Bước tới nội dung

Aleksandr Yakovlevich Yashin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Aleksandr Yakovlevich Yashin
Алекса́ндр Я́ковлевич Я́шин
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
14 tháng 3, 1913
Nơi sinh
Bludnovo
Mất
Ngày mất
11 tháng 7, 1968
Nơi mất
Moskva
Nguyên nhân
ung thư
An nghỉVologda
Giới tínhnam
Quốc tịchLiên Xô
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Liên Xô
Nghề nghiệpnhà thơ, biên tập viên đóng góp, nhà báo, phóng viên chiến tranh, nhà văn, tác giả truyện ngắn
Sự nghiệp nghệ thuật
Bút danhYashin
Năm hoạt động1928 – 1968
Đào tạoViện văn học Maxim Gorky
Trào lưuhiện thực xã hội chủ nghĩa
Thể loạiverse, truyện thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết ngắn
Thành viên củaHiệp hội Nhà văn Liên Xô
Giải thưởngGiải thưởng Stalin, Huy chương "Vì chiến thắng Đức trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941–1945", Huân chương Sao Đỏ, Huy chương Chiến công, Huy chương Bảo vệ Leningrad, Huy chương Bảo vệ Stalingrad, Kỷ niệm chương "20 năm chiến thắng trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941–1945"

Aleksandr Yakovlevich Yashin (họ thật là Popovtiếng Nga: Алекса́ндр Я́ковлевич Я́шин) (14/3/1913 – 11/7/1968) là nhà thơ, nhà văn Nga.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Aleksandr Yashin sinh ở làng Bludnovo, tỉnh Vologda trong một gia đình nông dân. Năm 1931 học xong trường trung cấp sư phạm đi dạy học ở làng quê. Bắt đầu in thơ từ năm 1928. Tập thơ đầu tay Песни Северу (Những bài ca gửi miền bắc) in năm 1934. Từ năm 1935 ông sống ở Moskva. Năm 1941 tốt nghiệp trường viết văn mang tên Gorky. Trong những năm thế chiến II Aleksandr Yashin tình nguyện ra mặt trận làm cán bộ chính trị và làm báo. Ông tham gia chiến đấu bảo vệ Leningrad, Stalingrad và giải phóng Crime.

Sau chiến tranh ông đi về phương bắc, về miền Altai, về các công trình xây dựng nhà máy thủy điện và sau đấy là các vùng đất khai hoang, phản ánh cuộc sống xây dựng đất nước sau chiến tranh. Ông được tặng huân chương Sao đỏ và nhiều huân huy chương của nhà nước Xô viết. Ông mất ở Moskva ngày 11 tháng 6 năm 1968.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Thơ:

  • «Песни Северу» (1934)
  • «Свежий хлеб» (1957)
  • «Совесть» (1961)
  • «Босиком по земле» (1965)
  • «День творенья» (1968)

Trường ca:

  • «Город гнева» (1943)
  • «Алёна Фомина» (1949)

Văn xuôi:

  • «Рычаги» (1956)
  • «Вологодская свадьба» (1962)
  • «Сирота» (1962)
  • «Угощаю рябиной» (1965)

