Bo de Danh Gia Nang Luc 2021-2022

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 215

DỰ ÁN 1

NHÓM Tài liệu ĐGNL ĐHQG TP. HCM

Bộ đề
ÔN THI ĐÁNH GIÁ
NĂNG LỰC

Năm - 2021
NHÓM TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG ĐỀ ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2021-2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Hoàng Thanh Thời gian làm bài: 150 phút
Đề số: 1

PHẦN 1. NGÔN NGỮ


1.1. Tiếng Việt
Câu 1. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống: “Trăng quầng thì hạn, trăng . . . thì mưa.”
A. tỏ. B. sang. C. mờ. D. tán.
Câu 2. Truyện cổ tích Tấm Cám thể hiện nhiều mối quan hệ. Câu nào bên dưới đây không thể hiện
mối quan hệ chính?
A. Mối quan hệ giữa mẹ ghẻ và con chồng. B. Mối quan hệ giữa chị và em trong gia đình.
C. Mối quan hệ giữa thiện và ác. D. Mối quan hệ giữa nhà vua và dân chúng.
Câu 3. “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi/ Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên/ Xanh kia thăm thẳm
từng trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này.” (Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm)
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
A. Lục bát. B. Ngũ ngôn. C. Song thất lục bát. D. Tự do.
Câu 4. “Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng/ Nách tường bông liễu bay sang láng giềng.” (Truyện Kiều –
Nguyễn Du). Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
A. Bông liễu. B. Nách tường. C. Láng giềng. D. Oanh vàng.
Câu 5. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Đưa người ta không đưa qua sông/ Sao có tiếng . . . ở trong
lòng.” (Tống biệt hành - Thâm Tâm)
A. khóc. B. gió. C. sóng. D. hát.
Câu 6. “Anh dắt em qua cầu/ Cởi áo đưa cho nhau/ Nhớ về nhà dối mẹ/ Gió bay rồi còn đâu.” (Làng
quan họ, Nguyễn Phan Hách).
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
A. dân gian. B. trung đại. C. thơ Mới. D. thơ hiện đại.
Câu 7. Qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi đã thể hiện rõ điều nào dưới đây?
A. Sức sống tiềm tàng của những con người Tây Bắc.
B. Vẻ đẹp của thiên nhiên Nam Bộ.
C. Vẻ đẹp tâm hồn của người Nam Bộ.
D. Lòng yêu nước của những con người làng Xô Man.
Câu 8. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau
A. Chất phát. B. Trau chuốc. C. Bàng hoàng. D. Lãng mạng.
Câu 9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Anh tôi là một người . . . ”
A. Chính trực, thẳn thắng. B. Trính trực, thẳn thắng.
C. Trính trực, thẳng thắn. D. Chính trực, thẳng thắn.
Câu 10. Từ nào bị sử dụng sai trong câu sau: “Mặc cho bom rơi đạn lạc, người chiến sĩ vẫn ngang
nhiên cầm súng xông ra chiến trường.”
A. xông ra. B. người chiến sĩ. C. ngang nhiên. D. đạn lạc.
Câu 11. Các từ nhỏ mọn, xe cộ, chợ búa, chùa chiền, muông thú là:
A. từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa giống nhau.
B. từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa khác nhau.
C. từ láy toàn thể.
D. từ láy bộ phận.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 1


Câu 12. “Nhìn chung, Nguyễn Tuân là một người lắm tài mà cũng nhiều tật (1). Ngay những độc giả
hâm mộ anh cũng cứ thấy lắm lúc vướng mắc khó chịu (2). Nhưng để bù lại, Nguyễn Tuân lại muốn
dựa vào cái duyên khá mặn mà của mình chăng? (3). Cái duyên “tài tử” rất trẻ, rất vui, với những cách
ăn nói suy nghĩ vừa tài hoa vừa độc đáo, vừa hóm hỉnh nghịch ngợm làm cho người đọc phải bật cười
mà thể tất cho những cái “khó chịu” gai góc của phong cách anh” (4).
(Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút kí chống Mĩ, Nguyễn Đăng Mạnh)
Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, chữ “tài tử” trong câu (4) có nghĩa là:
A. một thể loại âm nhạc của Nam Bộ. B. tư chất nghệ sĩ.
C. sự không chuyên, thiếu cố gắng. D. diễn viên điện ảnh nổi tiếng.
Câu 13. “Rõ ràng là bằng mắt phải anh vẫn thấy hiện lên một cánh chim én chao đi chao lại. Mùa
xuân đã đến rồi.” (Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Nguyễn Trung Thành)
Nhận xét về phép liên kết của hai câu văn trên.
A. Hai câu trên sử dụng phép liên tưởng. B. Hai câu trên không sử dụng phép liên kết.
C. Hai câu trên sử dụng phép liên kết đối. D. Hai câu trên sử dụng phép liên kết lặp.
Câu 14. “Nhân dịp ông đi công tác ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên để chuẩn bị cho việc xây
dựng một số tuyến đường giao thông theo dự án.”. Đây là câu:
A. thiếu chủ ngữ. B. thiếu vị ngữ.
C. thiếu chủ ngữ và vị ngữ. D. sai logic.
Câu 15. Trong các câu sau:

I. Trong ba ngày, lượng mưa kéo dài gây ra hiện tượng ngập úng ở nhiều khu vực.

II. Chí Phèo là hình tượng điển hình cho người nông dân bị tha hóa do nhà văn Nam Cao xây dựng
trong tác phẩm cùng tên.

III. Ông lão nhìn con chó, đuôi vẫy lia lịa.

IV. Tối hôm ấy, theo đúng hẹn, tôi đến nhà anh ấy chơi.

Những câu nào mắc lỗi?


A. I và II. B. III và IV. C. I và III. D. II và IV.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
“Bạn cũ ngồi than thở, nói ghét Sài Gòn lắm, chán Sài Gòn lắm, trời ơi, thèm ngồi giữa rơm rạ quê
nhà lắm, nhớ Bé Năm Bé Chín lắm. Lần nào gặp nhau thì cũng nói nội dung đó, có lúc người nghe bực
quá bèn hỏi vặt vẹo, nhớ sao không về. Bạn tròn mắt, về sao được, con cái học hành ở đây, công việc ở
đây, miếng ăn ở đây.
Nghĩ, thương thành phố, thấy thành phố sao giống cô vợ dại dột, sống với anh chồng thẳng thừng
tôi không yêu cô, nhưng rồi đến bữa cơm, anh ta lại về nhà với vẻ mặt quạu đeo, đói meo, vợ vẫn mỉm
cười dọn lên những món ăn ngon nhất mà cô có. Vừa ăn chồng vừa nói tôi không yêu cô. Ăn no anh
chồng vẫn nói tôi không yêu cô. Cô nàng mù quáng chỉ thản nhiên mỉm cười, lo toan nấu nướng cho
bữa chiều, bữa tối.
Bằng cách đó, thành phố yêu anh. Phố cũng không cần anh đáp lại tình yêu, không cần tìm cách xóa
sạch đi quá khứ, bởi cũng chẳng cách nào người ta quên bỏ được thời thơ ấu, mối tình đầu. Của rạ của
rơm, của khói đốt đồng, vườn cau, rặng bần... bên mé rạch. Lũ cá rúc vào những cái vũng nước quánh
đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín cây. Ai đó cất tiếng gọi trẻ con về
bữa cơm chiều, chén đũa khua trong cái mùi thơm quặn của nồi kho quẹt. Xao động đến từng chi tiết
nhỏ”.

(Trích Yêu người ngóng núi, Nguyễn Ngọc Tư)

Câu 16. Phong cách ngôn ngữ của văn bản là


A. Sinh hoạt. B. Chính luận. C. Nghệ thuật. D. Báo chí.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 2


Câu 17. Từ “quạu đeo” ở dòng thứ 2 trong đoạn văn thứ 2 có nghĩa là:
A. bi lụy. B. hạnh phúc. C. cau có. D. vô cảm.
Câu 18. Phương thức biểu đạt chủ yếu của những câu văn: “Lũ cá rúc vào những cái vũng nước quánh
đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín cây . . . ” là:
A. tự sự. B. thuyết minh. C. nghị luận. D. miêu tả.
Câu 19. Trong đoạn văn thứ 3, “mối tình đầu” của “anh” là:
A. thành phố. B. thị trấn trong sương.
C. vùng rơm rạ thanh bình, hồn hậu. D. làng chài ven biển.
Câu 20. Chủ đề chính của đoạn văn là:
A. Nỗi nhớ quê của kẻ tha hương.
B. Sự cưu mang của mảnh đất Sài Gòn.
C. Niềm chán ghét khi phải tha phương cầu thực của người xa quê.
D. Người chồng bạc bẽo.
1.2. Tiếng Anh Question 21 – 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in
each blank
Câu 21. The cutting or replacement of trees downtown . . . . . . . . . arguments recently
A. has caused. B. have caused. C. are causing. D. caused.
Câu 22. Many places . . . . . . . . . our city are heavily polluted.
A. on. B. in. C. at. D. upon.
Câu 23. There were so . . . . . . . . . negative comments on Tom’s post that he had to remove it.
A. much. B. many. C. a lot of. D. plenty.
Câu 24. His mother is . . . . . . . . . mine, but he is younger than me.
A. more old than. B. old as. C. not as older as. D. older than.
Câu 25. You’re driving . . . . . . . . .! It is really dangerous in this snowy weather.
A. carelessly. B. careless. C. carelessness. D. carefulness.
Question 26 – 30: Each of the following sentences has one error (A, B, C or D). Find it and blacken
your choice on your answer sheet.
Câu 26. There were too many participants in the event, so each of them were asked just one ques-
tion.
A. too many. B. in. C. so. D. were.
Câu 27. Mary works as a journalist for an magazine that specializes in men’s clothes and footwear.
A. works. B. an.
C. that. D. men’s clothes and footwear.
Câu 28. Timmy’s pet dog is so lovely. It always wags it’s tail to greet him whenever he comes home.
A. is. B. it’s. C. to greet. D. comes home.
Câu 29. France, where is a very beautiful country, has many tourist attractions.
A. where. B. very beautiful. C. has. D. attractions.
Câu 30. Do not read comics too often. With mostly pictures, it does not help to develop your language
skills.
A. too often. B. mostly. C. it does. D. your language.
Question 31 – 35: Which of the following best restates each of the given sentences?
Câu 31. I may buy a piece of land as a way of saving for my old age.
A. To save for my old age, I am advised to buy a piece of land.
B. It is possible that I will save for my old age after buying a piece of land.
C. After I have saved for my old age, I will buy a piece of land.
D. To save for my old age, I am likely to buy a piece of land.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 3


Câu 32. Linda would not win a high price in swimming if she did not maintain her training.
A. Linda is not maintaining her training to score well in swimming.
B. Linda does not want to win a high prize in swimming at all.
C. Linda will win a very high prize in swimming if she maintains her training.
D. Linda joined a swimming contest and tried to win a high prize.
Câu 33. Timmy seems to be smarter than all the other kids in his group.
A. Timmy is as smart as all the kids in his group.
B. All the other kids in Timmy’s group are certainly not as smart as him.
C. Other kids are smart, but Timmy is smarter than most of them.
D. It is likely that Timmy is the smartest of all the kids in his group.
Câu 34. When I was sick, my best friend took care of me.
A. I had to look after my best friend, who was sick.
B. I was sick when I cared for my best friend.
C. I was cared for by my best friend when I was sick.
D. My best friend was taken care of by me when getting sick.
Câu 35. Dr. Mary Watson told Jack, “You cannot go home until you feel better.”
A. Dr. Mary Watson advised Jack to stay until he felt better.
B. Dr. Mary Watson did not allow Jack to go home until he felt better.
C. Dr. Mary Watson does not want Jack to go home because he is not feeling well now.
D. Dr. Mary Watson asked Jack to stay at home until he felt better.
Question 36 – 40: Read the passage carefully.
At home, I used to suffer enough with my husband who is a heavy smoker. Now, I am delighted
that smoking is going to be banned in the majority of enclosed public spaces in Britain from July this
year. In fact, I cannot wait for the ban to arrive. When hanging out, I am fed up with sitting in pubs
with my eyes and throat hurting because of all the tobacco smoke in the air. As soon as I leave the pub
I always find that my clothes and hair stink of cigarettes, so the first thing I do when I get home is to
have a shower.
It is not my problem if smokers want to destroy their own health, but I hate it when they start
polluting my lungs as well. Passive smoking is a real problem, as a lot of medical studies have shown
that nonsmokers who spend a long time in smoky environments have an increased risk of heart disease
and lung cancer.
It is ridiculous when you hear smokers talking about the ban taking away their ‘rights’. If they are
in a pub and they feel the need for a cigarette, obviously they will still be able to go outside in the
street and have one. What is wrong with that? It will certainly be a bit inconvenient for them, but
maybe that will help them to quit.
Choose an option (A, B, C or D) that best answer each question.
Câu 36. What is the passage mainly about?
A. Reasons British people suggest the government should ban smoking in public places.
B. How British people oppose the smoking ban in enclosed public spaces.
C. A personal view on British smoking ban in enclosed public areas.
D. Harmful effects of smoking on second-hand smokers in the family.
Câu 37. In paragraph 1, what is the word stink closest in meaning to?
A. smell unpleasantly. B. cover fully. C. pack tightly. D. get dirty.
Câu 38. According to paragraph 2, what does the writer say about smokers?
A. They have risks of heart disease. B. They will certainly have lung cancer.
C. She does not care about their health. D. They have polluted lungs.
Câu 39. In paragraph 3, what does the word one refer to . . . . . . . . .?
A. need. B. pub. C. cigarette. D. street.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 4


Câu 40. According to the passage, what can be inferred about the writer’s attitude toward the smoking
ban?
A. She thinks it might be helpful to smokers. B. She feels sorry for heavy smokers.
C. She thinks it is unnecessary. D. She expresses no feelings.
PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 2.1. Toán học
Câu 41. Phương trình x3 − 3x2 + m = 0 có ba nghiệm phân biệt khi và chỉ khi m thuộc khoảng
A. (−4; 0). B. (0; 4). C. (−∞; 0). D. (0; +∞).
Câu 42. Trong mặt phẳng phức, tập hợp các điểm biểu diễn các số phức z thỏa mãn z · z = 1 là
A. một đường thẳng. B. một đường tròn. C. một elip. D. một điểm.
Câu 43. Cho một khối lăng trụ ABC.A0 B 0 C 0 . Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AA0 , CC 0 . Mặt
phẳng (BEF ) chia khối lăng trụ thành 2 phần. Tỉ số thể tích của hai phần đó là
1 1 2
A. . B. 1. C. . D. .
3 2 3
Câu 44. Phương trình mặt cầu (S) có tâm I(1; −2; 3) và tiếp xúc với trục Oy là
A. x2 + y 2 + z 2 − 2x + 4y − 6z + 9 = 0. B. x2 + y 2 + z 2 + 2x − 4y + 6z + 9 = 0.
2 2 2
C. x + y + z − 2x + 4y − 6z + 4 = 0. D. x2 + y 2 + z 2 + 2x − 4y + 6z + 4 = 0.
Z1

3

Câu 45. Cho tích phân I = 1 − x dx. Với cách đặt t = 3 1 − x ta được
0
Z1 Z1 Z1 Z1
A. I = 3 t3 dt. B. I = 3 t2 dt. C. I = t3 dt. D. I = 3 t dt.
0 0 0 0

Câu 46. Cho hai đường thẳng d1 và d2 song song nhau. Trên d1 có 10 điểm phân biệt, trên d2 có 8
điểm phân biệt. Số tam giác có ba đỉnh được lấy từ 18 điểm đã cho là
A. 640 tam giác. B. 280 tam giác. C. 360 tam giác. D. 153 tam giác.
Câu 47. Hai xạ thủ cùng bắn vào bia. Xác suất người thứ nhất bắn trúng là 80%. Xác suất người thứ
hai bắn trúng là 70%. Xác suất để cả hai người cùng bắn trúng là
A. 50%. B. 32, 6%. C. 60%. D. 56%.
a
Câu 48. Nếu a > 0, b > 0 thỏa mãn log4 a = log6 b = log9 (a + b) thì bằng
√ √ b
5−1 5+1 3 2
A. . B. . C. . D. .
2 2 2 3
Câu 49. Bạn A mua 2 quyển tập, 2 bút bi và 3 bút chì với giá 68.000đ; bạn B mua 3 quyển tập, 2 bút
bi và 4 bút chì cùng loại với giá 74.000đ; bạn C mua 3 quyển tập, 4 bút bi và 5 bút chì cùng loại. Số
tiền bạn C phải trả là
A. 118.000đ. B. 100.000đ. C. 122.000đ. D. 130.000đ.
Câu 50. Bốn học sinh cùng góp tổng cộng 60 quyển tập để tặng các bạn học sinh trong một lớp học
1 1 1
tình thương. Học sinh thứ hai, ba, tư góp số tập lần lượt bằng ; ; tổng số tập của ba học sinh còn
2 3 4
lại. Khi đó số tập mà học sinh thứ nhất góp là
A. 10 quyển. B. 12 quyển. C. 13 quyển. D. 15 quyển.
2.2. Tư duy logic
Câu 51. Biết rằng phát biểu “Nếu hôm nay trời mưa thì tôi ở nhà ” là sai. Hỏi phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Nếu hôm nay trời không mưa thì tôi không ở nhà.
B. Nếu hôm nay tôi không ở nhà thì trời không mưa.
C. Hôm nay trời mưa nhưng tôi không ở nhà.
D. Hôm nay tôi ở nhà nhưng trời không mưa.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 5


Câu 52. Một gia đình có năm anh em trai là X, Y , P , Q, S. Biết rằng P là em của X và là anh của
Y; Y là anh của Q. Để kết luận rằng S là anh của Y thì ta cần biết thêm thông tin nào sau đây?
A. P là anh của S. B. X là anh của S. C. P là em của S. D. S là anh của Q.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 56.
Trong lễ hội mừng xuân của trường, năm giải thưởng trong một trò chơi (từ giải nhất đến giải năm)
đã được trao cho năm bạn M, N, P, Q, R. Dưới đây là các thông tin ghi nhận được:

• N hoặc Q được giải tư.

• R được giải cao hơn M .

• P không được giải ba.

Câu 53. Đáp án nào dưới đây có thể là thứ tự các bạn đoạt giải, từ giải nhất đến giải năm?
A. M, P, N, Q, R. B. P, R, N, M, Q. C. N, P, R, Q, M . D. R, Q, P, N, M .
Câu 54. Nếu Q đạt giải năm thì M sẽ đạt giải nào?
A. Giải nhất. B. Giải nhì. C. Giải ba. D. Giải tư.
Câu 55. Nếu M được giải nhì thì câu nào sau đây sai?
A. N không đạt giải ba. B. P không đạt giải tư.
C. Q không đạt giải nhất. D. R không đạt giải ba.
Câu 56. Nếu P có giải cao hơn N đúng 2 vị trí thì đáp án nào dưới đây nêu đầy đủ và chính xác danh
sách các bạn có thể nhận được giải nhì?
A. P . B. M, R. C. P, R. D. M, P, R.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 57 đến 60
Một nhóm năm học sinh M, N, P, Q, R xếp thành một hàng dọc trước một quầy nước giải khát. Dưới
đây là các thông tin ghi nhận được từ các bạn học sinh trên:

• M, P, R là nam; N, Q là nữ;

• M đứng trước Q;

• N đứng ở vị trí thứ nhất hoặc thứ hai;

• Học sinh đứng sau cùng là nam.

Câu 57. Thứ tự (từ đầu đến cuối) xếp hàng của các học sinh phù hợp với yêu cầu là
A. M, N, Q, R, P . B. M, Q, N, P, R. C. R, M, Q, N, P . D. R, N, P, M, Q.
Câu 58. Nếu P đứng ở vị trí thứ hai thì khẳng định nào sau đây sai?
A. P đứng ngay trước M . B. N đứng ngay trước R.
C. Q đứng phía trước R. D. N đứng phía trước Q.
Câu 59. Hai vị trí nào sau đây phải là hai học sinh khác giới tính (nam - nữ)?
A. Thứ hai và ba. B. Thứ hai và năm. C. Thứ ba và tư. D. Thứ ba và năm.
Câu 60. Nếu học sinh đứng thứ tư là nam thì câu nào sau đây sai?
A. R không đứng đầu. B. N không đứng thứ hai.
C. M không đứng thứ ba. D. M không đứng thứ tư.
2.3. Phân tích số liệu

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời câu hỏi từ 61 đến 63.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 6


Theo thống kê của sở GD&ĐT Hà Số học sinh tuyển vào trường
Nội, năm học 2018-2019, dự kiến THPT công lập
toàn thành phố có 101.460 học sinh
xét tốt nghiệp THCS, giảm khoảng 10%
4.000 học sinh so với năm học 2017- 8% Số học sinh tuyển vào trường
THPT ngoài công lập
2018. Kỳ tuyển sinh vào THPT công
lập năm 2019-2020 sẽ giảm 3.000 chỉ
62%
tiêu so với năm học 2018-2019. 20% Số học sinh tuyển vào các trung
tâm giáo dục nghề nghiệp giáo
dục thường xuyên

Số học sinh học các cơ sở giáo


dục nghề nghiệp
Số lượng học sinh kết thúc chương trình THCS năm học 2018-2019 sẽ được phân luồng trong năm học
2019-2020 như biểu đồ hình bên.
Câu 61. Theo dự kiến trong năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tuyển khoảng bao nhiêu học
sinh vào công lập?
A. 62.900 học sinh. B. 65.380 học sinh. C. 60.420 học sinh. D. 61.040 học sinh.
Câu 62. Chỉ tiêu vào trường THPT công lập nhiều hơn chỉ tiêu vào THPT ngoài công lập bao nhiêu
phần trăm?
A. 24%. B. 42%. C. 63%. D. 210%.
Câu 63. Trong năm 2018-2019 Hà Nội đã dành cho bao nhiêu phần trăm chỉ tiêu vào THPT công
lập?
A. 62,0%. B. 60,7%. C. 61,5%. D. 63,1%.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 64 đến 66

Theo báo cáo thường niên năm 900


2017 của ĐHQG - HCM, trong 797
800
giai đoạn từ năm 2012 đến 2016, 722 732
ĐHQG - HCM có 5.708 công bố 700
619
khoa học, gồm 2.629 công trình 600 566 566 579
được công bố trên tạp chí quốc
tế và 3.079 công trình được công 500
415 412
bố trên tạp chí trong nước. Bảng 400
số liệu chi tiết được mô tả ở hình 300
300
bên.
200
100
0
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tạp chí Quốc tế Tạp chí Trong nước


Câu 64. Trong giai đoạn 2012-2016, trung bình mỗi năm ĐHQG-HCM có bao nhiêu công trình được
công bố trên tạp chí quốc tế?
A. 438. B. 476. C. 525. D. 951.
Câu 65. Năm nào số công trình được công bố trên tạp chí quốc tế chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các
công bố khoa học của năm?
A. Năm 2013. B. Năm 2014. C. Năm 2015. D. Năm 2016.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 7


Câu 66. Trong năm 2014, số công trình công bố trên tạp chí quốc tế ít hơn số công trình công bố trên
tạp chí trong nước bao nhiêu phần trăm?
A. 2,3%. B. 16,6%. C. 116,6%. D. 14,3%.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 67 đến 70

Số liệu thống kê tình hình việc làm của sinh viên ngành Toán sau khi tốt nghiệp của các Khóa tốt
nghiệp 2015 và 2016 được trình bày trong bảng sau:

Khóa tốt nghiệp Khóa tốt nghiệp


STT Lĩnh vực việc làm 2018 2019
Nữ Nam Nữ Nam
1 Giảng dạy 25 45 25 65
2 Tài chính 23 186 20 32
3 Lập trình 25 120 12 58
4 Bảo hiểm 12 100 3 5

Câu 67. Trong số nữ sinh có việc làm ở Khóa tốt nghiệp 2018, tỷ lệ phần trăm của nữ làm trong lĩnh
vực Giảng dạy là bao nhiêu?
A. 11,2%. B. 12,2%. C. 15,0%. D. 29,4%.
Câu 68. Tính cả hai khóa tốt nghiệp 2018 và 2019, số sinh viên làm trong lĩnh vực Tài chính nhiều
hơn số sinh viên làm trong lĩnh vực Giảng dạy là bao nhiêu phần trăm?
A. 67,2%. B. 63,1%. C. 62,0%. D. 68,5%.
Câu 69. Tính cả hai khóa tốt nghiệp 2018 và 2019, lĩnh vực nào có tỷ lệ phần trăm nữ cao hơn các
lĩnh vực còn lại?
A. Giảng dạy. B. Ngân hàng. C. Lập trình. D. Bảo hiểm.
Câu 70. Tính cả hai khóa tốt nghiệp 2018 và 2019, ở các lĩnh vực trong bảng số liệu, số sinh viên nam
có việc làm nhiều hơn số sinh viên nữ có việc làm là bao nhiêu phần trăm?
A. 521,4%. B. 421,4%. C. 321,4%. D. 221,4%.

PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3.1. Hóa học


Câu 71. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s1 . Tính chất nào sau đây của
nguyên tố X là không đúng?
A. Ở dạng đơn chất, X tác dụng với nước tạo ra khí hiđro.
B. Hợp chất của X với clo là hợp chất ion.
C. Nguyên tử X dễ nhận thêm 1 electron để tạo cấu hình lớp vỏ 3s2 bền.
D. Hợp chất của X với oxi có tính chất tan được trong nước tạo dung dịch có môi trường bazơ.
Câu 72. Xét các cân bằng hóa học sau:

I. Fe2 o3 + 3CO(k)  2Fe(r) + 3CO2(k) .

II. CaO(r) + CO2(k)  CaCO3(r) .

III. 2NO2(k)  N2 O4(k) .

IV. H2(k) + I2(k)  2HI(k) .

Khi tăng áp suất, các cân bằng hóa học không bị dịch chuyển là
A. I, III. B. I, IV. C. II, IV. D. II, III.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 8


Câu 73. Đốt cháy hoàn toàn 6, 20 một hợp chất hữu cơ A cần một lượng O2 (đktc) vừa đủ thu được
hỗn hợp sản phẩm cháy. Cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thấy có
19, 7 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dung dịch giảm 5, 5 gam. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng nước lọc
lại thu được 9, 85 gam kết tủa nữa (biết H = 1, C = 12, O = 16, Ba = 137). Công thức phân tử của A

A. C2 H4 O2 . B. C2 H6 O. C. C2 H6 O2 . D. C3 H8 O.
Câu 74. Cho các chất sau: Alanin (X), CH3 COOH3 N CH3 (Y ), CH3 N H2 (Z), H2 N CH2 COOC2 H5 (T ).
Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch N aOH và dung dịch HCl là
A. X, Y, Z, T . B. X, Y, T . C. X, Y, Z. D. Y, Z, T .
3.2. Vật lí
Câu 75. Trong thí nghiệm giao thoa khe Young đối với ánh sáng đơn sắc λ = 0, 4 µm, khoảng cách từ
hai khe đến màn là 1, 2 m khoảng vân đo được là 1, 2 mm. Khoảng cách giữa hai khe là:
A. 0, 4 mm. B. 0, 5 mm. C. 0, 6 mm. D. 0, 7 mm.
Câu 76. Âm phát ra từ hai nhạc cụ khác nhau có thể cùng:
A. âm sắc và đồ thị dao động âm. B. độ to và đồ thị dao động âm.
C. độ cao và âm sắc. D. độ cao và độ to.
Câu 77. Để sử dụng các thiết bị điện 110 V trong mạng điện 220 V người ta phải dùng máy biến áp.
Tỉ lệ số vòng dây của cuộn sơ cấp (N1 ) trên số vòng dây của cuộn thứ cấp (N2 ) ở các máy biến áp loại
này là:
A. N1 : N2 = 2 : 1. B. N1 : N2 = 1 : 1. C. N1 : N2 = 1 : 2. D. N1 : N2 = 1 : 4.
Câu 78. Một nguyên tử hiđrô từ trạng thái cơ bản có mức năng lượng bằng −13, 6 eV, hấp thụ một
phôtôn và chuyển lên trạng thái dừng có mức năng lượng −3, 4 eV. Phôtôn bị hấp thụ có năng lượng
là:
A. 10, 2 eV. B. −10, 2 eV. C. 17 eV. D. 4 eV.
3.3. Sinh học
Câu 79. Chức năng chính của hệ tuần hoàn là:
A. Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài.
B. Vận chuyển các chất đến các bộ phận trong cơ thể.
C. Hấp thụ chất dinh dưỡng trong thức ăn vào cơ thể.
D. Phân giải các chất cung cấp năng lượng ATP cho tế bào.
Câu 80. Trong quá trình tiêu hóa ở loài Thủy tức, enzim tiêu hóa trong lòng túi được tiết ra từ
đâu?
A. Trong quá trình tiêu hóa ở loài Thủy tức, enzim tiêu hóa trong lòng túi được tiết ra từ đâu?.
B. Tế bào trong xúc tu.
C. Tế bào biểu mô.
D. Lizôxôm trong tế bào thành túi.

Câu 81. Ở một loài thực vật, xét 1 locut có 3 alen trong quần thể. Thu ngẫu nhiên nhiều hạt trong
quần thể thực vật lưỡng bội, đem ngâm với cônxisin và trồng hạt được xử lý xen với hạt từ những cây
lưỡng bội thành một quần thể. Cho các cây trong quần thể giao phối ngẫu nhiên qua nhiều thế hệ.
Giả sử các cây lưỡng bội, tam bội và tứ bội đều tạo giao tử có khả năng sống và sinh sản bình thường,
không có đột biến gen mới xảy ra. Sau nhiều thế hệ, số kiểu gen tối đa về gen trên trong quần thể
là:
A. 31 kiểu gen. B. 6 kiểu gen. C. 10 kiểu gen. D. 15 kiểu gen.
Câu 82. Lai tế bào sinh dưỡng của hai loài, tế bào I có kiểu gen AaBb, tế bào II có kiểu gen Ddee tạo
ra tế bào lai. Nuôi tế bào lai trong môi trường đặc biệt, thu được cây lai. Cây lai này tự thụ phấn có
thể tạo ra bao nhiêu dòng thuần về tất cả các gen?
A. 16. B. 8. C. 6. D. 19.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 9


3.4. Địa lí
Câu 83. Hai tỉnh nào sau đây nằm ở điểm đầu và điểm cuối của đường bờ biển nước ta?
A. Quảng Ninh, An Giang. B. Hải Phòng, Cà Mau.
C. Quảng Ninh, Kiên Giang. D. Quảng Ninh, Cà Mau.
Câu 84. Đặc điểm nào sau đây không phải của địa hình nước ta?
A. Đồi núi thấp (dưới 1000 m) chiếm ưu thế. B. Chịu tác động của con người.
C. Được hình thành từ Tân kiến tạo. D. Hướng núi Bắc-Nam là chủ yếu.
Câu 85. Vườn quốc gia có diện tích lớn nhất Việt Nam là:
A. Cúc Phương. B. Yok Đôn. C. Bù Gia Mập. D. Côn Đảo.
Câu 86. Loại gió nào gây nên hiện tượng được nhắc đến trong hai câu thơ dưới đây?
“Trường Sơn, đông nắng, tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa rõ mình”
A. Gió mùa. B. Gió mậu dịch. C. Gió Lào. D. Gió tây ôn đới.
3.5. Lịch sử
Câu 87. Ý nào dưới đây không phải là kết quả cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và
Quốc dân đảng?
A. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập.
B. Chính quyền Quốc dân đảng bị sụp đổ.
C. Quốc dân đảng và Đảng cộng sản thoả hiệp thành lập một chính phủ chung.
D. Lực lượng Quốc dân đảng bị đánh bại, lục địa Trung Quốc được giải phóng.
Câu 88. Nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập
niên sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
B. Sự vươn lên mạnh mẽ của Tây Âu và Nhật Bản.
C. Sự thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mỹ Latinh.
D. Sự đối đầu giữa “hai cực” - hai phe: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.
Câu 89. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 − 1933, các mâu thuẫn trong xã
hội Việt Nam ngày càng trở nên gay gắt, cơ bản nhất là mâu thuẫn:
A. giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
B. giữa công nhân với tư sản, giữa tư sản với địa chủ phong kiến.
C. giữa công nhân với tư sản, giữa nông dân với thực dân Pháp.
D. giữa địa chủ phong kiến với tư sản, giữa tư sản Việt Nam với tư sản Pháp.
Câu 90. Đường lối đổi mới của Đảng đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI được điều chỉnh,
bổ sung và phát triển tại:
A. Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI (4 - 1987).
B. Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI (8 - 1982).
C. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1 - 1984).
D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các từ 91 đến 93
Sự điện phân là quá trình oxi hóa – khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều
đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng hóa học mà
nếu không có dòng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra. Trong thiết bị điện phân:
• Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anot được nối với cực dương của nguồn
điện một chiều.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 10


• Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Catot được nối với cực âm của nguồn điện
một chiều. Cho dãy điện hóa sau

Thí nghiệm 1: Một sinh viên thực hiện quá trình điện phân dung dịch chứa đồng thời P b(N O3 )2
và M g(N O3 )2 bằng hệ điện phân sử dụng các điện cực than chì.

Tăng dần tính oxi hóa

Li+ K+ Ca2+ Na+ Mg2+ Al3+ H2 O Zn2+ Fe2+ Pb2+ I2 Ag+ O2 , H+

Li K Ca Na Mg Al H2 , OH−Zn Fe Pb I− Ag H2 O

Giảm dần tính khử

Dựa theo dãy điện hóa đã cho ở trên và từ Thí nghiệm 1, hãy cho biết:
Câu 91. Bán phản ứng nào xảy ra ở anot?
A. P b → P b2 + +2e. B. M g → M g 2+ + 2e.
C. 2H2 O → O2 + 4H + + 4e. D. 4N O3− → 2N2 O5 + O2 + 4e.
Câu 92. Giá trị pH của dung dịch thay đổi như thế nào?
A. pH tăng do OH − sinh ra ở catot.
B. pH giảm do H + sinh ra ở anot.
C. pH không đổi do không có H + và OH − sinh ra.
D. pH không đổi do lượng H + sinh ra ở anot bằng với lượng OH − sinh ra ở catot.
Câu 93. Số gam kim loại Zn bám lên điện cực trong bình 1 là:
A. 0 gam. B. 3, 9 gam. C. 0, 975 gam. D. 1, 95 gam.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các từ 94 đến 96
Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. Este thường
có mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau và được ứng dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm. . .
Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn chức (Cn Hm O2 ) và rượu n-propylic thu được este
và nước.
Câu 94. Phương trình phản ứng điều chế este:
A. Cn−1 Hm−1 COOH + C3 H7 OH  Cn−1 Hm−1 COOC3 H7 + H2 O.
B. Cn Hm COOH + C3 H7 OH  Cn Hm COOC3 H7 + H2 O.
C. Cn Hm COOH + C3 H7 OH  Cn−1 Hm−1 OCOC3 H7 + H2 O.
D. Cn−1 Hm−1 COOH + C3 H7 OH  Cn−1 Hm COOC3 H7 + H2 O.
Câu 95. Phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn chức (Cn Hm O2 ) và rượu n − propylic thu được hỗn
hợp X gồm este, nước, rượu propylic và axit hữu cơ dư. Để có thể loại nước ra khỏi hỗn hợp X, quy
trình nào trong các quy trình sau đây là phù hợp?

I. Cho hỗn hợp trên vào nước, lắc mạnh. Este, axit hữu cơ và rượu propylic không tan trong nước
sẽ tách ra khỏi nước.

II. Cho hỗn hợp trên vào chất làm khan để hút nước.

III. Đun nóng hỗn hợp đến 100◦ C, nước sẽ bay hơi đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi thì dừng.

IV. Cho hỗn hợp trên qua dung dịch H2 SO4 đặc, nước bị giữ lại.

V. Làm lạnh đến 0◦ C, nước sẽ hóa rắn và tách ra khỏi hỗn hợp.

A. I, III, IV, V. B. II. C. IV, V. D. I,II, III, IV, V.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 11


Câu 96. Một sinh viên thực hiện thí nghiệm tổng hợp etyl axetat từ rượu etylic và axit axetic (xúc
tác axit H2 SO4 ). Sinh viên thu được hỗn hợp Y gồm axit axetic, etyl axetat, rượu etylic và chất xúc
tác. Hãy đề xuất phương pháp tách este ra khỏi hỗn hợp trên.
A. Đun nóng hỗn hợp Y , sau đó thu toàn bộ chất bay hơi vì etyl axetat dễ bay hơi hơn so với rượu
etylic và axit axetic.
B. Lắc hỗn hợp Y với dung dịch N aHCO3 5%. Axit axetic và xúc tác H2 SO4 phản ứng với N aHCO3
tạo muối. Các muối và rượu etylic tan tốt trong nước, etyl axetat không tan trong nước sẽ tách
lớp.
C. Cho N aHCO3 rắn dư vào hỗn hợp Y , axit axetic và H2 SO4 phản ứng với N aHCO3 tạo muối,
etyl axetat không phản ứng và không tan trong nước tách ra khỏi hỗn hợp.
D. Rửa hỗn hợp Y với nước để loại xúc tác. Sau đó cô cạn hỗn hợp sau khi rửa thu được chất không
bay hơi là etyl axetat (vì etyl axetat có khối lượng phân tử lớn nên khó bay hơi).
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Một con lắc đồng hồ xem như con lắc đơn có chu kì dao động đúng bằng 1 giây.
Câu 97. Trong thời gian một tiết học (45 phút), số chu kì dao động con lắc đồng hồ trên thực hiện
là:
A. 1420. B. 180. C. 2700. D. 45.
Câu 98. Do có ma sát với không khí cũng như ở trục quay nên cơ năng của con lắc bị tiêu hao, cứ
sau mỗi chu kì giảm 1%. Để con lắc hoạt động bình thường (chạy đúng giờ), cần cung cấp cho con lắc
công suất cơ học là 9, 65.10−6 W. Năng lượng cần bổ sung cho con lắc trong một tháng (30 ngày) xấp
xỉ bằng:
A. 834 J. B. 25 J. C. 1042 J. D. 19 J.
Câu 99. Khi hệ thống cung cấp năng lượng bổ sung giảm công suất, biên độ con lắc giảm đi một nửa
nhưng tiêu hao cơ năng sau mỗi chu kì cũng là 1%. Công suất cơ học cung cấp cho con lắc khi đó xấp
xỉ bằng:
A. 19, 3.10−6 W. B. 38, 6.10−6 W. C. 2, 4.10−6 W. D. 4, 8.10−6 W.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102
Các hạt nhân của các nguyên tử được cấu tạo từ các hạt sơ cấp gồm prôton mang điện tích dương
và các nơtron không mang điện gọi chung là các nuclôn. Trong tự nhiên, có nhiều hạt nhân tự động
phóng ra các tia gọi là tia phóng xạ và biến đổi thành một hạt nhân khác. Một trong các loại tia phóng
xạ đó là tia β- gồm các hạt electrôn. Các quá trình biến đổi hạt nhân trên luôn tuân theo các định luật
bảo toàn của các đại lượng như: điện tích, số nuclôn, năng lượng và động lượng.
Câu 100. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Bên trong hạt nhân có chứa các hạt electrôn.
B. Các hạt electrôn có thể được phóng ra từ bên trong hạt nhân.
C. Bên trong hạt nhân, các hạt protôn tự biến đổi thành electrôn.
D. Các hạt nơtron trong hạt nhân tự biến đổi thành electrôn.
Câu 101. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Bên trong hạt nhân không có lực đẩy giữa các hạt mang diện dương.
B. Tồn tại một loại lực hút đủ mạnh bên trong hạt nhân thắng lực đẩy Culông.
C. Có lực hút tĩnh điện bên trong hạt nhân.
D. Hạt nhân bền vững không nhờ vào một lực nào.
Câu 102. Giả thiết trong một phóng xạ, động năng của electron được phóng ra là E, nhiệt lượng do
phóng xạ này tỏa ra (gồm tổng các động năng của tia phóng xạ và của hạt nhân con) xấp xỉ bằng:
E
A. E. B. 2E. C. 0. D. .
2
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 12


Quá trình phiên mã gen cấu trúc xảy ra trong nhân của tế bào nhân thật, tạo các tiền mARN . Sau
đó, tiền mARN được gắn mũ 50 P, cắt intron- nối exon, gắn đuôi polyA ... tạo mARN trưởng thành,
di chuyển ra ngoài nhân, tham gia quá trình dịch mã. Mỗi intron đều có trình tự cắt đầu 50 , nhánh A,
trình tự cắt đầu 30 . Quá trình cắt intron xảy ra theo thứ tự:
a) Cắt trình tự 50 .

b) Nối đầu 50 với vị trí nhánh A.

c) Cắt trình tự đầu 30 , loại bỏ intron.


