2015F70D 2024-05-16 05 - 57 - 24
2015F70D 2024-05-16 05 - 57 - 24
2015F70D 2024-05-16 05 - 57 - 24
MỤC LỤC
Phần 1:TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT ........................................ 3
Chương I:SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI ............. 3
THỰC HIỆN DỰ ÁN NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT................................................ 3
1.1 PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 3
1.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG
NMLD ......................................................................................................................................... 4
1.3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT ..................... 11
1.3.1 Địa điểm và diện tích sử dụng: ................................................................................... 12
1.3.2 Sơ đồ vị trí nhà máy: ................................................................................................... 12
1.3.3 Công suất chế biến và nguyên liệu: ............................................................................ 13
1.3.4 Cấu hình nhà máy: ..................................................................................................... 13
1.3.5 Cơ cấu sản phẩm: ...................................................................................................... 14
1.3.6 Tiến độ tổng thể: ......................................................................................................... 15
1.4 KHÁI QUÁT VỀ CÁC GÓI THẦU EPC CỦA DỰ ÁN: .............................................. 15
1.4.1 Gói thầu EPC 1+2+3+4, do Tổ hợp Nhà thầu Technip thực hiện: ........................... 15
1.4.2 Gói thầu EPC 5A - Đê chắn sóng, do Công ty Lũng Lô làm tổng thầu: ................... 16
1.4.3 Gói thầu EPC 5B - Cảng xuất sản phẩm ................................................................... 17
1.4.4 Gói thầu EPC7 - Khu nhà hành chính và điều hành ................................................ 18
Chương II:GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÁC PHÂN XƯỞNG CỦA NHÀ MÁY .... 18
2.1 CÁC PHÂN XƯỞNG CÔNG NGHỆ ............................................................................... 18
2.1.1 Phân xưởng chưng cất khí quyển, U-011 (CDU) ...................................................... 18
2.1.2 Phân xưởng Naphtha Hydrotreater, U-012 (NHT) ................................................... 19
2.1.3 Phân xưởng Reforming, U-013 (Continuous Catalytic Reformer – CCR) ............... 19
2.1.4 Phân xưởng Isome hóa, U-023 (ISOM)..................................................................... 20
2.1.5 Phân xưởng xử lý Kerosene, U-014 (KTU) ............................................................... 20
2.1.6 Phân xưởng Cracking xúc tác tầng sôi, U-015 (RFCC)........................................... 21
2.1.7 Phân xưởng xử lý LPG, U-016 (LTU) ....................................................................... 21
2.1.8 Phân xưởng xử lý Naphtha từ RFCC, U-017 (NTU) ............................................... 21
2.1.9 Phân xưởng xử lý nước chua, U-018 (SWS) ............................................................. 22
2.1.10 Phân xưởng tái sinh amine, U-019 (ARU)............................................................... 22
2.1.11 Phân xưởng trung hòa kiềm thải, U-020 (CNU) ..................................................... 22
2.1.12 Phân xưởng thu hồi Propylene, U-021 (PRU) ......................................................... 22
2.1.13 Phân xưởng thu hồi lưu huỳnh, U-022 (SRU) ........................................................ 23
2.1.14 Phân xưởng xử lý LCO bằng Hydro, U-024 (LCO HDT) ....................................... 23
2.2 CÁC PHÂN XƯỞNG PHỤ TRỢ..................................................................................... 23
2.2.1. Hệ thống cấp nước (nước uống, nước công nghệ và nước khử khoáng)U-031 ...... 23
2.2.2 Hệ thống hơi nước và nước ngưng, U-032 (Steam and condensate Unit) ............... 23
2.2.3 Phân xưởng nước làm mát, U-033 (Cooling Water) .................................................. 24
2.2.4 Hệ thống lấy nước biển, U-034 (Seawater Intake) .................................................... 24
2.2.5 Phân xưởng khí điều khiển và khí công nghệ, U -035 .......................................... 25
2.2.6 Phân xưởng sản xuất Nitơ, U-036 (Nitrogen System) ............................................... 25
2.2.7 Phân xưởng Khí nhiên liệu, U-037. ........................................................................... 25
2.2.8 Hệ thống dầu nhiên liệu của Nhà máy, U-038 .......................................................... 25
2.2.9 Phân xưởng cung cấp kiềm, U-039 ............................................................................ 26
2.2.10 Nhà máy điện, U-040. ............................................................................................... 26
2.3 CÁC PHÂN XƯỞNG BÊN NGOÀI HÀNG RÀO NHÀ MÁY (OFFSITE
FACILITIES) ........................................................................................................................... 26
2.3.1 Khu bể chứa trung gian, U-051 (Refinery Tankage). ................................................. 26
2.3.2 Khu bể chứa sản phẩm, U-052 (Product tank farm) ................................................. 27
2.3.3 Khu xuất xe bồn, U-053 (Truck Loading) .................................................................. 27
2.3.4 Phân xưởng phối trộn sản phẩm, U-054 (Product Blending) ................................... 27
2.3.5 Phân xưởng Flushing Oil, U-055 ............................................................................... 27
2.3.6 Phân xưởng dầu thải, U-056 (Slops) .......................................................................... 28
2.3.7 Hệ thống đuốc đốt, U-057 (Flare) .............................................................................. 28
2.3.8 Phân xưởng xử lý nước thải, U-058 (Effluent Treatment Plant, ETP) .................... 28
2.3.9 Hệ thống nước cứu hỏa, U-059 (Firewater System) .................................................. 28
2.3.10 Khu bể chứa dầu thô, U-060 (Crude Tank Farm) ................................................... 29
2.3.11 Hệ thống ống dẫn sản phẩm, U-071 (Interconnecting Pipelines) ........................... 29
2.4 CÁC THIẾT BỊ TRÊN BIỂN .......................................................................................... 29
2.4.1 Cảng xuất sản phẩm ....................................................................................................... 29
2.4.1.1 Đê chắn sóng ......................................................................................................... 29
2.4.1.2 Cảng xuất sản phẩm, U-081 (Jetty Topside) ........................................................ 29
2.4.2 Phao rót dầu một điểm neo, U-082 (Single Point Mooring, SPM)............................ 30
Phần 2 : MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT ........................ 31
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
CHƯƠNG I
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI
THỰC HIỆN DỰ ÁN NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
1.1 PHẦN MỞ ĐẦU
Phát triển ngành công nghiệp lọc - hóa dầu là chỉ số đánh giá thành công sự nghiệp
công nghiệp hóa của mỗi quốc gia, bởi đây là ngành công nghiệp mũi nhọn có vai trò
nền tảng với những ảnh hưởng sâu rộng đến cục diện của một nền kinh tế. Dự án xây
dựng Nhà máy l ọc dầu ( NMLD) ở nước ta được Đảng và Chính phủ chủ trương từ rất
sớm, xuất phát từ yêu cầu đảm bảo an ninh năng lượng và nhu cầu công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước. Quá trình hình thành và triển khai thực hiện dự án NMLD đầu
tiên của nước ta đã trải qua những giai đoạn khác nhau với nhiều khó khăn, thách thức
to lớn song phản ánh tầm hoạch định chiến lược và quyết tâm của Đảng, Nhà nước đối
với việc quy hoạch cũng như xác định lộ trình phát triển cho ngành công nghi ệp lọc -
hóa dầu đầy mới mẻ của Việt Nam.
Trong khu vực Châu Á, chúng ta thấy Hàn Quốc mặc dù phải nhập hoàn toàn dầu
thô nhưng đã xây dựng 6 NMLD với tổng công suất 127,5 triệu tấn/năm, vượt 30% so
với nhu cầu sử dụng nội địa. Singapore không có dầu thô nhưng với chiến lược trở
thành trung tâm lọc - hóa dầu của khu vực nên đã đầu tư xây dựng 3 NMLD với tổng
công suất là 62,7 triệu tấn/năm, đứng thứ 5 ở Châu Á. Đài Loan phải nhập dầu thô,
nhưng có 4 NMLD với tổng công suất 45,8 triệu tấn/năm. Indonesia có 8 NMLD ổt ng
công suất là 49,4 triệu tấn/năm. Trung Quốc trong công cuộc hiện đại hóa đã chú trọng
đầu tư đặc biệt vào việc tăng nhịp độ và chất lượng phát triển của ngành dầu khí.
