Tự luận Triết
Tự luận Triết
Tự luận Triết
1. Anh (chị) hay cho biết chủ nghĩa duy vật thừa nhận tính thứ nhất của thế giới là gì? Chủ nghĩa
duy vật được thể hiện dưới hình thức cơ bản nào? Hãy kể tên.
Chủ nghĩa duy vật cho rằng bản chất của thế giới là vật chất - vật chất là tính thứ nhất,
quyết định ý thức.
Chủ nghĩa duy vật để được hình thành và phát triển vói ba hình thức cơ bản là:
o Chủ nghĩa duy vật chất phác.
o Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
o Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
2. Anh chị hãy cho biết chủ nghĩa duy tâm thừa nhận tính thứ nhất của thế giới là gì? Chủ nghĩa duy
tâm được thể hiện dưới hình thức cơ bản nào? Hãy kể tên.
Chủ nghĩa duy tâm cho rằng bản chất của thế giới là tinh thần; ý thức là tính thứ nhất,
quyết định vật chất.
Chủ nghĩa duy tâm được thể hiện dưới hai hình thức cơ bản:
o Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
o Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
3. Anh ( chị) hãy cho biết thế giới quan, phương pháp luận là gì?
Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về bản
thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó. Thế giới quan
đóng vai trò định hướng cho toàn bộ cuộc sống của con người, từ thực tiễn đến hoạt động
nhận thức thế giới cũng như tự nhận thức bản thân để từ đó xác định lý tưởng, hệ giá lối
sống, nếp sống của mình.
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống quan điểm, các nguyên tắc chỉ
đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức
và thực tiễn. Phương pháp luận có nhiều cấp độ; trong đó, phuơng pháp luận triết học là
phương pháp luận chung nhất.
Thế giới quan và phương pháp luận triết học là lý luận nền tảng của chủ nghĩa
Mác - Lênin: là sự kế thừa, phát triển tinh hoa chủu nghĩa duy vật và phép biện
chứng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại.
Nắm vững những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận triết học
của chủ nghĩa Mác — Lênin vừa lả điều kiện tiên quyết đế nghiên cứu toàn bộ hệ
thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa là điều kiện tiên quyết để vận dụng
nó một cách sáng tạo trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm giải quyết
những vấn đề mà đời sống xã hội của đất nước, của thời đại đang đặt ra.
4. Phân biệt sự khác nhau cơ bản của triết học và triết lý. Cho ví dụ minh họa?
-Triết lý: là những điều được rút tỉa bởi trải nghiệm, như một quan niệm nền tảng, cốt lõi trên cơ
sở nhìn nhận điều gì là đúng ( nguồn cội tâm thế / giá trị tinh thần / sức mạnh ứng xử ) được phát
biểu ngắn gọn, xúc tích - Như một tín điều, làm kim chỉ nam cho cách xử thế, hành động hay lối
sống của một Cá nhân hay một Cộng đồng.
-Triết học: là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan
và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến
thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học
khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp
cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.
Ví dụ
- Triết lý: cùng một tình huống mỗi người, mỗi nhóm lại có những quan điểm khác nhau.
Chẳng hạn, những năm gần đây cứ mỗi kì thi tốt nghiệp cấp 3 các gia đình và học sinh luôn
đau đầu về việc định hướng tương lai cho con em mình sau này. Cha mẹ thì cho rằng học
tập là con đường tốt nhất để con cái đạt được thành công, nhưng với các bạn trẻ ngày nay
thì lại cho rằng không chỉ có mỗi học đại học mới có thể dẫn đến thành công mà còn rất
nhiều hướng đi khác như đi học nghề hoặc các công việc khác,...
- Triết học: trong triết học có 2 phép biện chứng đó là phép biện chứng duy tâm – coi trọng ý
thức hơn vật chất, phép biện chứng duy vật – coi trọng vật chất hơn ý thức.
