Bước tới nội dung

Đồng tử

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đồng tử
Đồng tử là vùng trong suốt ở trung tâm, nhìn có màu đen. Phần xám/xanh bao quanh đồng tử là mống mắt. Phần trắng ngoài cùng là củng mạc, phần trong suốt ở trung tâm là giác mạc.
Ảnh cắt lớp của mắt người, cho thấy vị trí của đồng tử (pupil)
Chi tiết
Một phần củaMắt
Cơ quanHệ thống thị giác
Định danh
LatinhPupilla (Số nhiều: Pupillae)
MeSHD011680
TAA15.2.03.028
FMA58252
Thuật ngữ giải phẫu

Đồng tử hay con ngươi là một lỗ nằm ở trung tâm của mống mắt cho phép ánh sáng đi qua và đi đến võng mạc.[1] Nó nhìn có màu đen vì ánh sáng đi qua hoặc đã bị hấp thụ trực tiếp bởi các bên trong mắt hoặc hấp thụ sau khi bị phản xạ khuếch tán bên trong mắt và không thoát ra được qua đồng tử hẹp.

Ở người, đồng tử có hình tròn, nhưng ở một số loài khác, như mèo (ban đêm đồng tử của mèo thường nở to thành hình tròn lớn để hấp thụ được nhiều ánh sáng hơn), có hình khe dọc, ở đồng tử nằm ngang, và ở một số loài cá trê đồng tử có hình khuyên.[2] Đồng tử thường được coi là lỗ khẩu, còn mống mắt được coi là khẩu.

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng tử là một lỗ nằm ở trung tâm của mống mắt cho phép ánh sáng đi qua và đi đến võng mạc.[1] Nó nhìn có màu đen vì ánh sáng đi qua hoặc đã bị hấp thụ trực tiếp bởi các bên trong mắt hoặc hấp thụ sau khi bị phản xạ khuếch tán bên trong mắt và không thoát ra được qua đồng tử hẹp.

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Mống mắt là một cấu trúc co giãn được, được cấu tạo từ phần lớn là cơ trơn, bao quanh đồng tử. Ánh sáng đi vào trong mắt thông qua đồng tử, và mống mắt điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào bằng cách điều chỉnh kích cỡ của đồng tử.

Ảnh hưởng của ánh sáng

[sửa | sửa mã nguồn]

Lượng ánh sáng đến mắt càng nhiều thì đồng tử càng khép và ngược lại, lượng ánh sáng đến mắt càng ít thì đồng tử càng mở to. Khi khép lại, kích cỡ đồng từ vào khoảng từ 2 đến 4 mm. Ở trong điều kiện thiếu sáng, ban đầu đồng tử sẽ không thay đổi gì nhiều, nhưng càng về sau đồng tử sẽ đạt đến kích thước cực đại của nó. Ở độ tuổi 15, đồng tử sẽ đạt kích cỡ to nhất vào khoảng từ 3 đến 8 mm. Kích thước cực đại của đồng tử còn phụ thuộc vào từng nhóm người, có thể lên tới từ 4 đến 9 mm. Sau độ tuổi 25, kích thước trung bình của đồng tử bắt đầu giảm xuống, tuy nhiên không phải giảm ở một tỷ lệ cố định.[3][4] Ở trạng thái này đồng tử không giữ nguyên, mà nó sẽ dao động co ra bóp lại nhẹ nhàng. Ở điều kiện thừa sáng, đồng tử sẽ co lại để ngăn những ánh sáng không cần thiết lọt vào trong mắt và tăng độ sắc nét cho hình ảnh nhận được;trong bóng tối thì không cần thiết, nên nó sẽ mở to ra để tăng lượng ánh sáng đi vào trong mắt.[5]

Khi ánh sáng cường độ lớn chiếu vào mắt, các tế bào nhạy sáng ở võng mạc, bao gồm những tế bào cảm sáng que và nón và tế bào hạch võng mạc, sẽ gửi tín hiệu đến thần kinh vận nhãn, chính xác là phần hệ thần kinh đối giao cảm từ hạch Edinger-Westphal, điều khiển phần cơ ở mống mắt. Khi cơ này co lại, nó làm giảm kích cỡ của đồng tử. Đây là phản xạ của đồng tử với ánh sáng, một bài kiểm tra chấn thương thân não quan trọng.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Cassin, B. and Solomon, S. (1990) Dictionary of Eye Terminology. Gainesville, Florida: Triad Publishing Company.
  2. ^ Malmström T, Kröger RH (tháng 1 năm 2006). “Pupil shapes and lens optics in the eyes of terrestrial vertebrates”. J. Exp. Biol. 209 (Pt 1): 18–25. doi:10.1242/jeb.01959. PMID 16354774.
  3. ^ “Aging Eyes and Pupil Size”. Amateurastronomy.org. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2013.
  4. ^ “Factors Affecting Light-Adapted Pupil Size in Normal Human Subjects” (PDF). Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2013.
  5. ^ "Sensory Reception: Human Vision: Structure and Function of the Eye" Encyclopædia Brtiannicam Chicago, 1987