Trung Quốc có 95 nhà máy lọc hóa dầu với tổng công suất khoảng 225,5 triệu
tấn/năm. Trung Quốc đang thực hiện lộ trình phát triển công nghiệp lọc - hóa dầu với
mục tiêu đến năm 2010 đạt công suất trên 8 triệu thùng dầu/ngày.
Việt Nam là quốc gia có trữ lượng dầu thô vào hàng đầu so với các nước Đông Á,
chỉ sau Trung Quốc, Inđônêxia và Malaysia. Hiện nay, trữ lượng dầu khí của Việt
Nam vào khoảng 4 - 4,5 tỷ tấn dầu quy đổi. Trữ lượng xác minh khoảng 1,8 tỷ tấn.
Năm 2005, sản lượng khai thác dầu khí của Việt Nam đạt gần 25,7 triệu tấn dầu quy
đổi, trong đó có 18,8 triệu tấn dầu thô và gần 6,9 tỷ m3 khí. Bên cạnh việc tìm kiếm,
thăm dò và khai thác dầu khí ở trong nước, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã triển
khai 7 đề án hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí ở nước ngoài, trong đó giữ vai trò điều
hành tại Hợp đồng lô 433a - 416b ở Algeria và Hợp đồng phát triển Mỏ Amara ở Iraq.
Là quốc gia xuất khẩu dầu thô nhưng hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu toàn bộ
sản phẩm xăng dầu. Cụ thể năm 2005 Việt Nam phải nhập trên 12 triệu tấn xăng dầu.
Dự báo đến năm 2010 , nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước sẽ vào khoảng 17 triệu
tấn và năm 2020 khoảng 34 - 35 triệu tấn. Theo Bộ Tài chính, chỉ riêng quý I/2005 ,
Nhà nước phải bỏ ra 4.870 tỉ đồng để bù lỗ cho việc nhập khẩu xăng dầu nhằm đáp ứng
nhu cầu sử dụng trong nước. Việc đầu tư xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất cho
phép chúng ta chế biến dầu thô trong nước, đảm bảo từng bước về an ninh năng lượng,
giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp xăng dầu từ nước ngoài, góp phần vào sự
nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Theo tính toán của dự án ,
NMLD Dung Quất khi đi vào hoạt động với công suất 6,5 triệu tấn/năm , sẽ đáp
ứng được khoảng 33% nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước.
Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng NMLD Dung Quất còn là động lực to lớn để
thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh, thành phố trong
vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và là điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo an ninh
quốc phòng, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược hiện nay là xây dựng và bảo
vệ tổ quốc.
NMLD Dung Quất được xây dựng tại địa bàn hai xã Bình Trị và Bình Thuận,
huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong quy hoạch của Khu kinh tế Dung Quất với hệ
thống cảng biển nước sâu và vịnh kín gió đã tạo nên một vị trí chiến lược ở phía Bắc
vịnh Cam Ranh, xác lập hệ thống phòng thủ ven biển bảo vệ các khu vực đặc quyền
kinh tế và hỗ trợ các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại thềm lục
địa Việt Nam. Vị trí này còn được coi là đầu mối của tuyến đường ngắn nhất không
phải qua eo biển Malacca và cảng Bangkok để chuyên chở hàng hóa từ các nước trong
khu vực đi qua Miền Trung Việt Nam, tới Myanmar, Bắc Thái Lan và Nam Trung Quốc.
Khu vực này sau khi được đầu tư và phát triển sẽ có vai trò bao quát toàn bộ vùng
Biển Đông, giành được thế chủ động về an ninh, quốc phòng cũng như giao lưu kinh tế.
Sơ đồ tổ chức:
lọc dầu lên 6 triệu tấn/năm và hình thành một khu hóa dầu sản xuất chất dẻo, sợi tổng
hợp và một dây chuyển sản xuất Urê. Tổng vốn đầu tư cho cả hai giai đoạn vào khoảng
3 tỷ Rúp chuyển nhượng.
Đầu những năm 1990, việc giải phóng 3000 ha mặt bằng và tiến hành khảo sát địa
chất sơ bộ, chuẩn bị các điều kiện phụ trợ để xây dựng Khu Liên hợp đã được phía
Việt Nam hoàn tất. Lúc này, phía Liên Xô cũng đã thực hiện xong thiết kế cơ sở và
chuẩn bị các điều kiện đầu tư khác cho dự án. Tuy nhiên do tình hình chính trị và thể
chế của Liên Xô thay đổi dẫn đến việc chấm dứt Hiệp định liên Chính phủ nên dự án
Khu Liên hợp lọc - hóa dầu tại thành Tuy Hạ không thể tiếp tục triển khai theo hướng
ban đầu.
1.2.2 Giai đoạn từ 1992 đến 1996:
Tiếp tục tìm kiếm các đối tác liên doanh để đầu tư xây dựng nhà máy lọc
dầu số I tại Dung Quất - Quảng Ngãi.
Sau khi dự án Khu Liên hợp lọc - hóa dầu tại thành Tuy Hạ gặp trở ngại , việc tiếp
tục chuẩn bị xây dựng NMLD đầu tiên của Việt Nam được Chính phủ chỉ đạo khẩn
trương hơn. Công tác khảo sát và nghiên cứu lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy
được tiến hành tại nhiều khu vực dọc bờ biển Việt Nam.
Năm 1992, Chính phủ chủ trương mời một số đối tác nước ngoài liên doanh đầu tư
Dự Án xây dựng Nhà máy lọc dầu, trong đó có Liên doanh PetroVietnam / Total / CPC
/ CIDC) do Total (Pháp) đứng đầu. Trong giai đo ạn này, có nhiều ý kiến khác nhau
của các bên về địa điểm đặt nhà máy, trong đó Total đề xuất địa điểm xây dựng NMLD
tại Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tháng 02/1994, Thủ tướng Chính phủ đã giao
cho Tổng công ty Dầu khí Việt Nam làm việc với các đối tác nước ngoài gồm Total
(Pháp), CPC và CIDC (Đài Loan) lập Báo cáo nghiên cứu khả thi chi tiết Nhà máy lọc
dầu số I với vị trí dự kiến đặt tại Đầm Môn - vịnh Văn Phong - tỉnh Khánh Hòa.
Trong quá trình nghiên cứu tiếp theo, do có một số quan điểm khác nhau về địa
điểm đặt nhà máy nên Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp
với các bộ ngành liên quan trong đó có Tổng công ty dầu khí Việt Nam tiếp tục
nghiên cứu và báo cáo đầy đủ về các yếu tố địa hình địa chất, tính toán toàn diện các
mặt lợi ích kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của các địa điểm dự kiến xây dựng
Nhà máy lọc dầu tại: Nghi Sơn (Thanh Hoá), Hòn La (Quảng Bình), Dung Quất (Quảng
Ngãi), Văn Phong (Khánh Hoà), Long Sơn (Vũng Tàu).
Ngày 19/9/1994,Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã trực tiếp thị sát khu vực Dung Quất -
Quảng Ngãi và chỉ thị cho các bộ, ngành liên quan phối hợp với UBND tỉnh Quảng
Ngãi tiếp tục khảo sát và lập quy hoạch Khu Công nghiệp tập trung, NMLD số I và
Cảng nước sâu Dung Quất (nay là Khu Kinh tế Dung Quất). Sau khi xem xét những
kết quả khảo sát khoa học thu được và quy ho ạch sơ bộ , ngày 09/11/1994, Thủ tướng
Chính phủ đã ra Quyết định số 658/Q Đ -TTg về địa điểm xây dựng Nhà máy lọc dầu
số I và quy hoạch Khu kinh tế trọng điểm miền T rung , trong đó chính thức chọn Dung
Quất - Quảng Ngãi làm địa điểm xây dựng Nhà máy lọc dầu số I.