5. Anh chị hay cho biết triết học là gì? Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề nào? Vị trí của vấn đề
đó trong sự phân định các trường phái triết học trong lịch sử?
-Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của
con người trong thế giới ấy. Triết học nghiên cứu về các câu hỏi chung và cơ bản về sự tồn tại,
kiến thức, giá trị, lý trí, tâm trí và ngôn ngữ. Những câu hỏi như vậy thường được đặt ra là vấn đề
cần nghiên cứu hoặc giải quyết. Phương pháp triết học bao gồm đặt câu hỏi, thảo luận phê bình,
lập luận hợp lý và trình bày có hệ thống.
-Vấn đề cơ bản của triết học là
+ VC & YT cái nào có trước cái nào có sau.
+Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
-Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác
của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết
học
6. Anh chị hãy nêu định nghĩa vật chất của Lênin. Từ đó rút ra ý nghĩa của việc nghiên cứu định
nghĩa.
-Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ
thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta
chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
-Định nghĩa vật chất của Lênin có hai ý nghĩa quan trọng sau:
Thứ nhất bằng việc chỉ ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất là thuộc tính tồn tại
khách quan, đã giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa phạm trù vật
chất với tư cách là phạm trù triết học, khoa học chuyên ngành, từ đó khắc phục được hạn
chế trong các quan niệm của các nhà triết học trước đó, cung cấp căn cứ khoa học để xác
định những gì thuộc và không thuộc về vật chất.
Thứ hai khi khẳng định vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh, Lê-nin đã giải quyết
triệt để vấn đề cơ bản của triết học đó là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật
chất quyết định ý thức. Đó là con người có thể nhận thức được thế giới khách quan thông
qua sự chép lại, chụp lại, phản ánh của con người đối với thực tại khách quan. Định nghĩa
vật chất của Lê-nin đã tạo cơ sở nền tảng, tiền đề để xây dựng quan niệm duy vật về xã
hội,về lịch sử
7. Anh chị hãy phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra
trong hoạt động thực tiễn.
-Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có trước, ý
thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức nhưng không thụ động mà có
thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người. Phân tích mối quan hệ ta thấy:
+Thứ nhất: Vật chất có vai trò quyết định ý thức
Do tồn tại khách quan nên vật chất là cái có trước và mang tính thứ nhất. Ý thức là sự phản ánh
lại của vật chất nên là cái có sau và mang tính thứ hai. Nếu không có vật chất trong tự nhiên và
vật chất trong xã hội thì sẽ không có ý thức nên ý thức là thuộc tính, là sản phẩm cuẩ vật chất,
chịu sự chi phối, quyết định của vật chất. Bên cạnh đó, ý thức có tính sáng tạo, năng động nhưng
những điều này có cơ sở từ vật chất và tuân theo những quy luật của vật chất.
Vật chất quy định nội dung và hình thức biểu hiệu của ý thức. Điều này có ý nghĩa là ý thức mang
những thông tin về đối tượng vật chất cụ thể. Những thông tin này có thể đúng hoặc sai, đủ hoặc
thiếu, sự biểu hiện khác nhau đều do mức độ tác động của vật chất lên bộ óc con người.
+Thứ hai: Ý thức tác động trở lại vật chất
Mặc dù vật chất sinh ra ý thức nhưng ý thức không thụ động mà sẽ tác động trở lại cật chất thông
qua các hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức sau khi sinh ra sẽ không bị vật chất gò bó mà
có thể tác động làm thay đổi vật chất.
Vai trò của ý thức đối với vật chất thể hiện ở vai trò của con người đối với khách quan. Qua hoạt
động của con người, ý thức có thể thay đổi, cải tạo hiện thực khách quan theo nhu cầu phát triển
của con người. Và mức độ tác động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, ý chí, điều kiện,
môi trường… và nếu được tổ chức tốt thì ý thức có khả năng tác động lớn đến vật chất.