Một số gen có quá trình ghép nối thay đổi, tạo nhiều loại mARN trưởng thành từ một tiền mARN
ban đầu. Ví dụ một tiền mARN có trình tự “Exon 1- intron 1- êxôn 2 – intron 2 – êxôn 3”, có thể có
hai kiểu ghép nối.
Kiểu 1: Tiền mARN bị cắt hai intron và nối ba êxôn lại.
Kiểu 2: Tiền mARN bị cắt trình tự đầu 5’ của intron 1, nối với nhánh A của intron 2, loại bỏ “intron
1- êxôn 2 - intron 2”, tạo mARN trưởng thành ngắn hơn. Quá trình ghép nối thay đổi có thể tạo nhiều
loại mARN trưởng thành từ một gen, từ đó dịch mã tạo nhiều loại polipeptit. Điều này cho thấy vai
trò quan trọng của intron trong quá trình tiến hóa.
Câu 103. Giai đoạn nào sau đây không xảy ra trong quá trình hình thành mARN trưởng thành?
A. Cắt intron và nối các êxôn. B. Gắn đuôi polyA.
0
C. Gắn mũ 5 P. D. Cuộn xoắn với protein Histon.
Câu 104. Cho các quá trình sau: (1) Cắt trình tự 30 của intron; (2) Cắt trình tự 50 của intron; (3) Nối
đầu 50 của intron với vị trí nhánh A; (4) loại bỏ các intron. Thứ tự đúng với quá trình ghép nối mARN
là:
A. 1 → 2 → 3 → 4. B. 2 → 1 → 3 → 4. C. 2 → 3 → 1 → 4. D. 3 → 2 → 1 → 4.
Câu 105. Nếu 1 mARN có cấu trúc “êxon 1 - intron 1 - êxôn 2 - intron 2 - êxôn 3 - intron 3 - êxôn
4”. Giả sử chiều dài intron và êxôn bằng nhau và bằng 340A◦ . Phức hợp enzym cắt intron loại bỏ đoạn
ARN dài tối đa 1.020A◦ . Quá trình ghép nối thay đổi có thể tạo ra bao nhiêu loại mARN trưởng
thành?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Loài cá tuyết nam cực (họ Chaenichthyidae) có hoạt động và trao đổi chất rất chậm. Chúng là nhóm
động vật có xương sống duy nhất không chứa hồng cầu và sắc tố hemoglobin. Cá tuyết có hình dạng
trong suốt, nặng khoảng 2kg và dài khoảng 0, 6 m. Trong hệ gen của cá tuyết, gen β-globin và gen
α-globin bị đột biến thành gen giả, không tham gia tổng hợp Hemoglobin. Cá tuyết thuộc nhóm động
vật biến nhiệt. Máu cá tuyết thiếu hemoglobin giúp cá thích nghi tốt trong điều kiện sống vùng Nam
cực nhiệt độ lạnh (−20◦ C) và nồng độ O2 cao. Cá tuyết thu nhận O2 chủ yếu bằng cơ chế khuếch tán
trực tiếp vào máu. Cá tuyết có diện tích mang nhỏ nên hoạt động trao đổi khí chủ yếu qua da. Một
lượng lớn mạch máu nhỏ dưới da giúp cá nhận đủ O2 khuếch tán.
Câu 106. Nhiệt độ trong nước tăng thì:
A. Nhiệt độ cơ thể cá tăng. B. Nhiệt độ cơ thể cá giảm.
C. Nhiệt độ cơ thể cá không đổi. D. Nhiệt độ cơ thể cá tăng và giảm liên tục.
Câu 107. Giải thích nào sau đây đúng về sự thích nghi của loài cá tuyết?
A. Khi nhiệt độ thấp, độ nhớt của máu tăng, mất tế bào hồng cầu giúp điều hòa lại dòng chảy của
máu.
B. Khi nhiệt độ thấp, độ nhớt của máu giảm, mất tế bào hồng cầu giúp điều hòa lại dòng chảy của
máu.
C. Khi nhiệt độ tăng, độ nhớt của máu tăng, mất tế bào hồng cầu giúp điều hòa lại dòng chảy của
máu.
D. Độ nhớt của máu không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, mất tế bào hồng cầu giúp điều hòa lại dòng
chảy của máu.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 13


Câu 108. Nếu bắt cá tuyết con và nuôi trong vùng biển nhiệt đới thì:
A. Cá không thể sống và phát triển.
B. Cá sống và phát triển bình thường do có đặc điểm thích nghi tốt.
C. Cá tuyết sống nhưng có nhiều đặc điểm hình thái thay đổi.
D. Cá tuyết sống và có sản xuất hemoglobin trong máu.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Tỷ lệ di cư nội địa, gồm di chuyển nội tỉnh và giữa các tỉnh, tại Việt Nam khá cao. Điều tra dân
số năm 2009 cho thấy 8, 5% dân số thuộc diện này, trong đó số di chuyển nội tỉnh và giữa các tỉnh
gần như nhau. Số liệu gần đây từ cuộc điều tra “Tiếp cận nguồn lực hộ gia đình (VARHS)”, giai đoạn
2012 − 2014 tại 12 tỉnh cũng cho thấy xu hướng di cư mạnh.
Tính chung trong năm 2014, có 73% số người di cư di chuyển từ tỉnh này sang một tỉnh khác, 47%
số người đến các trung tâm lớn như Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh và 10% ra nước ngoài (tăng
nhiều so với tỷ lệ 1% năm 2012). Nói chung, nếu tính dựa trên chi tiêu cho ăn uống và thu nhập thuần
theo VARHS thì các hộ gia đình có người di cư, nhất là những hộ có người đi kiếm việc có kinh tế tốt
hơn các hộ khác.
Theo VARHS, các hộ gia đình nhận tiền gửi về thường sử dụng vào tiêu dùng hàng ngày và thanh
toán dịch vụ thiết yếu (45 − 55%) và tiết kiệm (11 − 15%); phần còn lại được sử dụng cho chi tiêu vào
các dịp đặc biệt, y tế và giáo dục. Nhưng di cư dường như đã giúp các hộ gia đình ứng phó với các cú
sốc, giúp ổn định mức chi tiêu bình quân đầu người, ít nhất là trong trường hợp đi tìm việc ở nơi khác.
Các nghiên cứu trước đây về di cư chủ yếu quy nguyên nhân di cư từ nông thôn ra đô thị do chênh lệch
thu nhập giữa các địa bàn (Harris và Todaro 1970) và các yếu tố như bất ổn định thu nhập và nghèo
(Stark 1991).
(Nguồn: Ngân hàng thế giới, Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2016)
Câu 109. Theo bài đọc, việc di cư tại nước ta đã mang lại ích lợi gì cho các hộ gia đình?
A. Khai phá vùng đất mới, mở rộng diện tích. B. Giải quyết vấn đề việc làm, ổn định nơi ở.
C. Ổn định mức chi tiêu bình quân đầu người. D. Thực hiện các chính sách khuyến nông.
Câu 110. Theo bài đọc trên, số tiền các hộ gia đình sử dụng cho chi tiêu vào dịp đặc biệt, y tế và giáo
dục là:
A. 45 − 55%. B. 11 − 15%. C. 30 − 44%. D. 14 − 20%.
Câu 111. Theo bài đọc, nguyên nhân chủ yếu của việc di cư từ nông thôn ra đô thị là do:
A. chênh lệch thu nhập giữa các địa bàn. B. các yếu tố bất ổn định về việc làm.
C. sự khác nhau về điều kiện tự nhiên. D. chính sách phát triển đô thị.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Hiện nay, Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn về du lịch của khu vực Đông Nam Á.
Năm 2015, du lịch Việt Nam đón 7,943 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 1% với năm 2014. Khách du
lịch nội địa đạt 57 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 338.000 tỷ đồng.
Tài nguyên du lịch tự nhiên của Việt Nam tương đối phong phú và đa dạng. Về địa hình: có nhiều
cảnh quan đẹp như đồi núi, đồng bằng, bờ biển, hải đảo ... Việt Nam có khoảng 125 bãi biển, hơn 200
hang động, các di sản thiên nhiên thế giới như vịnh Hạ Long và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
...
Về tài nguyên sinh vật: nước ta có hơn 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên, 8 khu dự trữ
sinh quyển thế giới ...
Về tài nguyên du lịch nhân văn, tính trên cả nước có 4 vạn di tích trong đó có hơn 2.600 di tích
được Nhà nước xếp hạng, các di tích được công nhận là di sản văn hóa thế giới như Quần thể di tích
Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn. Ngoài ra còn các di sản văn hóa phi vật thể thế giới
như Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên ...

(Nguồn: SGK Địa lí lớp 12 và Internet)

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 14


Câu 112. Di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam được UNESCO công nhận bao gồm:
A. Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn.
B. Quần thể di tích Cố đô Huế và Vịnh Hạ Long.
C. Vịnh Hạ Long và Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
D. Thánh địa Mỹ Sơn và Quần thể di tích Cố đô Huế.
Câu 113. Tài nguyên du lịch Việt Nam được chia thành 2 nhóm chính là:
A. tài nguyên địa hình và tài nguyên sinh vật. B. tài nguyên lễ hội và tài nguyên tự nhiên.
C. tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. D. tài nguyên nhân văn và tài nguyên di sản.
Câu 114. Dựa vào bài đọc, hãy cho biết thành phố nào có đến hai di sản được UNESCO công nhận?
A. Hạ Long. B. Huế. C. Hà Nội. D. Hội An.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu
117:
Tại Hội nghị Ialta (2 − 1945), nguyên thủ của ba cường quốc Liên Xô, Anh và Mỹ đã nhất trí thành
lập tổ chức Liên hợp quốc (viết tắt bằng tiếng Anh là UN). Từ ngày 25 - 4 đến 26 - 6 - 1945, hội nghị
quốc tế gồm 50 nước được triệu tập tại San Francisco (Mỹ) để thông qua bản Hiến chương và tuyên
bố thành lập Liên hợp quốc (LHQ) Ngày 24 - 10 - 1945, với sự phê chuẩn của quốc hội các nước thành
viên, Hiến chương chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, mãi đến ngày 10 - 01 - 1946, Đại hội đồng LHQ
đầu tiên mới được tổ chức (tại Luân Đôn), với sự tham dự của 51 nước. Đến năm 2011, LHQ có 193
quốc gia thành viên, gồm tất cả các quốc gia độc lập được thế giới công nhận. Thành viên mới nhất
của LHQ là Nam Sudan, chính thức gia nhập ngày 14 - 7 - 2011. LHQ hoạt động với những nguyên tắc
cơ bản sau:

• Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

• Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

• Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.

• Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

• Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc.

Khi LHQ được thành lập, năm ngôn ngữ chính thức được lựa chọn là: tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Pháp,
tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nga. Tiếng Ả Rập được đưa vào thêm từ năm 1973. Ban thư ký sử dụng 2
ngôn ngữ làm việc là tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong số các ngôn ngữ chính thức của LHQ, tiếng Anh
là ngôn ngữ chính thức của 52 quốc gia thành viên, tiếng Pháp của 29 thành viên, tiếng Ả Rập là 24,
tiếng Tây Ban Nha là 20, tiếng Nga là 4 và tiếng Hoa là 2. Tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Đức là những
ngôn ngữ được sử dụng ở khá nhiều nước thành viên LHQ (8 và 6) nhưng lại không phải là ngôn ngữ
chính thức của tổ chức này.
Câu 115. Đại hội đồng LHQ họp phiên đầu tiên tại đâu?
A. Mỹ. B. Anh. C. Pháp. D. Đức.
Câu 116. LHQ được thành lập vào thời điểm nào?
A. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai mới bùng nổ.
C. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
D. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 117. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ viện trợ kinh tế, quân sự để xây dựng một chính quyền thân
Mỹ ở miền Nam Việt Nam hòng chia cắt lâu dài đất nước ta. Hành động đó của Mỹ đã vi phạm nguyên
tắc nào trong Hiến chương của Liên hợp quốc?
A. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 15


B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 - 120:
Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa
Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công
cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương. Việt Nam dần dần trở thành
một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho
Pháp. Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, nặng hơn các thứ
thuế của triều đình Huế trước kia. Chúng ra sức kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền
kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc. Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng
làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất
hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu. Thành thị mọc lên. Một số cơ sở
công nghiệp ra đời. Cơ cấu kinh tế biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt
Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự
nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội
này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng
trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang
màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX.
(Nguồn Lịch sử 11, trang 155)
Câu 118. Lực lượng xã hội nào đã có đóng góp quan trọng đối với phong trào yêu nước ở Việt Nam
trong thập niên đầu thế kỉ XX
A. Công nhân, nông dân. B. Trí thức, Tiểu tư sản thành thị.
C. Trí thức Nho học. D. Tư sản dân tộc.
Câu 119. Kinh tế Việt Nam phát triển như thế nào trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp?
A. Bị kìm hãm, không phát triển được. B. Phát triển chậm và không toàn diện.
C. Phụ thuộc vào nền kinh tế của chính quốc. D. Phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Câu 120. Giai cấp, tầng lớp nào đã tiếp thu ý thức hệ dân chủ tư sản
A. Tư sản. B. Tiểu tư sản.
C. Trí thức. D. Tư sản và tiểu tư sản.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 16


Đáp án đề số 1

1. D 2. D 3. C 4. B 5. C 6. D 7. C 8. C 9. D 10. C
11. A 12. B 13. A 14. C 15. C 16. C 17. C 18. D 19. C 20. B
21. A 22. B 23. B 24. D 25. A 26. D 27. B 28. B 29. A 30. B
31. D 32. D 33. D 34. C 35. B 36. C 37. A 38. C 39. C 40. A
41. B 42. B 43. C 44. C 45. A 46. A 47. D 48. A 49. D 50. C
51. C 53. C 54. C 55. A 56. C 57. A 58. B 59. C 60. B 61. A
62. D 63. A 64. C 65. B 66. A 67. D 68. B 69. A 70. C 71. C
72. B 73. C 74. B 75. A 76. D 77. A 78. A 79. B 80. A 81. A
82. B 83. C 84. D 85. B 86. C 87. C 88. D 89. A 90. D 91. C
92. B 93. C 94. A 95. B 96. B 97. C 98. B 99. C 100. B 101. B
102. B 103. D 104. C 105. C 106. A 107. A 108. A 109. C 110. C 111. A
112. C 113. C 114. B 115. B 116. C 117. C 118. C 119. C 120. C

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 17


NHÓM TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG ĐỀ ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2021-2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Thy Nguyen Vo Diem
Thời gian làm bài: 150 phút
Phạm Hoàng Điệp
Đề số: 2

PHẦN 1. NGÔN NGỮ


1.1. Tiếng Việt
Câu 1. Đẻ đất đẻ nước là sử thi của dân tộc nào?
A. Tày. B. Mường. C. Ê-đê. D. Mnông.
Câu 2. Truyện Tam đại con gà thuộc thể loại truyện dân gian nào?
A. Truyền thuyết. B. Truyện cười. C. Truyện cổ tích. D. Sử thi.
Câu 3. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống: “No cơm ấm . . . ”
A. lòng. B. bụng. C. dạ. D. cật.
Câu 4. Hãy chọn đáp án đúng:
A. Năng nhặt chặt bị. B. Siêng nhặt chặt bị. C. Năng nhặt đầy bị. D. Năng nhặt chặt túi.
Câu 5. “Mèo mả gà đồng” là
A. Thành ngữ. B. Tục ngữ. C. Câu đố. D. Thần thoại.
Câu 6. “. . . Cậy em em có chịu lời,/Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa./Giữa đường đứt gánh tương
tư,/Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.” (Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ?
A. lục bát. B. ngũ ngôn. C. song thất lục bát. D. tự do.
Câu 7. “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/Mặt trời chân lí chói qua tim” (Từ ấy, Tố Hữu) thuộc dòng
thơ
A. dân gian. B. trung đại. C. thơ Mới. D. cách mạng.
Câu 8. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Tôi muốn tắt . . . đi/Cho màu đừng nhạt mất” (Vội vàng,
Xuân Diệu)
A. nắng. B. gió. C. bão. D. mây.
Câu 9. Truyện Vợ nhặt không thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ.
B. Niềm lạc quan của những con người trong những hoàn cảnh khốn cùng.
C. Tình yêu thương của người mẹ dành cho các con.
D. Cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân ta.
Câu 10. Dòng nào trong các dòng sau đây có tất cả các từ là từ Hán Việt?
A. sơn hà, bảo mật, tân binh, hậu đãi, nhà cửa.
B. giang sơn, nhân dân, mĩ nhân, xinh xắn, sơn hà.
C. thủy cung, quốc gia, thi nhân, hữu ích, tuấn tú.
D. quốc vương, buồn bã, cường quốc, anh hùng, chiến mã.
Câu 11. Phát hiện lỗi sai trong câu sau: Năm 1945, với sự thành công của Cách mạng tháng Tám, đã
được đổi tên thành cầu Long Biên.
A. Sai về nghĩa. B. Thiếu chủ ngữ.
C. Thiếu cả vị ngữ và chủ ngữ. D. Thiếu vị ngữ.
Câu 12. Câu “ông nói gà bà nói vịt” đề cập đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất.
C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm cách thức.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 18


Câu 13. Dòng nào dưới đây không phải là tục ngữ?
A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. B. Uống nước nhớ nguồn.
C. Ếch ngồi đáy giếng. D. Giấy rách phải giữ lấy lề.
Câu 14. “Nhờ sự kiên trì và khổ luyện, cuối cùng anh T cũng trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp.
Tháng 9 năm nay, anh có tên trong danh sách chính thức dự Seagames 30. Trong suốt giải đấu, anh
luôn cố gắng phấn đấu vì màu cờ sắc áo. Giải đấu kết thúc, anh T chính là người đạt được danh hiệu
vua phá lưới môn bóng đá nam Seagames 30.”
Trong đoạn văn trên, từ “vua” được dùng với ý nghĩa gì?
A. Người đứng đầu nhà nước, thường lên cầm quyền bằng con đường kế vị.
B. Nhà tư bản độc quyền trong một ngành nghề nào đó.
C. Người ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải bóng đá.
D. Tên một quân cờ trên bàn cờ vua.
Câu 15. “. . . Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. (Mời trầu, Hồ Xuân
Hương). Từ “lại” trong câu thơ trên có nghĩa là
A. Sự lặp lại một vị trí, hành động, sự kiện, thuộc tính.
B. Sự di chuyển, đi lại, tăng khoảng cách.
C. Sự phù hợp về mục đích, kết quả hay về tính chất của hai hiện tượng, hai hành động.
D. Sự hướng tâm, thu hẹp khoảng cách về thể tích, không gian.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20.

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên


Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên.

(Trích Thơ tình người lính biển, Trần Đăng Khoa)

Câu 16. Nêu ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.
A. Nghị luận và biểu cảm. B. Miêu tả và biểu cảm.
C. Nghị luận và miêu tả. D. Biểu cảm và tự sự.
Câu 17. Tìm những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ.
A. Liệt kê, hoán dụ, nhân hóa. B. Hoán dụ, ẩn dụ, nói quá.
C. Điệp từ, nhân hóa, ẩn dụ. D. Điệp từ, hoán dụ, liệt kê.
Câu 18. Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
A. Tình yêu của người lính biển.
B. Những gian lao của người lính.
C. Tình cảm gia đình của người lính biển.
D. Những vất vả, gian lao, anh hùng của người lính biển và những tình cảm đẹp trong trái tim của
họ.
Câu 19. Anh chị hiểu thế nào về câu thơ “Biển một bên và em một bên”
A. Người lính đang đứng giữa cô gái và biển.
B. Tình cảm đôi lứa hòa quyện với tình cảm đất nước của người lính biển.
C. Người lính đang băn khoăn không biết chọn biển hay chọn “em”.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 20. Từ “vành tang trắng” trong câu thơ thứ hai ẩn dụ cho điều gì?
A. Những mất mát, đau thương của đất nước khi trải qua những cuộc xâm lăng.
B. Nỗi đau của những gia đình mất người thân trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 19


C. Những mất mát của nhân dân trước sự ra đi của đồng bào.
D. Tất cả các đáp án trên.
1.2. Tiếng Anh
Question 21 – 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in
each blank.
Câu 21. Jane is a wonderful singer. Her mother tells me that she professionally since she was
four.
A. has been sung. B. was singing. C. is singing. D. has sung.
Câu 22. It’s raining hard, we can’t go to the beach.
A. but. B. so. C. or. D. and.
Câu 23. The teacher wants the children to feel about asking questions when they don’t under-
stand.
A. confident. B. confidence. C. confidently. D. confided.
Câu 24. At this time last night, we cards.
A. had been playing. B. play. C. played. D. were playing.
Câu 25. Tom isn’t here the moment. He’ll be back five minutes.
A. in/ on. B. at/ on. C. in/ in. D. at/ in.
Question 26 – 30: Each of the following sentences has one error (A, B, C or D). Find it
and blacken your choice on your answer sheet.
Câu 26. The eighteenth century witnessed the emergence of North American ports, particular Boston,
New York and Philadelphia, as major commercial centers within the British empire.
A. the emergence. B. particular. C. as major. D. within.
Câu 27. The development of the boiler is closely related to those of the steam engine, to which it is a
necessary adjunct.
A. The development. B. closely related. C. those. D. necessary adjunct.
Câu 28. It was on a beautiful day in November when she accepted his proposal of marriage.
A. was. B. in. C. when. D. accepted.
Câu 29. Millions of teenagers around the world is addicted to computers and video games.
A. teenagers. B. is. C. to. D. video games.
Câu 30. Among the symptoms of measles, which takes about twelve days to incubate, are a high fever,
swelling of glands in the neck, a cough, and sensitive to light.
A. Among the. B. to. C. are. D. sensitive.
Question 31 – 35: Which of the following best restates each of the given sentences?
Câu 31. You are in this mess now because you didn’t listen to me in the first place.
A. If you listened to my advice in the first place, you wouldn’t be in this mess now..
B. If you listen to my advice in the first place, you will not be in this mess now..
C. If you had listened to my advice in the first place, you wouldn’t be in this mess now..
D. If you had listened to my advice in the first place, you wouldn’t have been in this mess now..
Câu 32. When the unemployment rate is high, the crime rate is usually also high.
A. The unemployment rate is as high as the crime rate.
B. The high rate of unemployment depends on the high rate of crime.
C. The higher the unemployment rate is, the higher the crime rate is.
D. The unemployment rate and the crime rate are both higher.
Câu 33. You should have persuaded him to change his mind.
A. You should persuade him to change his mind.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 20


B. You didn’t persuade him to because of his mind.
C. It was essential to persuade him to change his mind but you didn’t.
D. You persuaded him to change his mind but he didn’t listen.
Câu 34. “I’ll call you as soon as I arrive at the airport,” he said to me.
A. He promised to call me as soon as he arrived at the airport.
B. He denied calling me as soon as he arrived at the airport.
C. He reminded me to call him as soon as he arrived at the airport.
D. He objected to calling me as soon as he arrived at the airport.
Câu 35. “You must never play truant again,” said their mother.
A. Their mother forbade them from playing truant again.
B. They are not allowed to play truant ever again by their mother.
C. Their mother commanded that they should not play truant again.
D. Never would their mother allow them to play truant again.
Question 36 – 40: Read the passage carefully.
Improve Your Time-Managing Skills

a) It is common for all of us to take more tasks than our desired potential. This can often result in
stress and tiredness. Learn the art of sharing work with your partners based on their skills and
abilities.

b) Before the start of the day, make a list of tasks that need your immediate attention as unimportant
tasks can consume much of your precious time. Some tasks need to be completed on that day
only while other unimportant tasks could be carried forward to next day. In short, prioritize your
tasks to focus on those that are more important.

c) Carry a planner or notebook with you and list all the tasks that come to your mind. Make a
simple “To Do” list before the start of the day, prioritize the tasks, and make sure that they are
attainable. To better manage your time-management skills, you may think of making 3 lists: work,
home, and personal.

d) Stress often occurs when we accept more work than our ability. The result is that our body starts
feeling tired which can affect our productivity. Instead, share tasks with your partners and make
sure to leave some time for relaxation.

e) Most of the successful men and women have one thing in common. They start their day early as
it gives them time to sit, think, and plan their day. When you get up early, you are more calm,
creative, and clearheaded. As the day progresses, your energy levels start going down, which affects
your productivity and your performance as well.

Choose an option (A, B, C or D) that best answers each question.


Câu 36. Making a list of important tasks can help us
A. take more tasks than our potential. B. share work with our partners.
C. prioritize important tasks. D. complete all the tasks on that day.
Câu 37. In order to improve your time-management skills, you should
A. carry a planer with you all the time. B. have separate lists for different categories.
C. make the “To Do” list simple to do. D. prioritize the tasks of time management.
Câu 38. All of the following are true about the effects of stress EXCEPT that
A. our body starts feeling tired. B. it can affect our productivity.
C. we don’t have enough time for relaxation. D. we accept more work than our ability.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 21


Câu 39. It can be inferred from the passage that starting the day early can help you
A. complete the tasks much better. B. slow down your energy levels.
C. perform as well as before. D. make the day progress.
Câu 40. The word “attainable” in paragraph 3 is closest in meaning to “ ”.
A. being able to attend. B. possible to achieve.
C. impossible to achieve. D. succeeding in managing something.
PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
x−3
Câu 41. Đường thẳng y = x + 2m cắt đồ thị hàm số y = tại hai điểm phân biệt khi và chỉ
x+1
khi ñ ñ ñ
m < −1 m ≤ −1 m < −3
A. . B. . C. . D. −3 < m < 1.
m>3 m≥3 m>1
Câu 42. Một người mua xe máy với giá 45 triệu đồng. Biết rằng giá trị khấu hao tài sản xe giảm 60%
mỗi năm. Hỏi sau bao nhiêu năm thì giá trị xe chỉ còn 5 triệu đồng?
A. 2 năm. B. 2, 5 năm. C. 3 năm. D. 3, 5 năm.
Câu 43. Một tam giác có chu vi bằng 8 (đơn vị) và độ dài các cạnh là số nguyên. Diện tích tam giác
là √ √ √ √
A. 2 2. B. 2 3. C. 3 2. D. 3 3.
Câu 44. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, gọi d0 là hình chiếu vuông góc của đường thẳng
x+1 y−2 z+3
d: = = trên mặt phẳng tọa độ Oxy. Véc-tơ nào đưới đây là một véc-tơ chỉ phương
2 3 1
của d0 ?
A. ~u = (2; 3; 0). B. ~u = (2; 3; 1). C. ~u = (2; −3; 0). D. ~u = (2; −3; 0).
Câu 45. Một vật chuyển động với vận tốc 10 m/s thì tăng tốc với gia tốc a(t) = 3t + t2 (m/s2 ). Quãng
đường vật đi được trong khoảng 10 giây kể từ lúc tăng tốc là
A. 143, 3 m. B. 430 m. C. 4.300 m. D. 1433, 3 m.
Câu 46. Trong lớp học có 10 học sinh gồm 5 nam và 5 nữ. Có bao nhiêu cách chọn đội văn nghệ gồm
6 bạn sao cho số nam bằng số nữ?
A. 100. B. 225. C. 150. D. 81.
Câu 47. Tìm tất cả các giá trị của tham số m để phương trình 4x − 3 · 2x+1 + m = 0 có hai nghiệm
thực x1 , x2 thỏa mãn x1 + x2 < 2.
A. 0 < m < 2. B. m > 0. C. 0 < m < 4. D. m < 9.
Câu 48. Cho hình chóp tứ giác đều có mặt bên hợp với đáy một góc 45◦ và khoảng cách từ chân đường
√ bằng a. Tính thể tích 3của
cao đến mặt bên √ khối chóp đó. √ √
a3 3 8a 2 a3 3 a3 3
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
9 3 65 4
Câu 49. Một bác nông dân cần trồng lúa và khoai trên diện tích đất gồm 6 ha, với lượng phân bón
dự trữ là 100kg và sử dụng tối đa 120 ngày công. Để trồng 1 ha lúa cần sử dụng 20 kg phân bón, 10
ngày công với lợi nhuận là 30 triệu đồng, để trồng 1 ha khoai cần sử dụng 10 kg phân bón, 30 ngày
công với lợi nhuận là 60 triệu đồng. Để đạt được lợi nhuận cao nhất, bác nông dân đã trồng x (ha) lúa
và y (ha) khoai. Giá trị của x là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 50. Trong một buổi dạ hội, mỗi người nam khiêu vũ với đúng 4 người nữ và mỗi người nữ khiêu
vũ với đúng 3 người nam. Biết rằng có 35 người tham dự dạ hội, hỏi có bao nhiêu người nữ?
A. 15. B. 24. C. 22. D. 20.
Câu 51. Hãy phát biểu mệnh đề kéo theo P ⇒ Q, Q ⇒ P và xét tính đúng sai của mệnh đề này. Cho
tứ giác ABCD và hai mệnh đề

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 22


• P : “Tổng 2 góc đối của tứ giác lồi bằng 180◦ ”.

• Q : “Tứ giác nội tiếp được đường tròn”.

A. P ⇒ Q : “Nếu tổng 2 góc đối của tứ giác lồi bằng 180◦ thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn”.
Q⇒P: “Nếu tứ giác không nội tiếp đường tròn thì tổng 2 góc đối của tứ giác đó bằng 180◦ ”
Mệnh đề P ⇒ Q sai, mệnh đề Q ⇒ P sai.
B. P ⇒ Q : “Nếu tổng 2 góc đối của tứ giác lồi bằng 180◦ thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn”.
Q⇒P: “Nếu tứ giác không nội tiếp đường tròn thì tổng 2 góc đối của tứ giác đó bằng 180◦ ”
Mệnh đề P ⇒ Q sai, mệnh đề Q ⇒ P đúng.
C. P ⇒ Q : “Nếu tổng 2 góc đối của tứ giác lồi bằng 180◦ thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn”.
Q⇒P: “Nếu tứ giác không nội tiếp đường tròn thì tổng 2 góc đối của tứ giác đó bằng 180◦ ”
Mệnh đề P ⇒ Q đúng, mệnh đề Q ⇒ P đúng.
D. P ⇒ Q : “Nếu tổng 2 góc đối của tứ giác lồi bằng 180◦ thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn".
Q⇒P: “Nếu tứ giác không nội tiếp đường tròn thì tổng 2 góc đối của tứ giác đó bằng 180◦ ”
Mệnh đề P ⇒ Q đúng, mệnh đề Q ⇒ P sai.

Câu 52. Có hai bạn làm một việc tốt. Thầy hỏi đến 5 bạn nhưng các bạn đều không ai nhận. Các bạn
đã trả lời

• A : B và C làm

• D : E và G làm

• E : G và B làm

• C : A và B làm

• B : D và E làm

Điều tra thấy rằng, không bạn nào nói đúng hoàn toàn và có 1 bạn nói sai hoàn toàn. Hỏi ai đã làm
việc tốt đó?
A. C và D. B. A và E. C. B và D. D. B và C.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 55
Trong một hội thảo khoa học Quốc tế, 4 đại biểu nói chuyện với nhau bằng 4 thứ tiếng: Anh, Pháp,
Nga, Trung. Mỗi đại biểu chỉ biết 2 thứ tiếng và có 3 đại biểu biết cùng một thứ tiếng. Cho biết

1. A biết tiếng Nga, D không biết tiếng Nga.

2. B, C, D không cùng biết một thứ tiếng.

3. Không có đại biểu nào biết cả tiếng Nga và tiếng Pháp.

4. B không biết tiếng Anh nhưng có thể phiên dịch cho A và C.

Câu 53. A biết những tiếng nào?


A. Pháp, Trung. B. Nga, Anh. C. Trung, Nga. D. Anh, Pháp.
Câu 54. C biết những tiếng nào?
A. Pháp, Trung. B. Nga, Anh. C. Trung, Nga. D. Anh, Pháp.
Câu 55. D biết những tiếng nào?
A. Pháp, Trung. B. Trung, Anh. C. Trung, Nga. D. Anh, Pháp.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 23


Câu 56. Nhiệt độ nung chảy của chất X cao hơn nhiệt độ nung chảy của chất P ; Nhiệt độ nung chảy
của chất Y thấp hơn nhiệt độ nung chảy của chất Y nhưng cao hơn nhiệt độ nung chảy của chất Q.
Nếu như những mệnh đề ở trên đúng thì ta có thể kết luận rằng nhiệt độ nung chảy của S cao hơn Y
nếu ta biết thêm rằng
A. Nhiệt độ nung chảy của P và Q cao hơn nhiệt độ nung chảy của S.
B. Nhiệt độ nung chảy của X cao hơn nhiệt độ nung chảy của S.
C. Nhiệt độ nung chảy của P thấp hơn nhiệt độ nung chảy của S.
D. Nhiệt độ nung chảy của S cao hơn nhiệt độ nung chảy của Q.

Câu 57. Trong nhóm bạn X, Y , P , Q, S, biết rằng X cao hơn P , Y thấp hơn P nhưng cao hơn Q.
Để kết luận rằng S cao hơn Y thì ta cần biết thêm thông tin nào sau đây?
A. P và Q cao hơn S. B. X cao hơn S. C. P thấp hơn S. D. S cao hơn Q.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 58 đến 60
Trong Hội nghị Cháu ngoan Bác Hồ, có nhà báo hỏi quê của 5 bạn và được trả lời

• Ân : Quê tôi ở Lâm Đồng, còn Dũng ở Nghệ An.

• Bắc : Tôi cũng ở Lâm Đồng, còn Châu ở Bắc Ninh.

• Châu : Tôi cũng ở Lâm Đồng, còn Dũng ở Hải Dương.

• Dũng : Tôi ở Nghệ An, còn Hải ở Khánh Hòa.

• Hải : Tôi ở Khánh Hòa, còn Ân ở Hải Dương.

Trong các câu trả lời của từng bạn có ít nhất một phần đúng. Biết rằng mỗi bạn quê ở 1 tỉnh khác
nhau.
Câu 58. Hải quê ở đâu?
A. Khánh Hòa. B. Nghệ An. C. Bắc Ninh. D. Hải Dương.

Câu 59. Ân quê ở đâu?


A. Khánh Hòa. B. Lâm Đồng. C. Bắc Ninh. D. Hải Dương.

Câu 60. Châu quê ở đâu?


A. Khánh Hòa. B. Nghệ An. C. Bắc Ninh. D. Hải Dương.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi 60 và 61

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 24


Nước cam ép Vfresh 69.3%
Nước táo ép Vfresh 42.3%
Nước ép trái cây Number 1 Juice Cam 35.4%
Nước ép trái cây Number 1 Juicie Chanh dây ép 32.1%
Nước cam ép Tropicana Twister 29.5%
Nước cam ép Teppy 20.2%
Nước necta đào Vfresh 19.6%
Nước chanh dây ép Tropicana Twister 16.1%
Nước ép trái cây Number 1 Juice Mãng cầu 14.3%
Nước cà chua ép Vfresh 12.5%
Nước cam ép Minute Maid Splash 11.6%
Nước cam ép TriO 11.3%
Nước bưởi ép TriO 9.8%
Nước đào ép Tropicana Twister 8%
Nước cam đỏ 100% Tipco 7.7%
Nước chanh ép Mr.Drink 7.1%
Nước táo ép Mr.Drink 7.1%
Nước cam ép 100% Tipco 7.1%
Nước ổi ép Mr.Drink 6.8%
Nước nha đam nho ép 100% Tipco 6.8%
Sản phẩm khác 50.9%

Câu 61. Các loại nước của nhãn hiệu Vfresh chiếm tỉ lệ người dùng cao nhất đặc biệt là sản phẩm
nước cam ép chiếm bao nhiêu phần trăm?
A. 50, 9%. B. 69, 3%. C. 42, 3%. D. 32, 1%.
Câu 62. Dòng sản phẩm nào có tỷ lệ người dùng ở vị trí thứ hai
A. Vfresh. B. Number 1. C. Twister. D. TriO.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 63 đến 65

Năm 2018 % so với Tỷ trọng/Tổng KNXX


Sản phẩm
(triệu USD) năm 2017 dệt may năm 2018 (%)
Tổng hàng dệt may 36.201 16,1 100,00
Hàng may mặc 30.489 16,7 84,2
Xơ, sợi dệt các loại 4.025 12,0 11,1
Nguyên phụ liệu dệt, may 1.2 14,2 3,2
Vải mảnh, vải kỹ thuật khác 530 15,7 1,5

Câu 63. Giả sử sản phẩm mặt hàng may mặc năm 2018 đạt 54 triệu USD chiếm 90% tổng hàng dệt
may. Tính trị giá tổng hàng dệt may của năm đó.
A. 58 triệu USD. B. 59 triệu USD. C. 60 triệu USD. D. 60, 2 triệu USD.

Câu 64. Tỷ trọng sản phẩm nguyên phụ liệu dệt, may nhiều hơn tỷ trọng sản phẩm vải mành, vải kỹ
thuật khác trên KNXK là bao nhiêu phần trăm?
A. 1, 7%. B. 1, 5%. C. 2, 7%. D. 1, 6%.

Câu 65. Sản phẩm xơ, sợi dệt các loại chiếm bao nhiêu phần trăm so với sản phẩm hàng may mặc?
A. 11, 12%. B. 13, 2%. C. 84, 22%. D. 12, 5%.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi 66 và 67

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 25


3,4 triệu hộ (2016)
2,5 triệu hộ (2019)

năm 2016
42%
13, 8 triệu con 49% tổng đàn
58%

Sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng từ chăn nuôi nông hộ

Sản lượng thịt heo hơi cả nước

Câu 66. Số hộ chăn nuôi heo năm 2019 giảm từ mức 3, 4 triệu hộ của năm 2016 xuống
A. 3, 1 triệu hộ. B. 2, 4 triệu hộ. C. 2, 5 triệu hộ. D. 2, 8 triệu hộ.
Câu 67. Theo số liệu thống kê tổng đàn heo hơi xuất chuồng từ chăn nuôi nông hộ năm 2016 là 13, 8
triệu con chiếm 49% tổng đàn heo trên cả nước. Hãy cho biết tổng đàn heo trên cả nước năm 2016 là
bao nhiêu triệu con? Lưu ý: làm tròn đến số thập phân thứ hai.
A. 28, 16 triệu con. B. 22, 84 triệu con. C. 25, 5 triệu con. D. 21, 76 triệu con.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 68 đến 70

Giá trị tăng


Trị giá Tăng trưởng
Nhóm hàng thêm (tỉ
(tỉ USD) (%)
USD)
Sắt thép các loại 4,5 44,5 1,4
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 5,2 37,8 1,4
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác 16,5 28,2 3,6
Dệt may 30,5 16,7 4,4
Xơ sợi 4,0 12,0 0,4
Máy vi tính, sản phảm điện tử và linh kiện 29,3 12,9 3, 3
Phương tiện vận tải và phụ tùng 7,9 13,5 1,0
Giày dép các loại 16,2 10,6 1,6
Điện thoại và linh kiện 49 8,4 3,8

Câu 68. Tổng trị giá các nhóm hàng công nghiệp trong năm 2018 là
A. 149, 5 tỷ USD. B. 163, 1 tỷ USD. C. 115, 9 tỷ USD. D. 170, 3 tỷ USD.
Câu 69. Trung bình trị giá mỗi nhóm hàng là
A. 19 tỷ USD. B. 18, 1 tỷ USD. C. 20, 1 tỷ USD. D. 21 tỷ USD.
Câu 70. Trị giá của nhóm hàng dệt may (tỷ USD) năm 2017 là
A. 35, 9 tỉ USD. B. 34, 9 tỉ USD. C. 23, 6 tỉ USD. D. 26, 1 tỉ USD.
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Câu 71. Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s2 2s2 2p6 3s1 ; 1s2 2s2 2p6 3s2 ;
1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 . Dãy gồm các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là
A. Z, Y, X. B. X, Y, Z. C. Y, Z, X. D. Z, X, Y.
Câu 72. Xét các hệ cân bằng sau đây trong một bình kín

(1) 2NaHCO3 (r)  Na2 CO3 (r) + H2 O (k) + CO2 (k)

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 26


(2) CO2 (k) + CaO (r)  CaCO3

(3) C (r) + CO2 (k)  2CO (k)

(4) CO (k) + H2 O (k)  CO2 (k) + H2 (k)

Khi thêm CO2 vào hệ thì có bao nhiêu cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 73. Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X cần 6,72 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy hấp thụ
hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thấy có 19,7 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dung dịch giảm
5,5 gam. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng nước lọc lại thu được 9,85 gam kết tủa nữa. CTPT của X là:
A. C2 H6 . B. C2 H6 O.
C. C2 H6 O2 . D. Không thể xác định.
Câu 74. Cho các chất sau C2 H5 OH, CH3 COOH, C6 H6 , H2 N-CH2 -COOH. Số chất phản ứng được với
cả hai dung dịch NaOH, HCl là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 75. Trưa ngày 27 tháng 9 năm 2014 núi lửa Ontake, nằm giữa hai tỉnh Nagano và Gifu, cách
Tokyo 200 km về phía tây, “thức giấc” sau một tiếng nổ lớn. Một người chứng kiến sự việc từ xa diễn
tả lại: “Đầu tiên tôi thấy mặt đất rung chuyển mạnh sau đó 50s thì nghe thấy một tiếng nổ lớn”. Biết
tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s trong mặt đất là 2300 m/s. Khoảng cách từ người đó đến
núi lửa khoảng
A. 17000 m. B. 19949 m. C. 115000 m. D. 98000 m.
Câu 76. Cho đoạn mạch AB gồm hai đoạn AN và NB mắc nối tiếp, đoạn AN gồm biến trở R và cuộn
2
cảm thuần có độ tự cảm L = H, đoạn NB chỉ có tụ điện với điện dung C không đổi. Đặt vào hai đầu
π √
A, B một điện áp xoay chiều có biểu thức uAB = 100 2 cos(100πt) (V). Vôn kế có điện trở rất lớn mắc
vào hai đầu đoạn AN. Để số chỉ của vôn kế không đổi với mọi giá trị của biến trở R thì điện dung của
tụ điện có giá trị bằng
10−4 10−4 10−4 10−4
A. F. B. F. C. F. D. F.
2π 4π π 3π
Câu 77. Phát biểu nào sau đây là đúng? Khi một chất điểm thực hiện dao động điều hòa thì
A. đồ thị biểu diễn gia tốc theo li độ là một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ.
B. đồ thị biểu diễn vận tốc theo gia tốc là một đường elip.
C. đồ thị biểu diễn vận tốc theo gia tốc là một đường hình sin.
D. đồ thị biểu diễn gia tốc theo li độ là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
Câu 78. Một sóng hình sin truyền theo phương Ox từ nguồn O với tần số 20 Hz, có tốc độ truyền
sóng nằm trong khoảng từ 0,7 m/s đến 1 m/s. Gọi A và B là hai điểm nằm trên Ox, ở cùng một phía
so với O và cách nhau 10 cm. Hai phần tử môi trường tại A và B luôn dao động ngược pha với nhau.
Tốc độ truyền sóng là
A. 90 cm/s. B. 100 cm/s. C. 80 cm/s. D. 85 cm/s.
Câu 79. Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào?
A. Vận chuyển dinh dưỡng.
B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết.
C. Tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp.
D. Vận chuyển dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết.