Việc lập Luận chứng nghiên cứu khả thi chi tiết của dự án được một Tổ hợp bao
gồm Tổng công ty dầu khí Việt Nam, Total, CPC và CIDC tiếp tục thực hiện. Tuy
nhiên đến tháng 9/1995, Total xin rút khỏi dự án do không đạt được sự thỏa thuận
về địa điểm đặt nhà máy. Để tiếp tục triển khai dự án, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã khẩn trương soạn thảo và trình Chính phủ
phê duyệt hướng dẫn đầu bài Nhà máy lọc dầu số I và mời các đối tác khác thay thế
Total tham gia dự án.
Ngày 15/02/1996, Tổng công ty Dầu khí và các đối tác nước ngoài là LG (Hàn
Quốc), Stone & Webster (Mỹ), P etr onas (Malaysia), Conoco (Mỹ), CPC và CIDC (Đài
Loan) đã ký k ế t t h ỏ a thuận lập Luận chứng khả thi chi tiết Nhà máy lọc dầu số
I. Ngày 05/03/1996, lễ ký chính thức thỏa thuận lập Luận chứng khả thi chi tiết Nhà
máy lọc dầu số I được tiến hành. Theo đó, tỷ lệ góp vốn của các bên tham gia dự án
như sau :
- Tổng công ty Dầu khí Việt Nam = 30%;
- Nhóm A = 30% (gồm LG = 27% và Stone & Webster = 3%);
- Nhóm B = 30% (gồm Petronas = 15% và Conoco = 15%);
- Nhóm C = 10% (gồm CPC = 9% và CIDC = 1%).
Sau khi ký thỏa thuận lập luận chứng nghiên cứu khả thi chi tiết dự án, tổ hợp
bao gồm PetroVietnam và các bên nước ngoài đã khẩn trương triển khai công việc.
Trong thời gian từ 15/02/1996 đến 15/8/1996, Luận chứng nghiên cứu khả thi chi tiết
đã được thực hiện với sự tham gia của các bên và các Tư vấn kỹ thuật (Foster Wheeler),
Tư vấn Cảng (Fluor Daniel), Tư vấn Tài chính (Barclays) và Tư vấn Luật (White &
Case). Theo hướng dẫn đầu bài được Chính phủ phê duyệt, Nhà máy lọc dầu số I sẽ
được xây dựng tại Dung Quất, thuộc địa bàn 2 xã Bình Trị và Bình Thuận, huyện Bình
Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Với hình thức đầu tư liên doanh, nhà máy sẽ chế biến một hỗn
hợp 6,5 triệu tấn dầu ngọt và dầu chua/năm; trong đó lượng dầu ngọt Việt Nam là chủ
yếu, để cho ra sản phẩm chính là nhiên liệu phục vụ giao thông và công nghiệp.
Luận chứng nghiên cứu khả thi đã đưa ra 50 phương án đầu tư để xem xét, với
IRR của các phương án từ 8 - 11 và tổng vốn đầu tư khoảng 1,7 đến 1,8 tỷ USD. Luận
chứng nghiên cứu chi tiết đã được các bên hoàn thành đúng tiến độ và trình Chính phủ
Việt Nam phê duyệt vào tháng 11/1996. Tuy nhiên, kết quả của Luận chứng nghiên
cứu khả thi chi tiết cho thấy dự án - với các thông số theo hướng dẫn của đầu bài - đòi
hỏi vốn đầu tư cao, không thỏa mãn hiệu quả kinh tế và tiểm ẩn khó khăn trong vi ệc
thu xếp tài chính. Phía nước ngoài đề nghị Chính phủ Việt Nam hỗ trợ bằng cách cho
phép dự án được hưởng một số ưu tiên, ưu đãi không nằm trong quy định của đầu bài
hướng dẫn.Thực chất của các đề nghị này là sự đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải ưu
đãi đặc biệt về thuế, bù lỗ cho dự án và cho phép phía nước ngoài tham gia thị trường
phân phối sản phẩm.Đề nghị này không có lợi cho phía Việt Nam nên đã không được
Chính phủ ta phê chuẩn.Vì lý do đó, năm 1996 phía đối tác nước ngoài xin rút khỏi dự
án.
để triển khai dự án theo hình thức liên doanh với tỷ lệ góp vốn 50/50.
Như trên đã đề cập, cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng trong khu vực Châu
Á đã có những tác động xấu đến việc huy động vốn để thực hiện dự án xây dựng
NMLD Dung Q uất . Ngoài 600tr USD thu được từ phần lợi nhuận của ta tại Liên
doanh Vietsovpetro trong thời gian 4 năm trước mà Chính phủ cho phép Tổng công
ty dầu khí Việt Nam giữ lại để đầu tư vào dự án thì việc thu xếp khoản tài chính còn lại
là quá lớn và khó có thể thực hiện được. Trước tình hình đó, phương án Liên doanh
với Nga để hợp tác xây dựng và vận hành Nhà máy Lọc dầu số 1 tại Dung Quất được
xúc tiến.
Ngày 25/8/1998, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga đã ký Hiệp
định Liên Chính phủ về việc xây dựng, vận hành Nhà máy lọc dầu số I tại Dung Quất.
Theo đó, ta và bạn thống nhất giao cho Tổng công ty dầu khí Việt Nam(Petrovietnam)
và Liên đoàn kinh tế hải ngoại n hà nước Liên bang Nga ( Zarubezhneft) làm Ch ủ đầu
tư của dự án.
Ngày 19/11/1998, hai phía đã thỏa thuận thành lập Liên doanh xây dựng và vận
hành NMLD để trực tiếp thực hiện công tác quản lý xây dựng và vận hành Nhà máy lọc
dầu Dung Quất. Thời gian hoạt động của Liên doanh dự kiến là 25 năm. Ngày
28/12/1998, Công ty Liên doanh Nhà máy lọc dầu Việt - Nga (Vietross) chính thức
được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 2097/GP –KHĐT của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư nước CHXHCN Việt Nam.
Theo Quyết định 56 0/C P -DK ngày 21/6/2001 của Chính phủ, tổng mức đầu tư cho
dự án là 1,297 tỷ USD, không bao gồm phí tài chính. Trong đó vốn pháp định là 800
triệu USD, chưa tính chi phí lãi vay trong thời gian xây dựn g và một số khoản chi phí
của chủ đầu tư, chi phí bảo hiểm, chi phí xây dựng cảng, chi phí thuê đất và một số
hạng mục chưa đầu tư. Tỷ lệ góp vốn của hai phía Việt Nam và Liên bang Nga là
50/50. Việc liên doanh với Nga đã giải quyết được hai vấn đề lớn đó là kêu gọi được
nguồn vốn đầu tư và huy động được các chuyên gia có kinh nghiệm để thực hiện dự án.
Trong giai đoạn Liên doanh, dự án NMLD Dung Quất được chia làm 8 gói thầu,
trong đó có 7 gói thầu EPC (thiết kế, mua sắm, xây lắp) và 1 gói thầu san lấp mặt bằng
nhà máy.
- Gói thầu EPC số 1: Các phân xưởng công nghệ, năng lượng phụ trợ trong
hàng rào nhà máy.
- Gói thầu EPC số 2 : Khu bể chứa dầu thô.
- Gói thầu EPC số 3 : Hệ thống ống dẫn sản phẩm, khu bể chứa sản phẩm, các
bến xuất đường biển và đường bộ.
- Gói thầu EPC số 4 : Hệ thống nhập dầu thô, gồm phao rót dầu một điểm neo
(SPM) và hệ thống ống ngầm dẫn dầu thô đến khu bể chứa dầu thô.
- Gói thầu EPC số 5A : Đê chắn sóng bảo vệ bến xuất sản phẩm.
- Gói thầu EPC số 5B : Bến xuất sản phẩm bằng đường biển.
- Gói thầu số 6 : San lấp mặt bằng nhà máy.
- Gói thầu EPC số 7 : Khu nhà hành chính, điều hành.
Công ty Liên doanh Vietross đã tiến hành đấu thầu, đàm phán và ký kết và triển
khai 7/8 gói thầu, trừ gói thầu EPC 1 - Gói thầu quan trọng nhất của dự án . Liên
doanh cũng đã thu xếp đủ vốn cho dự án từ nguồn tín dụng của hai phía, đồng thời
hoàn thành được một số hạng mục xây dựng cơ bản, ổn định cơ sở vật chất, phương
tiện và các điều kiện làm việc của CBCNV; t hiết lập cơ cấu tổ chức, bộ máy nhân
sự, điều hành; ban hành các nội quy, quy trình và quy chế hoạt động v …v.
