Bước tới nội dung

Appennini

Dãy Appennini (Monti Appennini)
Dãy núi
Các quốc gia Ý, San Marino
Điểm cao nhất Corno Grande (Sừng Lớn)
 - cao độ 2.912 m (9.554 ft)
 - tọa độ 42°28′9″B 13°33′57″Đ / 42,46917°B 13,56583°Đ / 42.46917; 13.56583
Chiều dài 1.200 km (746 mi), tây bắc đến đông nam
Chiều rộng 250 km (155 mi), tây nam đến đông bắc to northeast
Niên đại Đại Trung sinh với tạo đá,
Kỷ Tân cận-Kỷ Đệ tứ với tạo núi
Bản đồ địa hình dãy Appennini

Appennini (tiếng Hy Lạp: Ἀπέννινα Ὄρη, tiếng Anh: Apennines)[1] là một rặng núi bao gồm một số dãy núi nhỏ hơn chạy song song với chiều dài khoảng 1.200 km (750 mi) dọc suốt bán đảo Ý. Ở phía tây bắc, Appennini hợp với Alpes Liguri tại Altare. Ở phía tây nam, Appennini chấm dứt tại Reggio di Calabria, một thành phố ven biển nằm ở cuối bán đảo. Từ năm 2000, Bộ Môi trường Ý đã chính thức quy định hệ thống Appennini bao gồm cả các dãy núi ở phía bắc đảo Sicilia nên chiều dài tăng thành 1.500 kilômét (930 mi).[2] Địa hình rặng núi Appennini tạo thành một vòng cung ôm lấy biển LigureTyrrhenus.

Dãy núi có cùng tên với bán đảo Appennini, tạo thành phần lớn lãnh thổ nước Ý. Phần lớn dãy núi có cây cối bao phủ, mặc dù một bên của đỉnh núi cao nhất, Corno Grande bị sông băng Calderone bao phủ một phần, đây là sông băng cực nam của châu Âu và duy nhất tại Appennini. Phần dãy núi ở phía nam là bán khô hạn. Sườn phía đông khá dốc xuống biển Adriatic, trong khi sườn phía tây tạo thành các vùng chân đồi và hầu hết các thành phố của bán đảo Ý đều nằm tại đây. Các dãy núi thành phần có xu hướng được đặt tên theo tỉnh hoặc các tỉnh mà nó nằm trên; ví dụ, Appennini Ligurian nằm tại Liguria. Do ranh giới giữa các tỉnh không phải là luôn cố định nên đã dẫn đến thực tế là có một số nhầm lần về tính chính xác giữa ranh giới các dãy núi thành phần. Tuy vậy, các dãy núi thường là ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh.

Appennini được chia thành ba bộ phận: bắc (tiếng Ý: Appennino settentrionale), trung (tiếng Ý: Appennino centrale) và nam (tiếng Ý: Appennino meridionale).[3]

Có số đường mòn đi bộ qua Appennini. Đáng chú ý trong đó có Tuyến đường đi bộ châu Âu E1 từ miền bắc châu Âu và đi qua suốt chiều dài của bắc và trung Appennini. Sentiero Italia bắt đầu từ Trieste và sau khi quanh co qua các vòng cung tại Alpes thì đi qua toàn bộ hệ thống Appennini, Sicilia và Sardinia.

Appennini có 21 đỉnh trên 1.900 m (6.200 ft). Hầu hết các đỉnh nằm ở dãy Appennini Trung.[4]

Tên Chiều cao
Corno Grande 2.912 m (9.554 ft)
Monte Amaro (Montagna della Majella) 2.793 m (9.163 ft)
Monte Velino 2.486 m (8.156 ft)
Monte Vettore 2.476 m (8.123 ft)
Pizzo di Sevo 2.419 m (7.936 ft)
Monte Terminillo 2.217 m (7.274 ft)
Monte Sibilla 2.173 m (7.129 ft)
Monte Cimone 2.165 m (7.103 ft)
Monte Cusna 2.121 m (6.959 ft)
Montagne del Morrone 2.061 m (6.762 ft)
Monte Prado 2.053 m (6.736 ft)
Monte Miletto 2.050 m (6.730 ft)
Alpe di Succiso 2.017 m (6.617 ft)
Monte Pisanino 1.946 m (6.385 ft)
Corno alle Scale 1.915 m (6.283 ft)
Monte Alto 1.904 m (6.247 ft)
La Nuda 1.894 m (6.214 ft)
Monte Maggio 1.853 m (6.079 ft)
Monte Giovarello 1.760 m (5.770 ft)
Monte Catria 1.701 m (5.581 ft)
Monte Gottero 1.640 m (5.380 ft)
Monte Pennino 1.560 m (5.120 ft)
Monte Nerone 1.525 m (5.003 ft)
Monte Fumaiolo 1.407 m (4.616 ft)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lewis, Charlton T.; Short, Charles (1879). “Apenninus”. A Latin Dictionary. Oxford; Medford: Clarendon Press; Perseus Digital Library.
  2. ^ Gambino, Roberto; Romano, Bernardino (2001). Territorial strategies and environmental continuity in mountain systems: The case of the Apennines (Italy) (PDF). World Commission on Protected Areas.
  3. ^ Martini 2001, tr. 3.
  4. ^ Pedrotti 2003, tr. 73.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • “Apennines”. Merriam-Webster's Geographical Dictionary (ấn bản thứ 3). Merriam-Webster, Incorporated. 2001.
  • Blackie, Christina; Blackie, John Stuart (1887). Geographical etymology, a dictionary of place-names giving their derivations. London: Murray.
  • Deecke, W; Nesbitt, H A (Translator) (1904). Italy; a popular account of the country, its people, and its institutions (including Malta and Sardinia). London; New York: Macmillan Co.; S. Sonnenschein & Co.
  • Lunardi, Pietro (2008). Design and construction of tunnels: analysis of controlled deformation in rocks and soils (ADECO-RS). Berlin: Springer.
  • Margheriti, Lucia (2006). “The subduction structure of the Northern Apennines: results for the RETREAT seismic deployment” (PDF). Annals of Geophysics. 49 (4/5). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2012.
  • Martini, I. Peter; Vai, Gian Battista (2001). “Geomorphologic Setting”. Trong Martini, I. Peter; Vai, Gian Battista (biên tập). Anatomy of an orogen: the Apennines and adjacent Mediterranean basins. Dordrecht [u.a.]: Kluwer Academic Publishers. tr. 1–4..
  • Barchi, Massimiliano; Landuzzi, Alberto; Minelli, Giorgio; Pialli, Giampaolo (2001). “Inner Northern Apennines”. Trong Martini, I. Peter; Vai, Gian Battista (biên tập). Anatomy of an orogen: the Apennines and adjacent Mediterranean basins. Dordrecht [u.a.]: Kluwer Academic Publishers. tr. 215–254..
  • Pedrotti, F.; Gafta, D. (2003). “The High Mountain Flora and Vegetation of the Apennines and the Italian Alps”. Trong Nagy, László; Grabherr, G.; Körner, Ch.; Thompson, D.B.A. (biên tập). Alpine biodiversity in Europe. Ecological studies, 167. Berlin, Heidelberg [u.a.]: Springer-Verlag. tr. 73–84..

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]