Ý thức không thể thoát ly hiện thực khách quan, sức mạnh của ý thức được chứng tỏ qua việc
nhận thức hiện thực khách quan và từ đó xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu ý chí để hoạt
động của con người có thể tác động trở lại vật chất. Việc tác động tích cực lên vật chất thì xã hội
sẽ ngày càng phát triển và ngược lại, nếu nhận tức không dùng, ý thức sẽ kìm hãm lịch sử.
- Ý nghĩa phương pháp luận
– Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động
Tri thức mà con người thu nhận được sẽ thông qua chu trình học tập, nghiên cứu từ các hoạt động quan
sát, phân tích để tác động vào đối tượng vật chất và buộc những đối tượng đó phải thể hiện những thuộc
tính, quy luật
Để cải tạo thế giới khách quan đáp ứng nhu cầu của mình, con người phải căn cứ vào hiện thực khách
quan để có thể đánh giá, xác định phương hướng biện pháp, kế hoạch mới có thể thành công.
Bên cạnh đó cần phải tránh xa những thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, niềm tin mà không nghiên cứu
đánh giá tình hình đối tượng vất chất
– Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con người.
Con người muốn ngày càng tài năng, xã hội ngày càng phát triển thì phải luôn chủ động, phát huy khả
năng của mình và luôn tìm tòi, sáng tạo cái mới. Bên cạnh đó, con người phải thường xuyên rèn luyện, tu
dưỡng, nâng cao năng lực và không bỏ cuộc giữa chừng.
Con người tuyệt đối không được thụ động, ỷ lại trong mọi trường hợp để tránh việc sa vào lười suy nghĩ,
lười lao động.
8. Phân biệt sự khác nhau giữa vật chất và vật thể theo quan điểm duy vật biện chứng? Cho ví dụ
minh họa.
- Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc
vào
cảm giác
- Vật thể là chỉ rõ một khối lượng vật chất có thể đo được, nhìn được.
Ví dụ:
Gạo được sản xuất bán ra thị trường sẽ được gọi là hàng tiêu dùng. Vậy gạo chính là vật chất.
Vật thể chính là 1 kg gạo
9. Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa con người và con vật dựa theo quan điểm duy vật lịch sử.
Cho ví dụ minh họa.
- Con người:
+ Có tư duy và ý thức
+ Có ngôn ngữ, chữ viết để làm công cụ giao tiếp
+ Con người sống bằng lao động sản xuất, cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra các vật phẩm để thỏa
mãn nhu cầu của mình.
+ Con người là sản phẩm của lịch sử và chính bản thân con người.
+ Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội.
+ Ví dụ: con người trồng một vườn cam để ăn và bán, phục vụ bản thân.
- Con vật
+ Không có chữ viết
+ Sống bằng thu lượm, săn bắt
+ Không có xã hội.
+ Không có lịch sử
+ Ví dụ: con sóc tìm hạt dẻ và các loại hạt khác để chúng tích trữ cho mùa đông hoặc khi mà
chúng đói.
10. Anh chị hãy trình bày khái quát nội dung cơ bản của quan niệm duy vật biện chứng về tính thống
nhất vật chất của thế giới?
Theo quan điểm duy vật biện chứng, bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính
vật chất của nó. Quan điểm đó bao hàm những nội dung cơ bản sau đây:
- Một là, chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất; thế giới vật chất là cái có trước, tồn
tại khách quan, độc lập với ý thức của con người.
- Hai là, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không được sinh ra và không bị mất
đi.
- Ba là, mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối liên hệ khách quan, thống nhất với nhau,
biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất, có
nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách
quan phổ biến của thế giới vật chất. Trong thế giới vật chất không có gì khác ngoài những
quá trình vật chất đang biến đổi và chuyển hoá lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết
quả của nhau.
11. Phân biệt giữa vận động và phát triển theo quan điểm duy vật biện chứng. Cho ví dụ minh họa?
- Vận động:
+ Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất.