Trong quá trình Công ty Liên doanh Vietross đàm phán hợp đồng EPC 1 với Tổ
hợp nhà thầu Technip (Pháp)/ JGC (Nhật Bản)/ Tecnicas Reunidas (Tây Ban Nha),
có những vấn đề phức tạp nảy sinh khiến cho tiến độ công việc kéo dài. Hai bên
trong Liên doanh không đạt được sự đồng thuận đối với một số vấn đề quan trọng như
việc thuê tư vấn quản lý dự án, quyết định sử dụng các nhà thầu phụ, các nhà cung cấp
thiết bị, phương án phân phối sản phẩm và một số giải pháp hoàn thiện cấu hình công
nghệ, nâng cao chất lượng và chủng loại sản phẩm của nhà máy v…v. Do vậy hai bên
đã đề nghị Chính phủ hai nước quyết định chấm dứt Liên doanh. Phía Nga c h ấ p
thuận phương án rút khỏi dự án để chuyển giao lại toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của
mình trong Liên doanh sang phía Việt Nam.
Ngày 25/12/2002, Phái đoàn liên Chính phủ hai nước Việt Nam và Liên bang Nga
đã ký Nghị định thư thỏa thuận chuyển quyền chủ đ ầu tư dự án Nhà máy lọc dầu
Dung Quất sang phía Việt Nam. Ngày 05/01/2003, Bộ Công Sản Nga, Zarubezhneft
và Petrovietnam đã ký biên bản chuyển giao toàn bộ nghĩa vụ và trách nhiệm tham
gia Liên doanh Vietross của phía Nga hoàn toàn sang phía Việt Nam. Công ty liên
doanh Vietross chấm dứt hoạt động.
1.2.5 Giai đoạn từ 2003 đến nay:
Trở lại hình thức tự đầu tư và triển khai xây dựng Nhà máy theo Quyết
định 546/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi phía Nga rút khỏi Liên doanh Vieross, dự án xây dựng NMLD Dung Quất
trở lại với phương án tự đầu tư. Chính phủ đã giao cho Tổng công ty dầu khí Việt
Nam tiếp tục triển khai thực hiện dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất theo những nội
dung Quyết định số 514/QĐ-TTg ngày 10/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ . Ngày 12
tháng 02 năm 2003, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã thành lập Ban QLDA NMLD
Dung Quất để triển khai dự án xây dựng NMLD theo phương án Việt Nam tự đầu tư.
Từ quý II năm 2003 đến nay, Ban QLDA NMLD Dung Quất đã tập trung thực
hiện những nhiệm vụ quan trọng chủ yếu như giải quyết các vấn đề pháp lý sau khi
chấm dứt Liên doanh, ổn định bộ máy tổ chức và tư tưởng của CBCNV; ký kết hợp
đồng Tư vấn quản lý dự án (PMC); đàm phán, ký kết và triển khai Hợp đồng phát triển
thiết kế tổng thể (FDC) nhằm điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, kết nối các gói thầu EPC
GVHD : - 10 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
để giao cho một tổ hợp nhà thầu duy nhất thiết kế, mua sắm, lắp đặt và vận hành đồng
bộ nhà máy. Lập tổng dự toán của dự án; đàm phán, ký kết và triển khai các hợp
đồng EPC 1+2+3+4; tập trung giải quyết những phát sinh, vướng mắc về kỹ thuật,
công nghệ và tài chính của các gói thầu EPC 5A, EPC 5B, EPC 7; lập kế hoạch đào
tạo tổng thể và chuẩn bị vận hành nhà máy v…v.
Trong quá trình tiếp tục triển khai dự án, nhận thấy cơ cấu sản phẩm theo thiết kế
cũ trước đây có xăng Mogas 83 và dầu Diesel công nghiệp - là nh ững loại sản
phẩm không còn phù hợp với qui định mới của Nhà nước về tiêu chuẩn chất lượng sản
phẩm xăng dầu - nên Ban QLDA đã đề xuất phương án bổ sung 2 phân xưởng công
nghệ xử lý LCO bằng Hyđrô và Izome hóa vào cấu hình nhà máy. Với phương án này,
nhà máy sẽ loại bỏ xăng Mogas 83 và dầu Diesel công nghiệp khỏi cơ cấu sản phẩm để
sản xuất xăng Mogas 90/92/95 và dầu Diesel ôtô chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn
qui định về chỉ tiêu chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của thị trường xăng dầu
quốc tế.
Do bổ sung hai phân xưởng công nghệ nói trên vào cấu hình nhà máy, thiết kế tổng
thể FEED do Tư vấn Foster Wheeler lập trước đây cần phải điều chỉnh và phát triển
cho phù hợp. Trước yêu cầu đó, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Petrovietnam chỉ
định lựa chọn nhà thầu phát triển thiết kế tổng thể và lập lại T ổng dự toán của nhà
máy. Ngày 18/02/2004, HĐQT Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã phê duyệt Hợp
đồng phát triển thiết kế tổng thể ( FDC) được ký giữa Petrovi etnam và Tổ hợp Nhà
thầu Technip.
Để đảm bảo công tác quản lý, giám sát dự án trong điều kiện ta chưa có kinh
nghiệm về xây dựng NMLD, Chính phủ cho phép Petrovietnam ký hợp đồng tư vấn
quản lý, giám sát và vận hành chạy thử NMLD Dung Quất. Ngày 24/10/2003, Hợp
đồng PMC (Tư vấn quản lý, giám sát, vận hành thử nhà máy) đã được Petrovietnam
ký kết với Công ty Stone & Webster (Vương quốc Anh).
Ngày 17/5/2005 Hợp đồng EPC 1+4 đã được ký kết giữa Petrovietnam và Tổ hợp
nhà thầu Technip (Công ty Technip France (Pháp), Technip Geoproduction (Malaysia),
JGC (Nhật Bản), Tecnicas Reunidas (Tây Ban Nha) thực hiện, trong đó Technip France
(Pháp) đứng đầu ). Ngày 25/6/2005, Hợp đồng EPC 1+4 bắt đầu có hiệu lực.
Ngày 24/8/2005, Hợp đồn g EPC 2+3 bao gồm khu bể chứa dầu thô, đường ống
dẫn sản phẩm, khu bể chứa và cảng xuất sản phẩm được Petrovietnam ký kết với Tổ
hợp nhà thầu Technip. Hợp đồng EPC 2+3 được các bên thỏa thuận coi như một phụ
lục của Hợp đồng EPC 1+4. Ngày 21/9/2005 hợp đồng EPC 2+3 có hiệu lực. Trước đó,
ngày 17/6/2005 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 546/QĐ -TTg về việc điều chỉnh
Dự án đầu tư NMLD Dung Quất. Tổng mức đầu tư của dự án theo Quyết định là 2,501
tỷ USD (chưa bao gồm chi phí tài chính).
Ngày 28/11/2005, Lễ khởi công các gói thầu EPC 1+2+3+4 được Tổ hợp Nhà
thầu Technip phối hợp với Petrovietnam tổ chức tại hiện trường xây dựng nhà máy.
1.3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
GVHD : - 11 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
GVHD : - 12 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
GVHD : - 13 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
Hình1. 2 : Sơ đồ công nghệ của nhà máy lọc dầu Dung Quất
1.3.5 Cơ cấu sản phẩm:
Việc chỉnh sửa thiết kế tổng thể đã cho phép nhà máy sản xuất ra cơ cấu sản phẩm
mới có chất lượng cao hơn, đón đầu và cạnh tranh được với thị trường xăng dầu trong
khu vực cũng như thế giới.
GVHD : - 14 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
GVHD : - 15 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
Hợp đồng EPC 2+3 có hiệu lực từ ngày 25/9/2005 và hoàn thành vào ngày
25/12/2008.