Câu 80. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
A. Tiêu hóa ngoại bào.
B. Tiêu hoá nội bào.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 27


C. Tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào.
D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 81. Ở 1 loài thực vật có bộ NST 2n = 14, trên mỗi NST thường khác nhau đều xét 1 gen có 2
alen. Theo lý thuyết trong loài tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen khác nhau về đột biến thể ba?
A. 2916. B. 5103. C. 2187. D. 20412.
Câu 82. Một cây có kiểu gen AaBb, lấy hạt phấn cây này gây lưỡng bội hóa thành cây 2n. Theo lí
thuyết, số dòng thuần chủng lưỡng bội tối đa có thể được tạo ra là
A. 4. B. 2. C. 8. D. 1.
Câu 83. Đường biên giới dài nhất trên đất liền nước ta là với quốc gia nào sau đây
A. Trung Quốc. B. Campuchia. C. Lào. D. Thái Lan.
Câu 84. Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc là
A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế. B. Nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam.
C. Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên. D. Có nhiều khối núi cao, đồ sộ.

Câu 85. Ý nghĩa to lớn của rừng đồi với tài nguyên môi trường
A. cung cấp gỗ, củi. B. tài nguyên du lịch. C. cân bằng sinh thái. D. cung cấp dược liệu.
Câu 86. Câu ca dao “Trường Sơn Đông nắng, Trường Sơn Tây mưa”, mô tả khí hậu ở dãy Trường Sơn
vào thời gian nào trong năm?
A. các tháng IX, X, XI. B. các tháng XI, I, II.
C. các tháng III, IV, V. D. các tháng V, VI, VII.
Câu 87. Người đã khởi xướng đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 là
A. Lưu Thiếu Kì. B. Đặng Tiểu Bình. C. Chu Ân Lai. D. Giang Trạch Dân.
Câu 88. Điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là gì?
A. Vai trò lãnh đạo của Đảng và sự hình thành liên minh công - nông.
B. Đấu tranh bí mật, bất hợp pháp.
C. Đảng kiên định trong quá trình đấu tranh.
D. Sự hình thành khối liên minh công - nông vững chắc.
Câu 89. Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới là
A. Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
B. Hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.
C. Cùng tồn tại trong hoà bình, các bên cùng có lợi.
D. Hoà nhập nhưng không hoà tan.
Câu 90. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào khoảng thời gian nào?
A. 7 - 1976. B. 7 - 1977. C. 9 - 1977. D. 7 - 1979.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93.

Sự điện phân là quá trình oxi hóa - khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều
đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng hóa học mà
nếu không có dòng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra. Trong thiết bị điện phân

• Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anot được nối với cực dương của nguồn
điện một chiều.

• Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Catot được nối với cực âm của nguồn điện
một chiều.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 28


Cho dãy điện hóa sau
Thí nghiệm 1: Một sinh viên thực hiện quá trình điện phân dung dịch chứa đồng thời NaCl và
MgCl2 bằng hệ điện phân sử dụng các điện cực than chì.

Dựa theo dãy điện hóa đã cho ở trên và từ Thí nghiệm 1, hãy cho biết
Câu 91. Bán phản ứng nào xảy ra ở anot?
A. Mg → Mg2+ + 2e. B. Na → Na+ + e.
C. 2H2 O → O2 + 4H+ + 4e. D. 2Cl− → Cl2 + 2e.
Câu 92. Giá trị pH của dung dịch thay đổi như thế nào?
A. pH tăng do OH− sinh ra ở catot.
B. pH giảm do H+ sinh ra ở anot.
C. pH không đổi do không có H+ và OH− sinh ra.
D. pH không đổi do lượng H+ sinh ra ở anot bằng với lượng OH− sinh ra ở catot.
Thí nghiệm 2: Sinh viên đó tiếp tục thực hiện điện phân theo sơ đồ như hình.

+ −
Nguồn điện

Pt Pt Pt Pt Pt Pt

1 2 3

Ag(N O3 )3 1M AgN O3 1M Al(N O3 )3 1M

Sau một thời gian, sinh viên quan sát thấy có 3,24 gam kim loại bạc bám lên điệc cực của bình 2. Biết
trong hệ điện phân nối tiếp, số điện tử truyền dẫn trong các bình là như nhau. Nguyên tử khối của Ag,
Cu và Al lần lượt là 108,64 và 27 đvC.

Từ thí nghiệm 2, hãy tính


Câu 93. Số gam kim loại Al bám lên điện cực trong bình 3 là
A. 0 gam. B. 3,9 gam. C. 0,975 gam. D. 1,95 gam.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96

Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. Este thường
có mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau và được ứng dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm . . .
Để điều chế este của ancol, người ta thường thực hiện phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn chức
(Cn Hm O2 ) và ancol thu được este và nước.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 29


Để điều chế este của phenol, người ta phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol thu
được este.
Câu 94. Để điều chế phenyl axetat, người ta thực hiện phản ứng nào sau đây?
A. CH3 COOH + C6 H5 OH  CH3 COOC6 H5 + H2 O.
B. C6 H5 COOH + CH3 OH  C6 H5 COOCH3 + H2 O.
C. C6 H5 COOH + CH3 OH  C6 H5 COOCH3 + H2 O.
D. (C6 H5 CO)2 O + CH3 OH → C6 H5 COOCH3 + C6 H5 COOH.
Câu 95. Phản ứng este hóa giữa axit axetic và ancol isoamylic thu được hỗn hợp X gồm este isoamyl
axetat, nước, ancol isoamylic và axit axetic dư. Để thu được este isoamyl axetat ra khỏi hỗn hợp X,
quy trình nào sau đây là phù hợp?
A. Cho hỗn hợp X vào cốc có chứa nước đá tán nhỏ khuấy đều đến khi phân lớp, cho hỗn hợp vào
phễu chiết, chiết lấy phần este và rửa lại phần este vài lần bằng dung dịch NaHCO3 5%.
B. Cho hỗn hợp X vào chất làm khan để hút nước, ancol isoamylic và axit axetic, phần còn lại là
este isoamyl axetat.
C. Cho hỗn hợp X qua dung dịch H2SO4 đặc, nước, ancol và axit bị giữ lại, phần còn lại là este.
D. Làm lạnh hỗn hợp X đến 00C, este hóa rắn và tách ra khỏi hỗn hợp.
Câu 96. Một sinh viên tiến hành thí nghiệm theo các bước sau
• Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%.
• Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh
thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
• Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 - 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn
hợp.
Cho các phát biểu sau
(1) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.
(2) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.

(3) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.

(4) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương
tự.
(5) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99

Solar Juanilama là công viên năng lượng Mặt Trời lớn nhất ở Cost Rica, được xây dựng từ những
tấm pin mặt trời công nghệ cao. Đây là dự án đầu tiên được thực hiện ở khu vực Mỹ Latinh thông qua
cơ chế tín dụng giữa Nhật Bản và Costa Rica, nhằm thúc đẩy cuộc chiến chống Biến đổi khí hậu nhờ
áp dụng các công nghệ sạch để giảm khí thải gây hiệu ứng Nhà kính.
Câu 97. Hoạt động của pin mặt trời dựa vào hiện tượng
A. quang điện trong. B. quang điện ngoài. C. cộng hưởng. D. tán sắc ánh sáng.
Câu 98. Công suất khi trời nắng của pin mặt trời là 325W/tấm. Biết rằng phần năng lượng bức xạ
mặt trời truyền tới bề mặt Trái Đất trong những ngày trời nắng vào khoảng 1000W/m2. Hiệu suất
chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng của pin mặt trời là 10%. Tính diện tích mỗi tấm pin
mặt trời.
A. 1,25 m2 . B. 2,25 m2 . C. 3,25 m2 . D. 4,25 m2 .

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 30


Câu 99. Biết công suất của mặt trời là 3,9 · 1026 W. Hỏi mỗi năm mặt trời “gầy” đi bao nhiêu?

A. 1,367 · 1017 kg. B. 1,367 · 1019 kg. C. 1,367 · 1020 kg. D. 1,367 · 1021 kg.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102

Lò phản ứng hạt nhân là một thiết bị để khởi động, kiểm soát, và duy trì một chuỗi phản ứng phân
hạch hạt nhân. Lò phản ứng hạt nhân thường được sử dụng để tạo ra điện và cung cấp năng lượng cho
một số tàu ngầm, tàu sân bay . . . mà hiện nay quân đội Hoa Kì phát triển rất mạnh. Nhiên liệu trong
các lò này thường là 235 U hoặc 239 Pu. Sự phân hạch của một hạt nhân 235 U có kèm theo giải phóng 2,5
nơtron (tính trung bình), đối với 239 Pu con số đó là 3. Các nơtron này có thể kích thích các hạt nhân
khác phân hạch để tạo nên một phản ứng dây truyền nếu không được điều khiển. Các lò phản ứng hạt
nhân được điều khiển để đảm bảo năng lượng tỏa ra từ lò phản ứng là không đổi theo thời gian, trong
trường hợp này người ta thường dùng những thanh điều khiển ngập sâu vào trong lò để hấp thụ số
nơtron thừa.

Câu 100. Thanh điều khiển có chứa

A. Bạch kim.
B. Vàng hoặc những kim loại có nguyên tử lượng lớn.
C. Bo hoặc Cađimi.
D. Nước.

Câu 101. Thanh điều khiển ngập sâu vào trong lò để hấp thụ số nơtron thừa và đảm bảo số nơtron
giải phóng sau mỗi phân hạch là

A. 1 notron.
B. nhiều hơn 1 notron.
C. 0 notron.
D. tùy thuộc vào kích thước các thanh điều khiển.

Câu 102. Trong phản ứng phân hạch urani U233 năng lượng trung bình tỏa ra khi một hạt nhân bị
phân hạch là 200MeV. Một nhà máy điện nguyên tử dùng nguyên liệu urani, có công suất 500000 KW,
hiệu suất là 20%. Lượng tiêu thụ hàng năm nhiên liệu urani là bao nhiêu? (1 năm có 365 ngày).

A. 961 kg. B. 1121 kg. C. 1352,5 kg. D. 1421 kg.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105

Cho hình ảnh sau:

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 31


Biết rằng, một số gen có quá trình ghép nối thay đổi, tạo nhiều loại mARN trưởng thành từ một tiền
mARN ban đầu. Ví dụ một tiền mARN có trình tự “Exon 1- intron 1- êxôn 2 – intron 2 – êxôn 3”, có
thể có hai kiểu ghép nối. Kiểu 1: Tiền mARN bị cắt hai intron và nối ba êxôn lại. Kiểu 2: Tiền mARN
bị cắt trình tự đầu 5’ của intron 1, nối với nhánh A của intron 2, loại bỏ “intron 1- êxôn 2 - intron 2”,
tạo mARN trưởng thành ngắn hơn.
Câu 103. Phát biểu nào sau đây sai
A. Đây là quá trình phiên mã ở tế bào nhân thực.
B. mARN trưởng thành được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
C. Sự cắt bỏ intron, nối exon diễn ra trong tế bào chất.
D. Quá trình phiên mã diễn ra trong nhân.
Câu 104. Sự kiện nào sau đây không đúng với quá trình ghép nối mARN trưởng thành
A. Cắt intron. B. Nối exon.
C. Gắn mũ 5’P. D. Tất cả các exon đảo trộn vị trí sắp xếp.
Câu 105. Số loại mARN có thể tạo ra từ hình ảnh trên là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108

Khi thống kê tỉ lệ cá đánh bắt trong các mẻ lưới ở 3 vùng khác nhau, người ta thu được kết quả sau

Vùng Trước sinh sản Đang sinh sản Sau sinh sản
A 78% 20% 2%
B 50% 40% 10%
C 10% 20% 70%

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 32


Câu 106. Vùng nào nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng
A. A. B. B. C. C. D. cả A và B.
Câu 107. Vùng nào nghề cá khai thác quá mức
A. A. B. B. C. C. D. cả B và C.
Câu 108. Theo em, ban quản lí vùng A nên có quyết định như thế nào để phát triển bền vững nguồn
lợi cá tại đây?
A. Tăng cường đánh bắt vì quẩn thể đang ổn định.
B. Tiếp tục đánh bắt vì quần thể ở trạng thái trẻ.
C. Hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái.
D. Dừng đánh bắt nếu không sẽ bị cạn kiệt tài nguyên.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111

Xu hướng số người di cư trong nước bắt đầu tăng mạnh từ năm 1999 vì nền kinh tế Việt Nam phát
triển mạnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Hệ quả là sự phát
triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, chế xuất đã thu hút lượng lớn lao động di cư. Sự chuyển dịch
cơ hội việc làm về khu vực thành thị được cho là nhân tố quan trọng nhất quyết định xu hướng di cư
nội địa về khu vực thành thị để tìm kiếm công ăn việc làm. Theo kết quả Điều tra dân số và nhà ở
giữa kỳ 2014, tỷ lệ tìm việc, hoặc là bắt đầu công việc mới, chiếm tỷ lệ 44,8% người di cư. Tỷ lệ di cư
theo gia đình chiếm 22,8%. tỷ lệ người di cư quay trở về quê do mất việc hoặc không tìm được việc làm
tương đối nhỏ, chỉ chiếm 6,1%. Nhóm lý do liên quan đến công việc/kinh tế vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất
(34,7%) trong “Điều tra di cư nội địa quốc gia 2015”. Thu nhập của người di cư được cải thiện sau khi
di cư.

Ở Việt Nam, tỷ lệ người di cư có trình độ chuyên môn kỹ thuật (31,7%) cao hơn người không di cư
(24,5%). Đáng chú ý là, tỷ lệ người di cư là nữ cao hơn nam nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật của
nữ thấp hơn nam. Hà Nội là thành phố có tỷ lệ người di cư có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất
nước (46,7%), Đông Nam Bộ có tỷ lệ này thấp nhất (13,4%).

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) 2016, “Điều tra di cư
nội địa quốc gia năm 2015: Các kết quả chủ yếu”)

Câu 109. Xu hướng di cư nội địa ở nước ta tăng mạnh từ năm 1999 chủ yếu do
A. chính sách di cư của Nhà nước.
B. sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.
C. quá trình toàn cầu hóa và hội nhập nền kinh tế.
D. sự khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa các khu vực.
Câu 110. Nguyên nhân quan trọng nhất của việc di cư từ nông thôn ra thành thị là
A. mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm. B. thành thị có cơ sở hạ tầng hiện đại hơn.
C. thay đổi môi trường nghiên cứu, học tập. D. chính sách phát triển đô thị.
Câu 111. Thành phố có tỷ lệ người di cư có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất cả nước là
A. Hà Nội. B. TP. Hồ Chí Minh. C. Đà Nẵng. D. Cần Thơ.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114

Tài nguyên du lịch của Việt Nam tương đối phong phú và đa dạng, gồm 2 nhóm: tài nguyên du lịch
tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Ngành du lịch nước ta đã hình thành từ những năm 60 của
thế kỉ XX. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 cho đến nay
nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 33


Năm 2019, du lịch Việt Nam đón lượng khách quốc tế đến kỷ lục trên 18 triệu lượt, tăng 16,2% so
với 2018, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 700 nghìn tỷ đồng. Tăng trưởng của du lịch Việt Nam có
sự đóng góp quan trọng của các thị trường gần khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Bắc Á và Đông Nam
Á. Bên cạnh sự tăng trưởng ấn tượng của các thị trường khu vực châu Á, các thị trường quan trọng
khác của du lịch Việt Nam vẫn duy trì mức tăng khá đều: Mỹ (+8,6%), Nga (+6,6%), Anh (+5,7%),
Đức (+6,0%).

Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới, năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam đã tăng từ
75/141 nền kinh tế vào năm 2015 lên 67/136 vào năm 2017 và 63/140 vào năm 2019. Trong đó, có
những chỉ số tăng ấn tượng như mức độ mở cửa, sức cạnh tranh về giá, năng lực hàng không . . .
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 và Tổng cục du lịch Việt Nam)
Câu 112. Đóng góp quan trọng nhất vào sự tăng trưởng của du lịch Việt Nam trong năm 2019 là thị
trường khu vực
A. Tây Âu. B. Bắc Mỹ. C. Liên Bang Nga. D. châu Á.
Câu 113. Năm 2019, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam so với năm 2018 tăng thêm
A. 16%. B. 18 triệu lượt khách. C. 16,2%. D. 8,6%.
Câu 114. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho ngành du lịch nước ta phát triển nhanh trong
thời gian gần đây?
A. Nhu cầu du lịch tăng, có nhiều di sản thế giới.
B. Tài nguyên du lịch phong phú, cơ sở lưu trú tốt.
C. Chính sách phát triển, nhu cầu về du lịch tăng.
D. Thu hút nhiều vốn đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến
câu 117:

Với cương vị là phái viên của Quốc tế Cộng sản, có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới phong
trào cách mạng ở Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng
sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đến Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) để bàn việc hợp nhất.

Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản bắt đầu họp từ ngày 6-1-1930 tại Cửu Long, do Nguyễn Ái
Quốc chủ trì. Dự Hội nghị có Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh là đại biểu của Đông Dương Cộng
sản đảng, Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu là đại biểu của An Nam Cộng sản đảng. Nguyễn Ái Quốc
phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức công sản riêng rẽ và nếu chương trình Hội nghị.
Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là
Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cường vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng,. . . do
Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành “tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Nhiệm vụ của cuộc cách mạng là đánh đổ đế
quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do;
lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc;
tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng
ruộng đất v.v. . . Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức ; còn phú nông,
trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp
bức và vô sản thế giới. Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp vô sản – sẽ giữ vai trò
lãnh đạo cách mạng. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc
soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đến vấn đề dân tộc
và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 34


(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 87 – 88)

Câu 115. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là
A. độc lập và tự do. B. độc lập và thống nhất.
C. tự do và bình đẳng. D. hòa bình và độc lập.
Câu 116. Dự Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản có các đại biểu đại diện cho các tổ chức
A. Đông Dương Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn và An Nam Cộng sản đảng.
C. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.
D. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Câu 117. So với điều kiện ra đời của các Đảng Cộng sản ở các nước tư bản, sự ra đời của Đảng Cộng
sản Việt Nam đầu năm 1930 có thêm nhân tố nào sau đây?
A. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin. B. Phong trào công nhân.
C. Phong trào nông dân. D. Phong trào yêu nước.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến
câu 120

Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư
sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng,
các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới.
Họ cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị,
tư tưởng, văn hóa.

Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động
yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh
hướng dân chủ tư sản, trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh
của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình
trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc
đấu tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng.

Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những
hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng
đắn cho cách mạng Việt Nam.

(Nguồn Lịch sử 11, trang 156)

Câu 118. Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh
hưởng đến Việt Nam?
A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á. B. Nhật Bản và Trung Quốc.
C. Anh và Pháp. D. Ấn Độ và Trung Quốc.
Câu 119. Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918
cuối cùng đều bị thất bại?
A. Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp nông dân với công nhân.
B. Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiến tiến cách mạng.
C. Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.
D. Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 35


Câu 120. Bối cảnh lịch sử nào quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
A. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam.
B. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ.
C. Các tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta.
D. Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 36


Đáp án đề số 2

1. B 2. B 3. D 4. A 5. A 6. A 7. D 8. A 9. D 10. C
11. B 12. C 13. C 14. C 15. C 16. B 17. C 18. D 19. B 20. D
21. D 22. B 23. A 24. D 25. D 26. B 27. C 28. C 29. B 30. D
31. C 32. C 33. C 34. A 35. A 36. C 37. B 38. C 39. A 40. B
41. A 42. B 43. A 44. A 45. D 46. A 47. C 48. B 49. B 50. D
51. D 52. C 53. C 54. D 55. B 56. C 57. C 58. A 59. B 60. C
61. B 62. B 63. C 64. A 65. B 66. C 67. A 68. B 69. B 70. D
71. A 72. A 73. B 74. A 75. B 76. B 77. A 78. C 79. D 80. B
81. D 82. A 83. C 84. B 85. C 86. D 87. B 88. A 89. A 90. C
91. D 92. A 93. A 94. C 95. A 96. D 97. A 98. C 99. A 100. C
101. A 102. A 103. C 104. D 105. B 106. C 107. A 108. C 109. B 110. A
111. A 112. D 113. C 114. C 115. A 116. C 117. D 118. B 119. B 120. D

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 37


NHÓM TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG ĐỀ ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2021-2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
GV9: Bùi Ngọc Sơn
Thời gian làm bài: 150 phút
GV10: Quảng Đại Mưa
Đề số: 3

PHẦN 1. NGÔN NGỮ


1.1. Tiếng Việt
Câu 1. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm. . . nước”
A. vơi. B. đọng. C. đầy. D. ngập.
Câu 2. Ý nghĩa của truyện Tấm Cám là?
A. Phản ánh ước mơ về một xã hội công bằng, hạnh phúc.
B. Phản ánh ước mơ được giàu sang.
C. Phản ánh ước mơ về sự hóa thân của con người.
D. Phản ánh khát vọng tình yêu đôi lứa.
Câu 3. “Thôn hậu thôn tiềm đạm tự yên/ Bán vô bán hữu tịch dương biên/ Mục đồng địch lí ngưu
quy tận/ Bạch lộ song song phi hạ điền”(Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông).
Bài thơ được viết theo thể thơ:
A. Lục bát. B. Thất ngôn tứ tuyệt.
C. Thất ngôn. D. Thất ngôn bát cú.
Câu 4. “Cũng nhà hành viện xưa nay,/ Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người” (Truyện Kiều –
Nguyễn Du) Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển và được chuyển nghĩa theo phương
thức nào?
A. “nhà”, chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
B. “nhà”, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
C. “tay”, chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
D. “tay” chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
Câu 5. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Gió. . . là bệnh của giời/ Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”
(Tương tư – Nguyễn Bính)
A. trăng. B. sao. C. mây. D. mưa.
Câu 6. “Nào đâu cái yếm lụa sồi?/ Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân / Nào đâu cái áo tứ thân?/
Cái khan mỏ quạ, cái quần nái đen?”(Chân quê – Nguyễn Bính)
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
A. dân gian. B. trung đại. C. thơ Mới. D. hiện đại.
Câu 7. Qua tác phẩm Vợ nhặt, Kim Lân ca ngợi điều gì?
A. Sức sống tiềm tàng của những con người Tây Bắc.
B. Tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ.
C. Lòng yêu nước của những con người Tây Nguyên.
D. Vẻ đẹp tâm hồn của người Nam Bộ.
Câu 8. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. Chỉnh chu. B. Chỉn chu. C. Trỉnh tru. D. Trỉn tru.
Câu 9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Sau khi đã suy nghĩ . . . , anh
ấy mới quyết định . . . câu chuyện với những người thân yêu”
A. chín mùi, chia sẻ. B. chín muồi, chia sẻ. C. chín muồi, chia sẽ. D. chín mùi, chia sẽ.
Câu 10. Từ nào sau đây không chứa các yếu tố đồng nghĩa với các từ còn lại?
A. Thu thuế. B. Thu mua. C. Mùa thu. D. Thu chi.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 38


Câu 11. Các từ: “Bồ hóng, xà phòng, ti vi” là:
A. Từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa giống nhau.
B. Từ ghép dựa trên hai từ tố có nghĩa khác nhau.
C. Từ đơn đa âm.
D. Từ láy.
Câu 12. “Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp
bước mình”. Đây là câu:
A. thiếu chủ ngữ. B. thiếu vị ngữ.
C. thiếu chủ ngữ và vị ngữ. D. sai logic.
Câu 13. “Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa
như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh
lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng
trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất.
Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ
đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng
một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè,
rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một
bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại”.
Nhận xét về kết cấu của đoạn văn trên.
A. Quy nạp. B. Tổng phân hợp. C. Diễn dịch. D. Song hành.
Câu 14. Trong các từ Hán Việt sau, yếu tố “phong” nào có nghĩa là gió?
A. Phong phú. B. Tiên phong. C. Cuồng phong. D. Cao phong.
Câu 15. Trong các câu sau:

I. Tuy bạn Lan phải phụ giúp cha mẹ nhiều việc và bạn ấy không bao giờ bỏ bê việc học.

II. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Ngô Tất Tố đã lên án gay gắt tên quan phụ mẫu “lòng lang
dạ thú”.

III. Mẹ tôi đi chợ về muộn nên vội vàng vào bếp nấu nướng mà chẳng kịp nghỉ ngơi.

IV. Anh ấy ra đi đã để lại cho chúng tôi rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ.

Những câu nào mắc lỗi?


A. I và IV. B. I và II. C. I và III. D. II và III.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20 “Chớ tự kiêu,
tự đại. Tự kiêu, tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều
người giỏi hơn mình. Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng, thì bao nhiêu nước cũng chứa
được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ
lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn. . . ”

(Trích "Cần kiệm liêm chính", Hồ Chí Minh, tháng 6-1949)

Câu 16. Đoạn văn trên được viết theo phong các ngôn ngữ nào?
A. Phong cách sinh hoạt. B. Phong cách nghệ thuật.
C. Phong cách chính luận. D. Phong cách khoa học.
Câu 17. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng những thao tác lập luận nào?
A. Giải thích, bác bỏ, phân tích, so sánh. B. Chứng minh, bình luận, bác bỏ, giải thích.
C. Phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận. D. Bình luận, giải thích, chứng minh, phân tích.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 39


Câu 18. Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác
dụng.
A. Nhân hóa – làm hình tượng trở nên sinh động.
B. Câu hỏi tu từ - bộc lộ cảm xúc của tác giả.
C. Điệp từ - nhấn mạnh thái độ của tác giả trong đoạn trích.
D. Nói quá – làm hình tượng trở nên sinh động hơn.
Câu 19. Giải thích ý kiến “Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ”.
A. Tự kiêu, tự đại là làm suy thoái giống nòi.
B. Tự kiêu, tự đại là làm suy thoái bản thân.
C. Tự kiêu, tự đại làm ảnh hưởng đến tương lai đất nước.
D. Tự kiêu, tự đại làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Câu 20. Đoạn trích trên khiến ta liên tưởng tới văn bản ngụ ngôn nào đã học?
A. Đeo nhạc cho mèo. B. Thầy bói xem voi.
C. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. D. Ếch ngồi đáy giếng.
1.2. Tiếng Anh
Question 21 – 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in each blank.
Câu 21. By the end of this March, I English for 5 years. And I will take some higher-level
courses in an English centre.
A. have studied. B. have been studying.
C. will have been studying. D. will study.
Câu 22. Keep quiet. You talk so loudly in here. Everybody is working.
A. may. B. must. C. might. D. mustn’t.
Câu 23. What is longest river in world?
A. the / a. B. a / the. C. a/ a. D. the / the.
Câu 24. Where the 1988 Olympic Games ?
A. was/ hold. B. were/ held. C. was/ held. D. did/hold.
Câu 25. As a young person, he is really about his future career.
A. concerned. B. concern. C. concerning. D. concerns.
Question 26 – 30: Each of the following sentences has one error (A, B, C or D). Find it and blacken
your choice on your answer sheet.
Câu 26. The World Health Organization hasdone much to tryto create a morehealthiest world.
A B C D

Câu 27. Two billiondollars are not enoughfor the victims ofthe tsunami.
A B C D

Câu 28. Life insurance, before available onlyto young, healthy persons, can now beobtained for old
A B C
people and even for pets.
D

Câu 29. John climbedup into the tree and picked all thefruit out reach.
A B C D

Câu 30. Eventhough they hadbeen lost in the mountains forthreedays, they looked strongly and
A B C D
healthy.
Question 31 – 35: Which of the following best restates each of the given sentences?
Câu 31. She asked us to leave quietly so that we wouldn’t disturb her.
A. In order to be disturbed, she asked us to leave quietly.
B. So as not to disturb us, she asked us to leave quietly.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 40


C. So as not to avoid our disturbance, she asked us to leave quietly.
D. In order to avoid our disturbance, she asked us to leave quietly.
Câu 32. Had he known more about the information technology, he would have invested
in some computer companies.
A. Not knowing about the information technology help him invest in some computer company.
B. He didn’t know much about the information technology and he didn’t invest in any computer
companies.
C. Knowing about the information technology, he would have invested in some computer companies.
D. He would have invested in some computer companies without his knowledge of the information
technology.
Câu 33. He last had his eyes tested ten months ago.
A. He didn’t have any tests on his eyes in ten months.
B. He hasn’t had his eyes tested for ten months.
C. He had tested his eyes ten months ago.
D. He had not tested his eyes for ten months then.
Câu 34. Helen made a lot of phone calls when she had come home.
A. Having made a lot of phone calls, Helen came home.
B. Having come home, Helen made a lot of phone calls.
C. A lot of phone calls had been made by Helen when she came home.
D. A lot of phone calls had been made to Helen when she came home.
Câu 35. People say that at least ten applicants have been selected for the job interview.
A. People say that fewer than ten job interviews have been held so far.
B. I have heard that only ten people have been chosen to have the job interviewed.
C. It is said that well over ten people are interested in having an interview for the job.
D. It is said that no fewer than ten people are going to be interviewed for the job.
Question 36 – 40: Read the passage carefully.

1. An estimated 18,000 people die every day worldwide as a result of air pollution. The great majority
of the world’s population breathe air that does not meet World Health Organization guidelines. Air
pollution has become so bad that it’s said we now have a “fifth season”: this time of year, when lethal
smogs envelop some of the most populated parts of the world. Delhi’s atrocious smogs, which caused
an international cricket match to be halted on Sunday, follow similar ones last year.

2. But 65 years on from the toxic Great Smog of London that descended on 5 December 1952, and led
to ground-breaking anti-pollution laws being passed, the air above the UK still hasn‘t cleared. In
London alone more than one person an hour dies prematurely from a range of conditions such as
congestive heart failure, asthma and emphysema as a result of exposure to particulate matter and
nitrogen dioxide. The mayor of London, Sadiq Khan, has called for a new Clean Air Act that would
enshrine a right to clean air.

3. Smog Day marks the anniversary of the Great London Smog, and the middle of the international
smog season. It grew out of an initiative to share the experiences of people living with air pollution
in London and New Delhi, whose air quality is among the worst in the world. In spite of many
differences between life in the two capital cities, there are parallels in the experiences of people who
work on the streets, runners who exercise along them, taxi drivers, parents and children and the
doctors who care for those with breathing difficulties.

4. Progress on air pollution is already being made in many places around the world. The recent Lancet
Commission on pollution and health points out that air-quality improvements not only save lives,
but have other benefits.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 41


Choose an option (A, B, C or D) that best answers each question.
Câu 36. What is the main idea of the passage?
A. Successful efforts in making the air less polluted.
B. The comparison of air pollution levels between two big cities.
C. How serious air pollution is worldwide.
D. What Smog Day in London is.
Câu 37. What can be inferred about the “fifth season”?
A. It is the last season of the climatic pattern in a year.
B. During this time outdoor sports games may be cancelled.
C. During this time, lethal smogs attack almost any places in the world.
D. It is the result of overpopulation.
Câu 38. Which word is closest in meaning to the word “enshrine” in paragraph 2?
A. prevent. B. improve. C. maintain. D. authorize.
Câu 39. Which statement is NOT true of London and New Delhi?
A. People from these cities share the same experience of breathing difficulties.
B. People who work on the streets in these cities share the same experience.
C. Air quality in these cities is among the worst.
D. These two capital cities are not completely alike.
Câu 40. Compared to London in 1957, London now .
A. has better air quality. B. has fewer laws passed.
C. sees an increase in nitrogen dioxide. D. has unchanged air pollution level.
Dịch bài đọc:

1. Ước tính có khoảng 18.000 người chết mỗi ngày trên toàn thế giới do ô nhiễm không khí. Đại đa
số dân số thế giới hít thở không khí không đáp ứng các hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới. Ô
nhiễm không khí đã trở nên tồi tệ đến mức người ta nói rằng chúng ta đã có một mùa thứ năm, thời
điểm này trong năm, khi những đám khói mù mịt bao trùm một số khu vực đông dân nhất thế giới.
Những đám khói kinh khủng của Delhi, khiến một trận đấu cricket quốc tế phải tạm dừng vào Chủ
nhật, tương tự năm ngoái.

2. Nhưng sau 65 năm kể từ Đại khói mù độc hại ở Luân Đôn vào ngày 5 tháng 12 năm 1952, và dẫn
đến luật chống ô nhiễm mang tính đột phá được thông qua, không khí trên Vương quốc Anh vẫn
chưa được làm sạch. Chỉ riêng ở London, hơn một người một giờ chết sớm vì một loạt các tình trạng
như suy tim sung huyết, hen suyễn và khí phế thũng do tiếp xúc với vật chất hạt và nitơ dioxide.
Thị trưởng London, Sadiq Khan, đã kêu gọi một Đạo luật về Không khí Sạch mới sẽ bảo vệ quyền
được làm sạch không khí.

3. Ngày khói bụi đánh dấu ngày của Đại khói mù ở Luân Đôn và giữa mùa sương mù thế giới. Nó
phát triển từ một sáng kiến để chia sẻ kinh nghiệm của những người sống với ô nhiễm không khí
ở London và New Delhi nơi có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới. Mặc dù có nhiều sự
khác biệt giữa cuộc sống ở hai thành phố, nhưng vẫn có những điều tương đồng với tình trạng của
những người làm việc trên đường phố, những người chạy bộ trên con phố đó, lái xe taxi, cha mẹ và
trẻ em và các bác sĩ chăm sóc những người mắc bệnh khó thở.

4. Tiến bộ về ô nhiễm không khí đã được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Ủy ban Lancet về ô
nhiễm và sức khỏe gần đây chỉ ra rằng cải thiện chất lượng không khí không chỉ cứu sống mà còn
có những lợi ích khác.

PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU


2.1. Toán học

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 42


Câu 41. Gọi m là số thực dương sao cho đường thẳng d : y = m + 1 cắt đồ thị hàm số y = x4 − 3x2 − 2
tại hai điểm A, B thỏa mãn tam giác OAB vuông tại O ( O là gốc tọa độ). Giá trị của m thuộc khoảng
nào dưới
Å đây?ã Å ã Å ã Å ã
7 9 1 3 3 5 5 7
A. ; . B. ; . C. ; . D. ; .
9 4 2 4 4 4 4 4
Câu 42. Tập hợp tất cả các điểm biễu diễn các số phức z thỏa mãn |(1 + i) − 5 + i| = 2 là một đường
tròn tâm I và bán kính
√ R lần lượt là √
A. I(2; −3), R = 2. B. I(2; −3), R = 2. C. I(−2; 3), R = 2. D. I(−2; 3), R = 2.
Câu 43. Cho tứ diện ABCD, có AB = CD = 5, khoảng cách giữa AB và CD bằng 12 , góc giữa hai
đường thẳng AB và CD bằng 30◦ . Tính thể tích khối tứ diện ABCD. √
A. 60. B. 30. C. 25. D. 15 3 .
Câu 44. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho hai điểm A(−1; −1; 0); B(3; 1; −1). Điểm M
thuộc trụcÅ Oy và cách Å A, B cóãtọa độ là
ã đều hai điểm Å ã Å ã
9 9 9 9
A. M 0; − ; 0 . B. M 0; − ; 0 . C. M 0; − ; 0 . D. M 0; ; 0 .
4 2 2 4
Z 2
Câu 45. Cho hàm số y = f (x) có f 0 (x) liên tục trên [0; 2] và f (2) = 16; f (x) dx = 4. Tính
Z 2 0

I= xf 0 (2x) dx.
0
A. I = 7. B. I = 20. C. I = 12. D. I = 13.
Câu 46. Đề thi kiểm tra 15 phút có 10 câu trắc nghiệm, mỗi câu có bốn phương án trả lời, trong đó
có một phương án đúng, trả lời đúng mỗi câu được 1 điểm. Mỗi thí sinh làm cả 10 câu, mỗi câu chọn
một phương án. Tính xác suát để thí sinh đó đạt từ 8,0 diểm trở lên.
463 436 463 436
A. 10 . B. 4
. C. 4
. D. 10 .
4 10 10 4
Câu 47. Chị Hân hàng tháng gửi vào ngân hàng 1.500.000 đồng, với lãi suất 0, 8% một tháng. Sau 1
năm chị Hân rút cả vốn lẫn lãi để mua vàng thì số chỉ vàng mua được ít nhất là bao nhiêu? Biết giá
vàng tại thời điểm mua là 3.648.000 đồng/chỉ.
A. 5 chỉ. B. 4 chỉ. C. 3 chỉ. D. 6 chỉ.
√ x2 √ 2 2
Câu 48. Tìm tất cả các giả trị của tham số m để phương trình (7 − 3 5) + m(7 + 3 5)x = 2x −1
có đúng bốn nghiệm phân biệt.
1 1 1 1 1
A. 0 < m < . B. 0 ≤ m < . C. − < m < 0. D. − < m ≤ .
16 16 2 2 16
Câu 49. Hai người A và B làm xong công việc trong 72 giờ; còn người A và C làm xong công việc đó
trong 63 giờ; người B và C làm xong công việc đó trong 56 giờ. Hỏi nếu cả ba người cùng làm công
việc đó thì sau bao lâu xong công việc?
A. 45 giờ. B. 42 giờ. C. 40 giờ. D. 48 giờ.
1 1
Câu 50. Một bác nông dân mang cam đi bán. Lần thử nhất bán số cam và quả. Lần thứ hai bán
2 2
1 1 1 3
số cam còn lại và quả. Lần thứ ba bán số cam còn lại và quả. Cuối cùng cỏn lại 24 quả cam.
3 3 4 4
Hỏi số cam bác nông dân đã mang đi bán là bao nhiêu quả?
A. 107 quả. B. 105 quả. C. 103 quả. D. 101 quả.
2.2. Tư duy logic
Câu 51. Cho ba mệnh đề sau, với n là số tự nhiên

(1) n + 8 là số chính phương

(2) Chữ số tận cùng của n là 4

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 43


(3) n − 1 là số chính phương.

