Đam La
Đam La | |
Hangul | 탐라국 |
---|---|
Hanja | 耽羅國 |
Romaja quốc ngữ | Tamna-guk |
McCune–Reischauer | T'amna-guk |
Hán-Việt | Đam La Quốc |
Vương quốc Đam La hay Đam La Quốc là một nhà nước độc lập từng tồn tại trên đảo Jeju mà nay thuộc tỉnh Jeju, Hàn Quốc từ khoảng năm 57 TCN [1][2] cho đến khi bị sáp nhập vào nhà Triều Tiên vào năm 1404. Vương quốc này còn được gọi với những tên như Đam Mâu La Quốc (탐모라국, 耽牟羅國), Thiệp La (섭라, 涉羅), Thác La (탁라, 乇羅), Đảm La (담라, 憺羅) hay một cách khinh miệt là Tế Châu Di Quốc (濟州夷國).
Không có các tư liệu lịch sử về việc hình thành hay lịch sử ban đầu của Đam La Quốc. Một truyền thuyết kể rằng ba người sáng lập thần thánh của đất nước là Ko (고,), Yang (양), và Bu (부) đã hiện lên từ ba huyệt dưới lòng đất vào thế kỷ 24 TCN. Các huyệt này, được gọi là Samseonghyeol (삼성혈, 三姓穴, Tam Tính Huyệt) và đến nay vẫn được bảo tồn ở thành phố Jeju.
Các bằng chứng khảo cổ cho thấy người dân Đam La đã có các hoạt động giao thương với nhà Hán tại Trung Quốc và Yayoi Nhật Bản, cũng như bán đảo Triều Tiên vào thế kỷ thứ 1 CN. Tham khảo lịch sử đầu tiên về vương quốc có thể là từ thế kỷ thứ 3 CN, trong Tam quốc chí từ thời Tam Quốc. Tam quốc chí ghi rằng có người xa lạ sống trên một hòn đảo lớn gần Triều Tiên ngày nay, gọi là Châu Hồ (州胡, nghĩa là "đảo man rợ"). Những người này, có một ngôn ngữ và văn hóa riêng biệt, có giao thương với những người Mã Hàn tại đất liền bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, sự đồng nhất Châu Hồ với Đam La vẫn còn là điều tranh cãi, chẳng hạn như học giả Bắc Triều Tiên Yi Jirin (이지린) cho rằng Châu Hồ là một hòn đảo nhỏ trên Hoàng Hải. Đam La được gọi là (giản thể: 耽罗国; phồn thể: 耽羅國; bính âm: Danluoguó) trong tiếng phổ thông Trung Quốc.
Năm 476, theo Tam quốc sử ký, Đam La trở thành một nước phiên thuộc của Bách Tế (Baekje), vương quốc kiểm soát phần tây nam của bán đảo Triều Tiên và có mối quan hệ thân thiết với Nhật Bản. Khi Bách Tế suy yếu, Đam La chuyển sang phiên thuộc Tân La (Silla). Vào một số thời điểm trong giai đoạn cuối của thời kỳ Tam Quốc Triều Tiên, Đam La đã chính thức khuất phục trước Tân La. Tân La sau đó phong cho ba hoàng tử của Đam La tước hiệu mà họ vẫn còn giữ lại trong lịch sử của vương quốc: Tinh chủ (성주, 星主, Seongju), Vương tử (왕자, 王子, Wangja), và Đô nội (도내, 都內, Donae). Một số nguồn cho rằng điều này đã xảy ra trong thời gian trị vì của Văn Vũ vương cuối thế kỷ thứ 7 CN.[3]
Đam La đã có một thời gian ngắn giành lại được độc lập sau sự sụp đổ của Tân La vào năm 935. Tuy nhiên, hòn đảo sau đó lại bị Cao Ly chinh phục vào năm 938, và chính thức sáp nhập năm 1105. Tuy nhiên, vương quốc vẫn duy trì quyền tự trị bản địa cho đến năm 1404, khi vua Thái Tông đặt hòn đảo dưới sự kiểm soát của triều đình trung ương và chấm dứt sự tồn tại của tinh chủ Tế Châu.
Lãnh đạo
[sửa | sửa mã nguồn]Quốc gia bộ tộc
[sửa | sửa mã nguồn]
|
|
Quốc gia cổ đại
[sửa | sửa mã nguồn]
|
|
|
Thời đại tinh chủ
[sửa | sửa mã nguồn]
|
|
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ 제주고씨, 탐라개국의 연원 Lưu trữ 2014-10-21 tại Wayback Machine 신라초(新羅初) 15세손 고후(髙厚) 왕에 이르러 고대국가(古代國家)로 발전
- ^ 15세 후왕(厚王) (BC58~BC7) Lưu trữ 2014-10-21 tại Wayback Machine - 기원전 B.C 57년, 갑자(甲子)년, 탐라 후왕1년, 신라 혁거세1년, 15세 고후(髙厚)왕 즉위함.
- ^ 담모라 [聃牟羅][liên kết hỏng]