonn và Fulda và trở lại Kassel vào năm 1831. Auguste được coi là một họa sĩ tài ba và có các tác phẩm bao gồm các bức chân dung tự họa.
Vài tháng sau cái chết của Auguste, Tuyển hầu Wilhelm II đã tái hôn bất đăng đối với người tình lâu năm Emilie Ortlöpp, Emilie được phong là Nữ bá tước xứ Reichenbach-Lessonitz và có với Wilhelm II tám người con.
Hậu duệ
[sửa | sửa mã nguồn]- Wilhelm xứ Hessen-Kassel (9 tháng 4 năm 1798 – 25 tháng 10 năm 1800).
- Karoline xứ Hessen-Kassel (29 tháng 7 năm 1799 – 28 tháng 11 năm 1854)
- Luise xứ Hessen-Kassel (3 tháng 4 năm 1801 – 28 tháng 9 năm 1803).
- Friedrich Wilhelm I, Tuyển hầu tước xứ Hessen (20 tháng 8 năm 1802 – 6 tháng 6 năm 1875) kết hôn bất đăng đối với Gertrude Lehmann và có hậu duệ.
- Marie Friederike, Công tước phu nhân xứ Sachsen-Meiningen (6 tháng 9 năm 1804 – 4 tháng 1 năm 1888), kết hôn với Bernhard II xứ Sachsen-Meiningen và có hậu duệ.
- Ferdinand xứ Hessen-Kassel (9 tháng 10 năm 1806 – 21 tháng 11 năm 1806).
Gia phả
[sửa | sửa mã nguồn]Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Auguste là con gái thứ ba của Friedrich Wilhelm II của Phổ nhưng là con gái thứ hai ông có với Friederike Luise xứ Hessen-Darmstadt
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Stanhope, Gilbert (1912). A mystic on the Prussian throne, Frederick-William II. University of California Libraries. London : Mills & Boon, limited.
- ^ Atkinson, Emma Willsher (1858). Memoirs of the queens of Prussia. Robarts - University of Toronto. London : W. Kent.
- ^ Charlottas, Hedvig Elisabeth (1936) [1800–1806]. af Klercker, Cecilia (biên tập). Hedvig Elisabeth Charlottas dagbok [The diary of Hedvig Elizabeth Charlotte] (bằng tiếng Thụy Điển). VII 1800–1806. Cecilia af Klercker biên dịch. Stockholm: P.A. Norstedt & Söners förlag. tr. 455. OCLC 14111333. (search for all versions on WorldCat)
- ^ Charlottas, Hedvig Elisabeth (1936) [1800–1806]. af Klercker, Cecilia (biên tập). Hedvig Elisabeth Charlottas dagbok [The diary of Hedvig Elizabeth Charlotte] (bằng tiếng Thụy Điển). VII 1800–1806. Cecilia af Klercker biên dịch. Stockholm: P.A. Norstedt & Söners förlag. tr. 477. OCLC 14111333. (search for all versions on WorldCat)