Bề mặt Mohorovičić
Điểm gián đoạn Mohorovičić, thông thường được nói đến như là Moho, là ranh giới giữa lớp vỏ và lớp phủ của Trái Đất. Điểm gián đoạn Mohorovičić được Andrija Mohorovičić, một nhà địa chấn học người Croatia, xác định lần đầu tiên năm 1909, khi ông quan sát thấy sự gia tăng đột ngột của vận tốc lan truyền các sóng động đất (đặc biệt là các sóng P) tại điểm này.
Vị trí của điểm gián đoạn Mohorovičić dao động từ khoảng 5 km ở gần các sống núi đại dương tới khoảng 75 km ở gần lớp vỏ lục địa.
Trong thời gian những năm cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960 đã có đề xuất được đưa ra tại Ủy ban điều hành của Quỹ khoa học quốc gia Hoa Kỳ (NSF) để khoan lỗ dọc theo đáy đại dương để đạt tới ranh giới này. Tuy nhiên, công việc này, có tên gọi là Dự án Mohole, chưa bao giờ nhận được sự ủng hộ cần thiết và đề xuất đã bị Quốc hội Hoa Kỳ hủy bỏ vào năm 1967.
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- Harris, P., 1972, 'The composition of the earth', in Gass, I.G., Smith, P.J. và Wilson, R.C.L. (eds), Understanding the Earth: A Reader in the Earth Sciences. The Open University Press.
- Bảng chú giải thuật ngữ của Schlumberger Oilfield Lưu trữ 2008-07-17 tại Wayback Machine
Liên kết ngoài
sửa- Khoan lỗ tới đáy của lớp vỏ Trái Đất (2005)
- Dự án Mohole, 1958-1966 Lưu trữ 2015-11-02 tại Wayback Machine