Thư pháp Hồi giáo là loại hình nghệ thuật sử dụng chữ viết tay trong các ngôn ngữ sử dụng bảng chữ cái Ả Rập hay các bảng chữ cái có nguồn gốc Ả Rập. Nó bao gồm thư pháp Ả Rập, Ba Tư, Ottoman, Afghanistan[1][2][3], Pakistan[4]Ấn Độ. Thư pháp được biết đến trong tiếng Ả Rậpkhatt Arabi (خط عربي‎) có nghĩa là đường nét, thiết kế Ả Rập.[5]

Basmala trong tác phẩm thư pháp Hồi giáo thế kỉ XVIII từ vùng Ottoman

Quá trình phát triển của Thư pháp Hồi giáo gắn bó chặt chẽ với Kinh Kôran, các chương và các đoạn được trích dẫn từ Qur'an là nguồn tư liệu phổ biến nhất được Thư pháp Hồi giáo dựa vào. Mặc dù việc dùng hội hoạ để miêu tả người và động vật không bị Qur'an cấm đoán dứt khoát, các bức hoạ theo truyền thống bị giới hạn trong các sách vở Hồi giáo để ngăn ngừa sự sùng bái thần tượng. Trong thế giới cổ đại, các hoạ sĩ thường vượt qua các rào cản luật pháp bằng cách dùng cách dòng chữ nhỏ li ti để tạo nên đường nét và hình ảnh. Thư pháp trong xã hội Hồi giáo vừa là loại hình nghệ thuật có giá trị, vừa phù hợp với đạo đức tôn giáo. Một câu cách ngôn Ả Rập xưa minh hoạ quan điểm này bằng cách nhấn mạnh "Sự thuần khiết của chữ nghĩa là sự thuần khiết của tâm hồn".[6]

Dù sao, Thư pháp Hồi giáo không quá giới hạn nghiêm ngặt vào các chủ đề, sự vật, đối tượng tôn giáo. Giống như các loại hình nghệ thuật Hồi giáo khác, thư pháp cũng bao gồm một loạt các tác phẩm được tạo ra từ nhiều loại văn bản khác nhau[7] Sự thịnh hành của thư pháp trong nghệ thuật Hồi giáo không liên quan trực tiếp từ truyền thống không thờ hình tượng, đúng hơn, nó phản ánh vai trò trung tâm của quan điểm về sự viết lách và các văn bản trong đạo Hồi[8] Một điều đáng chú ý là, trong một trường hợp, nhà tiên tri Muhammad được cho rằng đã tuyên bố câu này:"Vật đầu tiên Thượng đế tạo ra là cây bút".[9]

Thư pháp Hồi giáo được phát triển từ hai phong cách chính: KuficNaskh. Mỗi phong cách lại có vài biến thể cũng như các phong cách đặc biệt của địa phương. Thư pháp Ả Rập và Ba Tư sau này được hội nhập vào nghệ thuật Hiện đại, bắt đầu từ thời kì hậu thuộc địa ở Trung Đông.

Công cụ và phương tiện

sửa

Công cụ viết thư pháp truyền thống của các nhà thư pháp Hồi giáo là qalam, một loại bút thường được làm từ sậy hoặc tre. Mực viết thường có màu và được lựa chọn sao cho cường độ thay đổi trong khoảng rộng, từ đó tạo nên động lực và sự dịch chuyển trên văn bản. Một vài phong cách sử dụng bút có đầu bằng kim loại.

Thư pháp Hồi giáo còn dùng nhiều loại phương tiện trang trí hơn là giấy như ngói, bình, thảm hay đá. Trước khi giấy được phát minh, papyrusgiấy da được sử dụng để viết. Trong thế kỉ IX, một dòng chảy giấy tràn vào từ Trung Hoa đã cách mạng hoá thư pháp. Trong khi các tu việnChâu Âu khi đó cất giấu vài tá tập sách thì các thư viện ở Thế giới Hồi giáo thường giữ hàng trăm thậm chí hàng nghìn quyển.

Phong cách

sửa

Kufic

sửa
 
Một đoạn kinh Qur'an được ghi bằng chữ Kufic vào thế kỉ IX dưới Triều đại Abbasid
 