1.4.2 Gói thầu EPC 5A - Đê chắn sóng, do Công ty Lũng Lô làm tổng thầu:
Đê chắn sóng là hạng mục công trình nằm trong dự án NMLD Dung Quất. Đê
được xây dựng tại vịnh Dung Quất nhằm ngăn sóng, bảo vệ khu Cảng xuất sản phẩm
(gói thầu EPC 5B) của NMLD. Việc xây dựng đê chắn sóng còn có tác dụng tạo ra
sự ổn định về mặt nước của toàn bộ khu vực vịnh Dung Quất, đảm bảo hoạt động của
các hạng mục như bến số 1 của Cảng công vụ, các bến của Cảng tổng hợp Dung
Q uất , Cảng chuyên dùng cho công nghiệp nặng và các công trình khác trong vịnh.
- Chiều dài toàn đê: 1.557 m (phần đỉnh đê).
- Chiều rộng trung bình của đê: 11 m.
- Chiều cao đê: Phần tiếp giáp với bờ là +10 m và phần đỉnh đê là +11 m.
- Mái dốc đê: Độ dốc 4/3.
- Thân trong của đê : Đá các loại theo tiêu chuẩn quy định.
- Thân ngoài đê : Phủ bằng khối Accropode.
Công trình đê chắn sóng được Công ty Liên doanh Vietross ký hợp đồng vào
ngày 17/02/2001 với tổ hợp các nhà thầu do Công ty Lũng Lô (Bộ Tư lệnh Công
Binh) đứng đầu . Các nhà thầu phụ tham gia gồm Tổng Công ty Xây dựng & Phát
triển hạ tầng (LICOGI), Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long và Công ty Thiết kế -
Xây dựng Dầu khí (PVECC). Hợp đồng có hiệu lực từ ngày 09/3/2001 và dự kiến công
trình sẽ được hoàn thành sau 28 tháng.
Tuy nhiên, sau khi thi công được hơn 500 mét đê đ ầu tiên, quá trình khảo sát địa
chất bổ sung đã phát hiện nền đất yếu dưới đê nên việc thi công đã tạm ngừng để tìm
biện pháp xử lý. Quá trình ngưng trệ công trình này đã kéo dài cho đến năm 2005 v ì
nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân đổi phương thức đầu tư của dự án và giải
quyết tính pháp lý của việc phát sinh nền đất yếu trong hợp đồng.
Đầu năm 2005, chủ đầu tư và Nhà thầu Lũng Lô đã tiến hành cho đấu thầu để
chọn nhà thầu phụ xử lý nề n đất yếu. Nhà thầu Ballast Ham Dredging (Hà Lan) đã
trúng thầu và tiến hành khảo sát, thiết kế chi tiết hạng mục xử lý nền đất yếu của đê
chắn sóng. Ngày 11/3/2005, Hợp đồng gói thầu xử lý nền đất yếu của Đê chắn sóng
được ký kết giữa Nhà thầu chính Lũng Lô và Nhà thầu phụ Ballast Ham Dredging (Hà
Lan), thời gian thi công là 7 tháng.
Từ tháng 3/2005 đến tháng 10/2005, Nhà thầu phụ Ballast Ham Dredging (Hà Lan)
đã tiến hành nạo vét trên 1.125.000 m3 đất yếu dưới thân đê và đổ cát, đá theo yêu
cầu thiết kế vào các mặt cắt đồng thời đầm nén đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật của
nền đê. Ngày 14/10/2005 Nhà thầu BHD đã hoàn thành công tác xử lý nền đất yếu của
đê chắn sóng. Ngày 21/10/2005 Ban QLDA NMLD Dung Quất cùng với Liên danh
Nhà thầu 5A, Nhà thầu phụ Ballast Ham Dregding và các bên liên qu an đã nghiệm
GVHD : - 16 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
thu hạng mục xử lý nền đất yếu của đê chắn sóng và bàn giao cho Liên danh Nhà thầu
5A tiếp tục thi công phần thân đê. Theo tiến độ, gói thầu EPC 5A sẽ được hoàn thành
vào tháng 10 năm 2007.
1.4.3 Gói thầu EPC 5B - Cảng xuất sản phẩm, do liên danh nhà thầu Cienco1
và các nhà thầu phụ thực hiện :
Gói thầu EPC 5B là hệ thống kết cấu cọc và sàn để nâng đỡ hệ thống ống công nghệ,
các cần xuât sản phẩm, thiết bị điện và tự động hóa của cảng xuất sản phẩm. Đây là
một gói thầu có tính chất quan trọng vì hạng mục này có giao diện trực tiếp với Gói
EPC 1+2+3+4. Các hạng mục công trình thuộc gói thầu EPC 5B được bố trí nằm trong
khu vực vịnh Dung Quất sát với phía trong của thân đê chắn sóng, có diện tích sử dụng
khoảng 135 ha gồm mặt đất và mặt biển với quy mô như sau:
- Hai bến xuất (số 1 và số 2) cho phép tiếp nhận tàu có trọng tải từ 15.000 tấn
đến 30.000 tấn, có thể mở rộng để tiếp nhận tàu có trọng tải lớn nhất là 50.000 tấn.
- Bốn bến xuất thành phẩm (số 3, 4, 5 và 6) cho phép tiếp nhận tàu có trọng tải từ
1.000 tấn đến 5.000 tấn, có thể mở rộng để tiếp nhận tàu 30.000 tấn.
- Hệ thống cầu dẫn ra các bến gồm các trụ cầu dẫn đỡ tuyến ống và một đường
công vụ.
- Tuyến luồng dẫn vào bến và vũng quay tàu.
Gói thầu EPC 5B được Công ty Liên doanh Vietross ký hợp đồng với Tổng Công
ty XDCT Giao thông 6 (CIENCO 6) và Tổng Công ty XDCT Giao thông 1 (CIENCO
1) và Công ty Tedi South trong đó CIENCO 6 là nhà thầu đứng đầu. Thời gian thi
công công trình là 25 tháng bắt đầu từ ngày 01/11/2001.
Trong quá trìn h đóng thử cọc, nhà thầu đã phát hiện các số liệu địa chất thực tế
khác với số liệu khảo sát ban đầu. Một số cọc thép đã không thể đóng được vì gặp
phải đá gốc, vì vậy tiêu chuẩn cọc ống thép cũng phải thay đổi từ BS EN 10113, BS EN
10155 sang tiêu chuẩn ASTM A252 Grade 3. Bên cạnh đó, số lượng cọc cũng phát sinh
nhiều so với dự kiến ban đầu của hợp đồng EPC đã được ký kết.
Tháng 7/2003, việc thử tĩnh 05 cọc trong số 14 cọc thử do điều kiện thi công trên
biển thường xuyên gặp sóng gió lớn nên n hà thầu đã bị sập giàn thử 2 lần , công việc
của gói thầu tạm ngừng lại. Công tác thiết kế chi tiết cũng bị chậm trễ do việc phát
triển thiết kế tổng thể của dự án (FEED) đã làm thay đổi các yêu cầu công nghệ
của gói thầu. Liên danh các nhà thầu của hợp đồng EPC 5B không đủ năng lực để xử
lý các vấn đề của gói thầu, vì vậy đầu tháng 9/2005, Chủ đầu tư và Liên danh các
nhà thầu 5B đã tiến hành cho đấu thầu để chọn nhà thầu phụ khoan và hạ cọc ống
thép vào đá gốc và nhà thầu phụ cung cấp cọc ống thép theo tiêu chuẩn mới.
Ngày 27/09/2005, Liên danh Nhà thầu EPC 5B đã ký hợp đồng với Nhà thầu
phụ Spindo (Indonesia) để cung cấp cọc ống thép.
Ngày 24/01/2006, Liên danh Nhà thầu EPC 5B đã ký hợp đồng với Nhà thầu
GVHD : - 17 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
phụ Antara Koh (Singapore) để thực hiện việc khoan và hạ cọc ống thép vào đá gốc.
Tháng 02/2006, sau khi thống nhất về tải trọng với Tổ hợp Nhà thầu Technip
(Gói EPC 1+2+3+4), Nhà thầu EPC 5B tiếp tục hoàn chỉnh thiết kế chi tiết và triển
khai thi công công trình. Theo tiến độ, gói thầu EPC 5B sẽ được hoàn thành vào
tháng 6 năm 2007.