+ Vật chất tồn tại khách quan nên vận động cũng tồn tại khách quan và vận động của vật chất là
tự thân vận động.
+ Vận động có 5 hình thức cơ bản:
Vận động cơ học (sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian);
Vận động vật lý (vận động của các phân tử, điện tử, các hạt cơ bản, các quá trình
nhiệt, điện , v.v);
Vận động hóa học (sự biến đổi các chất vô cơ, hữu cơ trong quá trình hóa hợp
và phân giải);
Vận động sinh học (sự biến đổi của các cơ thể sống, biến thái cấu trúc gen, v.v);
Vận động xã hội (sự biến đổi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,v.v).
+ Vận động là tuyệt đối, vĩnh viễn.
+ Vận động có trạng thái đặc biệt là đứng im, đó là vận động trong thế cân bằng và đứng im là
hiện tượng tương đối, tạm thời.
+ Ví dụ:
Sự chuyển động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất.
- Phát triển:
+ Phát triển là quá trình vận động của sự vât, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên: từ trình độ
thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
+ Các quá trình phát triển đều có tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng, phong phú.
+ Là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích
cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật hiện tượng mới.
+Ví dụ:
Sự biến hóa của sinh vật từ đơn bào đến đa bào.
12. Anh chị hay cho biết thế giới quan là gì? Có mấy hình thức phát triển của thế giới quan trong lịch
sử tư tưởng của nhân loại. Cho ví dụ về thế giới quan triết học.
-Thế giới quan là hệ thống quan điểm của con người về thế giới.
-Trong lịch sử tư tưởng của nhân loại thế giới quan có ba hình thức phát triển:
+ Thế giới quan huyền thoại.
+ Thế giới quan tôn giáo.
+ Thế giới quan triết học.
Thế giới quan triết học được xây dựng dựa trên hệ thống lý luận, khái niệm, phạm trù,
quy luật. Không đơn giản chỉ là nói lên quan điểm của con người về thế giới, thế giới
quan triết học còn nỗ lực tìm các giải thích, chứng minh tính đúng đắn của các quan điểm
đó bằng lý luận, logic.
13. Tại sao triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan?
-Tại vì bản thân triết học là thế giới quan ( TH lấy thế giới, con người và xã hội loài người làm
trung tâm cho việc nghiên cứu Triết Học
- Ngoài ra đây còn là hệ thống quan điểm, nguyên tắc, cách thức nền tảng để thực hiện hoạt động
nhận thức và thực tiễn.
14. Phân biệt sự khác nhau giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình. Cho ví dụ minh
họa.
-Phương pháp biện chứng xem xét sự vật hiện tượng:
+ Trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng.
+ Trong sự vận động phát triển không ngừng của chúng.
+ Ví dụ: tre già măng mọc
-Phương pháp siêu hình xem xét sự vật hiện tượng:
+ Phiến diện
+ Chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, tách rời, không vận động, phát triển.
+ Áp dụng máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác.
+ Ví dụ: truyện “ Thầy bói xem voi”
15. Anh chị hãy cho biết phép biện chứng là gì? Phép biện chứng duy vật do ai sáng lập và phát triển
gồm những nguyên lý, quy luật, phạm trù cơ bản nào. Hãy kể tên?
-Phép biện chứng là dùng để chỉ những mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Phép biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập, Lênin kế thừa, bổ sung, phát triển.
- Gồm hai nguyên lí cơ bản:
+ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
+ Nguyên lý về sự phát triển.
-Các quy luật cơ bản:
+ Căn cứ vào mức độ của tính phổ biến:
Quy luật riêng
Quy luật chung
Quy luật phổ biến
+ Căn cứ vào lĩnh vực tác động:
49. Bản chất con người theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử là gì? Liên hệ với việc phát
triển bản thân hiện nay?
50. Quần chúng nhân dân là gì? Cho ví dụ minh họa. Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân
dân như thế nào? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?