Biết rằng có hai mệnh đề đúng và một mệnh đề sai. Hãy xác định mệnh đề nào đúng, mệnh đề nào
sai?
A. Mệnh đề (2) và (3) là đúng, còn mệnh đề (1) là sai.
B. Mệnh đề (1) và (2) là đúng, còn mệnh đề (3) là sai.
C. Mệnh đề (1) là đúng, còn mệnh đề (2) và (3) là sai.
D. Mệnh đề (1) và (3) là đúng, còn mệnh đề (2) là sai.
Câu 52. Thầy Lương vừa đưa 4 học sinh An, Bình, Cương và Dung đi thi học sinh giỏi về, mọi người
đến thăm hỏi. Thầy trả lời "Cả 4 em đều đạt giải!" và đề nghị mọi người đoán xem.
- Hòa nhanh nhẩu nói luôn: "Theo em thì An, Bình đạt giải Nhì, còn Cương, Dung đạt giải Khuyến
khích".
- Kiên lắc đầu, nói: "Không phải! An, Cương, Dung đều đạt giải Nhất, chỉ có Bình đạt giải Ba".
- Linh thì cho là: "Chỉ có Bình đạt giải Nhất, còn ba bạn An, Cương, Dung đều đạt giải Ba".
- Minh lại cho rằng: "Chỉ có Cương, Dung đạt giải Nhì, còn An, Bình đều đạt giải Khuyến khích, không
ai đạt giải Đặc biệt cả”. Nghe các bạn đoán xong, thầy mỉm cười và nói: "Các em đoán sai cả rồi! Tất
cả các ý đều sai!". Số bạn đạt giải Đặc biệt là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 53. Có 3 học sinh A, B, C thuộc ba khối 7, 8, 9 đều ghi tên tham gia thi 3 môn: Đánh cầu, nhảy
xa và chạy. Biết rằng mỗi khối học sinh thi một môn và

1. A không thuộc khối 9 .


2. Bạn thuộc khối 9 không đăng ki đánh cầu.
3. Bạn thuộc khối 8 tham gia nhảy xa.
4. B không thuộc khối 8, cũng không ghi tên chay.

B thuộc khối gì và ghi tên môn gì?


A. Khối 7, nhảy xa. B. Khối 8, nhảy xa. C. Khối 7, đánh cầu. D. Khối 9, nhảy xa.
Câu 54. Có 3 học sinh A, B, C thuộc ba khối 7, 8, 9 đều ghi tên tham gia thi 3 môn: Đánh cầu, nhảy
xa và chạy. Biết rằng mỗi khối học sinh thi một môn và

1. A không thuộc khối 9 .


2. Ban thuộc khối 9 không đăng ki đánh cầu.
3. Ban thuộc khối 8 tham gia nhảy xa.
4. B không thuộc khối 8, cũng không ghi tên chay.

C thuộc khối gì và ghi tên môn gì?


A. Khối 7, chạy. B. Khối 8, nhảy xa. C. Khối 9, nhảy xa. D. Khối 9, chạy.
Câu 55. Bốn bạn hoc sinh dư đoán thành tích thi của họ như sau:

D: Xem ra tôi thứ nhất, A thứ hai.


C: Không thể như vậy, D chỉ thứ hai, tôi thứ ba.
B: Tôi thứ hai, C cuối cùng.
A: Thế thì chờ xem!

Kết quả thi cho thấy B, C, D chỉ đoán đúng một nửa. Thành tích thi của C đứng thứ mấy?
A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba. D. Thứ tư.
Câu 56. Bốn bạn hoc sinh dư đoán thành tích thi của họ như sau:

D: Xem ra tôi thứ nhất, A thứ hai.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 44


C: Không thể như vậy, D chỉ thứ hai, tôi thứ ba.
B: Tôi thứ hai, C cuối cùng.
A: Thế thì chờ xem!

Kết quả thi cho thấy B, C, D chỉ đoán đúng một nửa. Thành tích thi của A đứng thứ mấy?
A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba. D. Thứ tư.
Câu 57. Có 4 chàng trai khiêm tốn là: Hùng, Huy, Hoàng và Hải. Họ tuyên bố như sau:
Hùng: “Huy là khiêm tốn nhất”.
Huy: “Hoàng là khiêm tốt nhất”.
Hoàng: “Tôi không phải là khiêm tốn nhất”.
Hải: “Tôi không phải là khiêm tốn nhất”.
Hóa ra, chỉ có một tuyên bố của 4 chàng trai khiêm tốn trên là đúng. Vậy ai là người khiêm tốn
nhất.
A. Hùng. B. Huy. C. Hoàng. D. Hải.
Câu 58. Một trong các bạn A, B, C và D làm vỡ kính cửa sổ. Khi được hỏi, họ trả lời như sau:
A: “C làm vỡ”.
B: “Không phải tôi”.
C: “D làm vỡ”.
D: “C đã nói dối”.
Nếu có đúng một người nói thật thì ai đã làm vỡ cửa số.
A. A. B. B. C. C. D. D.
Câu 59. Hà và Trang mỗi bạn nghĩ về một số nguyên dương và thì thầm số đó vào tai của Thu. Thu
nói rằng hiệu của hai số đó là 2013.
- Hà nói rằng dựa vào dữ kiện đó, tôi không thể nói số của Trang là số nào.
- Tiếp theo, Trang cũng nói tương tự.
- Sau đó, Thu nói rằng bây giờ cậu có thể đoán được số của Trang, nhưng nếu cả hai đã nghĩ về một
số lớn hơn số ban đầu 1 đơn vị thì cậu không thể đoán được số của Trang là bao nhiêu.
Hỏi hai số mà hai bạn Hà và Trang đã nghĩ về là số bao nhiêu?
A. 2012 và 4025. B. 4026 và 6039. C. 4020 và 2007. D. 4027 và 6040.
Câu 60.
Bốn bạn có nhận xét về một hình tứ giác như sau: A
A: “Nó là một hình vuông”.
B: “Nó là một hình bình hành”.
C: “Nó là một hình thang”.
D: “Nó là một hình diều”. B C
Ghi chú: Hình diều là tứ giác có hai cặp cạnh kề nhau có độ dài bằng nhau,
ví dụ như hình bên.

D
Nếu có ba nhận xét trên đây là chính xác và một nhận xét là sai thì hình tứ giác này là hình gì?
A. Hình thoi. B. Hình vuông. C. Hình thang. D. Hình bình hành.
2.3. Phân tích số liệu
Câu 61. DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CHÈ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010-2017

Năm 2010 2014 2015 2017


Diện tích (nghìn ha) 129,9 132,6 133,6 129,3
Sản lượng (nghìn tấn) 834,6 981,9 1012,9 1040,8

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 45


(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, 2017, NXB Thống kê, 2018)
Diện tích trồng chè trung bình của nước ta giai đoạn 2010 − 2017 là ........... nghìn ha.
A. 132 nghìn ha. B. 131, 5 nghìn ha. C. 131, 35 nghìn ha. D. 131 nghìn ha.

Câu 62. DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CHÈ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 − 2017

Năm 2010 2014 2015 2017


Diện tích (nghìn ha) 129,9 132,6 133,6 129,3
Sản lượng (nghìn tấn) 834,6 981,9 1012,9 1040,8

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, 2017, NXB Thống kê, 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính sản lượng chè trung bình của nước ta giai đoạn 2010 − 2017.
A. 967, 55 nghìn tấn. B. 967, 57 nghìn tấn. C. 977, 56 nghìn tấn. D. 976, 54 nghìn tấn.

Câu 63. DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CHÈ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 − 2017

Năm 2010 2014 2015 2017


Diện tích (nghìn ha) 129,9 132,6 133,6 129,3
Sản lượng (nghìn tấn) 834,6 981,9 1012,9 1040,8

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, 2017, NXB Thống kê, 2018)
Sản lượng chè năm 2017 so với năm 2015 nhiều hơn bao nhiêu phần trăm?
A. 2, 58%. B. 2, 65%. C. 2, 85%. D. 2, 75%.
Câu 64.

Biểu đồ Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam (triệu USD)

3,500
3,162
3,000 2,745 2,810 2,732 2,780
2,614 2,675 2,700
2,491 2,5392,470
2,500 2,319 2,3542,371 2,406 2,383
2,150 2,234
2,103 2,116 2,105
2,000 1,874 1,92
1,63
1,500

1,000

500

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12


Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Trị giá kim ngạch xuât khâu trung bình mỗi tháng (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) của năm
2018 là:
A. 2,25 triệu USD. B. 2,7 triệu USD. C. 2,54 triệu USD. D. 2,42 triệu USD.
Câu 65.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 46


Biểu đồ Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam (triệu USD)

3,500
3,162
3,000 2,745 2,810 2,732 2,780
2,614 2,675 2,700
2,491 2,5392,470
2,500 2,319 2,3542,371 2,406 2,383
2,150 2,234
2,103 2,116 2,105
2,000 1,874 1,92
1,63
1,500

1,000

500

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12


Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tỉ lệ phần trăm trị giá xuất khẩu tháng 8 năm 2018 so với năm 2017 là bao nhiêu phần trăm? (Làm
tròn đến số thâp phân thư nhất).
A. 112%. B. 118,2%. C. 115%. D. 116,7%.
Câu 66. Cho bảng số liệu sau
Bảng: Tình hình sản xuất một số chủng loại giày dép năm 2018 (đvt: 1000 đôi)

Tên sản phẩm 2018 (ước) % so với 2017


Giày, dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài 553.315 33, 96
Giày, dép có đế hoặc mũ bằng da 283.298 27, 86
Giày, dép thể thao có đế ngoài và mũ giày bằng cao su và plastic 241.069 15, 28

(Nguồn: Tổng cuc Thống kê)


Theo ước tính năm 2018 số giày, dép có đế hoặc mũ bằng da là bao nhiêu đôi?
A. 553.315 nghìn đôi. B. 283.298 nghìn đôi. C. 241.069 nghìn đôi. D. 524.367 nghìn đôi.
Câu 67. Cho bảng sau
Số liệu thống kê tình hình việc làm của sinh viên ngành Toán sau khi tốt nghiệp của các khóa tốt
nghiệp 2015 và 2016 được trình bày trong bảng sau:

Khóa tốt nghiệp 2015 Khóa tốt nghiệp 2016


STT Lĩnh vực việc làm
nam nữ nam nữ
1 Giảng dạy 25 45 25 65
2 Ngân hàng 23 186 20 32
3 Lập trình 25 120 12 58
4 Bảo hiểm 12 100 3 5

Trong số nữ sinh có việc làm ở Khóa tốt nghiệp 2016, tỷ lệ phần trăm của nữ làm trong lĩnh vực
Lập trình là bao nhiêu?
A. 30%. B. 15%. C. 20%. D. 27%.
Câu 68. Dựa vào biểu đồ phân bổ lao động ở nước ta năm 2017 trả lời các câu hỏi

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 47


Khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản 21.6 triệu người

Khu vực dịch vụ 18.2 triệu người.

khu vực công nghiệp và xây dựng 13.6 triệu người

Dựa vào biểu đồ trên hãy cho biết lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng ít hơn lao
động làm việc trong khu vực dịch vụ năm 2017 là bao nhiêu người?
A. 4,6 triệu người. B. 8 triệu người. C. 13,6 triệu người. D. 3,4 triệu người.
Câu 69. Dựa vào biểu đồ phân bổ lao động ở nước ta năm 2017 trả lời các câu hỏi

Khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản 21.6 triệu người

Khu vực dịch vụ 18.2 triệu người.

khu vực công nghiệp và xây dựng 13.6 triệu người

Lao động làm việc trong khu vực dịch vụ chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng số lao động?
A. 30, 7%. B. 31, 8%. C. 34, 1%. D. 35, 2%.
Câu 70. Dựa vào biểu đồ phân bổ lao động ở nước ta năm 2017 trả lời các câu hỏi

Khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản 21.6 triệu người

Khu vực dịch vụ 18.2 triệu người.

khu vực công nghiệp và xây dựng 13.6 triệu người

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 48


Lao động làm việc trồng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nhiều thợ lao động làm việc trong khu
vực công nghiệp và xây dựng bao nhiêu lao động?
A. 6 triệu người. B. 9 triệu người. C. 7 triệu người. D. 8 triệu người.
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3.1. Hóa học
Câu 71. Nguyên tử R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2 np3 . Trong hợp chất khí với hiđro thì
hiđro chiếm 17, 64% về khối lượng. R là
A. As. B. S. C. N. D. P.
Câu 72. Xét các hệ cân bằng sau đây trong một bình kín:

(1) 2NaHCO3 (r)  Na2 CO3 (r) +H2 O(k) +CO2 (k) . (2) CO2 (k) + CaO(r)  CaCO3 (r) .

(3) C(r) + CO2 (k)  2CO(k) . (4) CO(k) + H2 O(k)  CO2 (k) + H2 (k) .

Khi thêm CO2 vào hệ thì có bao nhiêu cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch?
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 73. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X ở thể khí. Sản phẩm cháy thu được cho hấp thụ hết
vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có 10 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng bình đựng dung dịch Ca(OH)2
tăng 16,8 gam. Lọc bỏ kết tủa, cho nước lọc tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư lại thu được kết tủa,
tổng khối lượng hai lần kết tủa là 39,7 gam. Công thức phân tử của X là
A. C3 H8 . B. C3 H4 . C. C3 H6 . D. C2 H4 .
Câu 74. Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần
lượt với
A. dung dịch KOH và dung dịch HCl. B. dung dịch NaOH và dung dịch NH3 .
C. dung dịch HCl và dung dịch Na2 SO4 . D. dung dịch KOH và CuO.
.
3.2. Vật lí

Câu 75. Một khung dây phẳng có diện tích 25cm2 , gồm 10 vòng B(10−3 T)
dây đặt trong từ trương đều, mặt phẳng vòng dây vuông góc với
các đường sức từ. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của
cảm ứng từ B vào thời gian t. Độ lớn của suất điện động cảm
ứng xuất hiện trong khung từ thời điểm t1 = 0 đến thời điểm 4
t2 = 0,5s là
O 0.5 t(s)
−4 −4
A. 0,01V . B. 10 V . C. 10V . D. 2.10 V .
Câu 76. Cho phản ứng tổng hợp hạt nhân 221 D → A 1 2
Z X + 0 n. Biết độ hụt khối của hạt nhân 1 D là
0,0024u, của hạt nhân X là 0,0083u. Lấy 1u = 931 MeV/c2 . Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp hết 1g 21 D

A. 3,26 MeV. B. 6,52 MeV. C. 9,813.1023 MeV. D. 4,906.1023 MeV.

Câu 77. Đặt điện áp u = U 2. cos(ωt) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AN và N B
mắc nối tiếp. Đoạn AN gồm biến trở R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đoạn N B
2
chỉ có tụ điện với điện dung C. Đặt ω1 = √ . Để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AN
LC
không phụ thuộc vào R thì tần số góc ω bằng
ω1 √ ω1
A. √ . B. ω1 2. C. √ . D. 2ω1 .
2 2 2
Câu 78. Một vật nặng gắn vào một lò xo nhẹ có độ cứng k = 20N/m thực hiện dao động điều hoà với
viên độ A = 5cm. Động năng của vật khi cách vị trí biên 4cm là:
A. 0,009J. B. 0,0016J. C. 0,04J. D. 0,024J.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 49


3.3. Sinh học
Câu 79. Hệ tuần hoàn có chức năng
A. Vận chuyển các chất vào cơ thể.
B. Vận chuyển các chất từ ra khỏi cơ thể.
C. Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của
cơ thể.
D. Dẫn máu từ tim đến các mao mạch.
Câu 80. Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào?
A. Tiêu hoá hoá và cơ học.
B. Tiêu hoá hoá, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.
C. Chỉ tiêu hoá cơ học.
D. Chỉ tiêu hoá hoá học.
Câu 81. Phép lai giữa 2 cá thể khác nhau về 3 tính trạng trội, lặn hoàn toàn AaBbDd × AaBbDd sẽ
có:
A. 4 kiểu hình: 9 kiểu gen. B. 4 kiểu hình: 12 kiểu gen.
C. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen. D. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen.
Câu 82. Ở ruồi giấm cho con đực có mắt trắng giao phối với con cái mắt đỏ thu được F1 đồng hợp
mắt đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối tự do với nhau, đời F2 thu được 3 con đực mắt đỏ, 4 con đực mắt
vàng, 1 con đực mắt trắng: 6 con cái mắt đỏ, 2 con cái mắt vàng. Nếu cho con đực mắt đỏ F2 giao phối
với con cái mắt đỏ F2 thì kiểu hình mắt đỏ ở đời con có tỉ lệ là
A. 24/41. B. 19/54. C. 31/54. D. 7/9.
3.4. Địa lí
Câu 83. Điểm cực Bắc nước ta thuộc tỉnh
A. Lào Cai. B. Lạng Sơn. C. Cao Bằng. D. Hà Giang.
Câu 84. Cấu trúc địa hình hướng vòng cung thể hiển ở
A. vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ.
B. vùng núi Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.
C. vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
D. từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
Câu 85. Hiện nay, Việt Nam có bao nhiêu khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận là khu dự
trữ sinh quyển của thế giới?
A. 5. B. 6. C. 8. D. 9.
Câu 86. “Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi”. Câu tục ngữ trên nhắc đến loại gió nào sau đây?
A. Gió mùa Đông Nam. B. Gió Tây Nam đầu mùa hạ.
C. Gió tín phong Nam bán cầu. D. Gió mùa Đông Bắc.
Câu 87. Đặc điểm của đường lối đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc là
gì?
A. Lấy phát triển chính trị làm trung tâm.
B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
C. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trung tâm.
D. Lấy phát triển văn hóa làm trung tâm.
3.5. Lịch sử
Câu 88. Nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm đầu
thập niên 90 của thế kỉ XX là
A. Tình trạng đối đầu giữa Liên Xô - Mĩ, đỉnh cao là cuộc Chiến tranh lạnh.
B. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu, đối thoại và hợp tác.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 50


C. Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ liên tục diễn ra.
D. Xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác.
Câu 89. Cơ sở để Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra đường lối đấu tranh trong những năm 1936 -
1939 là
A. Nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản và hoàn cảnh lịch sử trong nước.
B. Chính phủ của Mặt trận nhân dân Pháp đã lên cầm quyền ở Pháp thi hành một số chính sách
tiến bộ ở thuộc địa.
C. Tình hình thế giới có nhiều thay đổi do Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và sự chỉ đạo của Quốc tế
Cộng sản.
D. Đời sống của mọi tầng lớp nhân dân Đông Dương hết sức khó khăn, yêu cầu dân sinh dân chủ
trở nên bức thiết.
Câu 90. Về nội dung, điểm giống nhau quan trọng nhất giữa Hiệp định Giơnevơ (1954) và Hiệp định
Pari (1973) là
A. Đều công nhận các quyền dân tộc cơ bản.
B. Đều quy định ngừng bắn, lập lại hòa bình.
C. Đều quy định quân đội nước ngoài phải rút khỏi nước ta.
D. Đều quy định Ủy ban quốc tế giám sát việc thi hành hiệp định.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Sự điện phân là quá trình oxi hóa - khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi
qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng hóa học mà nếu
không có dòng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra. Trong thiết bị điện phân khi điện phân dung dịch:

• Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anot được nối với cực dương của nguồn
điện một chiều.

– Gốc axit có chứa oxi không bị điện phân (ví dụ: NO− 2− 3− 2− −
3 , SO4 , PO4 , CO3 , ClO4 , . . .). Khi đó
+
nước bị điện phân theo bán phản ứng: 2H2 O → O2 + 4H + 4e.
– Thứ tự anion bị điện phân: S2− > I− > Br− > Cl− > RCOO− > OH− > H2 O.

• Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Catot được nối với cực âm của nguồn điện
một chiều.

– Nếu dung dịch có chứa nhiều cation thì cation nào có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ bị điện phân
trước.
– Một số cation không bị điện phân như K+ , Na+ , Ca2+ , Ba2+ , Mg2+ , Al3+ . . . Khi đó nước bị
điện phân theo bán phản ứng: 2H2 O + 2e → H2 + 2OH− .

Cho dãy điện hóa sau:

tăng dần tính oxi hóa

Li+ K+ Ca2+ Na+ Mg2+ Al3+ H2 O Zn2+ Fe2+ Pb2+ I2 Ag+ O2 .H+ .

Li K Ca Na Mg Al , −Zn
H2+OH Fe Pb I− Ag H2 O

giảm dần tính khử

Thí nghiệm 1: Một sinh viên thực hiện quá trình điện phân dung dịch X chứa đồng thời AgNO3 , Fe(NO3)3 ,
Cu(NO3)2 , Fe(NO3)2 bằng hệ điện phân sử dụng các điện cực than chì.
Dựa theo dãy điện hóa đã cho ở trên và từ Thí nghiệm 1, hãy cho biết:

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 51


Câu 91. Thứ tự điện phân các cation tại catot là
A. Ag+ , Cu2+ , Fe3+ , Fe2+ . B. Ag+ , Fe3+ , Cu2+ , Fe2+ .
C. Ag+ , Fe2+ , Cu2+ , Fe3+ . D. Fe3+ , Ag+ , Cu2+ , Fe2+ .
Câu 92. Giá trị pH của dung dịch thay đổi như thế nào ?
A. pH tăng do OH− sinh ra ở catot.
B. pH giảm do H+ sinh ra ở anot.
C. pH không đổi do không có H+ và OH− sinh ra.
D. pH không đổi do lượng H+ sinh ra ở anot bằng với lượng OH− sinh ra ở catot.
Thí nghiệm 2: Sinh viên đó tiếp tục thực hiện điện phân dung dịch CuCl2 . Sau một thời gian sinh
viên quan sát thấy có 6,4gam kim loại bám vào catot. Biết nguyên tử khối của Cu và Cl lần lượt là 64
và 35,5.
Từ Thí nghiệm 2, hãy tính:
Câu 93. Thể tích khí thoát ra tại điện cực anot là
A. 0,224 lít. B. 2,24 lít. C. 0,448 lít. D. 4,48 lít.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96
Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. Este thường có
mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau và được ứng dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm.
Để điều chế este của ancol, người ta thường thực hiện phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ và ancol thu
được este và nước.
Nhưng đối với các este đặc biệt như este của phenol, người ta phải thực hiện phản ứng giữa anhiđrit
axit và phenol, hay este vinyl axetat, người ta thực hiện phản ứng giữa axit axetic và axetilen,. . .
Câu 94. Phương trình phản ứng điều chế este vinyl axetat là:
A. CH3 COOH + CH ≡ CH → CH3 COOCH = CH2 .
B. CH3 COOH + CH2 = CHOH → CH3 COOCH = CH2 + H2 O.
C. CH3 COOH + CH2 = CHCH2 OH → CH3 COOCH2 CH = CH2 .
D. CH2 = CHCOOH + CH3 OH → CH2 = CHCOOCH3 + H2 O.
Câu 95. Thực hiện phản ứng điều chế isoamyl axetat (dầu chuối) theo trình tự sau:

Bước 1. Cho 2 ml ancol isoamylic, 2 ml axit axetic nguyên chất và 2 giọt axit sunfuric đặc vào ống
nghiệm khô.

Bước 2. Lắc đều, đun cách thủy hỗn hợp 8 - 10 phút trong nồi nước sôi.

Bước 3. Để nguội, rồi rót hỗn hợp sản phẩm vào ống nghiệm chứa 3 - 4 ml nước lạnh.

Phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Từ hỗn hợp thu được sau bước 3, tách lấy isoamyl axetat bằng phương pháp chiết.
B. Sau bước 3, hỗn hợp thu được tách thành 3 lớp.
C. Phản ứng este hóa giữa ancol isoamylic với axit axetic là phản ứng một chiều.
D. Việc cho hỗn hợp sản phẩm vào nước lạnh ở bước 3 nhằm tránh sự thủy phân của isoamyl axetat.
Câu 96. Tiến hành các thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1. Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat.

Bước 2. Thêm 2 ml dung dịch H2 SO4 20% vào ống thứ nhất; 4 ml dung dịch NaOH 30% vào ống thứ
hai.

Bước 3. Lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, để nguội.
Cho các phát biểu sau:

(a) Sau bước 2, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều phân thành hai lớp.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 52


(b) Sau bước 3, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất.
(c) Sau bước 3, ở hai ống nghiệm đều thu được sản phẩm giống nhau.
(d) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
(e) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm.

Số phát biểu đúng là


A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Vệ tinh VINASAT-2 của Việt Nam được phóng vào lúc 5h30’ (giờ Hà Nội) ngày 16/5/2012 tại bãi
phóng Kourou ở Guyana bằng tên lửa Ariane5 ECA. Vùng phủ sóng cơ bản bao gồm: Việt Nam,
khu vực Đông Nam Á, một số quốc gia lân lận. Với khả năng truyền dẫn: tương đương 13000 kênh
thoại/internet/truyền số liệu hoặc khoảng 150 kênh truyền hình.
Câu 97. Việc kết nối thông tin giữa mặt đất và vệ tinh VINASAT-2 được thông qua bằng loại sóng
điện từ nào:
A. Sóng dài. B. Sóng ngắn. C. Sóng trung. D. Sóng cực ngắn.
Câu 98. Vệ tinh địa tĩnh là vệ tinh quay trên quỹ đạo với vận tốc bằng vận tốc góc của sự tự quay
của Trái Đất. Khoảng cách từ một anten đến một vệ tinh địa tĩnh là 36000km. Lấy tốc độ lan truyền
sóng điện từ là 3.108 m/s. Thời gian truyền một tín hiệu sóng vô tuyến từ vệ tinh đến anten bằng
A. 1, 08s. B. 12 ms. C. 0, 12s. D. 10, 8 ms.
Câu 99. Quỹ đạo địa tĩnh là quỹ đạo tròn bao quanh Trái Đất ngay phía trên đường xích đạo. Vệ tinh
địa tĩnh là vệ tinh quay trên quỹ đạo với vận tốc góc bằng vận tốc góc của sự tự quay của Trái Đất.
Biết vận tốc dài của vệ tinh trên quỹ đạo là 3,07km/s. Bán kính Trái Đất bằng 6378 km. Chu kì sự tự
quay của Trái Đất là 24 giờ. Sóng điện từ truyền thẳng từ vệ tinh đến điểm xa nhất trên Trái Đất mất
thời gian:
A. 0, 12s. B. 0, 16s. C. 0, 28s. D. 0, 14s.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102
Mạng điện dân dụng ở Việt Nam có điện áp hiệu dụng là 220V, ở Nhật là 110V. . . . Điện áp hiệu dụng
quá cao, có thể gây nhiều nguy hiểm cho người sử dụng. Nếu điện áp hiệu dụng thấp, chẳng hạn 30V
– 50V sẽ ít gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Câu 100. Nguyên nhân không sử dụng mạng điện có điện áp hiệu dụng thấp:
A. Không thể sản xuất linh kiện điện sử dụng. B. Công suất hao phí sẽ quá lớn.
C. Công suất nơi truyền tải sẽ quá nhỏ. D. Công suất nơi tiêu thụ sẽ quá lớn.
Câu 101. Điện năng truyền tải đi xa thường bị tiêu hao đáng kể, chủ yếu do toả nhiệt trên đường dây.
Để giảm hao phí trong quá trình truyền tải ta có hai cách sau:
Cách 1. Giảm điện trở R của đường dây. Đây là cách tốn kém vì phải tăng tiết diện của dây, do đó tốn
nhiều kim loại làm dây và phải tăng sức chịu đựng của các cột điện.

Cách 2. Tăng điện áp U ở nơi phát điện và giảm điện áp ở nơi tiêu tụ điện tới giá trị cần thiết. Cách
này có thể thực hiện đơn giản bằng
A. Máy phát điện xoay chiều một pha. B. Máy phát điện xoay chiều ba pha.
C. Máy biến áp. D. Động cơ không đồng bộ ba pha.
Câu 102. Bằng đường dây truyền tải một pha, điện năng từ một nhà máy phát điện được đưa đến
trường Đại học Quốc gia TPHCM gồm các phòng học sử dụng điện. Các kỹ sư của Điện lực TPHCM
tính toán được rằng: nếu tăng điện áp truyền đi từ U lên 2U thì số phòng học được nhà máy cung cấp
đủ điện năng tăng từ 36 lên 144. Biết rằng chỉ có hao phí trên đường dây là đáng kể; các phòng học tiêu
thụ điện năng như nhau. Khi điện áp truyền đi là 4U , nhà máy này cung cấp đủ điện năng cho:
A. 164 phòng học. B. 171 phòng học. C. 180 phòng học. D. 255 phòng học.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 53


Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả Cách các câu từ 103 đến 105
Khi nghiên cứu về tính trạng khối lượng hạt của 4 giống lúa (đơn vị: g/1000 hạt), người ta thu được
như sau:
Giống lúa Số 1 Số 2 Số 3 Số 4
Khối lượng tối đa 300 310 335 325
Khối lượng tối thiểu 200 220 240 270

Câu 103. Tại sao cùng 1 giống lúa lại có kiểu hình khác nhau
A. Do giống có các kiểu gen khác nhau.
B. Do giống bị đột biến.
C. Hạt là đời con F1 nên đa dạng về kiểu gen, kiểu hình.
D. Sự biểu hiện của 1 tính trạng ra ngoài thành kiểu hình phụ thuộc kiểu gen và chịu ảnh hưởng của
môi trường.
Câu 104. Tính trạng khối lượng hạt của giống nào có mức phản ứng rộng nhất.
A. Giống 1. B. Giống 2. C. Giống 3. D. Giống 4.
Câu 105. Muốn có khối lượng hạt lúa trên 350g/1000 hạt thì ta phải
A. Cung cấp nước đầy đủ trong thời kì sinh trưởng.
B. Cải tạo đất trồng, đánh luống cao.
C. Thay giống cũ bằng giống mới.
D. Cung cấp phân bón đầy đủ trong thời kì sinh trưởng.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả Cách các câu từ 106 đến 108
Xét 3 quần thể của cùng 1 loài có số lượng cá thể của các nhóm tuổi như sau:
Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản
Số 1 150 150 120
Số 2 200 120 70
Số 3 60 120 155

Câu 106. Quần thể có kích thước bé nhất là


A. 1. B. 2. C. 3. D. Cả 2 và 3.
Câu 107. Quần thể có số lượng cá thể đang suy giảm
A. 1. B. 2. C. 3. D. Cả 2 và 3.
Câu 108. Quần thể nào có thể tiếp tục khai thác
A. 1. B. 2. C. 3. D. Cả 2 và 3.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
• Tương quan giữa tổng số người dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động so với người ở tuổi
lao động tạo nên mối quan hệ trong dân số học gọi là tỉ số phụ thuộc. Khi tổng tỉ số phụ thuộc
ở mức dưới 50% được gọi là “cơ cấu dân số vàng”, hay nói cách khác cơ hội dân số ‘vàng’ xảy ra
khi tỷ lệ trẻ em (0-14) thấp hơn 30% và tỷ lệ người cao tuổi (65 trở lên) thấp hơn 15%.
• Việt Nam đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng và dự báo thời gian của giai đoạn này sẽ kéo dài
khoảng 30 năm (từ năm 2010 – 2040). Sự xuất hiện yếu tố “cơ cấu dân số vàng” được xem là một
cơ hội tốt cho tăng trưởng và phát triển kinh tế một khi phát huy được những ưu thế của nguồn
nhân lực.
• Trong bối cảnh phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam hiện nay và trước cơ hội ‘vàng’của dân
số, nghiên cứu của Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cho rằng có 4 nhóm chính sách quan
trọng, mang tính chiến lược để hiện thực hóa có hiệu quả tác động của dân số đến tăng trưởng,
đó là:

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 54


– Nhóm chính sách giáo dục và đào tạo.
– Nhóm chính sách lao động, việc làm và nguồn nhân lực.
– Nhóm chính sách dân số, gia đình và y tế.
– Nhóm chính sách an sinh xã hội.
(Nguồn: Lê Thông, Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam và Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA), 2010, Báo
cáo: Tận dụng cơ hội dân số ‘vàng’ ở Việt Nam. Cơ hội, thách thức và các khuyến nghị chính sách)
Câu 109. Cơ cấu “dân số vàng“ xuất hiện khi
A. tỉ lệ phụ thuộc ở mức trên 50%.
B. tỉ lệ trẻ em thấp hơn 30% và tỷ lệ người cao tuổi cao hơn 15%.
C. tỉ lệ phụ thuộc ở mức dưới 50%.
D. tỉ lệ trẻ em cao hơn 30% và tỷ lệ người cao tuổi thấp hơn15%.
Câu 110. Năm 2019, Việt Nam có tỉ lệ trẻ em (0 – 14 tuổi) là 33,5% và tỉ lệ người cao tuổi (trên 65
tuổi) là 11,0%. Cho biết tỉ lệ dân số phụ thuộc của Việt Nam năm 2019 là bao nhiêu?
A. 22,5%. B. 55,5%. C. 50%. D. 44,5%.
Câu 111. Trong nhóm chính sách về lao động, việc làm và nguồn nhân lực, đâu không phải là biện
pháp thích hợp nhằm phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng ở nước ta hiện nay?
A. Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở nông thôn.
B. Hạn chế xuất khẩu lao động ra nước ngoài để tránh tình trạng chảy máu chất xám.
C. Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư, mở rộng sản xuất.
D. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng lao động.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
• Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, những năm gần đây có đóng góp lớn nhất cho ngân
sách Nhà nước, trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Cơ cấu
các ngành công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, một số ngành công nghiệp như: điện, điện tử,
công nghệ thông tin và viễn thông, chế tạo thiết bị năng lượng, dệt may, da giày, xây dựng. . . đã
có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực trong giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ
cấu lao động, tăng năng suất và nâng cao đời sống của nhân dân.
• Trong 10 năm qua, công nghiệp Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng chú ý sau:
– Công nghiệp là ngành đóng góp ngày càng lớn trong nền kinh tế. Bình quân giai đoạn 2006
– 2017, công nghiệp chiếm hơn 30% trong GDP của cả nước. Ngành công nghiệp cũng là
ngành đóng góp lớn nhất cho ngân sách Nhà nước.
– Sản xuất công nghiệp liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao. Tổng giá trị sản xuất công
nghiệp tăng liên tục trong giai đoạn 2006 – 2017, giá trị gia tăng công nghiệp tăng bình quân
6,79%/năm. Năm 2018, trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp
tăng 8,79%, đóng góp 2,85 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn
nền kinh tế.
– Cơ cấu các ngành công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng của công nghiệp chế
biến, chế tạo và giảm tỷ trọng của ngành khai khoáng, phù hợp với định hướng tái cơ cấu
ngành.
– Công nghiệp trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao; cơ cấu
sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đã có sự dịch chuyển tích cực. Trong giai đoạn 2006 – 2016,
kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp tăng gần 3,5 lần, chiếm tới 90% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước
(Nguồn:“ Thực trạng công nghiệp Việt Nam thời gian qua”, Trang thông tin điện tử Hội đồng lý luận
Trung ương)

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 55


Câu 112. Ngành kinh tế nào sau đây có đóng góp lớn nhất cho ngân sách Nhà nước?
A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Dịch vụ. D. Du lịch.
Câu 113. Vai trò về mặt xã hội của ngành công nghiệp nước ta là
A. Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
B. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế.
C. Đóng góp quan trọng vào ngân sách Nhà nước.
D. Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân.
Câu 114. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng của công
nghiệp chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng của ngành khai khoáng chủ yếu nhằm:
A. thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, khai thác tối đa các nguồn lực kinh tế.
B. thích nghi với cơ chế thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế.
C. nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, tạo ra nhiều nguồn hàng xuất khẩu.
D. đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu
117:
NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐC
Trong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng
Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc”.
Cả phòng họp lớn của Đại hội đồng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam, thành viên thứ 149 của
Liên hợp quốc.
Sáng ngày 21 - 9, tại trụ sở Liên hợp quốc đã trọng thể diễn ra lễ kéo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng thư kí Cuốc Vanhai phát biểu: “Ngày 20
- 9 - 1977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kết nạp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là ngày có ý nghĩa trọng đại không những đối với nhân Việt Nam mà còn đối với
cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam sẽ
tham gia vào những cố gắng của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hòa bình và công lí trên toàn thế giới”.
Ông nhấn mạnh: “Liên hợp quốc sẽ làm hết sức mình để giúp Việt Nam về mọi mặt trong việc hàn gắn
vết thương chiến tranh và xây dựng lại đất nước”.
Trong lời phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nói: “Mấy
chục năm qua, tuy chưa tham gia Liên hợp quốc, nước Việt Nam, bằng xương máu, đã góp phần xứng
đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác của
Liên hợp quốc phấn đấu không mỏi mệt nhằm thực hiện các mục tiêu cao cả đó”.
(Nguồn: Nguyễn Quốc Hùng, Liên hợp quốc, NXB Thông tin lí luận, H., 1992, tr. 54 - 57)
Câu 115. Tháng 9/1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ bao nhiêu của Liên hợp quốc?
A. 194. B. 149. C. 195. D. 159.
Câu 116. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về ý nghĩa của sự kiện Việt Nam trở thành thành
viên của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Đó là một thắng lợi lớn trên mặt trận ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta năm 1976.
B. Là sự kiện lớn khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
C. Là dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế, chính sách cấm vận Việt Nam của Mĩ
đã thất bại hoàn toàn.
D. Việt Nam có điều kiện mở rộng giao lưu văn hóa và hàng hóa trên thị trường.
Câu 117. Từ khi gia nhập Liên hợp quốc, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong:
A. Xây dựng mối quan hệ hợp tác với Liên hợp quốc chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực.
B. Trở thành ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008 - 2009.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 56


C. Có tiếng nói ngày càng quan trọng trong tổ chức Liên hợp quốc.
D. Chương trình an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, quyền trẻ em, tham gia lực lượng giữ gìn
hòa bình Liên hợp quốc.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu
120:
Năm 1897, Chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy
thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Năm 1897, thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn
“nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng.
Ban đầu, tư bản Pháp tập trung vào việc khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm,. . . ) ở Hòn Gai, Thái
Nguyên, Tuyên Quang,. . . Bên cạnh đó, những cơ sở nông nghiệp, phục vụ đời sống như điện, nước, bưu
điện,. . . cũng lần lượt ra đời.
Chính quyền thuộc địa chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông, vừa phục vụ công cuộc khai thác
lâu dài, vừa phục vụ mục đích quân sự. Những đoạn đường sắt quan trọng ở Bắc Kì và Trung Kì dần
dần được xây dựng. Tính đến năm 1912, tổng chiều dài đường sắt đã làm xong ở Việt Nam là 2.059 km.
Đường bộ được mở rộng đế những khu vực hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và các vùng biên giới trọng
yếu. Nhiều cây cầu lớn được xây dựng như: cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Tràng Tiền (Huế), cầu Bình
Lợi (Sài Gòn). . . . Một số cảng biển, cảng sông cũng được mở mang vào thời kì này như: Cảng Sài Gòn,
Hải Phòng, Đà Nẵng. Các tuyến đường biển đã vươn ra nhiều nước trên thế giới.
Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập
vào Việt Nam. Tuy vậy, khi tiến hành khai thác, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong
kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.
Những biến đổi trong cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
của Pháp đã kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội.
Cơ cấu xã hội biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn
đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân
tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ
phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu
những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản
ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX.
(Nguồn: SGK Lịch sử 11, trang 137, 155)
Câu 118. Vì sao thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông trong cuộc khai thác thuộc
địa lần thứ nhất?
A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.
B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.
C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.
D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.
Câu 119. Chính sách thâm độc nhất của thực dân Pháp trên lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam trong
quá trình khai thác thuộc địa là
A. Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
B. Lập các đồn điền để trồng các loại cây công nghiệp.
C. Thu mua lương thực với giá rẻ mạt đối với nông dân.
D. Tăng các loại thuế đối với sản xuất nông nghiệp.
Câu 120. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện
các giai cấp và tầng lớp xã hội mới, đó là
A. Địa chủ nhỏ và công nhân. B. Công nhân, tư sản và tiểu tư sản.
C. Công nhân, nông dân và tư sản dân tộc. D. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 57


Đáp án đề số 3

1. C 2. A 3. B 4. C 5. D 6. D 7. B 8. B 9. B 10. C
11. C 12. B 13. C 14. C 15. B 16. C 17. A 18. C 19. B 20. D
21. C 22. D 23. D 24. C 25. A 26. D 27. B 28. B 29. D 30. D
31. D 32. B 33. B 34. B 35. D 36. B 37. C 38. C 39. A 40. A
41. C 42. A 43. C 44. D 45. A 46. D 47. A 48. A 49. B 50. D
51. D 52. D 53. C 54. D 55. C 56. D 57. D 58. B 59. B 60. A
61. C 62. A 63. D 64. C 65. B 66. B 67. C 68. A 69. C 70. D
71. C 72. C 73. B 74. A 75. D 76. D 77. C 78. D 79. C 80. B
81. D 82. D 83. D 84. A 85. D 86. B 87. B 88. A 89. A 90. A
91. B 92. B 93. A 94. A 95. A 96. B 97. D 98. C 99. D 100. B
101. C 102. B 103. D 104. A 105. C 106. C 107. C 108. A 109. C 110. D
111. B 112. A 113. D 114. B 115. B 116. C 117. D 118. C 119. A 120. B

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 58


NHÓM TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG ĐỀ ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2021-2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Lương Như Quỳnh Thời gian làm bài: 150 phút
Phan Hiếu
Đề số: 4

PHẦN 1. NGÔN NGỮ


1.1. Tiếng Việt
Câu 1. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Mưa tháng bảy gãy cành . . . / Nắng tháng tám
rám cành bưởi”.
A. dừa. B. trám. C. cam. D. bòng.
Câu 2. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, Đăm Săn chiến đấu với ai?
A. Mtao Mxây. B. Xinh Nhã. C. Đăm Di. D. Đăm Noi.
Câu 3. “Quốc tộ như đặng lạc/ Nam thiên li thái bình/ Vô vi cư điện các/ Xứ xứ tức đao binh”(Vận
nước - Pháp Thuận).
Bài thơ được viết theo thể thơ:
A. Ngũ ngôn. B. Thất ngôn tứ tuyệt.
C. Ngũ ngôn tứ tuyệt. D. Ngũ ngôn trường thiên.
Câu 4. “Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với
họ, hát cho họ nghe...” (Nguyễn Ngọc Tư).
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
A. biển. B. mênh mông. C. gặp. D. cười.
Câu 5. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Nước chúng ta/ Nước những người chưa bao giờ.../ Đêm
đêm rì rầm trong tiếng đất ”. (Đất nước - Nguyễn Đình Thi).
A. chết. B. buông. C. mất. D. khuất.
Câu 6. “Một đàn thằng hỏng đứng mà trông/ Nó đỗ khoa này có sướng không? / Trên ghế bà đầm ngoi
đít vịt/ Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng ” (Giễu người thi đỗ -Trần Tú Xương)
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
A. dân gian. B. trung đại. C. thơ Mới. D. hiện đại.
Câu 7. Phương án nào không nêu đúng giá trị lịch sử to lớn của bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí
Minh?
A. Tuyên ngôn độc lập thể hiện một cách sâu sắc và hùng hồn tinh thần yêu nước, yêu chuộng độc
lập tự do và lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả cũng như toàn thể dân tộc.
B. Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố xóa bỏ ách đô hộ của thực dân Pháp đối với dân tộc ta suốt
hơn 80 năm, xóa bỏ chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta.
C. Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc tộc ta, mở ra một kỉ nguyên
độc lập, tự chủ, tiến lên Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
D. Tuyên ngôn độc lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam mới, thoát khỏi thân phận thuộc địa
để hòa nhập với cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, tự do, dân chủ.
Câu 8. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. có lẽ. B. chỉnh sữa. C. giúp đở. D. san sẽ.
Câu 9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Bởi cái cách đi xe... của anh
Long, mẹ anh luôn phải... mỗi khi anh đi xa.”
A. bạc mạng, căn vặn. B. bạc mạng, căn dặn. C. bạt mạng, căn dặn. D. bạt mạng, căn vặn.
Câu 10. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Trường học tổ chức cho học sinh một chuyến thăm quan
về quê Bác.”
A. Trường học. B. tổ chức. C. chuyến. D. thăm quan.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 59


Câu 11. Các từ “thảm thương, nứt nẻ” thuộc nhóm từ nào?
A. Từ ghép tổng hợp. B. Từ ghép chính phụ.
C. Từ láy bộ phận. D. Từ láy phụ âm đầu.
Câu 12. Câu thơ sau sử dụng dạng điệp ngữ nào: “Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa/ Thương em, thương
em, thương em biết mấy ” ?
A. Điệp ngữ cách quãng. B. Điệp ngữ nối tiếp.
C. Điệp ngữ chuyển tiếp. D. Điệp ngữ vòng.
Câu 13. “Mỗi tháng, y vẫn cho nó dăm hào. Khi sai nó trả tiền gì hay mua thứ gì, còn năm ba xu,
một vài hào, y thường cho nốt nó luôn. Nhưng cho rồi, y vẫn thường tiếc ngầm ngầm. Bởi vì những số
tiền cho lặt vặt ấy, góp lại, trong một tháng, có thể thành đến hàng đồng” (Sống mòn - Nam Cao)
Nhận xét về phép liên kết của các câu văn trên.
A. Phép liên tưởng. B. Phép liên kết nối.
C. Phép lặp, phép nối. D. Phép liên tưởng, phép lặp.
Câu 14. “Bộ GD&ĐT cho hay quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa được thực hiện
nghiêm ngặt với yêu cầu bảo mật nội bộ chặt chẽ để bảo đảm chất lượng câu hỏi thi và tính khoa học
khách quan trong ra đề thi. Cục Quản lý Chất lượng đã xây dựng quy trình bảo mật và chỉ đạo Trung
tâm Khảo thí quốc gia quán triệt áp dụng ngay trong từng công đoạn của quy trình 9 bước.”
(Nguồn Internet)
Trong đoạn văn trên, từ “ngân hàng ” được dùng với ý nghĩa gì?
A. Tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng.
B. Kho lưu trữ nhiều thành phần, bộ phận cơ thể.
C. Tập hợp các dữ liệu liên quan đến một lĩnh vực nào đó.
D. Một công trình xây dựng được xây dựng để lưu trữ câu hỏi thi.
Câu 15. Trong các câu sau:
I. Qua tác phẩm “Tắt đèn” cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân trong chế độ cũ.
II. Do mùa mưa kéo dài nên mùa màng bị thất bát.
III. Nhân vật chị Dậu đã cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
IV. Hơn 1000 tài liệu, hiện vật, hình ảnh mà Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã sưu tầm từ năm 2004
đến nay.
Những câu nào mắc lỗi:
A. I và II. B. I và III. C. I và IV. D. II và IV.
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 16 đến câu 20:

“Việt Nam đất mước ta ơi!


Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lá rập rờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Quê hương biết mấy thân yêu,
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau.
Mặt người vất vả in sâu,
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
Đất nghèo nuôi những anh hùng,
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên.
Đạp quân thù xuống đất đen,
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.”
(Trích “Việt Nam thân yêu” - Nguyễn Đình Thi)
Câu 16. Đất nước Việt Nam tươi đẹp, trù phú được miêu tả bằng những hình ành nào?
A. biển lúa mênh mông. B. cánh cò bay là.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 60


C. mây mờ che đỉnh Trường Sơn. D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 17. Văn bản trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Nghị luận. D. Miêu tả.
Câu 18. Xác định một biện pháp tu từ trong đoạn thơ: “Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một
áo nâu nhuộm bùn/Đất nghèo muôi những anh hùng/ Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên.”.
A. Điệp từ. B. Nhân hóa.
C. Nói giảm, nói tránh. D. Câu hỏi tu từ.
Câu 19. Đoạn thơ đầu thể hiện cảm xúc gì?
A. Lòng căm thù với giặc ngoại xâm.
B. Xót xa với những nỗi đau của đất nước.
C. Yêu mến, tự hào về vè đẹp trù phú của đất nước mình.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 20. Hình ảnh Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?
A. Mạnh mẽ, kiên cường. B. Nhân hậu, nghĩa tình.
C. Khiêm tốn, thật thà. D. Tất cả các đáp án trên.
1.2. Tiếng Anh
Question 21 - 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D ) to fill in each blank.
Câu 21. He abcdefghkhis homework before he went to the cinema.
A. has done. B. had done. C. did. D. was doing.
Câu 22. The course beginsabcdefghk7th January and endsabcdefghk10th March.
A. on/on. B. in/in. C. at/at . D. from/to.
Câu 23. Susanabcdefghkhear the speaker because the crowd was cheering so loudly.
A. mustn’t. B. couldn’t. C. can’t . D. needn’t.
Câu 24. I regretted abcdefghkher that letter.
A. to have written. B. written. C. have written. D. having written.
Câu 25. A supermarket is abcdefghka shopping centre.
A. less convenient as. B. not so convenient than.
C. less convenient than. D. the most convenient as.
Question 26-30: Each of the following sentences has one error (A, B, C or D). Find it and blacken
your choice on your answer sheet.
Câu 26. Upon reaching the destination, a number of personnel is expected to change their reservations
and proceed to Hawaii.
A. reaching. B. is. C. to change. D. proceed.
Câu 27. The General Certificate of Secondary Education (GSCE) is the name of a set of Vietnamese
qualifications, generally taking by secondary students at the age of 17 − 18 in Viet Nam.
A. the name. B. a set of . C. taking . D. at the age .
Câu 28. A person who says lies habitually must have a good memory.
A. says. B. habitually. C. must. D. a.
Câu 29. Before becoming successful, Charles Kettering, former vice president of General Motors, was
so poor that he has to use the hayloft of a barn as a laboratory.
A. successful. B. so poor. C. has to. D. as.
Câu 30. For thousands of years, man has created sweet-smelling substances from wood, herbs, and
flowers and using them for perfume or medicine.
A. man. B. sweet-smelling. C. using them. D. or.
Question 31-35: Which of the following best restates each of the given sentences

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 61


Câu 31. “Why don’t you participate in the volunteer work in summer?” said Sophie.
A. Sophie suggested me to participate in the volunteer work in summer.
B. Sophie asked me why not participate in the volunteer work in summer.
C. Sophie suggested my participating in the volunteer work in summer.
D. Sophie made me participate in the volunteer work in summer.
Câu 32. The bad news completely disappointed him.
A. That he found bad news is completely disappointing.
B. To his disappointment, the news he found was bad.
C. The news was bad, which disappoints him completely.
D. What makes him disappointed was the bad news.
Câu 33. She got angry because he broke his promise.
A. If he didn’t break his promise, she wouldn’t get angry.
B. Had he not broken his promise, she wouldn’t have got angry.
C. If she hadn’t got angry, he wouldn’t have broken his promise.
D. Had it not been for her anger, he wouldn’t have broken his promise.
Câu 34. It was careless of you to leave the windows open last night.
A. You mustn’t have left the windows open last night.
B. You needn’t have left the windows open last night.
C. You might have left the windows open last night.
D. You shouldn’t have left the windows open last night.
Câu 35. The mistake in the accounts was not noticed until the figures were re-checked.
A. It was not until the mistake in the accounts was noticed that the figures were re-checked.
B. Once re-checking the figures, the mistake in the accounts noticed.
C. The mistake in the accounts only came to light when the figures were re-checked.
D. When the figures were re-checked they came to light the mistake in the accounts..
Question 36-40: Read the passage carefully.
Almon Strowger, an American engineer, constructed the first automatic telephone switching system,
which had a horizontal, bladelike contact arm, in 1891. The first commercial switchboard based on his
invention opened in La Porte, Indiana, a year later and was an instant success with business users.
To access the system, the caller pressed button to reach the desired number and turned the handle to
activate the telephone ringer. During the same year, Strowger’s step-by-step call advancement technol-
ogy was implemented in the long-distance service between New York and Chicago when it proved
to have the capacity of carrying signals through cable-joint extensions. The first actual dial telephone,
patented by Lee De Forest in 1907, was installed in Milwaukee in 1906. In 1912, their sound transmittal
apparatus adapted an electronic tube to function as an amplifier. Transatlantic radio-telephone service
linked New York and London in 1927. However, the long distances coaxial cable, which was hailed as
unprecedented, came on the scene in 1936 connecting New York and Philadelphia. The Bell Laboratories
research facility came up with the transistor to replace the cumbersome vacuum tube, thus diminishing
the size of the electronic switch system to about 10 percent of that of the original. Crossbar switching,
installed in terminals in 1938, operated on the principle of an electromagnetic force, which rotated
horizontal and vertical bars within a rectangular frame and brought contacts together in a split second.
A technological breakthrough in the form of undersea cables between the United States and Hawaii was
implemented almost twenty years later. An extension was connected to Japan in 1964.
Choose an option (A, B, C or D) that best answers each question
Câu 36. Which of the following would be the best title for the passage?
A. The Patent History of the Telephone.
B. A link between Research and Technology.
C. The Developing Sophistication of the Telephone.
D. The Telephone: A Technological Fantasy.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 62


Câu 37. It can be inferred from the passage that initially telephones abcdefghk .
A. were limited to businesses. B. did not have a bell.
C. utilized human operators. D. revitalized business in La Porte, Indiana.
Câu 38. The word “implemented” in paragraph 1 is closest in meaning to abcdefghk.
A. used. B. breached. C. broken. D. usurped.
Câu 39. The word “that” in paragraph 2 refers toabcdefghk .
A. the system. B. the tube. C. the size. D. the percent.
Câu 40. The author of the passage implies that telephone networks expanded because of abcdefghk .

A. the work of a few inventors. B. staunch public and private support.


C. multiple technical blunders. D. a series of breakthroughs.

PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU


2.1. Toán học

Câu 41. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để đồ thị hàm số

y = x3 + (m + 2) x2 + m2 − m − 3 x − m2


cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt?


A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
z+2
Câu 42. Xét số phức z thoả mãn là số thuần ảo. Biết rằng tập hợp các điểm biểu diễn số phức
z − 2i
z luôn thuộc một đường tròn cố√định. Bán kính của đường√tròn đó bằng
A. 1. B. 2. C. 2 2. D. 2.
Câu 43. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thoi cạnh a, BAD’ = 60◦ , SA = a và SA vuông góc
với mặt√phẳng đáy. Khoảng cách√từ B đến mặt phẳng (SCD)
√ bằng √
21a 15a 21a 15a
A. . B. . C. . D. .
7 7 3 3
Câu 44. Cho bốn điểm A(3; −2; −2), B(3; 2; 0), C(0; 2; 1),D(−1; 1; 2). Mặt cầu tâm A tiếp xúc với mặt
phẳng (BCD) có phương trình là √
A. (x − 3)2 + (y + 2)2 + (z + 2)2 = √14. B. (x − 3)2 + (y + 2)2 + (z + 2)2 = 14.
C. (x + 3)2 + (y − 2)2 + (z − 2)2 = 14. D. (x + 3)2 + (y − 2)2 + (z − 2)2 = 14.
1
Câu 45. Cho hàm số f (x), f (−x) liên tục trên R và thoả mãn 2f (x) + 3f (−x) = .
4 + x2
Z2
Tính I = f (x) dx.
−2
π π π π
A. I = . B. I = . C. I = − . D. I = − .
20 10 20 10
Câu 46. Trước kỳ thi học kỳ 2 của lớp 11 tại trường FIVE, giáo viên Toán lớp FIVA giao cho học sinh
đề cương ôn tập gồm 2n bài toán, n là số nguyên dương lớn hơn 1. Đề thi học kỳ của lớp FIVA sẽ gồm
3 bài toán được chọn ngẫu nhiên trong số 2n bài toán đó. Một học sinh muốn không phải thi lại, sẽ
phải làm được ít nhất 2 trong số 3 bài toán đó. Học sinh TWO chỉ giải chính xác được đúng một nửa
số bài trong đề cường trước khi đi thi, nửa còn lại học sinh đó không thể giải được. Tính xác suất để
TWO không phải thi lại?
2 1 3 1
A. . B. . C. . D. .
3 2 4 3

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 63


Câu 47. Thầy Quang thanh toán tiền mua xe bằng các kỳ khoản năm: 5 000 000 đồng, 6 000 000 đồng,
10 000 000 đồng và 20 000 000 đồng. Kỳ khoản thanh toán 1 năm sau ngày mua. Với lãi suất áp dụng là
8%. Hỏi giá trị của chiếc xe thầy Quang mua là bao nhiêu?
A. 32 412 582 đồng. B. 35 412 582 đồng. C. 33 412 582 đồng. D. 34 412 582 đồng.
5 · 2x − 8
Å ã
Câu 48. Số nghiệm của phương trình log2 = 3 − x là
2x + 2
A. 3. B. 1. C. 2. D. 0.
Câu 49. Người ta dự định dùng hai loại nguyên liệu để chiết xuất ít nhất 140 kg chất A và 9 kg chất
B. Từ mỗi tấn nguyên liệu loại I giá 4 triệu đồng, có thể chiết xuất được 20 kg chất A và 0, 6 kg chất
B. Từ mỗi tấn nguyên liệu loại II giá 3 triệu đồng, có thể chiết xuất được 10 kg chất A và 1, 5 kg chất
B. Biết rằng cơ sở cung cấp nguyên liệu chỉ có thể cung cấp không quá 10 tấn nguyên liệu loại I và
không quá 9 tấn nguyên liệu loại II. Gọi x là số tấn nguyên liệu loại I, y là số tấn nguyên liệu loại II
cần dùng.
 Khi đó hệ điều kiện của x, y để tính số nguyên liệu mỗi loại cần dùng là

 0 ≤ x ≤ 10 
 0 ≤ x ≤ 10 0 ≤ x ≤ 10
 
 0 ≤ x ≤ 10
0 ≤ y ≤ 10
 0 ≤ y ≤ 9
 0 ≤ y ≤ 9
 0 ≤ y ≤ 10

A. . B. . C. . D. .
2x + 4y ≥ 15

 2x + y ≥ 15

 2x + y ≥ 14

 2x + y ≥ 14


2x + 5y ≥ 30 2x + 5y ≥ 30 2x + 5y ≥ 30 2x + 5y ≥ 30
   

Câu 50. Một lớp học có 45 học sinh bao gồm ba loại: giỏi, khá và trung bình. Số học sinh trung bình
7 5
chiếm số học sinh cả lớp. Số học sinh khá bằng số học sinh còn lại. Tính số học sinh giỏi của
15 8
lớp.
A. 11 học sinh. B. 10 học sinh. C. 9 học sinh. D. 12 học sinh.
Câu 51. Phát biểu mệnh đề P ⇒ Q và phát biểu mệnh đề đảo, xét tính đúng, sai của nó. P : “2 > 9” và
Q : “4 < 3”.
A. Mệnh đề P ⇒ Q là “Nếu 2 > 9 thì 4 < 3”, mệnh đề này đúng, vì mệnh đề P sai.
Mệnh đề Q ⇒ P là “Nếu 4 < 3 thì 2 > 9”, mệnh đề này đúng, vì mệnh đề Q đúng.
B. Mệnh đề P ⇒ Q là “Nếu 2 > 9 thì 4 < 3”, mệnh đề này sai, vì mệnh đề P sai.
Mệnh đề Q ⇒ P là “Nếu 4 < 3 thì 2 > 9”, mệnh đề này đúng, vì mệnh đề Q sai.
C. Mệnh đề P ⇒ Q là “Nếu 2 > 9 thì 4 < 3”, mệnh đề này sai, vì mệnh đề P sai.
Mệnh đề Q ⇒ P là “Nếu 4 < 3 thì 2 > 9”, mệnh đề này sai, vì mệnh đề Q sai.
D. Mệnh đề P ⇒ Q là “Nếu 2 > 9 thì 4 < 3”, mệnh đề này đúng, vì mệnh đề P sai.
Mệnh đề Q ⇒ P là “Nếu 4 < 3 thì 2 > 9”, mệnh đề này đúng, vì mệnh đề Q sai.

Câu 52. Ở thành phố T có một cặp sinh đôi khá đặc biệt. Tên hai cô là Nhất và Nhị. Những điều ly
kì về hai cô lan truyền đi khắp nơi. Cô Nhất không có khả năng nói đúng vào những ngày thứ hai, thứ
ba và thứ tư, còn những ngày khác nói đúng. Cô Nhị nói sai vào những ngày thứ ba, thứ năm và thứ
bảy, còn những ngày khác nói đúng. Một lần tôi gặp hai cô và hỏi một trong hai người:
- Cô hãy cho biết, trong hai người cô là ai?
- Tôi là Nhất.
- Cô hãy nói thêm, hôm nay là thứ mấy?
- Hôm qua là Chủ Nhật.
Cô kia bỗng xen vào:
- Ngày mai là thứ sáu. Tôi sững sờ ngạc nhiên: - Sao lại thế được? Và quay sang hỏi cô đó. - Cô cam
đoan là cô nói thật chứ?
- Ngày thứ tư tôi luôn luôn nói thật. Cô đó trả lời.
Hai cô bạn làm tôi lúng túng thực sự, nhưng sau một hồi suy nghĩ tôi đã xác định được cô nào là cô
Nhất, cô nào là cô Nhị, thậm chí còn xác định được ngày hôm đó là thứ mấy. Hỏi ngày hôm đó là thứ
mấy?
A. Thứ hai. B. Thứ ba. C. Thứ sáu. D. Thứ năm.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 64


Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu 53 và 54.
Có 5 người sống trong một căn hộ: Ông Smith, vợ ông, con trai họ, chị gái ông Smith và cha của ông
ấy. Mỗi người đều có công việc. Một người là nhân viên bán hàng, một người khác là luật sư, một người
làm việc tại bưu điện, một người là kĩ sư và một người là giáo viên. Luật sư và giáo viên không có quan
hệ huyết thống. Nhân viên bán hàng thì lớn tuổi hơn chị chồng và người giáo viên. Người kĩ sư lớn tuổi
hơn người làm việc trong bưu điện. Biết rằng luật sư và giáo viên đều là nữ.
Câu 53. Cha ông Smith làm nghề gì?
A. Nhân viên bán hàng. B. Luật sư.
C. Kĩ sư. D. Giáo viên.
Câu 54. Ai làm nghề giáo viên?
A. Ông Smith. B. Vợ ông Smith.
C. Chị gái ông Smith. D. Con trai ông Smith.
Câu 55. Tiến hành một trò chơi, các em thiếu nhi chia làm hai đội: quân xanh và quân đỏ. Đội quân
đỏ bao giờ cũng nói đúng, còn đội quân xanh bao giờ cũng nói sai.
Có ba thiếu niên đi tới là An, Dũng và Cường. Người phụ trách hỏi An: “Em là quân gì?” An trả lời
không rõ, người phụ trách hỏi lại Dũng và Cường: “An đã trả lời thế nào?” Dũng nói: “An trả lời bạn ấy
là quân đỏ”, còn Cường nói “An trả lời bạn ấy là quân xanh”. Hỏi Dũng và Cường thuộc quân nào?
A. Dũng thuộc quân xanh, Cường thuộc quân đỏ.
B. Dũng thuộc quân đỏ, Cường thuộc quân đỏ.
C. Dũng thuộc quân đỏ, Cường thuộc quân xanh.
D. Dũng thuộc quân xanh, Cường thuộc quân xanh.
2.2. Tư duy logic
Câu 56. Năm bạn A, B, C, D, E cùng chơi một trò chơi trong đó mỗi bạn sẽ là thỏ hoặc rùa. Thỏ
luôn nói dối còn rùa luôn nói thật:
1. A nói rằng: B là một con rùa.
2. C nói rằng: D là một con thỏ.
3. E nói rằng: A không phải là thỏ.
4. B nói rằng: C không phải là rùa.
5. D nói rằng: E và A là hai con thú khác nhau.
Hỏi ai là con rùa?
A. E. B. A, C. C. B. D. C.
Câu 57. Người ta hỏi Trung: “Bức ảnh trên tường là chân dung ai?” Trung trả lời: “Bố người đó là
người con trai duy nhất của ông bố người đang trả lời các bạn.” Hỏi người trong ảnh là ai?
A. Trung. B. Con của Trung.
C. Bố của Trung. D. Không kết luận được.
Câu 58. Trong ba ngăn kéo, mỗi ngăn đều có 2 bóng bàn. Một ngăn chứa hai bóng trắng, một ngăn
chứa hai bóng đỏ và ngăn còn lại chứa 1 bóng trắng, 1 bóng đỏ.
Có 3 nhãn hiệu: Trắng - Trắng, Đỏ - Đỏ và Trắng - Đỏ, đem dán bên ngoài mỗi ngăn một nhãn nhưng
đều sai với bóng trong ngăn.
Hỏi phải rút ra từ ngăn có nhãn hiệu nào để chỉ một lần rút bóng (và không được nhìn vào trong ngăn)
có thể xác định được tất cả các bóng trong mỗi ngăn.
A. Trắng - Đỏ. B. Trắng - Trắng.
C. Đỏ - Đỏ. D. Không xác định được.
Câu 59. Trước đây ở một nước Á Đông có một ngôi đền thiêng do ba thần ngự trị: thần Sự Thật
(luôn luôn nói thật), thần Lừa Dối (luôn luôn nói dối) và thần Mưu Mẹo (lúc nói thật, lúc nói dối).
Các thần ngự trên bệ thờ sẵn sàng trả lời khi có người thỉnh cầu. Nhưng vì hình dạng các thần hoàn
toàn giống nhau nên người ta không biết thần nào trả lời để mà tin hay không tin. Một triết gia từ xa
đến, để xác định các thần, ông ta hỏi thần bên trái:

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 65


- Ai ngồi cạnh ngài?
- Đó là thần Sự Thật - thần bên trái trả lời.
Tiếp theo ông ta hỏi thần ngồi giữa:
- Ngài là thần gì?
- Ta là thần Mưu Mẹo.
Sau cùng, ông ta hỏi thần bên phải:
- Ai ngồi cạnh ngài?
- Đó là thần Lừa Dối - thần bên phải trả lời.
Người triết gia kêu lên:
- Tất cả đã rõ ràng, các thần đều đã được xác định.
Vậy nhà triết gia đó đã xác định các thần như thế nào?
Chọn đáp án đúng tương ứng với vị trí các vị thần Bên trái - Ở giữa - Bên phải
A. Thần Mưu Mẹo - Thần Sự Thật - Thần Lừa Dối.
B. Thần Mưu Mẹo - Thần Sự Thật - Thần Lừa Dối.
C. Thần Lừa Dối - Thần Sự Thật - Thần Mưu Mẹo.
D. Thần Lừa Dối - Thần Mưu Mẹo - Thần Sự Thật.
Câu 60. Hai học sinh thỏa thuận với nhau một quy ước về chơi bài như sau:
- Chơi 10 ván không kể những ván hòa.
- Sau mỗi ván, người thắng được 1 điểm, nhưng nếu số quân ăn được nhiều hơn thì được 2 điểm.
- Người thắng cuộc là người được nhiều điểm hơn.
Sau cuộc chơi kết quả B thắng. Hai người được cả thảy 13 điểm, nhưng số ván thắng của B ít hơn của
A. Hỏi mỗi người thắng mấy ván?
A. A thắng 7 ván, B thắng 3 ván. B. A thắng 8 ván, B thắng 2 ván.
C. A thắng 6 ván, B thắng 4 ván. D. A thắng 9 ván, B thắng 1 ván.
2.3. Phân tích số liệu Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi
từ 61 đến 63:

Câu 61. Tính đến ngày 30/1/2020 trên toàn thế giới đã có bao nhiêu ca nhiễm?
A. 9356. B. 9480. C. 213. D. 62.
Câu 62. Tổng có ca nhiễm Vi-rút Corona (nCoV) của các nước khác tại Châu Á, Châu Âu và Châu
Mỹ tính đến ngày 30/1/2020 là
A. 90 ca. B. 80 ca. C. 83 ca. D. 93 ca.
Câu 63. Tỉ lệ phần trăm tử vong (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) do nhiễm nCoV trên toàn
thế giới tính đến ngày 30/1/2020 là
A. 2,1%. B. 2,7%. C. 2,29%. D. 2,25%.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 66


Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 64 đến 66:

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ (◦ C) 17 17 20 24 27 28 29 28 27 25 21 18

Câu 64. Em hãy cho biết Hà Nội có mấy tháng nhiệt độ trung bình dưới 20◦ C? Đó là những tháng
nào?
A. 2 tháng là: tháng 1 và tháng 2.
B. 1 tháng là: tháng 2.
C. 4 tháng là: tháng 11, tháng 12, tháng 1 và tháng 2.
D. 3 tháng là: tháng 12, tháng 1 và tháng 2.
Câu 65. Dựa vào bảng số liệu trên, hãy tính nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội.
A. 24◦ C. B. 23,4◦ C. C. 25◦ C. D. 22,8◦ C.
Câu 66. Kể tên 3 tháng có nhiệt độ cao nhất của Hà Nội.
A. Tháng 5, tháng 6, tháng 7. B. Tháng 10, tháng 11, tháng 12.
C. Tháng 8, tháng 9, tháng 10. D. Tháng 6, tháng 7, tháng 8.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 67 đến 70:
Dưới đây là kết quả điều tra kinh tế của các hộ gia đình trong một xã hội được thể hiện qua biểu đồ.

30%

45%
25%

Hộ giàu

Hộ khá giả

Hộ nghèo

Câu 67. Biết số hộ nghèo là 75 hộ. Tổng số hộ dân trong xã đó là


A. 400 hộ. B. 350 hộ. C. 300 hộ. D. 500 hộ.
Câu 68. Số hộ khá giả nhiều hơn so với số hộ nghèo là bao nhiêu phần trăm?
A. 80%. B. 70%. C. 60%. D. 65%.
Câu 69. Tổng số hộ giàu và nghèo của xã đó là
A. 250 hộ. B. 200 hộ. C. 210 hộ. D. 165 hộ.
Câu 70. Số hộ giàu ít hơn số hộ khá giả là . . . hộ.
A. 45 hộ. B. 15 hộ. C. 40 hộ. D. 35 hộ.
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.1. Hóa học
Câu 71. Cho biết cấu hình electron của X và Y lần lượt là: X : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 và
Y : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 . Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. X và Y đều là các kim loại. B. X và Y đều là các phi kim.
C. X là kim loại, Y là phi kim. D. X là phi kim, Y là kim loại.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 67


Câu 72. Khi tăng áp suất chung của hệ thì cân bằng nào sau đây chuyển dịch theo chiều nghịch (giữ
nguyên các yếu tố khác)?
A. CO2(k) + H2(k)  CO(k) + H2 O(k) . B. N2 O4(k)  2NO2(k) .
C. 2SO2(k) + O2(k)  2SO3(k) . D. N2(k) + 3H2(k)  2NH3(k) .
Câu 73. Đốt cháy hoàn toàn 0, 1 lít chất hữu cơ A bằng 0,6 lít khí O2 lấy dư, thu được hỗn hợp X
gồm khí và hơi có thể tích 0,85 lít. Cho hỗn hợp khí và hơi thu được qua bình chứa dung dịch H2 SO4
đậm đặc, dư, còn lại 0,45 lít hỗn hợp khí Z . Cho hỗn hợp Z qua bình chứa KOH dư, còn lại 0,05 lít
khí thoát ra. Biết các thể tích khí đo ở cùng một điều kiện. Công thức phân tử của hợp chất hữu cơ A

A. C3 H6 . B. C3 H6 O. C. C4 H8 O. D. C4 H8 .
Câu 74. Aminoaxit có khả năng phản ứng với cả dd NaOH và dd HCl vì
A. Aminoaxit có tính bazơ. B. Aminoaxit có tính lưỡng tính.
C. Aminoaxit có tính axit. D. Aminoaxit có tính khử.
3.2. Vật lí
Câu 75. Để đo chiều dài của một dãy phòng học, do không có thước để đo trực tiếp, nên một học sinh
đã làm như sau: Lấy một cuộn dây chỉ mảnh, không giãn, căng và đo lấy một đoạn bằng chiều dài của
dãy phòng, sau đó gấp đoạn chỉ đó làm 74 phần bằng nhau. Dùng một con lắc đơn có chiều dài dây
treo bằng chiều dài của một phần vừa gấp, kích thích cho con lắc dao động với biên độ góc nhỏ thì
thấy con lắc thực hiện được 10 dao động toàn phần trong 18 giây. Lấy g = 9,8 m/s2 . Dãy phòng học
mà bạn học sinh đo được có chiều dài gần nhất với kết quả nào sau đây?
A. 50 m. B. 80 m. C. 60 m. D. 70 m.
Câu 76. Một mạch dao động điện từ có tần số f = 0, 5 · 106 Hz, vận tốc ánh sáng trong chân không
c = 3 · 108 m/s . Sóng điện từ do mạch đó phát ra có bước sóng là:
A. 60 m. B. 6 m. C. 600 m. D. 0, 6 m.
Câu 77. Từ Trái Đất, các nhà khoa học điều khiển các xe tự hành trên Mặt Trăng nhờ sử dụng các
thiết bị thu phát sóng vô tuyến. Sóng vô tuyến được dùng trong ứng dụng này thuộc dải:
A. sóng trung. B. sóng cực ngắn. C. sóng ngắn. D. sóng dài.
Câu 78. Trong chân không, ánh sáng vàng có bước sóng là 0, 589µm . Năng lượng của photôn ứng với
ánh sáng này có giá trị là
A. 4, 2eV. B. 2, 1eV. C. 0, 2eV. D. 0, 4eV.
3.3. Sinh học
Câu 79. Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào?
A. Vận tốc dòng máu chảy rất chậm.
B. Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì.
C. Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 80. Theo dõi chu kỳ hoạt động của tim ở một động vật thấy tỉ lệ thời gian của 3 pha: tâm nhĩ
co: tâm thất co: dãn chung lần lượt là 1 : 2 : 3 . Biết thời gian pha giãn chung là 0,6 giây. Thời gian (s)
tâm thất co là
1 1 2 5
A. . B. . C. . D. .
6 5 5 6
Câu 81. Trong 1 quần thể, gen 1 có 3 alen, gen 2 có 5 alen. Cả 2 gen thuộc nhiễm sắc thể X, không
có alen trên Y. Gen 3 có 4 alen thuộc nhiễm sắc thế Y , không có alen trên X. Số loại giao tử và số
kiếu gen nhiều nhất có thể có là:
A. 15 và 180. B. 19 và 180. C. 20 và 120. D. 15 và 120.
Câu 82. Ở một loài sinh vật lưỡng bội, cho biết mỗi cặp NST tương đồng gồm 2 chiếc có cấu trúc khác
nhau. Trong quá trình giảm phân, ở giới cái không xảy ra đột biến mà có 1 cặp xảy ra trao đổi chéo

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 68


tại một điểm nhất định, 1 cặp trao đổi chéo tại 2 điểm đồng thời; còn giới đực không xảy ra trao đổi
chéo. Quá trình ngẫu phối đã tạo ra 221 kiểu tổ hợp giao tử. Bộ NST lưỡng bội của loài này là:
A. 2n = 14. B. 2n = 16. C. 2n = 18. D. 2n = 20.
3.4. Địa lí
Câu 83. Thiên tai nào sau đây ở nước ta không phải do biến đổi khí hậu gây ra?
A. Lũ quét. B. Động đất. C. Bão biển. D. Hạn hán.
Câu 84. Điểm khác biệt của đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long là
A. diện tích rộng hơn.
B. nước triều xâm nhập sâu vào mùa cạn.
C. hệ thống đê điều chia bề mặt ra thành nhiều ô.
D. sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
Câu 85. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A. Phân bố chủ yếu ở ven biển. B. Phát triển mạnh nhất ở Nam Bộ.
C. Phát triển mạnh nhất ở Bắc Trung Bộ. D. Cho năng suất sinh học cao.
Câu 86. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu, làm cho đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất
mặn nhiều nhất cả nước và đang tiếp tục tăng?
A. Lượng mưa ít, sông ngòi ít nước và không có đê.
B. Diện tích đồng bằng lớn, có nhiều ô trũng rộng.
C. Nhiều cửa sông tạo thuận lợi cho xâm nhập mặn.
D. Địa hình thấp, ba mặt giáp biển, nước biển dâng.
3.5. Lịch sử
Câu 87. Việt Nam đã và đang vận dụng nguyên tắc nào dưới đây của Liên Hợp Quốc để giải quyết
vấn để phức tạp ở Biển Đông?
A. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc.
B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
Câu 88. Bài học kinh nghiệm từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) được Đảng ta vận dụng như
thế nào trong chính sách đối ngoại hiện nay?
A. Lợi dụng sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế.
B. Kiên trì trong đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia.
C. Sự đồng thuận trong việc giải quyết tranh chấp.
D. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.

Câu 89. Ý nghĩa giống nhau cơ bản của chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho) ngày 02-01-1963 và chiến thắng
Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18-8-1965?
A. Đều chứng tỏ tinh thần kiên cường bất khuất của nhân dân miền Nam Việt Nam chống Mĩ cứu
nước.
B. Hai chiến thắng trên đều chống một loại hình chiến tranh của Mỹ.
C. Đều chứng minh khả năng quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh mới của
Mỹ.
D. Đều thể hiện sức mạnh vũ khí của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ cho cách mạng
Việt Nam.
Câu 90. Vì sao tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trở thành trung tâm của kế hoạch Nava?
A. Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng.
B. Điện Biên Phủ được Pháp chiếm từ lâu.
C. Điện Biên Phủ ngay từ đầu là trọng tâm của kế hoạch Nava.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 69


D. Điện Biên Phủ gần nơi đóng quân chủ lực của Pháp.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Sự điện phân là quá trình oxi hóa-khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi
qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng hóa học mà nếu
không có dòng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra. Trong thiết bị điện phân:
* Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anot được nối với cực dương của nguồn điện
một chiều.

+Nếu điện phân chứa các gốc axit có chứa oxi NO− 2− 3− 2−
3 , SO4 , PO4 , CO3 , ClO4 , . . . thì nước sẽ tham gia
điện phân theo phương trình: 2H2 O → O2 + 4H+ + 4e
+Thứ tự anion bị oxi hóa: S2− > I− > Br− > Cl− > RCOO− > OH− > H2 O
* Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Catot được nối với cực âm của nguồn điện một
chiều.
+Nếu điện phân dung dịch có các cation K+ , Na+ , Ca2+ , Ba2+ , Mg2+ , Al3+ thì nước sẽ tham gia điện
phân theo phương trình: 2H2 O + 2e → H2 + 2OH−
+Nếu điện phân dung dịch có các cation K+ , Na+ , Ca2+ , Ba2+ , Mg2+ , Al3+ thì nước sẽ tham gia điện
phân theo phương trình: 2H2 O + 2e → H2 + 2OH−
+Nếu trong dung dịch có nhiều cation thì cation nào có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ bị điện phân trước.
+Nếu điện phân không dùng các anot trơ (graphit, platin) mà dùng các kim loại như Ni, Cu, Ag, . . .
thì các kim loại này dễ bị oxi hóa hơn các anion (thế oxi hóa-khử của chúng thấp hơn) và do đó chúng
tan vào dung dịch (anot tan).
Thí nghiệm 1: Một sinh viên thực hiện quá trình điện phân dung dịch CuCl2 bằng hệ điện phân sử
dụng điện cực Cu . Từ thí nghiệm 1, hãy cho biết:
Câu 91. Bán phản ứng nào xảy ra ở anot?
A. Cu → Cu2+ + 2e. B. 2Cl− → Cl2 + 2e.
C. 2H2 O → O2 + 4H+ + 4e. D. Cu2+ + 2e → Cu.
Câu 92. Nếu trong thí nghiệm trên, sinh viên đó thay điện cực Cu bằng điện cực than chì thì bán
phản ứng xảy ra ở anot là:
A. Cu → Cu2+ + 2e. B. 2Cl− → Cl2 + 2e.
C. 2H2 O → O2 + 4H+ + 4e. D. Cu2+ + 2e → Cu.
Thí nghiệm 2: Sinh viên đó tiếp tục thực hiện điện phân dung dịch X bao gồm dung dịch Cu (NO3 )2
và NaCl . Sau một thời gian, sinh viên quan sát thấy có 6,4 gam kim loại bám vào catot. Biết nguyên
tử khối của Cu, N, O, Na và Cl lần lượt là 64, 14, 16, 23 và 35,5.
Từ thí nghiệm 2, hãy tính:
Câu 93. Khối lượng dung dịch giảm là:
A. 13, 5gam. B. 6,4 gam. C. 7, 1gam. D. 6, 75gam.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96
Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. Este thường có
mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau và được ứng dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm...
Để điều chế este của ancol, người ta thường thực hiện phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn chức
(Cn Hm O2 ) và rượu thu được este và nước.
Để điều chế este của phenol, người ta phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol thu
được este.
Câu 94. Người ta thực hiện phản ứng este hóa giữa axit axetic và ancol isoamylic thu được este nào
sau đây?
A. CH3 COOCH2 CH2 CH (CH3 )2 . B. (CH3 )2 CHCH2 COOCH3 .
C. (CH3 )2 CHCH2 CH2 COOCH3 . D. CH3 COOCH2 CH (CH3 )2 .
Câu 95. Trong phòng thí nghiệm, isoamyl axetat (dầu chuối) được điều chế từ phản ứng este hóa giữa
axit cacboxylic và ancol tương ứng có cho thêm vài giọt axit sunfuric đặc. Vai trò của axit sunfuric đặc
trong thí nghiệm này là:

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 70


A. Hút nước làm chuyển dịch cân bằng theo chiều thuận.
B. Xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận.
C. Xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nghịch.
D. Cả A, B và C.

Câu 96. Tiến hành các thí nghiệm theo các bước sau:
+Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2ml etyl axetat.
+Bước 2: Thêm 2ml dung dịch H2 SO4 20% vào ống thứ nhất, 4ml dung dịch NaOH 30% vào ống thứ
hai.
+Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, để nguội.
Cho các phát biểu sau
(1) Sau bước 2, chất lỏng trong ống thứ nhất phân lớp, chất lỏng trong ống thứ hai đồng nhất.
(2) Sau bước 3, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất.
(3) Sau bước 3, các chất thu được sau phản ứng thủy phân trong cả hai ống nghiệm đều tan tốt trong
nước.
(4) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
(5) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Định tuổi bằng đồng vị phóng xạ là một kỹ thuật xác định tuổi của vật liệu, dựa trên sự so sánh giữa
lượng các đồng vị liên quan đến quá trình phân rã phóng xạ của một hay vài đồng vị phóng xạ đặc
trưng có trong mẫu thử đó. Quá trình phân rã phóng xạ diễn ra với tốc độ phân rã cố định, còn các
sản phẩm phân rã thì được chốt lại trong vật liệu mẫu kế từ khi nó được hóa rắn. Kết quả tuổi cho ra
là tuổi tuyệt đối. Đây là nguồn thông tin quan trọng trong việc định tuổi chính xác các đá và các yếu
tố địa chất khác bao gồm cả tuổi của Trái Đất, và có thể được sử dụng để định tuổi các vật liệu tự
nhiên và nhân tạo.
Câu 97. Phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân
A. phát ra một bức xạ điện từ.
B. tự phát phóng ra các tia α, β, γ , nhưng không thay đổi hạt nhân.
C. tự phát phóng ra tia phóng xạ và biến đổi thành một hạt nhân khác.
D. phóng ra các tia phóng xạ, khi bị bắn phá bằng những hạt chuyển động với tốc độ lớn.