1.4.4 Gói thầu EPC7 - Khu nhà hành chính và điều hành, do Nhà thầu
COMA thực hiện:
Gói thầu EPC 7 nằm phía bắc của khu nhà máy chính, có tổng diện tích khoảng
10 ha, trên cao trình san nền +11m, được quy hoạch trong khu vực không có nguy
cơ cháy nổ. Bao gồm các hạng mục nhà hành chính, nhà bảo vệ, trạm y tế, trạm cứu
hỏa, gara sửa chữa ôtô, nhà ăn, cửa hàng, nhà giặt là, xưởng bảo trì cơ khí, xưởng bảo
trì điện, hệ thống thông tin liên lạc, kho bảo trì , đường giao thông, sân bãi, cây xanh,
vườn hoa và các hệ thống kỹ thuật kết nối với khu nhà máy chính.
Gói thầu EPC 7 được Công ty Liên doanh Vietross ký hợp đồng với Tổng Công
ty cơ khí - xây dựng Hà Nội (COMA) vào ngày 25/10/2001. Thời gian thi công 22,5
tháng, tính từ ngày tổ chức Lễ khởi công (15/11/2001). Sau khi chuyển đổi hình thức
đầu tư từ Liên doanh sang Việt Nam tự đầu tư, Hợp đồng EPC 7 cũng bị đình trệ như
những hợp đồng khác.
Trong quá trình thực hiện , gói thầu EPC 7 đã có một số thay đổi về tiêu chuẩn thép
và bê tông trong một số hạng mục công trình , thay đổi dự toán của gói thầu do kéo dài
thời gian thực hiện, bổ sung phần điện chiếu sáng ngoài nhà cùng với một số thay đổi
về nguyên lý của hệ thống điều hòa không khí . Những thay đổi, bổ sung trên đã được
Petrovietnam xem xét và trình các cấp có thẩm quyền phê du yệt . Theo tiến độ, gói
thầu EPC 7 sẽ được hoàn thành vào tháng 02 năm 2007 và chờ kết nối phần điện và tự
động hóa với khu nhà máy chính.
CHƯƠNG II
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÁC PHÂN XƯỞNG CỦA NHÀ MÁY
2.1 CÁC PHÂN XƯỞNG CÔNG NGHỆ
2.1.1 Phân xưởng chưng cất khí quyển, U-011 (CDU)
Công suất thiết kế 6,5 triệu tấn dầu thô/năm.
Phân xưởng Chưng cất khí quyển có nhiệm vụ phân tách dầu thô nguyên liệu
thành các phân đoạn thích hợp cho các quá trình chế biến hạ nguồn trong Nhà máy.
Dầu thô sau khi được gia nhiệt tại cụm thu hồi nhiệt được đưa vào tháp chưng cất T -
1101 và phân tách thành:
- Khí nhẹ (C4-) được đưa qua cụm thu hồi khí Gas Plant của phân xưởng RFCC
để thu hồi LPG
GVHD : - 18 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
- Phân đoạn xăng tổng (Full Range Naphtha) làm nguyên liệu cho phân xưởng
Naphtha HydroTreater (NHT)
- Phân đoạn Kerosene được đưa sang làm sạch (loại bỏ Mercaptan, H2S,
Naphthenic acide) tại phân xưởng Kerosene Treater (KTU), Kerosene thành
phẩm được sang bể chứa. Kerosene cũng có thể được sử dụng để phối trộn
Diesel Oil (DO) hoặc Fuel Oil (FO) khi cần
- Phân đoạn Light Gas Oil (LGO) được trực tiếp đưa đi phối trộn DO. Khi cần,
một phần của dòng LGO được đưa sang phân xưởng LCO
Hydrotreater.
- Phân đoạn Heavy Gas Oil (HGO) được trực tiếp đưa đi phối trộn DO/FO. Khi
cần, một phần của dòng HGO được đưa sang phân xưởng LCO Hydrotreater
- Cặn chưng cất khí quyển sẽ được đưa sang làm nguyên liệu cho phân xưởng
Residue Fluid Catalytic Cracking (RFCC) để cho ra các sản phẩm có giá trị thương
mại cao.
2.1.2 Phân xưởng Naphtha Hydrotreater, U-012 (NHT)
Phân xưởng được thiết kế bởi Nhà bản quyền UOP, có công suất thiết kế
23.500 BPSD, Phân xưởng xử lý Naphtha bằng Hydro sử dụng thiết bị phản ứng một
tầng xúc tác cố định để khử các tạp chất Lưu huỳnh, Nitơ có trong FRN từ phân xưởng
CDU, chuẩn bị nguyên liệu cho phân xưởng ISOM và CCR. Naphtha sau khi được
xử lý sẽ đi vào tháp phân tách (Naphtha Splitter) cho ra hai sản phẩm:
- Light Naphtha (LN) đưa sang phân xưởng Light Naphtha Isomerization Unit –
ISOM
- Heavy Naphtha (HN) đưa sang phân xưởng Reforming – CCR.
GVHD : - 19 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
GVHD : - 20 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
2.1.6 Phân xưởng Cracking xúc tác tầng sôi, U-015 (RFCC)
GVHD : - 21 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
BPSDNTU được thiết kế để l oại bỏ các tạp chất của lưu huỳnh (chủ yếu là Mercaptan)
và phenol của phân đoạn Naphtha từ RFCC dựa trên nguyên tắc trích ly giữa dòng RFCC
Naphtha và dòng kiềm tuần hoàn. Dòng Naphtha sản phẩm được đem đi phối trộn xăng
thương phẩm hoặc đưa vào bể chứa trung gian . Kiềm thải được đưa sang phân xưởng
trung hòa kiềm thải (CNU).
2.1.9 Phân xưởng xử lý nước chua, U-018 (SWS)
Công suất thiết kế 74,2 tấn/h Phân xưởng bao gồm một bình tách sơ bộ và hai tháp
chưng cất có nhiệm vụ loại bỏ NH3 và H2S khỏi dòng nước chua thải ra từ các phân
xưởng công nghệ trước khi nước thải được đưa đi xử lý ở phân xưởng xử lý nước thải
(ETP). Một phần nước chua sản phẩm của phân xưởng SWS được đưa về thiết bị tách
muối trong phân xưởng CDU. Khí chua được đưa về phân xưởng thu hồi lưu huỳnh.
Khí chua từ bình tách sơ bộ được đưa đi đốt tại đuốc đốt khí chua.
2.1.10 Phân xưởng tái sinh amine, U-019 (ARU)
Công suất thiết kế 101m3/h Phân xưởng được thiết kế để l oại bỏ khí chua khỏi
dòng Amine bẩn từ phân xưởng RFCCvà LCO HDT. Amine bẩn được đưa vào bình ổn
định, tại đây xảy ra quá trình tách loại Hydrocacbon lỏng khí, trước khi vào tháp tái sinh
.Sau khi được loại bỏ khí chua amine được đưa trở lại các tháp hấp thụ trong phân xưởng
RFCC và LCO HDT.Một phần dòng amine sạch này sẽ đi qua thiết bị lọc để loại bỏ các
tạp chất cơ học.Khí chua sẽ được đưa qua phân xưởng thu hồi lưu huỳnh SRU.
2.1.11 Phân xưởng trung hòa kiềm thải, U-020 (CNU)
Đây là phân xưởng bản quyền của Merichem, công suất thiết kế 1,5m3/h, làm việc
gián đoạn do phải xử lý 2 nguồn nguyên liệu có tính chất khác nhau :
- Phenolic Caustic từ NTU và ETP (gián đoạn)
- Naphthenic Caustic từ LCO HDT, KTU, LTU và alkaline water từ NHT
Kiềm được trung hòa bởi axit sulfuric đến độ pH nằm trong khoảng 6 - 8 trước khi
đưa sang xử lý ở phân xưởng xử lý nước thải. Khí chua tạo thành được đốt ở Incinerator
trong phân xưởng SRU.
2.1.12 Phân xưởng thu hồi Propylene, U-021 (PRU)
Công suất thiết kế 77.240 kg/h.