Bát được trang trí bởi chữ Kufic, thế kỉ X, Bảo tàng Brooklyn

Kufic là dạng chữ Ả Rập cổ nhất. Phong cách Kufic nhấn mạnh các nét viết cứng và góc cạnh, được thể hiện như dạng cải tiến của chữ Nabataean.[10] Chữ Kufic nguyên thủy gồm 17 chữ cái và không có dấu phụ gồm các chấm và thanh điệu. Các dấu phụ được đưa thêm vào từ thế kỉ VII để giúp người đọc nhận biết phát âm của Qur'an và các văn bản quan trọng khác, làm cho số chữ cái của tiếng Ả Rập tăng lên 28.[11] Mặc dù còn có tranh cãi trong vài học giả, chữ Kufic được cho là đã phát triển trong khoảng cuối thế kỉ VII tại Kufa, Iraq - từ đó từ Kufic được hình thành.[12] Phong cách này sau đó được phát triển nên vài biến thể; bao gồm dạng hoa, dạng lá, dạng nếp gấp, dạng xoắn, dạng có đường bao và dạng vuông. Do tính chất thẳng và có thứ tự của chữ Kufic, nó thường xuyên được dùng trong đá khắc trang trí hay trên tiền.[13] Kufic là phong cách được đùng để sao chép kinh Qur'an từ thế kỉ VIII đến thế kỉ X và bị loại ra khỏi sự sử dụng thông thường từ thế kỉ XII khi mà phong cách Naskh trở nên hữu dụng hơn.

Naskh

sửa
 
Chữ Muhaqqaq trong một bản kinh Qur'an thế kỉ XIV từ Vương triều Mamluk

Việc sử dụng chữ thảo trong tiếng Ả Rập cùng tồn tại với chữ Kufic, và về phương diện lịch sử chữ thảo thường được sử dụng trong các mục đích không chính thức.[14] Cùng với sự trỗi dậy của Hồi giáo, một loại chữ mới cần được sử dụng để phù hợp với nhịp độ cải đạo, mà một loại chữ thảo rành mạch là Naskh lần đầu tiên ra đời trong thế kỉ X. Naskh có nghĩa là "sao chép", nó trở thành chữ tiêu chuẩn để ghi âm sách và bản viết tay.[15] Loại chữ này là loại phổ biến nhất giữa các phong cách khác, được sử dụng trong Qur'an, văn kiện nhà nước và thư tín cá nhân.[16] Naskh trở thành nền tảng của ngành in ấn Ả Rập.

Sự tiêu chuẩn hoá của phong cách Naskh được đề xuất bởi Ibn Muqla (886 - 940) và sau đó được phát triển bởi Abu Hayan at-Tawhidi (mất năm 1009). Ibn Muqla được đề cao trong giới thư pháp Hồi giáo như là nhà sáng chế ra phong cách Naskh, tuy điều này có vẻ như là không đúng. Từ khi Ibn Muqla viết chữ tròn rõ ràng, nhiều học giả từ bỏ kết luận rằng ông đã phát minh loại chữ này.Ibn al-Bawwab, học trò của Ibn Muqla, được tin thực sự là người tạo nên chữ Naskh.[15] Dù sao, Ibn Muqla đã thiết lập hệ thống quy tắc và tỉ lệ để viết nên hình dạng của chữ cái, trong đó dùng chữ alif như chiều cao - x.[17]

Các biến thể của phong cách Naskh bao gồm:

  1. Thuluth được phát triển trong thế kỉ X và sau đó được làm tinh tế hơn bởi Ahmad Tayyib Shah. Chữ viết trong phong cách này có đường thẳng đứng dài và khoảng cách rộng.
  2. Reqa là loại chữ phát triển từ Naskh và Thuluth, lần đầu xuất hiện vào thế kỉ X. Hình dạng của chữ đơn giản với các nét ngắn và nét hoa mỹ nhỏ.[18]
  3. Muhaqqaq là phong cách uy nghi được sử dụng bởi các nhà thư pháp tài hoa. Nó được coi như một trong các loại chữ đẹp nhất và cũng là loại chữ khó thể hiện nhất.

Các phong cách địa phương

sửa
 
Bài thơ Ba Tư viết bằng phong cách Nasta'liq, của nhà thư pháp Mir Emad Hassani, có thể là nhà thư pháp trứ danh nhất Ba Tư

Cùng với sự bành trướng của đạo Hồi, chữ Ả Rập được thiết lập trên một vùng đất đai rộng lớn và nhiều khu vực phát triển phong cách thư pháp độc đáo riêng. Từ thế kỉ XIV trở đi, các phong cách chữ thảo khác được hình thành ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ba TưTrung Hoa[16].