Câu 98. Chu kì bán rã của một chất phóng xạ là khoảng thời gian để
A. quá trình phóng xạ lại lặp lại như lúc ban đầu.
B. một nửa số nguyên tử chất ấy biến đổi thành chất khác.
C. khối lượng chất ấy giảm một phần nhất định, tùy thuộc vào cấu tạo của nó.
D. một nửa số nguyên tử chất ấy hết khả năng phóng xạ.

Câu 99. Thành phần đồng vị phóng xạ 14 C có trong khí quyển có chu kỳ bán rã là 5568 năm. Mọi
thực vật sống trên Trái Đất hấp thụ cácbon dưới dạng CO2 đều chứa một lượng cân bằng 14 C. Trong
một ngôi mộ cổ người ta tìm thấy một mảnh xương nặng 18 g với độ phóng xạ 112 phân rã/phút.
Hỏi vật hữu cơ này chết cách đây bao nhiêu lâu? Biết độ phóng xạ từ 14 C ở thực vật sống là 12 phân
rã/phút.
A. 5378,58 năm. B. 5068,28 năm. C. 5168,28 năm. D. 5275,86 năm.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102
Đồng hồ quả lắc được nhà vật lý học nổi tiếng người Hà Lan-Christian Huygens sáng chế, hoạt động
dựa trên sự chuyển động của một con lắc đơn có cấu tạo gồm quả nặng treo trên một sợi dây. Một con
lắc đồng hồ có chu kì T = 2s , vật nặng có khối lượng 1 kg, dao động tại nơi có gia tốc trọng trường
g = 10 m/s2 .

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 71


Câu 100. Chiều dài của con lắc đồng hồ là
A. 1, 5 m. B. 2 m. C. 1 m. D. 0, 5 m.
Câu 101. Coi bán kính Trái Đất là 6400 km. Đưa đồng hồ trên lên độ cao 7,5 km. Hỏi mỗi ngày đêm,
đồng hồ chạy nhanh hay chậm bao nhiêu giây?
A. nhanh 101,25 giây. B. chậm 101,25 giây. C. nhanh 120,2 giây. D. chậm 120,2 giây.
Câu 102. Biên độ góc ban đầu của con lắc là 5◦ . Do chịu tác dụng của lực cản Fc = 0, 011 N nên dao
động tắt dần. Người ta dùng một pin có suất điện động E = 3 V , điện trở trong không đáng kế để
bổ sung năng lượng cho con lắc với hiệu suất của quá trình bổ sung là 25%. Biết pin có dung lượng
3000mAh. Hỏi đồng hồ chạy bao lâu thì phải thay pin
A. 46 ngày. B. 56 ngày. C. 66 ngày. D. 76 ngày.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105
Quan sát hình ảnh sau:

Câu 103. Một số nhận định được đưa ra về hình ảnh trên, các em hãy cho biết có bao nhiêu nhận
định không đúng?
(1) Hình ảnh trên mô tả sự điều hoà hoạt động của opêron Lac khi môi trường không có lactôzơ.
(2) Khi môi trường không có lactôzơ, prôtêin ức chế liên kết với vùng khởi động ngăn cản quá trình
phiên mã làm cho các gen cấu trúc không hoạt động.
(3) Vùng vận hành là trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó enzim ARN polimeraza bám vào và khởi đầu
phiên mã.
(4) Gen điều hoà R nằm trong opêron Lac khi hoạt động sẽ tổng hợp nên prôtêin ức chế.
(5) Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen cấu trúc đều diễn ra trong tế bào chất.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 104. Trong mô hình cấu trúc của Operon Lac ở vi khuẩn E.coli, vùng khởi động là nơi
A. ARN pôlymeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
B. mang thông tin quy định cấu trúc các enzim phân giải đường lăctôzơ.
C. prôtêin ức chế có thể liên kết vào để ngăn cản quá trình phiên mã.
D. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
Câu 105. Hoạt động của operon Lac có thể sai sót khi các vùng, các gen bị đột biến. Các vùng, các
gen khi bị đột biến thường được ký hiệu bằng các dấu-trên đầu các chữ cái (R− , P− , O− , Z− ) . Cho các
chủng sau:
Chủng 1 : R+ P− O+ Z+ Y+ A+
Chủng 2 : R− P+ O+ Z+ Y+ A+
Chủng 3 : R+ P− O+ Z+ Y+ A+ /R+ P+ O+ Z− Y+ A+
Chủng 4 : R+ P− O− Z+ Y+ A+ /R+ P+ O+ Z− Y+ A+
Trong môi trường có đường lactose chủng nào không tạo ra sản phẩm β-galactosidase?
A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 3. D. 2, 3, 4.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu là A,B,C,D và E. Sinh khối ở
mỗi bậc là: A=400 kg/ha; B=500 kg/ha; C=4000 kg/ha; D=60 kg/ha; E=4 kg/ha. Các bậc dinh dưỡng
của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp lên cao, theo thứ tự như sau:

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 72


Hệ sinh thái 1: A|B|C|E
Hệ sinh thái 2: A|B|D|E
Hệ sinh thái 3: C|A|B|E
Hệ sinh thái 4: E|D|B|C.
Câu 106. Trong các hệ sinh thái trên, hãy cho biết hệ sinh thái (HST) nào có thể là một hệ sinh thái
bền vững?
A. HST 1. B. HST 3. C. HST 4. D. HST 2.
Câu 107. Trong hệ sinh thái 3, sinh khối ở bậc dinh dưỡng cấp 3 là
A. 4000 kg/ha. B. 400 kg/ha. C. 500 kg/ha. D. 4 kg/ha.
Câu 108. Cho một hệ sinh thái trên cạn, sinh vật có sinh khối nào sau đây phù hợp nhất là sinh vật
sản xuất.
A. 400 kg/ha. B. 4000 kg/ha. C. 4 kg/ha. D. 60 kg/ha.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Cùng với quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam đang gia
tăng, hệ thống đô thị quốc gia được quan tâm đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trong
giai đoạn 2011-2020, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tạo cơ sở cho quá trình đô thị hóa diễn ra
mạnh mẽ. Tính đến tháng 12/2018, tổng số đô thị cả nước là 833 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt 38, 5% ,
cơ bản đạt các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Quá trình đô thị hóa đã mang lại nhiều lợi ích, tạo ra nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Trong đó, các nguồn thu tại đô thị góp khoảng 70% tổng thu ngân sách cả nước, tăng trưởng kinh tế ở
khu vực đô thị đạt trung bình từ 10-12% , cao gấp 1,2-1,5 lần so với mặt bằng chung trong cả nước.
Bên cạnh các thành tựu đã đạt được, quá trình đô thị hóa của Việt Nam vẫn còn một số tồn tại cần
được khắc phục, như: Hệ thống đô thị phát triển chưa tương xứng giữa số lượng, quy mô với chất lượng;
Nhiều đồ án quy hoạch có tầm nhìn và giải pháp chưa phù hợp; Hạ tầng đô thị chưa đáp ứng yêu cầu
của người dân; Năng lực quản lý chưa theo kịp với thực tế phát triển.
Tỷ lệ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nhưng lại tập trung tại một số trung tâm là những thành phố
lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... ở các khu vực khác vẫn còn ở mức thấp, đồng thời tỷ
lệ đô thị hóa chung của Việt Nam mới chỉ đạt mức chưa đến 40% . Trong khi đó, tỷ lệ đô thị hóa của
Trung Quốc là 60% , Hàn Quốc là 82% . . .
Như vậy, tuy có bề dày lịch sử nhưng quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay còn diễn ra chậm chạp
và ở trình độ thấp so với các nước trên thế giới, bởi vì đô thị hóa phụ thuộc vào tốc độ phát triển kinh
tế, trình độ công nghiệp hóa và nhiều yếu tố khác...
(Nguồn: Lê Thông, Địa li kinh tế-xã hội Việt Nam và Dự thảo tóm tắt “Báo cáo đánh giá quá trình đô
thị hóa ở Việt Nam giai đọan 2011-2020” )
Câu 109. Năm 2018, tỷ lệ đô thị hóa của nước ta đạt
A. 38%. B. 40%. C. 38, 5%. D. 50%.
Câu 110. Phát biểu đúng với đặc điểm đô thị hóa ở nước ta là?
A. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, trình độ đô thị hóa cao.
B. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
C. Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ.
D. Năng lực quản lí tốt, theo sát thực tiễn.

Câu 111. Nguyên nhân chủ yếu khiến quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra còn chậm, trình độ đô thị
hóa thấp là do:
A. nước ta có nền kinh tế chậm phát triển trình độ dân trí thấp.
B. điều kiện sống ở nông thôn khá cao.
C. công nghiệp hóa diễn ra chậm, trình độ phát triển kinh tế chưa cao.
D. các đô thị cũ từ trước khó cải tạo và nâng cấp.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 73


Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Sau khi tăng trưởng sản lượng nông nghiệp rơi vào tình trạng tương đối yếu năm 2016, ngành nông
nghiệp nước ta đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2017 và vẫn tiếp tục được duy trì trong năm 2018.
Tăng trưởng đã được phục hồi lên mức 2, 9% năm 2017 và tiếp tục đạt được mức cao 4, 1% trong quý
đầu năm 2018.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp chủ lực (gạo, hạt điều, rau quả và thủy sản) ước tăng
8, 4% (so với cùng kỳ năm trước) trong quý I năm 2018 đem lại đóng góp cho kết quả tổng kim ngạch
xuất khẩu đầy ấn tượng của Việt Nam. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp có sự thay đổi tích cực theo
hướng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đem lại giá trị gia tăng cao như: nuôi trồng thủy sản, rau
quả, cây công nghiệp lâu năm...
Bên cạnh những biến động ngắn hạn do thiên tai và điều kiện thị trường, ngành nông nghiệp cũng đang
đối mặt với những thách thức đáng kề về hiện đại hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm và sự bền vững trong tăng trưởng nông nghiệp.
Chất lượng tăng trưởng tương đối thấp được thể hiện qua lợi nhuận thấp của nông hộ nhỏ. Vấn để an
toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm chưa đồng đều hoặc chưa ổn định, giá trị gia tăng thấp, đổi
mới công nghệ hoặc thể chế còn hạn chế. Tăng trường nông nghiệp phần nào bị đánh đổi bằng môi
trường qua tình trạng phá rừng, tổn thất về đa dạng sinh học, suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước.
(Nguồn: tổng cụ thống kê và Hải quan)
Câu 112. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nông nghiệp nước ta không bao gồm
A. Thủy sản. B. Rau quả. C. Gạo. D. Thịt lợn.
Câu 113. Những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta hiện nay không bao
gồm
A. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
B. Đổi mới công nghệ, hiện đại hóa sản xuất.
C. Tăng trưởng bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
D. Tài nguyên thiên nhiên hạn chế.
Câu 114. Mục đích chủ yếu của việc thay đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nước ta hiện nay là
A. Đẩy mạnh xuất khầu nông sản.
B. Khai thác có hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên.
C. Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
D. Đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu
117:
Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai
đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu
thế mới đã xuất hiện.
Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển
lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc
tế. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính
vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.
Hai là, sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều huớng đối thoai, thỏa hiệp, tránh xung đột
trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị
trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn hiện nay mang tính hai mặt, nổi
bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế,...
Ba là, tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng
ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp
lãnh thổ và nguy cơ khủng bố thường có những căn nguyên lịch sử sâu xa nên việc giải quyết không dễ
dàng và nhanh chóng. Bốn là, từ thập kỉ 90, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu
thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Toàn cầu hóa là xu thế phát triển khách quan. Đối với

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 74


các nước đang phát triển, đây vừa là
thời cơ thuận lợi, vừa là thách thức gay gắt trong sự vươn lên của đất nước.
Nhân loại đã bước sang thế kỉ XXI. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, nhưng tình hình
hiện nay đã hình thành những điều kiện thuận lợi, những xu thế khách quan để các dân tộc cùng nhau
xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển, đảm bảo những quyền cơ bản của mỗi
dân tộc và con người.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 73-74)
Câu 115. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên những nền tảng nào?
A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật.
B. Kinh tế - tài chính-khoa học công nghệ.
C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ.
D. Kinh tế-tài chính-khoa học công nghệ-quốc phòng.

Câu 116. Ý nào dưới đây không biều thị mối quan hệ giữa các nước lớn hiện nay?
A. Mâu thuẫn và hài hòa. B. Cạnh tranh và hợp tác.
C. Cạnh tranh và đối đầu. D. Tiếp xúc và kièm chế.
Câu 117. Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với Việt Nam?
A. Xu thế toàn cầu hóa là cơ hội đồng thời là một thách thức lớn đối với sự phát triển của dân tộc.
B. Xu thế toàn cầu hóa là một thách thức lớn đối với các nước kém phát triển trong đó có Việt Nam.
C. Xu thế toàn cầu hóa là một cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên, hiện đại hóa đất nước.
D. Xu thế toàn cầu hóa không có ảnh hưởng gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu
120:
Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản
bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các
sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ
cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư
tưởng, văn hóa.
Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu
nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng
dân chủ tư sản, trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông
dân, điền hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng
khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu
tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng.
Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt
động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn
cho cách mạng Việt Nam.
(Nguồn: SGK Lịch sử 11, trang 156)
Câu 118. Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh
hưởng đến Việt Nam?
A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á. B. Nhật Bản và Trung Quốc.
C. Anh và Pháp. D. Án Độ và Trung Quốc.
Câu 119. Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918
cuối cùng đều bị thất bại là
A. Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp nông dân với công nhân.
B. Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiến tiến cách mạng.
C. Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 75


D. Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.
Câu 120. Bối cảnh lịch sử nào quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
A. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam.
B. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ.
C. Các tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta.
D. Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 76


Đáp án đề số 4

1. B 2. A 3. B 4. A 5. B 6. B 7. A 8. A 9. C 10. D
11. A 12. B 13. C 14. C 15. C 16. D 17. B 18. B 19. C 20. A
21. B 22. A 23. B 24. D 25. C 26. B 27. C 28. A 29. C 30. C
31. C 32. D 33. B 34. D 35. C 36. C 37. C 38. A 39. C 40. D
41. C 42. B 43. A 44. B 45. A 46. B 47. A 48. B 49. C 50. C
51. D 52. B 53. A 54. B 55. C 56. D 57. B 58. A 59. B 60. C
61. B 62. C 63. D 64. C 65. B 66. D 67. B 68. A 69. D 70. A
71. D 72. B 73. C 74. B 75. C 76. C 77. B 78. B 79. D 80. C
81. B 82. C 83. B 84. C 85. C 86. D 87. B 88. D 89. C 90. A
91. A 92. B 93. A 94. A 95. D 96. A 97. C 98. B 99. D 100. C
101. B 102. A 103. B 104. A 105. B 106. B 107. C 108. B 109. C 110. B
111. C 112. D 113. D 114. C 115. D 116. C 117. A 118. B 119. B 120. D

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 77


NHÓM TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG ĐỀ ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2021-2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Lương Như Quỳnh Thời gian làm bài: 150 phút
Phan Hiếu
Đề số: 5

PHẦN 1. NGÔN NGỮ


1.1. Tiếng Việt
Câu 1. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Mưa tháng bảy gãy cành . . . / Nắng tháng tám
rám cành bưởi”.
A. dừa. B. trám. C. cam. D. bòng.
Câu 2. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, Đăm Săn chiến đấu với ai?
A. Mtao Mxây. B. Xinh Nhã. C. Đăm Di. D. Đăm Noi.
Câu 3. “Quốc tộ như đặng lạc/ Nam thiên li thái bình/ Vô vi cư điện các/ Xứ xứ tức đao binh”(Vận
nước - Pháp Thuận).
Bài thơ được viết theo thể thơ:
A. Ngũ ngôn. B. Thất ngôn tứ tuyệt.
C. Ngũ ngôn tứ tuyệt. D. Ngũ ngôn trường thiên.
Câu 4. “Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với
họ, hát cho họ nghe...” (Nguyễn Ngọc Tư).
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
A. biển. B. mênh mông. C. gặp. D. cười.
Câu 5. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Nước chúng ta/ Nước những người chưa bao giờ.../ Đêm
đêm rì rầm trong tiếng đất ”. (Đất nước - Nguyễn Đình Thi).
A. chết. B. buông. C. mất. D. khuất.
Câu 6. “Một đàn thằng hỏng đứng mà trông/ Nó đỗ khoa này có sướng không? / Trên ghế bà đầm ngoi
đít vịt/ Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng ” (Giễu người thi đỗ -Trần Tú Xương)
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
A. dân gian. B. trung đại. C. thơ Mới. D. hiện đại.
Câu 7. Phương án nào không nêu đúng giá trị lịch sử to lớn của bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí
Minh?
A. Tuyên ngôn độc lập thể hiện một cách sâu sắc và hùng hồn tinh thần yêu nước, yêu chuộng độc
lập tự do và lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả cũng như toàn thể dân tộc.
B. Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố xóa bỏ ách đô hộ của thực dân Pháp đối với dân tộc ta suốt
hơn 80 năm, xóa bỏ chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta.
C. Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc tộc ta, mở ra một kỉ nguyên
độc lập, tự chủ, tiến lên Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
D. Tuyên ngôn độc lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam mới, thoát khỏi thân phận thuộc địa
để hòa nhập với cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, tự do, dân chủ.
Câu 8. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. có lẽ. B. chỉnh sữa. C. giúp đở. D. san sẽ.
Câu 9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Bởi cái cách đi xe... của anh
Long, mẹ anh luôn phải... mỗi khi anh đi xa.”
A. bạc mạng, căn vặn. B. bạc mạng, căn dặn. C. bạt mạng, căn dặn. D. bạt mạng, căn vặn.
Câu 10. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Trường học tổ chức cho học sinh một chuyến thăm quan
về quê Bác.”
A. Trường học. B. tổ chức. C. chuyến. D. thăm quan.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 78


Câu 11. Các từ “thảm thương, nứt nẻ” thuộc nhóm từ nào?
A. Từ ghép tổng hợp. B. Từ ghép chính phụ.
C. Từ láy bộ phận. D. Từ láy phụ âm đầu.
Câu 12. Câu thơ sau sử dụng dạng điệp ngữ nào: “Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa/ Thương em, thương
em, thương em biết mấy ” ?
A. Điệp ngữ cách quãng. B. Điệp ngữ nối tiếp.
C. Điệp ngữ chuyển tiếp. D. Điệp ngữ vòng.
Câu 13. “Mỗi tháng, y vẫn cho nó dăm hào. Khi sai nó trả tiền gì hay mua thứ gì, còn năm ba xu,
một vài hào, y thường cho nốt nó luôn. Nhưng cho rồi, y vẫn thường tiếc ngầm ngầm. Bởi vì những số
tiền cho lặt vặt ấy, góp lại, trong một tháng, có thể thành đến hàng đồng” (Sống mòn - Nam Cao)
Nhận xét về phép liên kết của các câu văn trên.
A. Phép liên tưởng. B. Phép liên kết nối.
C. Phép lặp, phép nối. D. Phép liên tưởng, phép lặp.
Câu 14. “Bộ GD&ĐT cho hay quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa được thực hiện
nghiêm ngặt với yêu cầu bảo mật nội bộ chặt chẽ để bảo đảm chất lượng câu hỏi thi và tính khoa học
khách quan trong ra đề thi. Cục Quản lý Chất lượng đã xây dựng quy trình bảo mật và chỉ đạo Trung
tâm Khảo thí quốc gia quán triệt áp dụng ngay trong từng công đoạn của quy trình 9 bước.”
(Nguồn Internet)
Trong đoạn văn trên, từ “ngân hàng ” được dùng với ý nghĩa gì?
A. Tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng.
B. Kho lưu trữ nhiều thành phần, bộ phận cơ thể.
C. Tập hợp các dữ liệu liên quan đến một lĩnh vực nào đó.
D. Một công trình xây dựng được xây dựng để lưu trữ câu hỏi thi.
Câu 15. Trong các câu sau:
I. Qua tác phẩm “Tắt đèn” cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân trong chế độ cũ.
II. Do mùa mưa kéo dài nên mùa màng bị thất bát.
III. Nhân vật chị Dậu đã cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
IV. Hơn 1000 tài liệu, hiện vật, hình ảnh mà Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã sưu tầm từ năm 2004
đến nay.
Những câu nào mắc lỗi:
A. I và II. B. I và III. C. I và IV. D. II và IV.
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 16 đến câu 20:

“Việt Nam đất mước ta ơi!


Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lá rập rờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Quê hương biết mấy thân yêu,
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau.
Mặt người vất vả in sâu,
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
Đất nghèo nuôi những anh hùng,
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên.
Đạp quân thù xuống đất đen,
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.”
(Trích “Việt Nam thân yêu” - Nguyễn Đình Thi)
Câu 16. Đất nước Việt Nam tươi đẹp, trù phú được miêu tả bằng những hình ành nào?
A. biển lúa mênh mông. B. cánh cò bay là.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 79


C. mây mờ che đỉnh Trường Sơn. D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 17. Văn bản trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Nghị luận. D. Miêu tả.
Câu 18. Xác định một biện pháp tu từ trong đoạn thơ: “Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một
áo nâu nhuộm bùn/Đất nghèo muôi những anh hùng/ Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên.”.
A. Điệp từ. B. Nhân hóa.
C. Nói giảm, nói tránh. D. Câu hỏi tu từ.
Câu 19. Đoạn thơ đầu thể hiện cảm xúc gì?
A. Lòng căm thù với giặc ngoại xâm.
B. Xót xa với những nỗi đau của đất nước.
C. Yêu mến, tự hào về vè đẹp trù phú của đất nước mình.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 20. Hình ảnh Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?
A. Mạnh mẽ, kiên cường. B. Nhân hậu, nghĩa tình.
C. Khiêm tốn, thật thà. D. Tất cả các đáp án trên.
1.2. Tiếng Anh
Question 21 - 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D ) to fill in each blank.
Câu 21. He abcdefghkhis homework before he went to the cinema.
A. has done. B. had done. C. did. D. was doing.
Câu 22. The course beginsabcdefghk7th January and endsabcdefghk10th March.
A. on/on. B. in/in. C. at/at . D. from/to.
Câu 23. Susanabcdefghkhear the speaker because the crowd was cheering so loudly.
A. mustn’t. B. couldn’t. C. can’t . D. needn’t.
Câu 24. I regretted abcdefghkher that letter.
A. to have written. B. written. C. have written. D. having written.
Câu 25. A supermarket is abcdefghka shopping centre.
A. less convenient as. B. not so convenient than.
C. less convenient than. D. the most convenient as.
Question 26-30: Each of the following sentences has one error (A, B, C or D). Find it and blacken
your choice on your answer sheet.
Câu 26. Upon reaching the destination, a number of personnel is expected to change their reservations
and proceed to Hawaii.
A. reaching. B. is. C. to change. D. proceed.
Câu 27. The General Certificate of Secondary Education (GSCE) is the name of a set of Vietnamese
qualifications, generally taking by secondary students at the age of 17 − 18 in Viet Nam.
A. the name. B. a set of . C. taking . D. at the age .
Câu 28. A person who says lies habitually must have a good memory.
A. says. B. habitually. C. must. D. a.
Câu 29. Before becoming successful, Charles Kettering, former vice president of General Motors, was
so poor that he has to use the hayloft of a barn as a laboratory.
A. successful. B. so poor. C. has to. D. as.
Câu 30. For thousands of years, man has created sweet-smelling substances from wood, herbs, and
flowers and using them for perfume or medicine.
A. man. B. sweet-smelling. C. using them. D. or.
Question 31-35: Which of the following best restates each of the given sentences

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 80


Câu 31. “Why don’t you participate in the volunteer work in summer?” said Sophie.
A. Sophie suggested me to participate in the volunteer work in summer.
B. Sophie asked me why not participate in the volunteer work in summer.
C. Sophie suggested my participating in the volunteer work in summer.
D. Sophie made me participate in the volunteer work in summer.
Câu 32. The bad news completely disappointed him.
A. That he found bad news is completely disappointing.
B. To his disappointment, the news he found was bad.
C. The news was bad, which disappoints him completely.
D. What makes him disappointed was the bad news.
Câu 33. She got angry because he broke his promise.
A. If he didn’t break his promise, she wouldn’t get angry.
B. Had he not broken his promise, she wouldn’t have got angry.
C. If she hadn’t got angry, he wouldn’t have broken his promise.
D. Had it not been for her anger, he wouldn’t have broken his promise.
Câu 34. It was careless of you to leave the windows open last night.
A. You mustn’t have left the windows open last night.
B. You needn’t have left the windows open last night.
C. You might have left the windows open last night.
D. You shouldn’t have left the windows open last night.
Câu 35. The mistake in the accounts was not noticed until the figures were re-checked.
A. It was not until the mistake in the accounts was noticed that the figures were re-checked.
B. Once re-checking the figures, the mistake in the accounts noticed.
C. The mistake in the accounts only came to light when the figures were re-checked.
D. When the figures were re-checked they came to light the mistake in the accounts..
Question 36-40: Read the passage carefully.
Almon Strowger, an American engineer, constructed the first automatic telephone switching system,
which had a horizontal, bladelike contact arm, in 1891. The first commercial switchboard based on his
invention opened in La Porte, Indiana, a year later and was an instant success with business users.
To access the system, the caller pressed button to reach the desired number and turned the handle to
activate the telephone ringer. During the same year, Strowger’s step-by-step call advancement technol-
ogy was implemented in the long-distance service between New York and Chicago when it proved
to have the capacity of carrying signals through cable-joint extensions. The first actual dial telephone,
patented by Lee De Forest in 1907, was installed in Milwaukee in 1906. In 1912, their sound transmittal
apparatus adapted an electronic tube to function as an amplifier. Transatlantic radio-telephone service
linked New York and London in 1927. However, the long distances coaxial cable, which was hailed as
unprecedented, came on the scene in 1936 connecting New York and Philadelphia. The Bell Laboratories
research facility came up with the transistor to replace the cumbersome vacuum tube, thus diminishing
the size of the electronic switch system to about 10 percent of that of the original. Crossbar switching,
installed in terminals in 1938, operated on the principle of an electromagnetic force, which rotated
horizontal and vertical bars within a rectangular frame and brought contacts together in a split second.
A technological breakthrough in the form of undersea cables between the United States and Hawaii was
implemented almost twenty years later. An extension was connected to Japan in 1964.
Choose an option (A, B, C or D) that best answers each question
Câu 36. Which of the following would be the best title for the passage?
A. The Patent History of the Telephone.
B. A link between Research and Technology.
C. The Developing Sophistication of the Telephone.
D. The Telephone: A Technological Fantasy.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 81


Câu 37. It can be inferred from the passage that initially telephones abcdefghk .
A. were limited to businesses. B. did not have a bell.
C. utilized human operators. D. revitalized business in La Porte, Indiana.
Câu 38. The word “implemented” in paragraph 1 is closest in meaning to abcdefghk.
A. used. B. breached. C. broken. D. usurped.
Câu 39. The word “that” in paragraph 2 refers toabcdefghk .
A. the system. B. the tube. C. the size. D. the percent.
Câu 40. The author of the passage implies that telephone networks expanded because of abcdefghk .

A. the work of a few inventors. B. staunch public and private support.


C. multiple technical blunders. D. a series of breakthroughs.

PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU


2.1. Toán học

Câu 41. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để đồ thị hàm số

y = x3 + (m + 2) x2 + m2 − m − 3 x − m2


cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt?


A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
z+2
Câu 42. Xét số phức z thoả mãn là số thuần ảo. Biết rằng tập hợp các điểm biểu diễn số phức
z − 2i
z luôn thuộc một đường tròn cố√định. Bán kính của đường√tròn đó bằng
A. 1. B. 2. C. 2 2. D. 2.
Câu 43. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thoi cạnh a, BAD’ = 60◦ , SA = a và SA vuông góc
với mặt√phẳng đáy. Khoảng cách√từ B đến mặt phẳng (SCD)
√ bằng √
21a 15a 21a 15a
A. . B. . C. . D. .
7 7 3 3
Câu 44. Cho bốn điểm A(3; −2; −2), B(3; 2; 0), C(0; 2; 1),D(−1; 1; 2). Mặt cầu tâm A tiếp xúc với mặt
phẳng (BCD) có phương trình là √
A. (x − 3)2 + (y + 2)2 + (z + 2)2 = √14. B. (x − 3)2 + (y + 2)2 + (z + 2)2 = 14.
C. (x + 3)2 + (y − 2)2 + (z − 2)2 = 14. D. (x + 3)2 + (y − 2)2 + (z − 2)2 = 14.
1
Câu 45. Cho hàm số f (x), f (−x) liên tục trên R và thoả mãn 2f (x) + 3f (−x) = .
4 + x2
Z2
Tính I = f (x) dx.
−2
π π π π
A. I = . B. I = . C. I = − . D. I = − .
20 10 20 10
Câu 46. Trước kỳ thi học kỳ 2 của lớp 11 tại trường FIVE, giáo viên Toán lớp FIVA giao cho học sinh
đề cương ôn tập gồm 2n bài toán, n là số nguyên dương lớn hơn 1. Đề thi học kỳ của lớp FIVA sẽ gồm
3 bài toán được chọn ngẫu nhiên trong số 2n bài toán đó. Một học sinh muốn không phải thi lại, sẽ
phải làm được ít nhất 2 trong số 3 bài toán đó. Học sinh TWO chỉ giải chính xác được đúng một nửa
số bài trong đề cường trước khi đi thi, nửa còn lại học sinh đó không thể giải được. Tính xác suất để
TWO không phải thi lại?
2 1 3 1
A. . B. . C. . D. .
3 2 4 3

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 82


Câu 47. Thầy Quang thanh toán tiền mua xe bằng các kỳ khoản năm: 5 000 000 đồng, 6 000 000 đồng,
10 000 000 đồng và 20 000 000 đồng. Kỳ khoản thanh toán 1 năm sau ngày mua. Với lãi suất áp dụng là
8%. Hỏi giá trị của chiếc xe thầy Quang mua là bao nhiêu?
A. 32 412 582 đồng. B. 35 412 582 đồng. C. 33 412 582 đồng. D. 34 412 582 đồng.
5 · 2x − 8
Å ã
Câu 48. Số nghiệm của phương trình log2 = 3 − x là
2x + 2
A. 3. B. 1. C. 2. D. 0.
Câu 49. Người ta dự định dùng hai loại nguyên liệu để chiết xuất ít nhất 140 kg chất A và 9 kg chất
B. Từ mỗi tấn nguyên liệu loại I giá 4 triệu đồng, có thể chiết xuất được 20 kg chất A và 0, 6 kg chất
B. Từ mỗi tấn nguyên liệu loại II giá 3 triệu đồng, có thể chiết xuất được 10 kg chất A và 1, 5 kg chất
B. Biết rằng cơ sở cung cấp nguyên liệu chỉ có thể cung cấp không quá 10 tấn nguyên liệu loại I và
không quá 9 tấn nguyên liệu loại II. Gọi x là số tấn nguyên liệu loại I, y là số tấn nguyên liệu loại II
cần dùng.
 Khi đó hệ điều kiện của x, y để tính số nguyên liệu mỗi loại cần dùng là

 0 ≤ x ≤ 10 
 0 ≤ x ≤ 10 0 ≤ x ≤ 10
 
 0 ≤ x ≤ 10
0 ≤ y ≤ 10
 0 ≤ y ≤ 9
 0 ≤ y ≤ 9
 0 ≤ y ≤ 10

A. . B. . C. . D. .
2x + 4y ≥ 15

 2x + y ≥ 15

 2x + y ≥ 14

 2x + y ≥ 14


2x + 5y ≥ 30 2x + 5y ≥ 30 2x + 5y ≥ 30 2x + 5y ≥ 30
   

Câu 50. Một lớp học có 45 học sinh bao gồm ba loại: giỏi, khá và trung bình. Số học sinh trung bình
7 5
chiếm số học sinh cả lớp. Số học sinh khá bằng số học sinh còn lại. Tính số học sinh giỏi của
15 8
lớp.
A. 11 học sinh. B. 10 học sinh. C. 9 học sinh. D. 12 học sinh.
Câu 51. Phát biểu mệnh đề P ⇒ Q và phát biểu mệnh đề đảo, xét tính đúng, sai của nó. P : “2 > 9” và
Q : “4 < 3”.
A. Mệnh đề P ⇒ Q là “Nếu 2 > 9 thì 4 < 3”, mệnh đề này đúng, vì mệnh đề P sai.
Mệnh đề Q ⇒ P là “Nếu 4 < 3 thì 2 > 9”, mệnh đề này đúng, vì mệnh đề Q đúng.
B. Mệnh đề P ⇒ Q là “Nếu 2 > 9 thì 4 < 3”, mệnh đề này sai, vì mệnh đề P sai.
Mệnh đề Q ⇒ P là “Nếu 4 < 3 thì 2 > 9”, mệnh đề này đúng, vì mệnh đề Q sai.
C. Mệnh đề P ⇒ Q là “Nếu 2 > 9 thì 4 < 3”, mệnh đề này sai, vì mệnh đề P sai.
Mệnh đề Q ⇒ P là “Nếu 4 < 3 thì 2 > 9”, mệnh đề này sai, vì mệnh đề Q sai.
D. Mệnh đề P ⇒ Q là “Nếu 2 > 9 thì 4 < 3”, mệnh đề này đúng, vì mệnh đề P sai.
Mệnh đề Q ⇒ P là “Nếu 4 < 3 thì 2 > 9”, mệnh đề này đúng, vì mệnh đề Q sai.

Câu 52. Ở thành phố T có một cặp sinh đôi khá đặc biệt. Tên hai cô là Nhất và Nhị. Những điều ly
kì về hai cô lan truyền đi khắp nơi. Cô Nhất không có khả năng nói đúng vào những ngày thứ hai, thứ
ba và thứ tư, còn những ngày khác nói đúng. Cô Nhị nói sai vào những ngày thứ ba, thứ năm và thứ
bảy, còn những ngày khác nói đúng. Một lần tôi gặp hai cô và hỏi một trong hai người:
- Cô hãy cho biết, trong hai người cô là ai?
- Tôi là Nhất.
- Cô hãy nói thêm, hôm nay là thứ mấy?
- Hôm qua là Chủ Nhật.
Cô kia bỗng xen vào:
- Ngày mai là thứ sáu. Tôi sững sờ ngạc nhiên: - Sao lại thế được? Và quay sang hỏi cô đó. - Cô cam
đoan là cô nói thật chứ?
- Ngày thứ tư tôi luôn luôn nói thật. Cô đó trả lời.
Hai cô bạn làm tôi lúng túng thực sự, nhưng sau một hồi suy nghĩ tôi đã xác định được cô nào là cô
Nhất, cô nào là cô Nhị, thậm chí còn xác định được ngày hôm đó là thứ mấy. Hỏi ngày hôm đó là thứ
mấy?
A. Thứ hai. B. Thứ ba. C. Thứ sáu. D. Thứ năm.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 83


Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu 53 và 54.
Có 5 người sống trong một căn hộ: Ông Smith, vợ ông, con trai họ, chị gái ông Smith và cha của ông
ấy. Mỗi người đều có công việc. Một người là nhân viên bán hàng, một người khác là luật sư, một người
làm việc tại bưu điện, một người là kĩ sư và một người là giáo viên. Luật sư và giáo viên không có quan
hệ huyết thống. Nhân viên bán hàng thì lớn tuổi hơn chị chồng và người giáo viên. Người kĩ sư lớn tuổi
hơn người làm việc trong bưu điện. Biết rằng luật sư và giáo viên đều là nữ.
Câu 53. Cha ông Smith làm nghề gì?
A. Nhân viên bán hàng. B. Luật sư.
C. Kĩ sư. D. Giáo viên.
Câu 54. Ai làm nghề giáo viên?
A. Ông Smith. B. Vợ ông Smith.
C. Chị gái ông Smith. D. Con trai ông Smith.
Câu 55. Tiến hành một trò chơi, các em thiếu nhi chia làm hai đội: quân xanh và quân đỏ. Đội quân
đỏ bao giờ cũng nói đúng, còn đội quân xanh bao giờ cũng nói sai.
Có ba thiếu niên đi tới là An, Dũng và Cường. Người phụ trách hỏi An: “Em là quân gì?” An trả lời
không rõ, người phụ trách hỏi lại Dũng và Cường: “An đã trả lời thế nào?” Dũng nói: “An trả lời bạn ấy
là quân đỏ”, còn Cường nói “An trả lời bạn ấy là quân xanh”. Hỏi Dũng và Cường thuộc quân nào?
A. Dũng thuộc quân xanh, Cường thuộc quân đỏ.
B. Dũng thuộc quân đỏ, Cường thuộc quân đỏ.
C. Dũng thuộc quân đỏ, Cường thuộc quân xanh.
D. Dũng thuộc quân xanh, Cường thuộc quân xanh.
2.2. Tư duy logic
Câu 56. Năm bạn A, B, C, D, E cùng chơi một trò chơi trong đó mỗi bạn sẽ là thỏ hoặc rùa. Thỏ
luôn nói dối còn rùa luôn nói thật:
1. A nói rằng: B là một con rùa.
2. C nói rằng: D là một con thỏ.
3. E nói rằng: A không phải là thỏ.
4. B nói rằng: C không phải là rùa.
5. D nói rằng: E và A là hai con thú khác nhau.
Hỏi ai là con rùa?
A. E. B. A, C. C. B. D. C.
Câu 57. Người ta hỏi Trung: “Bức ảnh trên tường là chân dung ai?” Trung trả lời: “Bố người đó là
người con trai duy nhất của ông bố người đang trả lời các bạn.” Hỏi người trong ảnh là ai?
A. Trung. B. Con của Trung.
C. Bố của Trung. D. Không kết luận được.
Câu 58. Trong ba ngăn kéo, mỗi ngăn đều có 2 bóng bàn. Một ngăn chứa hai bóng trắng, một ngăn
chứa hai bóng đỏ và ngăn còn lại chứa 1 bóng trắng, 1 bóng đỏ.
Có 3 nhãn hiệu: Trắng - Trắng, Đỏ - Đỏ và Trắng - Đỏ, đem dán bên ngoài mỗi ngăn một nhãn nhưng
đều sai với bóng trong ngăn.
Hỏi phải rút ra từ ngăn có nhãn hiệu nào để chỉ một lần rút bóng (và không được nhìn vào trong ngăn)
có thể xác định được tất cả các bóng trong mỗi ngăn.
A. Trắng - Đỏ. B. Trắng - Trắng.
C. Đỏ - Đỏ. D. Không xác định được.
Câu 59. Trước đây ở một nước Á Đông có một ngôi đền thiêng do ba thần ngự trị: thần Sự Thật
(luôn luôn nói thật), thần Lừa Dối (luôn luôn nói dối) và thần Mưu Mẹo (lúc nói thật, lúc nói dối).
Các thần ngự trên bệ thờ sẵn sàng trả lời khi có người thỉnh cầu. Nhưng vì hình dạng các thần hoàn
toàn giống nhau nên người ta không biết thần nào trả lời để mà tin hay không tin. Một triết gia từ xa
đến, để xác định các thần, ông ta hỏi thần bên trái:

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 84


- Ai ngồi cạnh ngài?
- Đó là thần Sự Thật - thần bên trái trả lời.
Tiếp theo ông ta hỏi thần ngồi giữa:
- Ngài là thần gì?
- Ta là thần Mưu Mẹo.
Sau cùng, ông ta hỏi thần bên phải:
- Ai ngồi cạnh ngài?
- Đó là thần Lừa Dối - thần bên phải trả lời.
Người triết gia kêu lên:
- Tất cả đã rõ ràng, các thần đều đã được xác định.
Vậy nhà triết gia đó đã xác định các thần như thế nào?
Chọn đáp án đúng tương ứng với vị trí các vị thần Bên trái - Ở giữa - Bên phải
A. Thần Mưu Mẹo - Thần Sự Thật - Thần Lừa Dối.
B. Thần Mưu Mẹo - Thần Sự Thật - Thần Lừa Dối.
C. Thần Lừa Dối - Thần Sự Thật - Thần Mưu Mẹo.
D. Thần Lừa Dối - Thần Mưu Mẹo - Thần Sự Thật.
Câu 60. Hai học sinh thỏa thuận với nhau một quy ước về chơi bài như sau:
- Chơi 10 ván không kể những ván hòa.
- Sau mỗi ván, người thắng được 1 điểm, nhưng nếu số quân ăn được nhiều hơn thì được 2 điểm.
- Người thắng cuộc là người được nhiều điểm hơn.
Sau cuộc chơi kết quả B thắng. Hai người được cả thảy 13 điểm, nhưng số ván thắng của B ít hơn của
A. Hỏi mỗi người thắng mấy ván?
A. A thắng 7 ván, B thắng 3 ván. B. A thắng 8 ván, B thắng 2 ván.
C. A thắng 6 ván, B thắng 4 ván. D. A thắng 9 ván, B thắng 1 ván.
2.3. Phân tích số liệu Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi
từ 61 đến 63:

Câu 61. Tính đến ngày 30/1/2020 trên toàn thế giới đã có bao nhiêu ca nhiễm?
A. 9356. B. 9480. C. 213. D. 62.
Câu 62. Tổng có ca nhiễm Vi-rút Corona (nCoV) của các nước khác tại Châu Á, Châu Âu và Châu
Mỹ tính đến ngày 30/1/2020 là
A. 90 ca. B. 80 ca. C. 83 ca. D. 93 ca.
Câu 63. Tỉ lệ phần trăm tử vong (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) do nhiễm nCoV trên toàn
thế giới tính đến ngày 30/1/2020 là
A. 2,1%. B. 2,7%. C. 2,29%. D. 2,25%.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 85


Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 64 đến 66:

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ (◦ C) 17 17 20 24 27 28 29 28 27 25 21 18

Câu 64. Em hãy cho biết Hà Nội có mấy tháng nhiệt độ trung bình dưới 20◦ C? Đó là những tháng
nào?
A. 2 tháng là: tháng 1 và tháng 2.
B. 1 tháng là: tháng 2.
C. 4 tháng là: tháng 11, tháng 12, tháng 1 và tháng 2.
D. 3 tháng là: tháng 12, tháng 1 và tháng 2.
Câu 65. Dựa vào bảng số liệu trên, hãy tính nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội.
A. 24◦ C. B. 23,4◦ C. C. 25◦ C. D. 22,8◦ C.
Câu 66. Kể tên 3 tháng có nhiệt độ cao nhất của Hà Nội.
A. Tháng 5, tháng 6, tháng 7. B. Tháng 10, tháng 11, tháng 12.
C. Tháng 8, tháng 9, tháng 10. D. Tháng 6, tháng 7, tháng 8.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 67 đến 70:
Dưới đây là kết quả điều tra kinh tế của các hộ gia đình trong một xã hội được thể hiện qua biểu đồ.