Phân xưởng PRU được thiết kế để phân tách thu hồi Propylene trong dòng LPG
đến từ phân xưởng LTU. Propylene sản phẩm phải được làm sạch đến phẩm cấp
Propylene dùng cho hóa tổng hợp (99,6 % wt). Phân xưởng gồm có ba tháp chưng cất :
- Tháp tách C3/C4
- Tháp tách C2/C3
- Tháp tách Propane/Propylene
Sau đó Propylene còn được làm sạch để tách loại các tạp chất : Carbonyl Sulphic,
GVHD : - 22 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
GVHD : - 23 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
GVHD : - 24 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
- Cung cấp nước biển làm mát cho các Turbine Condenser của phân xưởng RFCC
và của Nhà máy điện
- Cung cấp nước biển làm mát cho phân xưởng nước làm mát.
2.2.5 Phân xưởng khí điều khiển và khí công nghệ, U -035(Instrument and
Plant Air)
Không khí được nén trong máy nén, sau đó được làm khô theo cơ chế làm lạnh
trước khi đi vào bình chứa khí điều khiển.
Đầu chờ cung cấp khí điều khiển và khí công nghệ được lắp đặt cho Nhà
máy Polypropylene.
2.2.6 Phân xưởng sản xuất Nitơ, U-036 (Nitrogen System)
Phân xưởng bao gồm cụm sản xuất Nitơ và các bình chứa Nitơ lỏng, thiết bị hóa
hơi Nitơ. Phân xưởng được thiết kế với mục đích:
- Cung cấp khí Nitơ cho các hộ tiêu thụ trong khu công nghệ
- Nitơ lỏng (sẽ được hóa hơi khi sử dụng) dự phòng cho trường hợp có nhu cầu
đột xuất hoặc cho quá trình khởi động (start-up) Nhà máy.
- Nitơ lỏng và thiết bị hóa hơi dành riêng cho cụm tái sinh xúc tác của phân xưởng
CCR.
- Hệ thống Nitơ cao áp độc lập sử dụng để kiểm tra rò rỉ của các thiết bị công
nghệ, đường ống.
- Nitơ, có độ sạch 99,7 % thể tích, được sản xuất bằng cách đông lạnh không khí.
2.2.7 Phân xưởng Khí nhiên liệu, U-037.
Phân xưởng khí nhiên liệu bao gồm Bình chứa FG, Cụm hóa hơi và hệ thống ống
thu gom/phân phối FG. Phân xưởng được thiết kế đủ cung cấp cho nhu cầu FG của các
lò đốt trong các phân xưởng công nghệ và cho nồi hơi siêu cao áp của Nhà máy điện.
Ngoài ra còn có hệ thống hóa hơi LPG/Propylene nhằm: i) cung cấp LPG cho Phân
xưởng Khí nhiên liệu vào giai đoạn start-up của Nhà máy; ii) đốt bỏ LPG/Propylene
không đạt tiêu chuẩn cũng như lượng C4 thừa trong trường hợp khẩn cấp. FG còn
được sử dụng cho các pilot của đuốc đốt hoặc dùng để thổi rửa các đầu nối.
Thông thường Cụm hóa hơi luôn ở trạng thái chờ nóng (hot stan d -by). Khi xảy ra
tụt áp trong hệ thống FG, LPG sẽ được hóa hơi một cách tự động, nhờ đó đảm bảo
nhu cầu FG không bị thiếu hụt.
GVHD : - 25 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
cung cấp dầu nhiên liệu cho tất cả các hộ tiêu thụ trong Nhà máy.
Do trong Nhà máy ưu tiên sử dụng FG nên dầu nhiên liệu chỉ được sử dụng để bù
cho phần còn thiếu của FG. Vì vậy, nhu cầu tiêu thụ dầu nhiên liệu là không ổn định.
Thông thường dầu nhiên liệu được sử dụng là DCO của phân xưởng RFCC . Đối với
lần start-up đầu tiên của Nhà máy, dầu nhiên liệu sẽ là FO nhập từ SPM . Trong quá
trình start-up, hai bể chứa dầu nhiên liệu có thể tiếp nhận HGO hoặc cặn chưng cất
khí quyển từ phân xưởng CDU.
2.2.9 Phân xưởng cung cấp kiềm, U-039
Phân xưởng gồm bể hòa tan kiềm cùng các bể chứa và bơm vận chuyển kiềm. Có
bốn loại kiềm được sử dụng trong nhà máy:
o
- 50 Bé tương đương dung dịch kiềm có nồng độ 49,5 % wt.
o
- 20 Bé tương đương dung dịch kiềm có nồng độ 14,4 % wt.
o
- 14 Bé tương đương dung dịch kiềm có nồng độ 10,0 % wt.
o
- 5 Bé tương đương dung dịch kiềm có nồng độ 3,4 % wt.
o
Kiềm 50 Bé được sản xuất trực tiếp bằng cách hòa tan kiềm rắn bằng nước khử khoáng.
Các loại kiềm còn lại nhận được khi hòa tan kiềm 50o Bé với nước khử khoáng.
2.2.10 Nhà máy điện, U-040.
Nhà máy điện được thiết kế với 4 máy phát điện công suất 27 MW mỗi máy và 4 nồi hơi
công suất mỗi nồi hơi là 196 tấn hơi/h. Nhà máy điện là nguồn cung cấp hơi nước và điện sử
dụng trong toàn Nhà máy. Ngoài ra, Nhà máy còn có trạm kết nối với lưới điện quốc gia để
xuất điện khi sản lượng vượt nhu cầu tiêu thụ nội bộ và nhập điện khi có sự cố và trong giai
đoạn start-up.
Trong thiết kế của Nhà máy điện cũng đã tính đến việc cung cấp điện cho Nhà
máy Polypropylene trong tương lai.
2.3 CÁC PHÂN XƯỞNG BÊN NGOÀI HÀNG RÀO NHÀ MÁY
(OFFSITE FACILITIES)
2.3.1 Khu bể chứa trung gian, U-051 (Refinery Tankage).
Hệ thống bể chứa trung gian bao gồm:
- Bể chứa sản phẩm trung gian trước khi được tiếp tục xử lý ở các phân xưởng hạ
nguồn như: Residues, FN, HN, RFCC Naphtha, LCO.
- Bể chứa cấu tử trước khi phối trộn thành phẩm : Isomerate, reformate, Mixed
C4’s, SR Kerosene, LGO, HGO, HDT LCO
- Bể chứa sản phẩm không đạt tiêu chuẩn: Off-spec Propylene, off-spec LPG -
GVHD : - 26 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
GVHD : - 27 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
cầu shutdown. Khi đó chính bơm HDT LCO hoặc bơm LGO của hệ thống pha trộn
FO sẽ được sử dụng để bơm hỗn hợp HDT LCO/LGO hoặc chỉ riêng LGO làm nhiệm
vụ của flushing oil.
2.3.6 Phân xưởng dầu thải, U-056 (Slops)
Phân xưởng bao gồm hai hệ thống khác nhau: dầu thải nhẹ và dầu thải nặng, có
nhiệm vụ thu gom các loại dầu thải tương ứng, lưu trữ và đưa đi tái xử lý tại phân
xưởng CDU hoặc RFCC.Tùy tính chất của slops mà sẽ chọn phân xưởng một cách phù
hợp, thường là RFCC để tránh nguy cơ nhiễm các hợp chất olefin vào sản phẩm Jet A1.
2.3.7 Hệ thống đuốc đốt, U-057 (Flare)
Hệ thống đuốc đốt bao gồm hai cụm:
- Đuốc đốt của Nhà máy được thiết kế để có thể đốt toàn bộ lượng khí thải trong
các trường hợp: i) khi có khí thải từ một thiết bị nào đó; ii) khí thải từ một phân xưởng
khi xảy ra cháy nổ hoặc hệ thống phụ trợ gặp sự cố; iii) khi xảy ra mất điện trên toàn
Nhà máy.
- Đuốc đốt khí chua: Khí được xem là chua khi H2S chiếm trên 10 % thể tích Hệ
thống đuốc còn được thiết kế dự phòng cho Nhà máy Polypropylene.
2.3.8 Phân xưởng xử lý nước thải, U-058 (Effluent Treatment Plant, ETP)
Hệ thống xử lý nước thải bao gồm hai cụm:
- Cụm xử lý nước thải của nhà máy, tiếp nhận và xử lý nước thải của các khu
vực: Các phân xưởng công nghệ, Khu bể chứa trung gian, Các phân xưởng phụ trợ,
Nước thải sinh hoạt.