  1. Maghrebi phát triển từ chữ Kufic ở Maghreb (Bắc Phi) và al-Andalus (Iberia), chữ Maghrebi theo truyền thống được viết bằng bút có điểm chấm nhọn(القلم المذبب), từ đó tạo ra một đường dày.
  2. Diwani là một loại chữ Ả Rập thảo được hình thành trong thời kì đầu trị vì của Đế quốc Ottoman vào thế kỉ XVI và đầu thế kỉ XVII. Diwani được sáng tạo bởi Housam Roumi, và đạt đỉnh cao của sự phổ biến trong thời Sultan Suleiman I (1520 - 1566).[19] Khoảng cách giữa các chữ cái thường hẹp, và đường tiến ngược từ dưới lên trên và từ phải sang trái. Diwani khó để đọc và viết vì sự phong cách hoá mạnh của nó, nó trở thành phương tiện viết văn bản cung đình lí tưởng vì tính đảm bảo sự bí mật và ngăn ngừa sự giả mạo.
  3. Nasta'liq là loại chữ ban đầu được dùng để viết tiếng Ba Tư trong các văn bản văn học và phi Qur'an.[20] Nasta'liq được coi như phiên bản phát triển muộn của Naskh và phiên bản dùng ở Iran trước đó, ta'liq.[21] Từ ta'liq nghĩa là "treo", liên quan đến độ hơi dốc của dòng chữ trong phong cách này. Chữ cái có nét thẳng đứng ngắn, và nét rộng và quét ngang. Hình dạng chữ sâu, giống hình lưỡi câu và có độ tương phản lớn.[20]
  4. Sini là phong cách được hình thành ở Trung Quốc. Phong cách này chịu ảnh hưởng rất lớn từ Thư pháp Trung Hoa, trong đó nhà thư pháp dùng bút lông ngựa thay cho qalam. Một nhà thư pháp nổi tiếng của phong cách Sini là Hajji Noor Deen Mi Guangjiang.

Phong cách hiện đại

sửa

Thư viện hình ảnh

sửa

Kufic

sửa

Naskh

sửa

Địa phương

sửa

Hiện đại

sửa

Thủ công

sửa

Danh sách các nhà thư pháp Hồi giáo

sửa

Dưới đây là danh sách một vài nhà thư pháp cổ điển Hồi giáo:

Trung đại
Thời Ottoman
Đương đại

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ AFP, French Press Agency- (ngày 23 tháng 5 năm 2018). “Afghanistan's calligraphy, miniature tradition imprinted in rare silk Quran”. Daily Sabah (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2020.
  2. ^ “Written history: the calligrapher to the last King of Afghanistan”. The National (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2020.
  3. ^ Wadsam (ngày 13 tháng 1 năm 2012). “Afghan calligrapher creates world's largest Qur'an”. Wadsam (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2020.
  4. ^ “HOME”. Amir Kamal ISlamic Calligraphy (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
  5. ^ Julia Kaestle (ngày 10 tháng 7 năm 2010). “Arabic calligraphy as a typographic exercise”.
  6. ^ Lyons, Martyn. (2011). Books: a living history. Los Angeles: J. Paul Getty Museum. ISBN 978-1-60606-083-4. OCLC 707023033.
  7. ^ Blair, Sheila S. (Spring 2003). "The Mirage of Islamic Art: Reflections on the Study of an Unwieldy Field". The Art Bulletin. 85: 152–184 – via JSTOR.
  8. ^ Allen, Terry (1988). Five Essays on Islamic Art. Sebastopol, CA: Solipsist Press. pp. 17–37. ISBN 0944940005.
  9. ^ Roxburgh, David J. (2008). ""The Eye is Favored for Seeing the Writing's Form": On the Sensual and the Sensuous in Islamic Calligraphy". Muqarnas. 25: 275–298 – via JSTOR.
  10. ^ Flood, Necipoğlu (2017). A Companion to Islamic Art and Architecture. I. Hoboken: John Wiley & Sons. tr. 109–110. ISBN 9781119068570. OCLC 963439648.
  11. ^ Schimmel, Annemarie (1984). Calligraphy and Islamic Culture. New York: New York University Press. p. 4. ISBN 0814778305.
  12. ^ Kvernen, Elizabeth (2009). "An Introduction of Arabic, Ottoman, and Persian Calligraphy: Style". Calligraphy Qalam Lưu trữ 2011-07-08 tại Wayback Machine., Schimmel, Annemarie (1984). Calligraphy and Islamic Culture. New York: New York University Press. p. 3. ISBN 0814778305.
  13. ^ Ul Wahab, Zain; Yasmin Khan, Romana (ngày 30 tháng 6 năm 2016). "The Element of Mural Art and Mediums in Potohar Region". Journal of the Research Society of Pakistan. Vol. 53; No. 1 – via Nexis Uni.
  14. ^ Mamoun Sakkal (1993). “The Art of Arabic Calligraphy, a brief history”.
  15. ^ a b Blair, Sheila S. (2006). Islamic Calligraphy. Edinburgh University Press. pp. 158, 165. ISBN 0748612122.
  16. ^ a b “Library of Congress, Selections of Arabic, Persian, and Ottoman Calligraphy: Qur'anic Fragments”. International.loc.gov. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2013.
  17. ^ Kampman, Frerik (2011). Arabic Typography; its past and its future Lưu trữ 2016-10-19 tại Wayback Machine
  18. ^ Kvernen, Elizabeth (2009). “Tawqi' and Riqa'. CalligraphyQalam. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2018.
  19. ^ “Diwani script”. Encyclopædia Britannica.
  20. ^ a b Kvernen, Elizabeth (2009). “An Introduction of Arabic, Ottoman, and Persian Calligraphy: Style”. Calligraphy Qalam. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2021.
  21. ^ “Ta'liq Script”. Encyclopædia Britannica.