30%

45%
25%

Hộ giàu

Hộ khá giả

Hộ nghèo

Câu 67. Biết số hộ nghèo là 75 hộ. Tổng số hộ dân trong xã đó là


A. 400 hộ. B. 350 hộ. C. 300 hộ. D. 500 hộ.
Câu 68. Số hộ khá giả nhiều hơn so với số hộ nghèo là bao nhiêu phần trăm?
A. 80%. B. 70%. C. 60%. D. 65%.
Câu 69. Tổng số hộ giàu và nghèo của xã đó là
A. 250 hộ. B. 200 hộ. C. 210 hộ. D. 165 hộ.
Câu 70. Số hộ giàu ít hơn số hộ khá giả là . . . hộ.
A. 45 hộ. B. 15 hộ. C. 40 hộ. D. 35 hộ.
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.1. Hóa học
Câu 71. Cho biết cấu hình electron của X và Y lần lượt là: X : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 và
Y : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 . Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. X và Y đều là các kim loại. B. X và Y đều là các phi kim.
C. X là kim loại, Y là phi kim. D. X là phi kim, Y là kim loại.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 86


Câu 72. Khi tăng áp suất chung của hệ thì cân bằng nào sau đây chuyển dịch theo chiều nghịch (giữ
nguyên các yếu tố khác)?
A. CO2(k) + H2(k)  CO(k) + H2 O(k) . B. N2 O4(k)  2NO2(k) .
C. 2SO2(k) + O2(k)  2SO3(k) . D. N2(k) + 3H2(k)  2NH3(k) .
Câu 73. Đốt cháy hoàn toàn 0, 1 lít chất hữu cơ A bằng 0,6 lít khí O2 lấy dư, thu được hỗn hợp X
gồm khí và hơi có thể tích 0,85 lít. Cho hỗn hợp khí và hơi thu được qua bình chứa dung dịch H2 SO4
đậm đặc, dư, còn lại 0,45 lít hỗn hợp khí Z . Cho hỗn hợp Z qua bình chứa KOH dư, còn lại 0,05 lít
khí thoát ra. Biết các thể tích khí đo ở cùng một điều kiện. Công thức phân tử của hợp chất hữu cơ A

A. C3 H6 . B. C3 H6 O. C. C4 H8 O. D. C4 H8 .
Câu 74. Aminoaxit có khả năng phản ứng với cả dd NaOH và dd HCl vì
A. Aminoaxit có tính bazơ. B. Aminoaxit có tính lưỡng tính.
C. Aminoaxit có tính axit. D. Aminoaxit có tính khử.
3.2. Vật lí
Câu 75. Để đo chiều dài của một dãy phòng học, do không có thước để đo trực tiếp, nên một học sinh
đã làm như sau: Lấy một cuộn dây chỉ mảnh, không giãn, căng và đo lấy một đoạn bằng chiều dài của
dãy phòng, sau đó gấp đoạn chỉ đó làm 74 phần bằng nhau. Dùng một con lắc đơn có chiều dài dây
treo bằng chiều dài của một phần vừa gấp, kích thích cho con lắc dao động với biên độ góc nhỏ thì
thấy con lắc thực hiện được 10 dao động toàn phần trong 18 giây. Lấy g = 9,8 m/s2 . Dãy phòng học
mà bạn học sinh đo được có chiều dài gần nhất với kết quả nào sau đây?
A. 50 m. B. 80 m. C. 60 m. D. 70 m.
Câu 76. Một mạch dao động điện từ có tần số f = 0, 5 · 106 Hz, vận tốc ánh sáng trong chân không
c = 3 · 108 m/s . Sóng điện từ do mạch đó phát ra có bước sóng là:
A. 60 m. B. 6 m. C. 600 m. D. 0, 6 m.
Câu 77. Từ Trái Đất, các nhà khoa học điều khiển các xe tự hành trên Mặt Trăng nhờ sử dụng các
thiết bị thu phát sóng vô tuyến. Sóng vô tuyến được dùng trong ứng dụng này thuộc dải:
A. sóng trung. B. sóng cực ngắn. C. sóng ngắn. D. sóng dài.
Câu 78. Trong chân không, ánh sáng vàng có bước sóng là 0, 589µm . Năng lượng của photôn ứng với
ánh sáng này có giá trị là
A. 4, 2eV. B. 2, 1eV. C. 0, 2eV. D. 0, 4eV.
3.3. Sinh học
Câu 79. Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào?
A. Vận tốc dòng máu chảy rất chậm.
B. Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì.
C. Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 80. Theo dõi chu kỳ hoạt động của tim ở một động vật thấy tỉ lệ thời gian của 3 pha: tâm nhĩ
co: tâm thất co: dãn chung lần lượt là 1 : 2 : 3 . Biết thời gian pha giãn chung là 0,6 giây. Thời gian (s)
tâm thất co là
1 1 2 5
A. . B. . C. . D. .
6 5 5 6
Câu 81. Trong 1 quần thể, gen 1 có 3 alen, gen 2 có 5 alen. Cả 2 gen thuộc nhiễm sắc thể X, không
có alen trên Y. Gen 3 có 4 alen thuộc nhiễm sắc thế Y , không có alen trên X. Số loại giao tử và số
kiếu gen nhiều nhất có thể có là:
A. 15 và 180. B. 19 và 180. C. 20 và 120. D. 15 và 120.
Câu 82. Ở một loài sinh vật lưỡng bội, cho biết mỗi cặp NST tương đồng gồm 2 chiếc có cấu trúc khác
nhau. Trong quá trình giảm phân, ở giới cái không xảy ra đột biến mà có 1 cặp xảy ra trao đổi chéo

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 87


tại một điểm nhất định, 1 cặp trao đổi chéo tại 2 điểm đồng thời; còn giới đực không xảy ra trao đổi
chéo. Quá trình ngẫu phối đã tạo ra 221 kiểu tổ hợp giao tử. Bộ NST lưỡng bội của loài này là:
A. 2n = 14. B. 2n = 16. C. 2n = 18. D. 2n = 20.
3.4. Địa lí
Câu 83. Thiên tai nào sau đây ở nước ta không phải do biến đổi khí hậu gây ra?
A. Lũ quét. B. Động đất. C. Bão biển. D. Hạn hán.
Câu 84. Điểm khác biệt của đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long là
A. diện tích rộng hơn.
B. nước triều xâm nhập sâu vào mùa cạn.
C. hệ thống đê điều chia bề mặt ra thành nhiều ô.
D. sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
Câu 85. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A. Phân bố chủ yếu ở ven biển. B. Phát triển mạnh nhất ở Nam Bộ.
C. Phát triển mạnh nhất ở Bắc Trung Bộ. D. Cho năng suất sinh học cao.
Câu 86. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu, làm cho đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất
mặn nhiều nhất cả nước và đang tiếp tục tăng?
A. Lượng mưa ít, sông ngòi ít nước và không có đê.
B. Diện tích đồng bằng lớn, có nhiều ô trũng rộng.
C. Nhiều cửa sông tạo thuận lợi cho xâm nhập mặn.
D. Địa hình thấp, ba mặt giáp biển, nước biển dâng.
3.5. Lịch sử
Câu 87. Việt Nam đã và đang vận dụng nguyên tắc nào dưới đây của Liên Hợp Quốc để giải quyết
vấn để phức tạp ở Biển Đông?
A. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc.
B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
Câu 88. Bài học kinh nghiệm từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) được Đảng ta vận dụng như
thế nào trong chính sách đối ngoại hiện nay?
A. Lợi dụng sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế.
B. Kiên trì trong đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia.
C. Sự đồng thuận trong việc giải quyết tranh chấp.
D. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.

Câu 89. Ý nghĩa giống nhau cơ bản của chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho) ngày 02-01-1963 và chiến thắng
Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18-8-1965?
A. Đều chứng tỏ tinh thần kiên cường bất khuất của nhân dân miền Nam Việt Nam chống Mĩ cứu
nước.
B. Hai chiến thắng trên đều chống một loại hình chiến tranh của Mỹ.
C. Đều chứng minh khả năng quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh mới của
Mỹ.
D. Đều thể hiện sức mạnh vũ khí của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ cho cách mạng
Việt Nam.
Câu 90. Vì sao tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trở thành trung tâm của kế hoạch Nava?
A. Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng.
B. Điện Biên Phủ được Pháp chiếm từ lâu.
C. Điện Biên Phủ ngay từ đầu là trọng tâm của kế hoạch Nava.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 88


D. Điện Biên Phủ gần nơi đóng quân chủ lực của Pháp.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Sự điện phân là quá trình oxi hóa-khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi
qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng hóa học mà nếu
không có dòng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra. Trong thiết bị điện phân:
* Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anot được nối với cực dương của nguồn điện
một chiều.

+Nếu điện phân chứa các gốc axit có chứa oxi NO− 2− 3− 2−
3 , SO4 , PO4 , CO3 , ClO4 , . . . thì nước sẽ tham gia
điện phân theo phương trình: 2H2 O → O2 + 4H+ + 4e
+Thứ tự anion bị oxi hóa: S2− > I− > Br− > Cl− > RCOO− > OH− > H2 O
* Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Catot được nối với cực âm của nguồn điện một
chiều.
+Nếu điện phân dung dịch có các cation K+ , Na+ , Ca2+ , Ba2+ , Mg2+ , Al3+ thì nước sẽ tham gia điện
phân theo phương trình: 2H2 O + 2e → H2 + 2OH−
+Nếu điện phân dung dịch có các cation K+ , Na+ , Ca2+ , Ba2+ , Mg2+ , Al3+ thì nước sẽ tham gia điện
phân theo phương trình: 2H2 O + 2e → H2 + 2OH−
+Nếu trong dung dịch có nhiều cation thì cation nào có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ bị điện phân trước.
+Nếu điện phân không dùng các anot trơ (graphit, platin) mà dùng các kim loại như Ni, Cu, Ag, . . .
thì các kim loại này dễ bị oxi hóa hơn các anion (thế oxi hóa-khử của chúng thấp hơn) và do đó chúng
tan vào dung dịch (anot tan).
Thí nghiệm 1: Một sinh viên thực hiện quá trình điện phân dung dịch CuCl2 bằng hệ điện phân sử
dụng điện cực Cu . Từ thí nghiệm 1, hãy cho biết:
Câu 91. Bán phản ứng nào xảy ra ở anot?
A. Cu → Cu2+ + 2e. B. 2Cl− → Cl2 + 2e.
C. 2H2 O → O2 + 4H+ + 4e. D. Cu2+ + 2e → Cu.
Câu 92. Nếu trong thí nghiệm trên, sinh viên đó thay điện cực Cu bằng điện cực than chì thì bán
phản ứng xảy ra ở anot là:
A. Cu → Cu2+ + 2e. B. 2Cl− → Cl2 + 2e.
C. 2H2 O → O2 + 4H+ + 4e. D. Cu2+ + 2e → Cu.
Thí nghiệm 2: Sinh viên đó tiếp tục thực hiện điện phân dung dịch X bao gồm dung dịch Cu (NO3 )2
và NaCl . Sau một thời gian, sinh viên quan sát thấy có 6,4 gam kim loại bám vào catot. Biết nguyên
tử khối của Cu, N, O, Na và Cl lần lượt là 64, 14, 16, 23 và 35,5.
Từ thí nghiệm 2, hãy tính:
Câu 93. Khối lượng dung dịch giảm là:
A. 13, 5gam. B. 6,4 gam. C. 7, 1gam. D. 6, 75gam.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96
Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. Este thường có
mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau và được ứng dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm...
Để điều chế este của ancol, người ta thường thực hiện phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn chức
(Cn Hm O2 ) và rượu thu được este và nước.
Để điều chế este của phenol, người ta phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol thu
được este.
Câu 94. Người ta thực hiện phản ứng este hóa giữa axit axetic và ancol isoamylic thu được este nào
sau đây?
A. CH3 COOCH2 CH2 CH (CH3 )2 . B. (CH3 )2 CHCH2 COOCH3 .
C. (CH3 )2 CHCH2 CH2 COOCH3 . D. CH3 COOCH2 CH (CH3 )2 .
Câu 95. Trong phòng thí nghiệm, isoamyl axetat (dầu chuối) được điều chế từ phản ứng este hóa giữa
axit cacboxylic và ancol tương ứng có cho thêm vài giọt axit sunfuric đặc. Vai trò của axit sunfuric đặc
trong thí nghiệm này là:

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 89


A. Hút nước làm chuyển dịch cân bằng theo chiều thuận.
B. Xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận.
C. Xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nghịch.
D. Cả A, B và C.

Câu 96. Tiến hành các thí nghiệm theo các bước sau:
+Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2ml etyl axetat.
+Bước 2: Thêm 2ml dung dịch H2 SO4 20% vào ống thứ nhất, 4ml dung dịch NaOH 30% vào ống thứ
hai.
+Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, để nguội.
Cho các phát biểu sau
(1) Sau bước 2, chất lỏng trong ống thứ nhất phân lớp, chất lỏng trong ống thứ hai đồng nhất.
(2) Sau bước 3, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất.
(3) Sau bước 3, các chất thu được sau phản ứng thủy phân trong cả hai ống nghiệm đều tan tốt trong
nước.
(4) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
(5) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Định tuổi bằng đồng vị phóng xạ là một kỹ thuật xác định tuổi của vật liệu, dựa trên sự so sánh giữa
lượng các đồng vị liên quan đến quá trình phân rã phóng xạ của một hay vài đồng vị phóng xạ đặc
trưng có trong mẫu thử đó. Quá trình phân rã phóng xạ diễn ra với tốc độ phân rã cố định, còn các
sản phẩm phân rã thì được chốt lại trong vật liệu mẫu kế từ khi nó được hóa rắn. Kết quả tuổi cho ra
là tuổi tuyệt đối. Đây là nguồn thông tin quan trọng trong việc định tuổi chính xác các đá và các yếu
tố địa chất khác bao gồm cả tuổi của Trái Đất, và có thể được sử dụng để định tuổi các vật liệu tự
nhiên và nhân tạo.
Câu 97. Phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân
A. phát ra một bức xạ điện từ.
B. tự phát phóng ra các tia α, β, γ , nhưng không thay đổi hạt nhân.
C. tự phát phóng ra tia phóng xạ và biến đổi thành một hạt nhân khác.
D. phóng ra các tia phóng xạ, khi bị bắn phá bằng những hạt chuyển động với tốc độ lớn.

Câu 98. Chu kì bán rã của một chất phóng xạ là khoảng thời gian để
A. quá trình phóng xạ lại lặp lại như lúc ban đầu.
B. một nửa số nguyên tử chất ấy biến đổi thành chất khác.
C. khối lượng chất ấy giảm một phần nhất định, tùy thuộc vào cấu tạo của nó.
D. một nửa số nguyên tử chất ấy hết khả năng phóng xạ.

Câu 99. Thành phần đồng vị phóng xạ 14 C có trong khí quyển có chu kỳ bán rã là 5568 năm. Mọi
thực vật sống trên Trái Đất hấp thụ cácbon dưới dạng CO2 đều chứa một lượng cân bằng 14 C. Trong
một ngôi mộ cổ người ta tìm thấy một mảnh xương nặng 18 g với độ phóng xạ 112 phân rã/phút.
Hỏi vật hữu cơ này chết cách đây bao nhiêu lâu? Biết độ phóng xạ từ 14 C ở thực vật sống là 12 phân
rã/phút.
A. 5378,58 năm. B. 5068,28 năm. C. 5168,28 năm. D. 5275,86 năm.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102
Đồng hồ quả lắc được nhà vật lý học nổi tiếng người Hà Lan-Christian Huygens sáng chế, hoạt động
dựa trên sự chuyển động của một con lắc đơn có cấu tạo gồm quả nặng treo trên một sợi dây. Một con
lắc đồng hồ có chu kì T = 2s , vật nặng có khối lượng 1 kg, dao động tại nơi có gia tốc trọng trường
g = 10 m/s2 .

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 90


Câu 100. Chiều dài của con lắc đồng hồ là
A. 1, 5 m. B. 2 m. C. 1 m. D. 0, 5 m.
Câu 101. Coi bán kính Trái Đất là 6400 km. Đưa đồng hồ trên lên độ cao 7,5 km. Hỏi mỗi ngày đêm,
đồng hồ chạy nhanh hay chậm bao nhiêu giây?
A. nhanh 101,25 giây. B. chậm 101,25 giây. C. nhanh 120,2 giây. D. chậm 120,2 giây.
Câu 102. Biên độ góc ban đầu của con lắc là 5◦ . Do chịu tác dụng của lực cản Fc = 0, 011 N nên dao
động tắt dần. Người ta dùng một pin có suất điện động E = 3 V , điện trở trong không đáng kế để
bổ sung năng lượng cho con lắc với hiệu suất của quá trình bổ sung là 25%. Biết pin có dung lượng
3000mAh. Hỏi đồng hồ chạy bao lâu thì phải thay pin
A. 46 ngày. B. 56 ngày. C. 66 ngày. D. 76 ngày.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105
Quan sát hình ảnh sau:

Câu 103. Một số nhận định được đưa ra về hình ảnh trên, các em hãy cho biết có bao nhiêu nhận
định không đúng?
(1) Hình ảnh trên mô tả sự điều hoà hoạt động của opêron Lac khi môi trường không có lactôzơ.
(2) Khi môi trường không có lactôzơ, prôtêin ức chế liên kết với vùng khởi động ngăn cản quá trình
phiên mã làm cho các gen cấu trúc không hoạt động.
(3) Vùng vận hành là trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó enzim ARN polimeraza bám vào và khởi đầu
phiên mã.
(4) Gen điều hoà R nằm trong opêron Lac khi hoạt động sẽ tổng hợp nên prôtêin ức chế.
(5) Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen cấu trúc đều diễn ra trong tế bào chất.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 104. Trong mô hình cấu trúc của Operon Lac ở vi khuẩn E.coli, vùng khởi động là nơi
A. ARN pôlymeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
B. mang thông tin quy định cấu trúc các enzim phân giải đường lăctôzơ.
C. prôtêin ức chế có thể liên kết vào để ngăn cản quá trình phiên mã.
D. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
Câu 105. Hoạt động của operon Lac có thể sai sót khi các vùng, các gen bị đột biến. Các vùng, các
gen khi bị đột biến thường được ký hiệu bằng các dấu-trên đầu các chữ cái (R− , P− , O− , Z− ) . Cho các
chủng sau:
Chủng 1 : R+ P− O+ Z+ Y+ A+
Chủng 2 : R− P+ O+ Z+ Y+ A+
Chủng 3 : R+ P− O+ Z+ Y+ A+ /R+ P+ O+ Z− Y+ A+
Chủng 4 : R+ P− O− Z+ Y+ A+ /R+ P+ O+ Z− Y+ A+
Trong môi trường có đường lactose chủng nào không tạo ra sản phẩm β-galactosidase?
A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 3. D. 2, 3, 4.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu là A,B,C,D và E. Sinh khối ở
mỗi bậc là: A=400 kg/ha; B=500 kg/ha; C=4000 kg/ha; D=60 kg/ha; E=4 kg/ha. Các bậc dinh dưỡng
của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp lên cao, theo thứ tự như sau:

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 91


Hệ sinh thái 1: A|B|C|E
Hệ sinh thái 2: A|B|D|E
Hệ sinh thái 3: C|A|B|E
Hệ sinh thái 4: E|D|B|C.
Câu 106. Trong các hệ sinh thái trên, hãy cho biết hệ sinh thái (HST) nào có thể là một hệ sinh thái
bền vững?
A. HST 1. B. HST 3. C. HST 4. D. HST 2.
Câu 107. Trong hệ sinh thái 3, sinh khối ở bậc dinh dưỡng cấp 3 là
A. 4000 kg/ha. B. 400 kg/ha. C. 500 kg/ha. D. 4 kg/ha.
Câu 108. Cho một hệ sinh thái trên cạn, sinh vật có sinh khối nào sau đây phù hợp nhất là sinh vật
sản xuất.
A. 400 kg/ha. B. 4000 kg/ha. C. 4 kg/ha. D. 60 kg/ha.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Cùng với quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam đang gia
tăng, hệ thống đô thị quốc gia được quan tâm đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trong
giai đoạn 2011-2020, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tạo cơ sở cho quá trình đô thị hóa diễn ra
mạnh mẽ. Tính đến tháng 12/2018, tổng số đô thị cả nước là 833 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt 38, 5% ,
cơ bản đạt các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Quá trình đô thị hóa đã mang lại nhiều lợi ích, tạo ra nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Trong đó, các nguồn thu tại đô thị góp khoảng 70% tổng thu ngân sách cả nước, tăng trưởng kinh tế ở
khu vực đô thị đạt trung bình từ 10-12% , cao gấp 1,2-1,5 lần so với mặt bằng chung trong cả nước.
Bên cạnh các thành tựu đã đạt được, quá trình đô thị hóa của Việt Nam vẫn còn một số tồn tại cần
được khắc phục, như: Hệ thống đô thị phát triển chưa tương xứng giữa số lượng, quy mô với chất lượng;
Nhiều đồ án quy hoạch có tầm nhìn và giải pháp chưa phù hợp; Hạ tầng đô thị chưa đáp ứng yêu cầu
của người dân; Năng lực quản lý chưa theo kịp với thực tế phát triển.
Tỷ lệ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nhưng lại tập trung tại một số trung tâm là những thành phố
lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... ở các khu vực khác vẫn còn ở mức thấp, đồng thời tỷ
lệ đô thị hóa chung của Việt Nam mới chỉ đạt mức chưa đến 40% . Trong khi đó, tỷ lệ đô thị hóa của
Trung Quốc là 60% , Hàn Quốc là 82% . . .
Như vậy, tuy có bề dày lịch sử nhưng quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay còn diễn ra chậm chạp
và ở trình độ thấp so với các nước trên thế giới, bởi vì đô thị hóa phụ thuộc vào tốc độ phát triển kinh
tế, trình độ công nghiệp hóa và nhiều yếu tố khác...
(Nguồn: Lê Thông, Địa li kinh tế-xã hội Việt Nam và Dự thảo tóm tắt “Báo cáo đánh giá quá trình đô
thị hóa ở Việt Nam giai đọan 2011-2020” )
Câu 109. Năm 2018, tỷ lệ đô thị hóa của nước ta đạt
A. 38%. B. 40%. C. 38, 5%. D. 50%.
Câu 110. Phát biểu đúng với đặc điểm đô thị hóa ở nước ta là?
A. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, trình độ đô thị hóa cao.
B. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
C. Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ.
D. Năng lực quản lí tốt, theo sát thực tiễn.

Câu 111. Nguyên nhân chủ yếu khiến quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra còn chậm, trình độ đô thị
hóa thấp là do:
A. nước ta có nền kinh tế chậm phát triển trình độ dân trí thấp.
B. điều kiện sống ở nông thôn khá cao.
C. công nghiệp hóa diễn ra chậm, trình độ phát triển kinh tế chưa cao.
D. các đô thị cũ từ trước khó cải tạo và nâng cấp.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 92


Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Sau khi tăng trưởng sản lượng nông nghiệp rơi vào tình trạng tương đối yếu năm 2016, ngành nông
nghiệp nước ta đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2017 và vẫn tiếp tục được duy trì trong năm 2018.
Tăng trưởng đã được phục hồi lên mức 2, 9% năm 2017 và tiếp tục đạt được mức cao 4, 1% trong quý
đầu năm 2018.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp chủ lực (gạo, hạt điều, rau quả và thủy sản) ước tăng
8, 4% (so với cùng kỳ năm trước) trong quý I năm 2018 đem lại đóng góp cho kết quả tổng kim ngạch
xuất khẩu đầy ấn tượng của Việt Nam. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp có sự thay đổi tích cực theo
hướng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đem lại giá trị gia tăng cao như: nuôi trồng thủy sản, rau
quả, cây công nghiệp lâu năm...
Bên cạnh những biến động ngắn hạn do thiên tai và điều kiện thị trường, ngành nông nghiệp cũng đang
đối mặt với những thách thức đáng kề về hiện đại hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm và sự bền vững trong tăng trưởng nông nghiệp.
Chất lượng tăng trưởng tương đối thấp được thể hiện qua lợi nhuận thấp của nông hộ nhỏ. Vấn để an
toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm chưa đồng đều hoặc chưa ổn định, giá trị gia tăng thấp, đổi
mới công nghệ hoặc thể chế còn hạn chế. Tăng trường nông nghiệp phần nào bị đánh đổi bằng môi
trường qua tình trạng phá rừng, tổn thất về đa dạng sinh học, suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước.
(Nguồn: tổng cụ thống kê và Hải quan)
Câu 112. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nông nghiệp nước ta không bao gồm
A. Thủy sản. B. Rau quả. C. Gạo. D. Thịt lợn.
Câu 113. Những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta hiện nay không bao
gồm
A. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
B. Đổi mới công nghệ, hiện đại hóa sản xuất.
C. Tăng trưởng bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
D. Tài nguyên thiên nhiên hạn chế.
Câu 114. Mục đích chủ yếu của việc thay đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nước ta hiện nay là
A. Đẩy mạnh xuất khầu nông sản.
B. Khai thác có hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên.
C. Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
D. Đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu
117:
Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai
đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu
thế mới đã xuất hiện.
Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển
lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc
tế. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính
vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.
Hai là, sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều huớng đối thoai, thỏa hiệp, tránh xung đột
trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị
trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn hiện nay mang tính hai mặt, nổi
bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế,...
Ba là, tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng
ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp
lãnh thổ và nguy cơ khủng bố thường có những căn nguyên lịch sử sâu xa nên việc giải quyết không dễ
dàng và nhanh chóng. Bốn là, từ thập kỉ 90, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu
thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Toàn cầu hóa là xu thế phát triển khách quan. Đối với

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 93


các nước đang phát triển, đây vừa là
thời cơ thuận lợi, vừa là thách thức gay gắt trong sự vươn lên của đất nước.
Nhân loại đã bước sang thế kỉ XXI. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, nhưng tình hình
hiện nay đã hình thành những điều kiện thuận lợi, những xu thế khách quan để các dân tộc cùng nhau
xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển, đảm bảo những quyền cơ bản của mỗi
dân tộc và con người.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 73-74)
Câu 115. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên những nền tảng nào?
A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật.
B. Kinh tế - tài chính-khoa học công nghệ.
C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ.
D. Kinh tế-tài chính-khoa học công nghệ-quốc phòng.

Câu 116. Ý nào dưới đây không biều thị mối quan hệ giữa các nước lớn hiện nay?
A. Mâu thuẫn và hài hòa. B. Cạnh tranh và hợp tác.
C. Cạnh tranh và đối đầu. D. Tiếp xúc và kièm chế.
Câu 117. Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với Việt Nam?
A. Xu thế toàn cầu hóa là cơ hội đồng thời là một thách thức lớn đối với sự phát triển của dân tộc.
B. Xu thế toàn cầu hóa là một thách thức lớn đối với các nước kém phát triển trong đó có Việt Nam.
C. Xu thế toàn cầu hóa là một cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên, hiện đại hóa đất nước.
D. Xu thế toàn cầu hóa không có ảnh hưởng gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu
120:
Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản
bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các
sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ
cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư
tưởng, văn hóa.
Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu
nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng
dân chủ tư sản, trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông
dân, điền hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng
khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu
tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng.
Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt
động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn
cho cách mạng Việt Nam.
(Nguồn: SGK Lịch sử 11, trang 156)
Câu 118. Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh
hưởng đến Việt Nam?
A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á. B. Nhật Bản và Trung Quốc.
C. Anh và Pháp. D. Án Độ và Trung Quốc.
Câu 119. Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918
cuối cùng đều bị thất bại là
A. Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp nông dân với công nhân.
B. Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiến tiến cách mạng.
C. Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 94


D. Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.
Câu 120. Bối cảnh lịch sử nào quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
A. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam.
B. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ.
C. Các tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta.
D. Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 95


Đáp án đề số 5

1. B 2. A 3. B 4. A 5. B 6. B 7. A 8. A 9. C 10. D
11. A 12. B 13. C 14. C 15. C 16. D 17. B 18. B 19. C 20. A
21. B 22. A 23. B 24. D 25. C 26. B 27. C 28. A 29. C 30. C
31. C 32. D 33. B 34. D 35. C 36. C 37. C 38. A 39. C 40. D
41. C 42. B 43. A 44. B 45. A 46. B 47. A 48. B 49. C 50. C
51. D 52. B 53. A 54. B 55. C 56. D 57. B 58. A 59. B 60. C
61. B 62. C 63. D 64. C 65. B 66. D 67. A 68. A 69. D 70. A
71. D 72. B 73. C 74. B 75. C 76. C 77. B 78. B 79. D 80. C
81. B 82. C 83. B 84. C 85. C 86. D 87. B 88. D 89. C 90. A
91. A 92. B 93. A 94. A 95. D 96. A 97. C 98. B 99. D 100. C
101. B 102. A 103. B 104. A 105. B 106. B 107. C 108. B 109. C 110. B
111. C 112. D 113. D 114. C 115. D 116. C 117. A 118. B 119. B 120. D

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 96


NHÓM TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG ĐỀ ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2021-2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Lương Như Quỳnh Thời gian làm bài: 150 phút
Phan Hiếu
Đề số: 6

PHẦN 1. NGÔN NGỮ


1.1. Tiếng Việt
Câu 1. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Mưa tháng bảy gãy cành . . . / Nắng tháng tám
rám cành bưởi”.
A. dừa. B. trám. C. cam. D. bòng.
Câu 2. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, Đăm Săn chiến đấu với ai?
A. Mtao Mxây. B. Xinh Nhã. C. Đăm Di. D. Đăm Noi.
Câu 3. “Quốc tộ như đặng lạc/ Nam thiên li thái bình/ Vô vi cư điện các/ Xứ xứ tức đao binh”(Vận
nước - Pháp Thuận).
Bài thơ được viết theo thể thơ:
A. Ngũ ngôn. B. Thất ngôn tứ tuyệt.
C. Ngũ ngôn tứ tuyệt. D. Ngũ ngôn trường thiên.
Câu 4. “Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với
họ, hát cho họ nghe...” (Nguyễn Ngọc Tư).
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
A. biển. B. mênh mông. C. gặp. D. cười.
Câu 5. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Nước chúng ta/ Nước những người chưa bao giờ.../ Đêm
đêm rì rầm trong tiếng đất ”. (Đất nước - Nguyễn Đình Thi).
A. chết. B. buông. C. mất. D. khuất.
Câu 6. “Một đàn thằng hỏng đứng mà trông/ Nó đỗ khoa này có sướng không? / Trên ghế bà đầm ngoi
đít vịt/ Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng ” (Giễu người thi đỗ -Trần Tú Xương)
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
A. dân gian. B. trung đại. C. thơ Mới. D. hiện đại.
Câu 7. Phương án nào không nêu đúng giá trị lịch sử to lớn của bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí
Minh?
A. Tuyên ngôn độc lập thể hiện một cách sâu sắc và hùng hồn tinh thần yêu nước, yêu chuộng độc
lập tự do và lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả cũng như toàn thể dân tộc.
B. Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố xóa bỏ ách đô hộ của thực dân Pháp đối với dân tộc ta suốt
hơn 80 năm, xóa bỏ chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta.
C. Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc tộc ta, mở ra một kỉ nguyên
độc lập, tự chủ, tiến lên Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
D. Tuyên ngôn độc lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam mới, thoát khỏi thân phận thuộc địa
để hòa nhập với cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, tự do, dân chủ.
Câu 8. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. có lẽ. B. chỉnh sữa. C. giúp đở. D. san sẽ.
Câu 9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Bởi cái cách đi xe... của anh
Long, mẹ anh luôn phải... mỗi khi anh đi xa.”
A. bạc mạng, căn vặn. B. bạc mạng, căn dặn. C. bạt mạng, căn dặn. D. bạt mạng, căn vặn.
Câu 10. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Trường học tổ chức cho học sinh một chuyến thăm quan
về quê Bác.”
A. Trường học. B. tổ chức. C. chuyến. D. thăm quan.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 97


Câu 11. Các từ “thảm thương, nứt nẻ” thuộc nhóm từ nào?
A. Từ ghép tổng hợp. B. Từ ghép chính phụ.
C. Từ láy bộ phận. D. Từ láy phụ âm đầu.
Câu 12. Câu thơ sau sử dụng dạng điệp ngữ nào: “Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa/ Thương em, thương
em, thương em biết mấy ” ?
A. Điệp ngữ cách quãng. B. Điệp ngữ nối tiếp.
C. Điệp ngữ chuyển tiếp. D. Điệp ngữ vòng.
Câu 13. “Mỗi tháng, y vẫn cho nó dăm hào. Khi sai nó trả tiền gì hay mua thứ gì, còn năm ba xu,
một vài hào, y thường cho nốt nó luôn. Nhưng cho rồi, y vẫn thường tiếc ngầm ngầm. Bởi vì những số
tiền cho lặt vặt ấy, góp lại, trong một tháng, có thể thành đến hàng đồng” (Sống mòn - Nam Cao)
Nhận xét về phép liên kết của các câu văn trên.
A. Phép liên tưởng. B. Phép liên kết nối.
C. Phép lặp, phép nối. D. Phép liên tưởng, phép lặp.
Câu 14. “Bộ GD&ĐT cho hay quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa được thực hiện
nghiêm ngặt với yêu cầu bảo mật nội bộ chặt chẽ để bảo đảm chất lượng câu hỏi thi và tính khoa học
khách quan trong ra đề thi. Cục Quản lý Chất lượng đã xây dựng quy trình bảo mật và chỉ đạo Trung
tâm Khảo thí quốc gia quán triệt áp dụng ngay trong từng công đoạn của quy trình 9 bước.”
(Nguồn Internet)
Trong đoạn văn trên, từ “ngân hàng ” được dùng với ý nghĩa gì?
A. Tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng.
B. Kho lưu trữ nhiều thành phần, bộ phận cơ thể.
C. Tập hợp các dữ liệu liên quan đến một lĩnh vực nào đó.
D. Một công trình xây dựng được xây dựng để lưu trữ câu hỏi thi.
Câu 15. Trong các câu sau:
I. Qua tác phẩm “Tắt đèn” cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân trong chế độ cũ.
II. Do mùa mưa kéo dài nên mùa màng bị thất bát.
III. Nhân vật chị Dậu đã cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
IV. Hơn 1000 tài liệu, hiện vật, hình ảnh mà Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã sưu tầm từ năm 2004
đến nay.
Những câu nào mắc lỗi:
A. I và II. B. I và III. C. I và IV. D. II và IV.
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 16 đến câu 20:

“Việt Nam đất mước ta ơi!


Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lá rập rờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Quê hương biết mấy thân yêu,
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau.
Mặt người vất vả in sâu,
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
Đất nghèo nuôi những anh hùng,
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên.
Đạp quân thù xuống đất đen,
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.”
(Trích “Việt Nam thân yêu” - Nguyễn Đình Thi)
Câu 16. Đất nước Việt Nam tươi đẹp, trù phú được miêu tả bằng những hình ành nào?
A. biển lúa mênh mông. B. cánh cò bay là.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 98


C. mây mờ che đỉnh Trường Sơn. D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 17. Văn bản trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Nghị luận. D. Miêu tả.
Câu 18. Xác định một biện pháp tu từ trong đoạn thơ: “Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một
áo nâu nhuộm bùn/Đất nghèo muôi những anh hùng/ Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên.”.
A. Điệp từ. B. Nhân hóa.
C. Nói giảm, nói tránh. D. Câu hỏi tu từ.
Câu 19. Đoạn thơ đầu thể hiện cảm xúc gì?
A. Lòng căm thù với giặc ngoại xâm.
B. Xót xa với những nỗi đau của đất nước.
C. Yêu mến, tự hào về vè đẹp trù phú của đất nước mình.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 20. Hình ảnh Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?
A. Mạnh mẽ, kiên cường. B. Nhân hậu, nghĩa tình.
C. Khiêm tốn, thật thà. D. Tất cả các đáp án trên.
1.2. Tiếng Anh
Question 21 - 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D ) to fill in each blank.
Câu 21. He abcdefghkhis homework before he went to the cinema.
A. has done. B. had done. C. did. D. was doing.
Câu 22. The course beginsabcdefghk7th January and endsabcdefghk10th March.
A. on/on. B. in/in. C. at/at . D. from/to.
Câu 23. Susanabcdefghkhear the speaker because the crowd was cheering so loudly.
A. mustn’t. B. couldn’t. C. can’t . D. needn’t.
Câu 24. I regretted abcdefghkher that letter.
A. to have written. B. written. C. have written. D. having written.
Câu 25. A supermarket is abcdefghka shopping centre.
A. less convenient as. B. not so convenient than.
C. less convenient than. D. the most convenient as.
Question 26-30: Each of the following sentences has one error (A, B, C or D). Find it and blacken
your choice on your answer sheet.
Câu 26. Upon reaching the destination, a number of personnel is expected to change their reservations
and proceed to Hawaii.
A. reaching. B. is. C. to change. D. proceed.
Câu 27. The General Certificate of Secondary Education (GSCE) is the name of a set of Vietnamese
qualifications, generally taking by secondary students at the age of 17 − 18 in Viet Nam.
A. the name. B. a set of . C. taking . D. at the age .
Câu 28. A person who says lies habitually must have a good memory.
A. says. B. habitually. C. must. D. a.
Câu 29. Before becoming successful, Charles Kettering, former vice president of General Motors, was
so poor that he has to use the hayloft of a barn as a laboratory.
A. successful. B. so poor. C. has to. D. as.
Câu 30. For thousands of years, man has created sweet-smelling substances from wood, herbs, and
flowers and using them for perfume or medicine.
A. man. B. sweet-smelling. C. using them. D. or.
Question 31-35: Which of the following best restates each of the given sentences

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 99


Câu 31. “Why don’t you participate in the volunteer work in summer?” said Sophie.
A. Sophie suggested me to participate in the volunteer work in summer.
B. Sophie asked me why not participate in the volunteer work in summer.
C. Sophie suggested my participating in the volunteer work in summer.
D. Sophie made me participate in the volunteer work in summer.
Câu 32. The bad news completely disappointed him.
A. That he found bad news is completely disappointing.
B. To his disappointment, the news he found was bad.
C. The news was bad, which disappoints him completely.
D. What makes him disappointed was the bad news.
Câu 33. She got angry because he broke his promise.
A. If he didn’t break his promise, she wouldn’t get angry.
B. Had he not broken his promise, she wouldn’t have got angry.
C. If she hadn’t got angry, he wouldn’t have broken his promise.
D. Had it not been for her anger, he wouldn’t have broken his promise.
Câu 34. It was careless of you to leave the windows open last night.
A. You mustn’t have left the windows open last night.
B. You needn’t have left the windows open last night.
C. You might have left the windows open last night.
D. You shouldn’t have left the windows open last night.
Câu 35. The mistake in the accounts was not noticed until the figures were re-checked.
A. It was not until the mistake in the accounts was noticed that the figures were re-checked.
B. Once re-checking the figures, the mistake in the accounts noticed.
C. The mistake in the accounts only came to light when the figures were re-checked.
D. When the figures were re-checked they came to light the mistake in the accounts..
Question 36-40: Read the passage carefully.
Almon Strowger, an American engineer, constructed the first automatic telephone switching system,
which had a horizontal, bladelike contact arm, in 1891. The first commercial switchboard based on his
invention opened in La Porte, Indiana, a year later and was an instant success with business users.
To access the system, the caller pressed button to reach the desired number and turned the handle to
activate the telephone ringer. During the same year, Strowger’s step-by-step call advancement technol-
ogy was implemented in the long-distance service between New York and Chicago when it proved
to have the capacity of carrying signals through cable-joint extensions. The first actual dial telephone,
patented by Lee De Forest in 1907, was installed in Milwaukee in 1906. In 1912, their sound transmittal
apparatus adapted an electronic tube to function as an amplifier. Transatlantic radio-telephone service
linked New York and London in 1927. However, the long distances coaxial cable, which was hailed as
unprecedented, came on the scene in 1936 connecting New York and Philadelphia. The Bell Laboratories
research facility came up with the transistor to replace the cumbersome vacuum tube, thus diminishing
the size of the electronic switch system to about 10 percent of that of the original. Crossbar switching,
installed in terminals in 1938, operated on the principle of an electromagnetic force, which rotated
horizontal and vertical bars within a rectangular frame and brought contacts together in a split second.
A technological breakthrough in the form of undersea cables between the United States and Hawaii was
implemented almost twenty years later. An extension was connected to Japan in 1964.
Choose an option (A, B, C or D) that best answers each question
Câu 36. Which of the following would be the best title for the passage?
A. The Patent History of the Telephone.
B. A link between Research and Technology.
C. The Developing Sophistication of the Telephone.
D. The Telephone: A Technological Fantasy.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 100


Câu 37. It can be inferred from the passage that initially telephones abcdefghk .
A. were limited to businesses. B. did not have a bell.
C. utilized human operators. D. revitalized business in La Porte, Indiana.
Câu 38. The word “implemented” in paragraph 1 is closest in meaning to abcdefghk.
A. used. B. breached. C. broken. D. usurped.
Câu 39. The word “that” in paragraph 2 refers toabcdefghk .
A. the system. B. the tube. C. the size. D. the percent.
Câu 40. The author of the passage implies that telephone networks expanded because of abcdefghk .