Một số bài thơ

[sửa | sửa mã nguồn]
Nếu mà em bị ngã xuống sông
Nếu mà em bị ngã xuống sông
Thì anh xuống tìm tận đáy
Trước sóng biển chẳng kinh hoàng
Hay bóng tối hoàng hôn cũng vậy.
Dù thú dữ mang em vào rừng
Hay giấu em trong hang gấu
Thì anh vẫn tìm ra con đường
Dù từ muôn vạn nẻo.
Và anh sẽ tìm ra con đường
Đến con rắn mười đầu hung dữ
Và anh vẫn sẽ cứu được em
Dù trong tay Kaschei* đáng sợ…
Nhưng em không ngã xuống sông
Nước sông không hề có lỗi
Mà em ngã vào tim anh
Thì anh – chứ em đâu ngại.
Dù sông có sâu hay không
Con tim này không đủ sức
Và từ đáy này muôn kiếp
Anh không thể tìm được em.
Chuyện như thế
Chuyện như thế em tha thứ đã từng
Và em từng biết cách yêu như thế
Và em đã biết quên đi rất dễ
Điều mà người ta không thể nào quên.
Em bước đi với thanh thản nhẹ nhàng
Với siêu thoát vào bần cùng, thiều thốn
Và với vẻ con người Nga nhẫn nhịn
Thập ác của người phụ nữ em mang.
Em từng hiểu bằng tất cả tấm lòng
Nỗi đau của người và điều tai họa
Và lẽ tất nhiên là em từng ở
Trong buồn vui: địa ngục lẫn thiên đàng.
Không than van mà cũng chẳng thở dài
Chỉ mong sao trong nhà mình hạnh phúc
Em biện hộ ngay cả dù cái chết
Và em bỏ qua tất cả cho người.
Chỉ không chịu được giả dối mà thôi
Không một điều gì dối gian chịu được
Và tha thứ nó em không biết cách
Không thể hiểu ra gian dối trên đời.
Về tình yêu đơn phương
Thà tình không lời đáp
Chỉ mong được yêu thương
Mong sao trên thế gian
Ta vẫn còn dấu vết.
Hoa cỏ mùi thuốc sắc
Sẽ ngửi trong lều tranh
Chỉ mong sao trong lòng
Không có giờ chết ngắt.
Bằng đất hay bằng trời
Theo người ta yêu quý -
Nghĩa là ta mua vé
Để đi về tương lai.
Dù sống trong hắt hủi
Nhưng giây phút bất kỳ
Từ dưới chân hiện ra
Theo tiếng kêu tình ái.
Số phận người cô đơn
Không có gì đau khổ
Nếu biển là biển cả
Và đất toả mùi hương.
Ta sẽ sống như chim
Và hát, như dòng suối
Chỉ mong cho còn lại
Những đêm cứ chong đèn.
Dù tình yêu đơn phương
Dù tình không đáp lại
Sẽ bằng cách nào đấy
Với gánh nặng hoà mình.
Chẳng than thân trách phận
Miễn là được yêu thương.
Hãy trao tình đơn phương
Cho cái người đáng nhận.
Nhưng mà ai sẵn lòng
Để leo vào đống lửa?
Vẫn còn có thời gian
Để mà xem xét nữa.
Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng
Если б ты в реку упала
Если б ты в реку упала,
Я бы достал до дна,
Мне и морского вала
Сутемень не страшна.
Если б в тайгу, в берлогу
Зверь тебя уволок,
Я бы нашел дорогу
Даже из ста дорог.
К девятиглавому змею
Я бы просек пути,
Даже из рук Кащея
Смог бы тебя спасти...
В реку ты не упала —
Тут ни при чем вода:
В сердце ты мне запала.
Мне — не тебе беда.
И глубоки ли реки,
Сердце не им под стать
С этого дна вовеки
Мне тебя не достать.
Ты такое прощала
Ты такое прощала,
Так умела любить,
Так легко забывала,
Что другим не забыть;
На такие лишенья
С отрешенностью шла,
С чисто русским терпеньем
Крест свой бабий несла;
Так душой понимала
Боль его и беду,
Что, конечно, бывала
И в раю и в аду;
И ни вздохов, ни жалоб —
Было б счастье в дому:
Даже смерть оправдала б
И простила б ему.
Только лжи не стерпела,
Лжи одной не снесла,
Оправдать не сумела
И понять не смогла.
О безответной любви
Пусть — безответно,
Только бы любить,
Только б не бесследно
По земле ходить.
Трав густым настоем
Дышать в шалаше,
Только бы простоев
Не знать душе.
Небом или сушей
За любимой вслед —
То же, что в грядущее
Взять билет.
Скрытно жить, в немилости.
Но в любой миг
Из-под ног вырасти
На ее вскрик.
Для меня не горе
Судьба бобыля,
Пахло б морем — море,
И землей — земля.
Буду жить, как птица,
Петь, как ручей.
Только б не лишиться
Бессонных ночей.
Пусть безответная,
Пусть, пусть!
Как-нибудь и с этою
Ношей примирюсь.
Ни на что не сетую,
Только бы любить.
Давай безответную —
Так тому и быть.
Впрочем, что ж охотно
На костер лезть?
Мы еще посмотрим,
Время есть!

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]