Bước tới nội dung

(148209) 2000 CR105

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(148209) 2000 CR105
2000 CR105 được nhìn thấy như là một quỹ đạo nhỏ hơn màu đỏ có tâm ở mé bên trái, và Hành tinh thứ chín giả thuyết màu xanh lục.
Khám phá[1]
Khám phá bởiMarc W. Buie
Ngày phát hiện6 tháng 2 năm 2000
Tên định danh
2000 CR105
Đặc trưng quỹ đạo[4][2]
Kỷ nguyên 13 tháng 1 năm 2016 (JD 2.457.400,5)
Điểm viễn nhật411,62 AU (61,577 Tm) (Q)
Điểm cận nhật44,286 AU (6,6251 Tm) (q)
227,95 AU (34,101 Tm) (a)
Độ lệch tâm0,80572 (ước)
  • 3.441,69 năm (1.257.076 ngày)
  • 3.305 năm (trọng tâm)[3]
1,63 km/s
5,28267 ° (M)
Độ nghiêng quỹ đạo22,71773° (i)
128,24627° (Ω)
317,219° (ω)
Đặc trưng vật lý
Kích thước
0,04 (dự kiến)[5]
Nhiệt độ~ 19 K
23,8[8]
6,3[4]

(148209) 2000 CR105 là một thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương và là thiên thể xa nhất đứng hàng thứ mười đã biết trong Hệ Mặt Trời Tính đến năm 2020. Được coi là một thiên thể tách rời,[9][10] nó quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo rất lệch tâm có chu kỳ 3.305 năm ở khoảng cách trung bình 222 đơn vị thiên văn (AU).[4]

Miêu tả

[sửa | sửa mã nguồn]

Trang web của Mike Brown liệt kê nó như là một hành tinh lùn có thể, với đường kính 328 kilômét (204 mi) dựa trên suất phản chiếu giả định là 0,04.[5] Suất phản chiếu dự kiến sẽ thấp vì thiên thể có màu xanh lam (trung tính).[5] Tuy nhiên, nếu suất phản chiếu cao hơn, thiên thể có thể dễ dàng có kích thước chỉ bằng một nửa.

(148209) 2000 CR105Sedna khác với các thiên thể đĩa phân tán ở chỗ chúng không nằm trong phạm vi ảnh hưởng hấp dẫn của Sao Hải Vương ngay cả ở điểm cận nhật (điểm gần nhất với Mặt Trời). Đó là một điều bí ẩn về cách những thiên thể này xuất hiện trong quỹ đạo trải rộng bao la hiện tại của chúng. Một số giả thuyết đã được đưa ra:

  • Chúng đã bị một ngôi sao đi qua kéo ra khỏi vị trí ban đầu của chúng.[11][12]
  • Chúng đã bị một hành tinh khổng lồ rất xa và chưa được khám phá (mặc dù rất ít có khả năng này) kéo ra khỏi vị trí ban đầu của mình.[13]
  • Chúng đã bị một ngôi sao đồng hành chưa được khám phá quay quanh Mặt Trời như Nemesis kéo ra khỏi vị trí ban đầu của mình.[13]
  • Chúng đã bị bắt giữ từ một hệ hành tinh khác trong một cuộc chạm trán sớm trong lịch sử của Mặt Trời.[11] Theo Kenyon và Bromley, có xác suất 15% rằng một ngôi sao như Mặt Trời có cuộc chạm trán sớm và xác suất 1% rằng các trao đổi hành tinh bên ngoài đã xảy ra. (148209) 2000 CR105 được ước tính có khả năng là một thiên thể hành tinh bị bắt giữ cao 2-3 lần so với Sedna.[11]

(148209) 2000 CR105 là thiên thể đầu tiên được phát hiện trong hệ Mặt Trời có bán trục chính vượt quá 150 AU, điểm cận nhật bên ngoài sao Hải Vương, và một acgumen cận điểm là 340°±55°.[14] Nó là một trong 11 thiên thể được biết đến với bán trục chính lớn hơn 100 AU và điểm cận nhật vượt quá 42 AU.[15] Nó có thể bị ảnh hưởng bởi Hành tinh thứ chín.[16]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “List of numbered minor planets”. Center for Astronomy. Harvard University.
  2. ^ a b Marc W. Buie (ngày 21 tháng 12 năm 2006). “Orbit Fit and Astrometric record for 148209”. SwRI (Space Science Department). Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2008.
  3. ^ “Barycentric Osculating Orbital Elements for 2000 CR105”. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2016. (Ephemeris Type:Elements and Center:@0)
  4. ^ a b c “JPL Small-Body Database Browser: 148209 (2000 CR105)”. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2016.
  5. ^ a b c d e Brown, Michael E. “How many dwarf planets are there in the outer solar system? (updates daily)”. California Institute of Technology. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2014.
  6. ^ “List of known trans-Neptunian objects”. Johnston's Archive. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2014.
  7. ^ a b Hainaut, O.R.; Boehnhardt, H.; Protopapa, S. (tháng 10 năm 2012). “Colours of minor bodies in the outer solar system. II. A statistical analysis revisited”. Astronomy and Astrophysics. 546: 20. arXiv:1209.1896. Bibcode:2012A&A...546A.115H. doi:10.1051/0004-6361/201219566. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2019.
  8. ^ “AstDys (148209) 2000CR105 Ephemerides”. Department of Mathematics, University of Pisa, Italy. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009.
  9. ^ Jewitt, David; Morbidelli Alessandro; Rauer, Heike (2007). Trans-Neptunian Objects and Comets. Swiss Society for Astrophysics and Astronomy. Saas-Fee Advanced Course. 35. Berlin: Springer. tr. 86. ISBN 3540719571.
  10. ^ Lykawka Patryk Sofia; Mukai Tadashi (tháng 7 năm 2007). “Dynamical classification of trans-Neptunian objects: Probing their origin, evolution, and interrelation”. Icarus. 189 (1): 213–232. doi:10.1016/j.icarus.2007.01.001.
  11. ^ a b c Kenyon, Scott J.; Bromley, Benjamin C. (2004). “Stellar encounters as the origin of distant Solar System objects in highly eccentric orbits”. Nature. 432 (7017): 598–602. arXiv:astro-ph/0412030. Bibcode:2004Natur.432..598K. doi:10.1038/nature03136. PMID 15577903.
  12. ^ Morbidelli, Alessandro; Levison, Harold F. (2004). “Scenarios for the Origin of the Orbits of the Trans-Neptunian Objects 2000 CR105 and 2003 VB12 (Sedna)”. The Astronomical Journal. 128 (5): 2564–2576. arXiv:astro-ph/0403358. Bibcode:2004AJ....128.2564M. doi:10.1086/424617.
  13. ^ a b Matese, John J.; Whitmire, Daniel P.; Lissauer, Jack J. (2005). “A wide-binary solar companion as a possible origin of Sedna-like objects”. Earth, Moon, and Planets. 97: 459.
  14. ^ “JPL small-body database search engine: a > 150 (AU) and q > 30 (AU)”. JPL Solar System Dynamics. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2014.
  15. ^ “MPC list of a > 100 and q > 42”. IAU Minor Planet Center. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2017.
  16. ^ Brown, Mike (ngày 12 tháng 2 năm 2016). “Why I believe in Planet Nine”. FindPlanetNine.com. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]