- Cụm xử lý nước thải của Khu bể chứa sản phẩm tiếp nhận và xử lý nước thải
của các khu vực: Khu bể chứa sản phẩm, Khu xuất sản phẩm cho xe bồn, Nước dằn tàu,
Hệ thống phụ trợ tại Khu bể chứa sản phẩm.
Nước đã xử lý được thải ra biển sau khi đi qua bể kiểm tra. Dầu tách ra từ dòng
nước thải được đưa về bể chứa Heavy Slop trong Nhà máy. Bùn sinh học tạo thành
trong quá trình x ử lý nước được đưa ra các vùng đất trồng trọt (tùy theo tiêu chuẩn
môi trường của VN). Bùn đã khử nước và dầu được đưa đến các khu vực đã được quy
định trước.
2.3.9 Hệ thống nước cứu hỏa, U-059 (Firewater System)
Có hai hệ thống nước cứu hỏa riêng biệt: hệ thống nước cứu hỏa cho Nhà máy và
các vùng lân cận và hệ thống nước cứu hỏa chu Khu bể chứa, Khu xuất sản phẩm cho
xe bồn và Cảng xuất sản phẩm.
Hệ thống nước cứu hỏa trong Nhà máy bao gồm bể chứa nước cứu hỏa (nhận nước
từ Hệ thống cấp nước), bơm chữa cháy/jockey pump và hệ thống các vòi phun cứu
hỏa, vòi phun bọt, … Trong trường hợp thiếu hụt nước cứu hỏa, nước biển sẽ được kết
GVHD : - 28 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
nối vào hệ thống cứu hỏa của Nhà máy Hệ thống nước cứu hỏa cho Khu vực bể chứa
sản phẩm lấy nguồn nước trực tiếp từ biển tại Cảng xuất sản phẩm và cũng có các thiết
bị tương tự như trên.
2.3.10 Khu bể chứa dầu thô, U-060 (Crude Tank Farm)
Các bể chứa dầu thô được thiết kế nhằm:
- Tiếp nhận dầu thô từ SPM thông qua ống dẫn dầu thô.
- Lưu trữ và tách nước trong các bể chứa được gia nhiệt.
- Cung cấp dầu thô cho Nhà máy với lưu lượng thích hợp.
- Lưu trữ cặn chưng cất chân không trong trường hợp phân xưởng RFCC
shutdown.
2.3.11 Hệ thống ống dẫn sản phẩm, U-071 (Interconnecting Pipelines)
Là hệ thống đường ống nối từ Nhà máy ra Khu bể chứa sản phẩm và từ Khu b ể
chứa ra Cảng xuất sản phẩm. Hệ thống bao gồm các đường ống dẫn riêng biệt cho mỗi
loại sản phẩm và các loại phụ trợ cần thiết.
2.4 CÁC THIẾT BỊ TRÊN BIỂN
2.4.1 Cảng xuất sản phẩm
2.4.1.1 Đê chắn sóng
Với chiều dài khoảng 1,6 km, Đê chắn sóng tạo ra một vùng an toàn trong vịnh
Dung Quất nhờ đó hạn chế được sự gián đoạn của các hoạt động xuất/nạp sản phẩm tại
Cảng xuất sản phẩm.
Đê được làm từ đá tảng và các kết cấu bê tông thích hợp có khả năng làm giảm độ
cao của sóng biển trong mùa mưa bão (tháng 11 đến tháng 1 hàng năm) xuống thấp
hơn hoặc bằng 0,5 m. Với sự có mặt của Đê, thời gian kh ông hoạt động do mưa bão
của Cảng xuất sản phẩm sẽ không vượt quá 7 – 8 ngày/năm.
2.4.1.2 Cảng xuất sản phẩm, U-081 (Jetty Topside)
Cảng xuất sản phẩm được thiết kế để nhận sản phẩm thông qua ống dẫn sản phẩm
và xuất cho các tàu chở hàng tại các bến xa bờ và các bến gần bờ.
Các bến xa bờ được thiết kế có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng 15.000 đến
30.000 DWT. Tuy nhiên kết cấu và móng cọc của các bến này cho phép mở rộng tiếp
nhận tàu có tải trọng 50.000 DWT trong tương l ai.Bến gần bờ có thể tiếp nhận
tàu chở Propylene/LPG có tải trọng từ 1.000 đến 2.000 DWT và tàu chở các sản phẩm
khác có tải trọng từ 3.000 đến 5.000 DWT. Bến gần bờ có khả năng mở rộng để tiếp
nhận tàu có tải trọng đến 30.000 DWT trong tương lai.
Tại cảng xuất sản phẩm, để giảm thiểu thao tác súc rửa đường ống và cần nạp
sản phẩm, mỗi sản phẩm sẽ được xuất qua các cần xuất chuyên biệt. Trên cầu cảng còn
GVHD : - 29 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
có các thiết bị đo lưu lượng xuất sản phẩm. Cần xuất sản phẩm được phân bố như sau:
- Bến cảng 1: 02 cần xuất Mogas và 02 cần xuất DO.
- Bến cảng 2: 02 cần xuất Mogas và 02 cần xuất DO.
- Bến cảng 3: 01 cần xuất Mogas, 01 cần xuất Jet A1 và 01 cần xuất DO.
- Bến cảng 4: 01 cần xuất Mogas, 01 cần xuất Jet A1 và 01 cần xuất DO.
- Bến cảng 5: 01 cần xuất LPG, 01 cần xuất Propylene.
- Bến cảng 6: 01 cần xuất LPG, 01 cần xuất Fuel Oil.
Tại bến số 6 có lắp đặt các thiết bị tiếp nhận nước dằn tàu thông qua cần xuất FO
và bơm nước dằn tàu có sẵn trên tàu. Sau đó, nước dằn tàu được đưa về xử lý tại Khu
bể chứa sản phẩm.
2.4.2 Phao rót dầu một điểm neo, U-082 (Single Point Mooring, SPM)
SPM bao gồm: thân phao, xích neo, PLEM (Pipeline end manifold), ống mềm,
ống dẫn dầu thô nằm dưới đáy biển kết nối PLEM với bờ. SPM được thiết kế để tiếp
nhận dầu thô từ tàu chở dầu và chuyển đến Khu bể chứa dầu thô và không được thiết
kế để xuất bất kỳ sản phẩm nào. SPM nằm trong vịnh Việt Thành cách Nhà máy
khoảng 3 km về phía Đông được thiết kế để tiếp nhận các tàu chở dầu có tải trọng từ
80.000 đến 110.000 DWT. Thời gian dừng hoạt động hàng năm do gió bão ước tính
vào khoảng 50 ngày.
Ống mềm nổi được sử dụng để kết nối tàu với SPM. Ống dẫ n dầu thô dưới đáy
biển được thiết kế để vận chuyển dòng dầu thô Bạch Hổ có điểm chảy cao (36 oC). Vì
vậy hệ thống được thiết kế với hai ống dẫn để có thể thổi rửa (flushing) và chùi rửa
bằng con thoi (pigging facilities). Cả hai đường ống đều nằm sâu dưới lớp cát đáy biển
và được bao bọc bởi một lớp bêtông bảo vệ.
&
GVHD : - 30 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
PHẦN 2
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT
GVHD : - 31 - SVTH :
ThS.Võ Đức
Phao rót Anh
dầu một điểm neo (SPM) Nguyễn
Khu bể chứa trung Thảo
gian Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
GVHD : - 32 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
GVHD : - 33 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
GVHD : - 34 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
Phân xưởng Cracking xúc tác tầng sôi cặn chưng cất Khí quyển (015-RFCC).
GVHD : - 35 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
GVHD : - 36 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
GVHD : - 37 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
GVHD : - 38 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
GVHD : - 39 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên
Trường ĐHCN TP.HCM Báo cáo kiến tập tốt nghiệp
Khoa Công Nghệ Tổng quan nhà máy lọc dầu Dung Quất
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đến kiểm tra và làm việc tại công trường xây
dựng NMLD Dung Quất
GVHD : - 40 - SVTH :
ThS.Võ Đức Anh Nguyễn Thảo Nguyên