A. the work of a few inventors. B. staunch public and private support.


C. multiple technical blunders. D. a series of breakthroughs.

PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU


2.1. Toán học

Câu 41. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để đồ thị hàm số

y = x3 + (m + 2) x2 + m2 − m − 3 x − m2


cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt?


A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
z+2
Câu 42. Xét số phức z thoả mãn là số thuần ảo. Biết rằng tập hợp các điểm biểu diễn số phức
z − 2i
z luôn thuộc một đường tròn cố√định. Bán kính của đường√tròn đó bằng
A. 1. B. 2. C. 2 2. D. 2.
Câu 43. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thoi cạnh a, BAD’ = 60◦ , SA = a và SA vuông góc
với mặt√phẳng đáy. Khoảng cách√từ B đến mặt phẳng (SCD)
√ bằng √
21a 15a 21a 15a
A. . B. . C. . D. .
7 7 3 3
Câu 44. Cho bốn điểm A(3; −2; −2), B(3; 2; 0), C(0; 2; 1),D(−1; 1; 2). Mặt cầu tâm A tiếp xúc với mặt
phẳng (BCD) có phương trình là √
A. (x − 3)2 + (y + 2)2 + (z + 2)2 = √14. B. (x − 3)2 + (y + 2)2 + (z + 2)2 = 14.
C. (x + 3)2 + (y − 2)2 + (z − 2)2 = 14. D. (x + 3)2 + (y − 2)2 + (z − 2)2 = 14.
1
Câu 45. Cho hàm số f (x), f (−x) liên tục trên R và thoả mãn 2f (x) + 3f (−x) = .
4 + x2
Z2
Tính I = f (x) dx.
−2
π π π π
A. I = . B. I = . C. I = − . D. I = − .
20 10 20 10
Câu 46. Trước kỳ thi học kỳ 2 của lớp 11 tại trường FIVE, giáo viên Toán lớp FIVA giao cho học sinh
đề cương ôn tập gồm 2n bài toán, n là số nguyên dương lớn hơn 1. Đề thi học kỳ của lớp FIVA sẽ gồm
3 bài toán được chọn ngẫu nhiên trong số 2n bài toán đó. Một học sinh muốn không phải thi lại, sẽ
phải làm được ít nhất 2 trong số 3 bài toán đó. Học sinh TWO chỉ giải chính xác được đúng một nửa
số bài trong đề cường trước khi đi thi, nửa còn lại học sinh đó không thể giải được. Tính xác suất để
TWO không phải thi lại?
2 1 3 1
A. . B. . C. . D. .
3 2 4 3

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 101


Câu 47. Thầy Quang thanh toán tiền mua xe bằng các kỳ khoản năm: 5 000 000 đồng, 6 000 000 đồng,
10 000 000 đồng và 20 000 000 đồng. Kỳ khoản thanh toán 1 năm sau ngày mua. Với lãi suất áp dụng là
8%. Hỏi giá trị của chiếc xe thầy Quang mua là bao nhiêu?
A. 32 412 582 đồng. B. 35 412 582 đồng. C. 33 412 582 đồng. D. 34 412 582 đồng.
5 · 2x − 8
Å ã
Câu 48. Số nghiệm của phương trình log2 = 3 − x là
2x + 2
A. 3. B. 1. C. 2. D. 0.
Câu 49. Người ta dự định dùng hai loại nguyên liệu để chiết xuất ít nhất 140 kg chất A và 9 kg chất
B. Từ mỗi tấn nguyên liệu loại I giá 4 triệu đồng, có thể chiết xuất được 20 kg chất A và 0, 6 kg chất
B. Từ mỗi tấn nguyên liệu loại II giá 3 triệu đồng, có thể chiết xuất được 10 kg chất A và 1, 5 kg chất
B. Biết rằng cơ sở cung cấp nguyên liệu chỉ có thể cung cấp không quá 10 tấn nguyên liệu loại I và
không quá 9 tấn nguyên liệu loại II. Gọi x là số tấn nguyên liệu loại I, y là số tấn nguyên liệu loại II
cần dùng.
 Khi đó hệ điều kiện của x, y để tính số nguyên liệu mỗi loại cần dùng là

 0 ≤ x ≤ 10 
 0 ≤ x ≤ 10 0 ≤ x ≤ 10
 
 0 ≤ x ≤ 10
0 ≤ y ≤ 10
 0 ≤ y ≤ 9
 0 ≤ y ≤ 9
 0 ≤ y ≤ 10

A. . B. . C. . D. .
2x + 4y ≥ 15

 2x + y ≥ 15

 2x + y ≥ 14

 2x + y ≥ 14


2x + 5y ≥ 30 2x + 5y ≥ 30 2x + 5y ≥ 30 2x + 5y ≥ 30
   

Câu 50. Một lớp học có 45 học sinh bao gồm ba loại: giỏi, khá và trung bình. Số học sinh trung bình
7 5
chiếm số học sinh cả lớp. Số học sinh khá bằng số học sinh còn lại. Tính số học sinh giỏi của
15 8
lớp.
A. 11 học sinh. B. 10 học sinh. C. 9 học sinh. D. 12 học sinh.
Câu 51. Phát biểu mệnh đề P ⇒ Q và phát biểu mệnh đề đảo, xét tính đúng, sai của nó. P : “2 > 9” và
Q : “4 < 3”.
A. Mệnh đề P ⇒ Q là “Nếu 2 > 9 thì 4 < 3”, mệnh đề này đúng, vì mệnh đề P sai.
Mệnh đề Q ⇒ P là “Nếu 4 < 3 thì 2 > 9”, mệnh đề này đúng, vì mệnh đề Q đúng.
B. Mệnh đề P ⇒ Q là “Nếu 2 > 9 thì 4 < 3”, mệnh đề này sai, vì mệnh đề P sai.
Mệnh đề Q ⇒ P là “Nếu 4 < 3 thì 2 > 9”, mệnh đề này đúng, vì mệnh đề Q sai.
C. Mệnh đề P ⇒ Q là “Nếu 2 > 9 thì 4 < 3”, mệnh đề này sai, vì mệnh đề P sai.
Mệnh đề Q ⇒ P là “Nếu 4 < 3 thì 2 > 9”, mệnh đề này sai, vì mệnh đề Q sai.
D. Mệnh đề P ⇒ Q là “Nếu 2 > 9 thì 4 < 3”, mệnh đề này đúng, vì mệnh đề P sai.
Mệnh đề Q ⇒ P là “Nếu 4 < 3 thì 2 > 9”, mệnh đề này đúng, vì mệnh đề Q sai.

Câu 52. Ở thành phố T có một cặp sinh đôi khá đặc biệt. Tên hai cô là Nhất và Nhị. Những điều ly
kì về hai cô lan truyền đi khắp nơi. Cô Nhất không có khả năng nói đúng vào những ngày thứ hai, thứ
ba và thứ tư, còn những ngày khác nói đúng. Cô Nhị nói sai vào những ngày thứ ba, thứ năm và thứ
bảy, còn những ngày khác nói đúng. Một lần tôi gặp hai cô và hỏi một trong hai người:
- Cô hãy cho biết, trong hai người cô là ai?
- Tôi là Nhất.
- Cô hãy nói thêm, hôm nay là thứ mấy?
- Hôm qua là Chủ Nhật.
Cô kia bỗng xen vào:
- Ngày mai là thứ sáu. Tôi sững sờ ngạc nhiên: - Sao lại thế được? Và quay sang hỏi cô đó. - Cô cam
đoan là cô nói thật chứ?
- Ngày thứ tư tôi luôn luôn nói thật. Cô đó trả lời.
Hai cô bạn làm tôi lúng túng thực sự, nhưng sau một hồi suy nghĩ tôi đã xác định được cô nào là cô
Nhất, cô nào là cô Nhị, thậm chí còn xác định được ngày hôm đó là thứ mấy. Hỏi ngày hôm đó là thứ
mấy?
A. Thứ hai. B. Thứ ba. C. Thứ sáu. D. Thứ năm.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 102


Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu 53 và 54.
Có 5 người sống trong một căn hộ: Ông Smith, vợ ông, con trai họ, chị gái ông Smith và cha của ông
ấy. Mỗi người đều có công việc. Một người là nhân viên bán hàng, một người khác là luật sư, một người
làm việc tại bưu điện, một người là kĩ sư và một người là giáo viên. Luật sư và giáo viên không có quan
hệ huyết thống. Nhân viên bán hàng thì lớn tuổi hơn chị chồng và người giáo viên. Người kĩ sư lớn tuổi
hơn người làm việc trong bưu điện. Biết rằng luật sư và giáo viên đều là nữ.
Câu 53. Cha ông Smith làm nghề gì?
A. Nhân viên bán hàng. B. Luật sư.
C. Kĩ sư. D. Giáo viên.
Câu 54. Ai làm nghề giáo viên?
A. Ông Smith. B. Vợ ông Smith.
C. Chị gái ông Smith. D. Con trai ông Smith.
Câu 55. Tiến hành một trò chơi, các em thiếu nhi chia làm hai đội: quân xanh và quân đỏ. Đội quân
đỏ bao giờ cũng nói đúng, còn đội quân xanh bao giờ cũng nói sai.
Có ba thiếu niên đi tới là An, Dũng và Cường. Người phụ trách hỏi An: “Em là quân gì?” An trả lời
không rõ, người phụ trách hỏi lại Dũng và Cường: “An đã trả lời thế nào?” Dũng nói: “An trả lời bạn ấy
là quân đỏ”, còn Cường nói “An trả lời bạn ấy là quân xanh”. Hỏi Dũng và Cường thuộc quân nào?
A. Dũng thuộc quân xanh, Cường thuộc quân đỏ.
B. Dũng thuộc quân đỏ, Cường thuộc quân đỏ.
C. Dũng thuộc quân đỏ, Cường thuộc quân xanh.
D. Dũng thuộc quân xanh, Cường thuộc quân xanh.
2.2. Tư duy logic
Câu 56. Năm bạn A, B, C, D, E cùng chơi một trò chơi trong đó mỗi bạn sẽ là thỏ hoặc rùa. Thỏ
luôn nói dối còn rùa luôn nói thật:
1. A nói rằng: B là một con rùa.
2. C nói rằng: D là một con thỏ.
3. E nói rằng: A không phải là thỏ.
4. B nói rằng: C không phải là rùa.
5. D nói rằng: E và A là hai con thú khác nhau.
Hỏi ai là con rùa?
A. E. B. A, C. C. B. D. C.
Câu 57. Người ta hỏi Trung: “Bức ảnh trên tường là chân dung ai?” Trung trả lời: “Bố người đó là
người con trai duy nhất của ông bố người đang trả lời các bạn.” Hỏi người trong ảnh là ai?
A. Trung. B. Con của Trung.
C. Bố của Trung. D. Không kết luận được.
Câu 58. Trong ba ngăn kéo, mỗi ngăn đều có 2 bóng bàn. Một ngăn chứa hai bóng trắng, một ngăn
chứa hai bóng đỏ và ngăn còn lại chứa 1 bóng trắng, 1 bóng đỏ.
Có 3 nhãn hiệu: Trắng - Trắng, Đỏ - Đỏ và Trắng - Đỏ, đem dán bên ngoài mỗi ngăn một nhãn nhưng
đều sai với bóng trong ngăn.
Hỏi phải rút ra từ ngăn có nhãn hiệu nào để chỉ một lần rút bóng (và không được nhìn vào trong ngăn)
có thể xác định được tất cả các bóng trong mỗi ngăn.
A. Trắng - Đỏ. B. Trắng - Trắng.
C. Đỏ - Đỏ. D. Không xác định được.
Câu 59. Trước đây ở một nước Á Đông có một ngôi đền thiêng do ba thần ngự trị: thần Sự Thật
(luôn luôn nói thật), thần Lừa Dối (luôn luôn nói dối) và thần Mưu Mẹo (lúc nói thật, lúc nói dối).
Các thần ngự trên bệ thờ sẵn sàng trả lời khi có người thỉnh cầu. Nhưng vì hình dạng các thần hoàn
toàn giống nhau nên người ta không biết thần nào trả lời để mà tin hay không tin. Một triết gia từ xa
đến, để xác định các thần, ông ta hỏi thần bên trái:

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 103


- Ai ngồi cạnh ngài?
- Đó là thần Sự Thật - thần bên trái trả lời.
Tiếp theo ông ta hỏi thần ngồi giữa:
- Ngài là thần gì?
- Ta là thần Mưu Mẹo.
Sau cùng, ông ta hỏi thần bên phải:
- Ai ngồi cạnh ngài?
- Đó là thần Lừa Dối - thần bên phải trả lời.
Người triết gia kêu lên:
- Tất cả đã rõ ràng, các thần đều đã được xác định.
Vậy nhà triết gia đó đã xác định các thần như thế nào?
Chọn đáp án đúng tương ứng với vị trí các vị thần Bên trái - Ở giữa - Bên phải
A. Thần Mưu Mẹo - Thần Sự Thật - Thần Lừa Dối.
B. Thần Mưu Mẹo - Thần Sự Thật - Thần Lừa Dối.
C. Thần Lừa Dối - Thần Sự Thật - Thần Mưu Mẹo.
D. Thần Lừa Dối - Thần Mưu Mẹo - Thần Sự Thật.
Câu 60. Hai học sinh thỏa thuận với nhau một quy ước về chơi bài như sau:
- Chơi 10 ván không kể những ván hòa.
- Sau mỗi ván, người thắng được 1 điểm, nhưng nếu số quân ăn được nhiều hơn thì được 2 điểm.
- Người thắng cuộc là người được nhiều điểm hơn.
Sau cuộc chơi kết quả B thắng. Hai người được cả thảy 13 điểm, nhưng số ván thắng của B ít hơn của
A. Hỏi mỗi người thắng mấy ván?
A. A thắng 7 ván, B thắng 3 ván. B. A thắng 8 ván, B thắng 2 ván.
C. A thắng 6 ván, B thắng 4 ván. D. A thắng 9 ván, B thắng 1 ván.
2.3. Phân tích số liệu Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi
từ 61 đến 63:

Câu 61. Tính đến ngày 30/1/2020 trên toàn thế giới đã có bao nhiêu ca nhiễm?
A. 9356. B. 9480. C. 213. D. 62.
Câu 62. Tổng có ca nhiễm Vi-rút Corona (nCoV) của các nước khác tại Châu Á, Châu Âu và Châu
Mỹ tính đến ngày 30/1/2020 là
A. 90 ca. B. 80 ca. C. 83 ca. D. 93 ca.
Câu 63. Tỉ lệ phần trăm tử vong (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) do nhiễm nCoV trên toàn
thế giới tính đến ngày 30/1/2020 là
A. 2,1%. B. 2,7%. C. 2,29%. D. 2,25%.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 104


Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 64 đến 66:
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ (◦C) 17 17 20 24 27 28 29 28 27 25 21 18

Câu 64. Em hãy cho biết Hà Nội có mấy tháng nhiệt độ trung bình dưới 20◦ C? Đó là những tháng
nào?
A. 2 tháng là: tháng 1 và tháng 2.
B. 1 tháng là: tháng 2.
C. 2 tháng là: tháng 1 và tháng 2.
D. 4 tháng là: tháng 11, tháng 12, tháng 1 và tháng 2.
3 tháng là: tháng 12, tháng 1 và tháng 2
Câu 65. Dựa vào bảng số liệu trên, hãy tính nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội.
A. 24◦ C. B. 23,4◦ C. C. 25◦ C. D. 22,8◦ C.
Câu 66. Kể tên 3 tháng có nhiệt độ cao nhất của Hà Nội.
A. Tháng 5, tháng 6, tháng 7. B. Tháng 10, tháng 11, tháng 12.
C. Tháng 8, tháng 9, tháng 10. D. Tháng 6, tháng 7, tháng 8.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 67 đến 70:
Dưới đây là kết quả điều tra kinh tế của các hộ gia đình trong một xã hội được thể hiện qua biểu đồ.

30%

45%
25%

Hộ giàu

Hộ khá giả

Hộ nghèo

Câu 67. Biết số hộ nghèo là 75 hộ. Tổng số hộ dân trong xã đó là


A. 400 hộ. B. 350 hộ. C. 300 hộ. D. 500 hộ.
Câu 68. Số hộ khá giả nhiều hơn so với số hộ nghèo là bao nhiêu phần trăm?
A. 80%. B. 70%. C. 60%. D. 65%.
Câu 69. Tổng số hộ giàu và nghèo của xã đó là
A. 250 hộ. B. 200 hộ. C. 210 hộ. D. 165 hộ.
Câu 70. Số hộ giàu ít hơn số hộ khá giả là . . . hộ.
A. 45 hộ. B. 15 hộ. C. 40 hộ. D. 35 hộ.
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.1. Hóa học
Câu 71. Cho biết cấu hình electron của X và Y lần lượt là: X : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 và
Y : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 . Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. X và Y đều là các kim loại. B. X và Y đều là các phi kim.
C. X là kim loại, Y là phi kim. D. X là phi kim, Y là kim loại.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 105


Câu 72. Khi tăng áp suất chung của hệ thì cân bằng nào sau đây chuyển dịch theo chiều nghịch (giữ
nguyên các yếu tố khác)?
A. CO2(k) + H2(k)  CO(k) + H2 O(k) . B. N2 O4(k)  2NO2(k) .
C. 2SO2(k) + O2(k)  2SO3(k) . D. N2(k) + 3H2(k)  2NH3(k) .
Câu 73. Đốt cháy hoàn toàn 0, 1 lít chất hữu cơ A bằng 0,6 lít khí O2 lấy dư, thu được hỗn hợp X
gồm khí và hơi có thể tích 0,85 lít. Cho hỗn hợp khí và hơi thu được qua bình chứa dung dịch H2 SO4
đậm đặc, dư, còn lại 0,45 lít hỗn hợp khí Z . Cho hỗn hợp Z qua bình chứa KOH dư, còn lại 0,05 lít
khí thoát ra. Biết các thể tích khí đo ở cùng một điều kiện. Công thức phân tử của hợp chất hữu cơ A

A. C3 H6 . B. C3 H6 O. C. C4 H8 O. D. C4 H8 .
Câu 74. Aminoaxit có khả năng phản ứng với cả dd NaOH và dd HCl vì
A. Aminoaxit có tính bazơ. B. Aminoaxit có tính lưỡng tính.
C. Aminoaxit có tính axit. D. Aminoaxit có tính khử.
3.2. Vật lí
Câu 75. Để đo chiều dài của một dãy phòng học, do không có thước để đo trực tiếp, nên một học sinh
đã làm như sau: Lấy một cuộn dây chỉ mảnh, không giãn, căng và đo lấy một đoạn bằng chiều dài của
dãy phòng, sau đó gấp đoạn chỉ đó làm 74 phần bằng nhau. Dùng một con lắc đơn có chiều dài dây
treo bằng chiều dài của một phần vừa gấp, kích thích cho con lắc dao động với biên độ góc nhỏ thì
thấy con lắc thực hiện được 10 dao động toàn phần trong 18 giây. Lấy g = 9,8 m/s2 . Dãy phòng học
mà bạn học sinh đo được có chiều dài gần nhất với kết quả nào sau đây?
A. 50 m. B. 80 m. C. 60 m. D. 70 m.
Câu 76. Một mạch dao động điện từ có tần số f = 0, 5 · 106 Hz, vận tốc ánh sáng trong chân không
c = 3 · 108 m/s . Sóng điện từ do mạch đó phát ra có bước sóng là:
A. 60 m. B. 6 m. C. 600 m. D. 0, 6 m.
Câu 77. Từ Trái Đất, các nhà khoa học điều khiển các xe tự hành trên Mặt Trăng nhờ sử dụng các
thiết bị thu phát sóng vô tuyến. Sóng vô tuyến được dùng trong ứng dụng này thuộc dải:
A. sóng trung. B. sóng cực ngắn. C. sóng ngắn. D. sóng dài.
Câu 78. Trong chân không, ánh sáng vàng có bước sóng là 0, 589µm . Năng lượng của photôn ứng với
ánh sáng này có giá trị là
A. 4, 2eV. B. 2, 1eV. C. 0, 2eV. D. 0, 4eV.
3.3. Sinh học
Câu 79. Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào?
A. Vận tốc dòng máu chảy rất chậm.
B. Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì.
C. Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 80. Theo dõi chu kỳ hoạt động của tim ở một động vật thấy tỉ lệ thời gian của 3 pha: tâm nhĩ
co: tâm thất co: dãn chung lần lượt là 1 : 2 : 3 . Biết thời gian pha giãn chung là 0,6 giây. Thời gian (s)
tâm thất co là
1 1 2 5
A. . B. . C. . D. .
6 5 5 6
Câu 81. Trong 1 quần thể, gen 1 có 3 alen, gen 2 có 5 alen. Cả 2 gen thuộc nhiễm sắc thể X, không
có alen trên Y. Gen 3 có 4 alen thuộc nhiễm sắc thế Y , không có alen trên X. Số loại giao tử và số
kiếu gen nhiều nhất có thể có là:
A. 15 và 180. B. 19 và 180. C. 20 và 120. D. 15 và 120.
Câu 82. Ở một loài sinh vật lưỡng bội, cho biết mỗi cặp NST tương đồng gồm 2 chiếc có cấu trúc khác
nhau. Trong quá trình giảm phân, ở giới cái không xảy ra đột biến mà có 1 cặp xảy ra trao đổi chéo

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 106


tại một điểm nhất định, 1 cặp trao đổi chéo tại 2 điểm đồng thời; còn giới đực không xảy ra trao đổi
chéo. Quá trình ngẫu phối đã tạo ra 221 kiểu tổ hợp giao tử. Bộ NST lưỡng bội của loài này là:
A. 2n = 14. B. 2n = 16. C. 2n = 18. D. 2n = 20.
3.4. Địa lí
Câu 83. Thiên tai nào sau đây ở nước ta không phải do biến đổi khí hậu gây ra?
A. Lũ quét. B. Động đất. C. Bão biển. D. Hạn hán.
Câu 84. Điểm khác biệt của đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long là
A. diện tích rộng hơn.
B. nước triều xâm nhập sâu vào mùa cạn.
C. hệ thống đê điều chia bề mặt ra thành nhiều ô.
D. sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
Câu 85. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A. Phân bố chủ yếu ở ven biển. B. Phát triển mạnh nhất ở Nam Bộ.
C. Phát triển mạnh nhất ở Bắc Trung Bộ. D. Cho năng suất sinh học cao.
Câu 86. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu, làm cho đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất
mặn nhiều nhất cả nước và đang tiếp tục tăng?
A. Lượng mưa ít, sông ngòi ít nước và không có đê.
B. Diện tích đồng bằng lớn, có nhiều ô trũng rộng.
C. Nhiều cửa sông tạo thuận lợi cho xâm nhập mặn.
D. Địa hình thấp, ba mặt giáp biển, nước biển dâng.
3.5. Lịch sử
Câu 87. Việt Nam đã và đang vận dụng nguyên tắc nào dưới đây của Liên Hợp Quốc để giải quyết
vấn để phức tạp ở Biển Đông?
A. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc.
B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
Câu 88. Bài học kinh nghiệm từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) được Đảng ta vận dụng như
thế nào trong chính sách đối ngoại hiện nay?
A. Lợi dụng sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế.
B. Kiên trì trong đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia.
C. Sự đồng thuận trong việc giải quyết tranh chấp.
D. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.

Câu 89. Ý nghĩa giống nhau cơ bản của chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho) ngày 02-01-1963 và chiến thắng
Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18-8-1965?
A. Đều chứng tỏ tinh thần kiên cường bất khuất của nhân dân miền Nam Việt Nam chống Mĩ cứu
nước.
B. Hai chiến thắng trên đều chống một loại hình chiến tranh của Mỹ.
C. Đều chứng minh khả năng quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh mới của
Mỹ.
D. Đều thể hiện sức mạnh vũ khí của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ cho cách mạng
Việt Nam.
Câu 90. Vì sao tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trở thành trung tâm của kế hoạch Nava?
A. Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng.
B. Điện Biên Phủ được Pháp chiếm từ lâu.
C. Điện Biên Phủ ngay từ đầu là trọng tâm của kế hoạch Nava.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 107


D. Điện Biên Phủ gần nơi đóng quân chủ lực của Pháp.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Sự điện phân là quá trình oxi hóa-khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi
qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng hóa học mà nếu
không có dòng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra. Trong thiết bị điện phân:
* Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anot được nối với cực dương của nguồn điện
một chiều.

+Nếu điện phân chứa các gốc axit có chứa oxi NO− 2− 3− 2−
3 , SO4 , PO4 , CO3 , ClO4 , . . . thì nước sẽ tham gia
điện phân theo phương trình: 2H2 O → O2 + 4H+ + 4e
+Thứ tự anion bị oxi hóa: S2− > I− > Br− > Cl− > RCOO− > OH− > H2 O
* Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Catot được nối với cực âm của nguồn điện một
chiều.
+Nếu điện phân dung dịch có các cation K+ , Na+ , Ca2+ , Ba2+ , Mg2+ , Al3+ thì nước sẽ tham gia điện
phân theo phương trình: 2H2 O + 2e → H2 + 2OH−
+Nếu điện phân dung dịch có các cation K+ , Na+ , Ca2+ , Ba2+ , Mg2+ , Al3+ thì nước sẽ tham gia điện
phân theo phương trình: 2H2 O + 2e → H2 + 2OH−
+Nếu trong dung dịch có nhiều cation thì cation nào có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ bị điện phân trước.
+Nếu điện phân không dùng các anot trơ (graphit, platin) mà dùng các kim loại như Ni, Cu, Ag, . . .
thì các kim loại này dễ bị oxi hóa hơn các anion (thế oxi hóa-khử của chúng thấp hơn) và do đó chúng
tan vào dung dịch (anot tan).
Thí nghiệm 1: Một sinh viên thực hiện quá trình điện phân dung dịch CuCl2 bằng hệ điện phân sử
dụng điện cực Cu . Từ thí nghiệm 1, hãy cho biết:
Câu 91. Bán phản ứng nào xảy ra ở anot?
A. Cu → Cu2+ + 2e. B. 2Cl− → Cl2 + 2e.
C. 2H2 O → O2 + 4H+ + 4e. D. Cu2+ + 2e → Cu.
Câu 92. Nếu trong thí nghiệm trên, sinh viên đó thay điện cực Cu bằng điện cực than chì thì bán
phản ứng xảy ra ở anot là:
A. Cu → Cu2+ + 2e. B. 2Cl− → Cl2 + 2e.
C. 2H2 O → O2 + 4H+ + 4e. D. Cu2+ + 2e → Cu.
Thí nghiệm 2: Sinh viên đó tiếp tục thực hiện điện phân dung dịch X bao gồm dung dịch Cu (NO3 )2
và NaCl . Sau một thời gian, sinh viên quan sát thấy có 6,4 gam kim loại bám vào catot. Biết nguyên
tử khối của Cu, N, O, Na và Cl lần lượt là 64, 14, 16, 23 và 35,5.
Từ thí nghiệm 2, hãy tính:
Câu 93. Khối lượng dung dịch giảm là:
A. 13, 5gam. B. 6,4 gam. C. 7, 1gam. D. 6, 75gam.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96
Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. Este thường có
mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau và được ứng dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm...
Để điều chế este của ancol, người ta thường thực hiện phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn chức
(Cn Hm O2 ) và rượu thu được este và nước.
Để điều chế este của phenol, người ta phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol thu
được este.
Câu 94. Người ta thực hiện phản ứng este hóa giữa axit axetic và ancol isoamylic thu được este nào
sau đây?
A. CH3 COOCH2 CH2 CH (CH3 )2 . B. (CH3 )2 CHCH2 COOCH3 .
C. (CH3 )2 CHCH2 CH2 COOCH3 . D. CH3 COOCH2 CH (CH3 )2 .
Câu 95. Trong phòng thí nghiệm, isoamyl axetat (dầu chuối) được điều chế từ phản ứng este hóa giữa
axit cacboxylic và ancol tương ứng có cho thêm vài giọt axit sunfuric đặc. Vai trò của axit sunfuric đặc
trong thí nghiệm này là:

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 108


A. Hút nước làm chuyển dịch cân bằng theo chiều thuận.
B. Xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận.
C. Xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nghịch.
D. Cả A, B và C.

Câu 96. Tiến hành các thí nghiệm theo các bước sau:
+Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2ml etyl axetat.
+Bước 2: Thêm 2ml dung dịch H2 SO4 20% vào ống thứ nhất, 4ml dung dịch NaOH 30% vào ống thứ
hai.
+Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, để nguội.
Cho các phát biểu sau
(1) Sau bước 2, chất lỏng trong ống thứ nhất phân lớp, chất lỏng trong ống thứ hai đồng nhất.
(2) Sau bước 3, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất.
(3) Sau bước 3, các chất thu được sau phản ứng thủy phân trong cả hai ống nghiệm đều tan tốt trong
nước.
(4) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
(5) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Định tuổi bằng đồng vị phóng xạ là một kỹ thuật xác định tuổi của vật liệu, dựa trên sự so sánh giữa
lượng các đồng vị liên quan đến quá trình phân rã phóng xạ của một hay vài đồng vị phóng xạ đặc
trưng có trong mẫu thử đó. Quá trình phân rã phóng xạ diễn ra với tốc độ phân rã cố định, còn các
sản phẩm phân rã thì được chốt lại trong vật liệu mẫu kế từ khi nó được hóa rắn. Kết quả tuổi cho ra
là tuổi tuyệt đối. Đây là nguồn thông tin quan trọng trong việc định tuổi chính xác các đá và các yếu
tố địa chất khác bao gồm cả tuổi của Trái Đất, và có thể được sử dụng để định tuổi các vật liệu tự
nhiên và nhân tạo.
Câu 97. Phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân
A. phát ra một bức xạ điện từ.
B. tự phát phóng ra các tia α, β, γ , nhưng không thay đổi hạt nhân.
C. tự phát phóng ra tia phóng xạ và biến đổi thành một hạt nhân khác.
D. phóng ra các tia phóng xạ, khi bị bắn phá bằng những hạt chuyển động với tốc độ lớn.

Câu 98. Chu kì bán rã của một chất phóng xạ là khoảng thời gian để
A. quá trình phóng xạ lại lặp lại như lúc ban đầu.
B. một nửa số nguyên tử chất ấy biến đổi thành chất khác.
C. khối lượng chất ấy giảm một phần nhất định, tùy thuộc vào cấu tạo của nó.
D. một nửa số nguyên tử chất ấy hết khả năng phóng xạ.

Câu 99. Thành phần đồng vị phóng xạ 14 C có trong khí quyển có chu kỳ bán rã là 5568 năm. Mọi
thực vật sống trên Trái Đất hấp thụ cácbon dưới dạng CO2 đều chứa một lượng cân bằng 14 C. Trong
một ngôi mộ cổ người ta tìm thấy một mảnh xương nặng 18 g với độ phóng xạ 112 phân rã/phút.
Hỏi vật hữu cơ này chết cách đây bao nhiêu lâu? Biết độ phóng xạ từ 14 C ở thực vật sống là 12 phân
rã/phút.
A. 5378,58 năm. B. 5068,28 năm. C. 5168,28 năm. D. 5275,86 năm.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102
Đồng hồ quả lắc được nhà vật lý học nổi tiếng người Hà Lan-Christian Huygens sáng chế, hoạt động
dựa trên sự chuyển động của một con lắc đơn có cấu tạo gồm quả nặng treo trên một sợi dây. Một con
lắc đồng hồ có chu kì T = 2s , vật nặng có khối lượng 1 kg, dao động tại nơi có gia tốc trọng trường
g = 10 m/s2 .

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 109


Câu 100. Chiều dài của con lắc đồng hồ là
A. 1, 5 m. B. 2 m. C. 1 m. D. 0, 5 m.
Câu 101. Coi bán kính Trái Đất là 6400 km. Đưa đồng hồ trên lên độ cao 7,5 km. Hỏi mỗi ngày đêm,
đồng hồ chạy nhanh hay chậm bao nhiêu giây?
A. nhanh 101,25 giây. B. chậm 101,25 giây. C. nhanh 120,2 giây. D. chậm 120,2 giây.
Câu 102. Biên độ góc ban đầu của con lắc là 5◦ . Do chịu tác dụng của lực cản Fc = 0, 011 N nên dao
động tắt dần. Người ta dùng một pin có suất điện động E = 3 V , điện trở trong không đáng kế để
bổ sung năng lượng cho con lắc với hiệu suất của quá trình bổ sung là 25%. Biết pin có dung lượng
3000mAh. Hỏi đồng hồ chạy bao lâu thì phải thay pin
A. 46 ngày. B. 56 ngày. C. 66 ngày. D. 76 ngày.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105
Quan sát hình ảnh sau:

Câu 103. Một số nhận định được đưa ra về hình ảnh trên, các em hãy cho biết có bao nhiêu nhận
định không đúng?
(1) Hình ảnh trên mô tả sự điều hoà hoạt động của opêron Lac khi môi trường không có lactôzơ.
(2) Khi môi trường không có lactôzơ, prôtêin ức chế liên kết với vùng khởi động ngăn cản quá trình
phiên mã làm cho các gen cấu trúc không hoạt động.
(3) Vùng vận hành là trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó enzim ARN polimeraza bám vào và khởi đầu
phiên mã.
(4) Gen điều hoà R nằm trong opêron Lac khi hoạt động sẽ tổng hợp nên prôtêin ức chế.
(5) Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen cấu trúc đều diễn ra trong tế bào chất.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 104. Trong mô hình cấu trúc của Operon Lac ở vi khuẩn E.coli, vùng khởi động là nơi
A. ARN pôlymeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
B. mang thông tin quy định cấu trúc các enzim phân giải đường lăctôzơ.
C. prôtêin ức chế có thể liên kết vào để ngăn cản quá trình phiên mã.
D. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
Câu 105. Hoạt động của operon Lac có thể sai sót khi các vùng, các gen bị đột biến. Các vùng, các
gen khi bị đột biến thường được ký hiệu bằng các dấu-trên đầu các chữ cái (R− , P− , O− , Z− ) . Cho các
chủng sau:
Chủng 1 : R+ P− O+ Z+ Y+ A+
Chủng 2 : R− P+ O+ Z+ Y+ A+
Chủng 3 : R+ P− O+ Z+ Y+ A+ /R+ P+ O+ Z− Y+ A+
Chủng 4 : R+ P− O− Z+ Y+ A+ /R+ P+ O+ Z− Y+ A+
Trong môi trường có đường lactose chủng nào không tạo ra sản phẩm β-galactosidase?
A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 3. D. 2, 3, 4.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu là A,B,C,D và E. Sinh khối ở
mỗi bậc là: A=400 kg/ha; B=500 kg/ha; C=4000 kg/ha; D=60 kg/ha; E=4 kg/ha. Các bậc dinh dưỡng
của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp lên cao, theo thứ tự như sau:

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 110


Hệ sinh thái 1: A|B|C|E
Hệ sinh thái 2: A|B|D|E
Hệ sinh thái 3: C|A|B|E
Hệ sinh thái 4: E|D|B|C.
Câu 106. Trong các hệ sinh thái trên, hãy cho biết hệ sinh thái (HST) nào có thể là một hệ sinh thái
bền vững?
A. HST 1. B. HST 3. C. HST 4. D. HST 2.
Câu 107. Trong hệ sinh thái 3, sinh khối ở bậc dinh dưỡng cấp 3 là
A. 4000 kg/ha. B. 400 kg/ha. C. 500 kg/ha. D. 4 kg/ha.
Câu 108. Cho một hệ sinh thái trên cạn, sinh vật có sinh khối nào sau đây phù hợp nhất là sinh vật
sản xuất.
A. 400 kg/ha. B. 4000 kg/ha. C. 4 kg/ha. D. 60 kg/ha.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Cùng với quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam đang gia
tăng, hệ thống đô thị quốc gia được quan tâm đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trong
giai đoạn 2011-2020, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tạo cơ sở cho quá trình đô thị hóa diễn ra
mạnh mẽ. Tính đến tháng 12/2018, tổng số đô thị cả nước là 833 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt 38, 5% ,
cơ bản đạt các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Quá trình đô thị hóa đã mang lại nhiều lợi ích, tạo ra nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Trong đó, các nguồn thu tại đô thị góp khoảng 70% tổng thu ngân sách cả nước, tăng trưởng kinh tế ở
khu vực đô thị đạt trung bình từ 10-12% , cao gấp 1,2-1,5 lần so với mặt bằng chung trong cả nước.
Bên cạnh các thành tựu đã đạt được, quá trình đô thị hóa của Việt Nam vẫn còn một số tồn tại cần
được khắc phục, như: Hệ thống đô thị phát triển chưa tương xứng giữa số lượng, quy mô với chất lượng;
Nhiều đồ án quy hoạch có tầm nhìn và giải pháp chưa phù hợp; Hạ tầng đô thị chưa đáp ứng yêu cầu
của người dân; Năng lực quản lý chưa theo kịp với thực tế phát triển.
Tỷ lệ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nhưng lại tập trung tại một số trung tâm là những thành phố
lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... ở các khu vực khác vẫn còn ở mức thấp, đồng thời tỷ
lệ đô thị hóa chung của Việt Nam mới chỉ đạt mức chưa đến 40% . Trong khi đó, tỷ lệ đô thị hóa của
Trung Quốc là 60% , Hàn Quốc là 82% . . .
Như vậy, tuy có bề dày lịch sử nhưng quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay còn diễn ra chậm chạp
và ở trình độ thấp so với các nước trên thế giới, bởi vì đô thị hóa phụ thuộc vào tốc độ phát triển kinh
tế, trình độ công nghiệp hóa và nhiều yếu tố khác...
(Nguồn: Lê Thông, Địa li kinh tế-xã hội Việt Nam và Dự thảo tóm tắt “Báo cáo đánh giá quá trình đô
thị hóa ở Việt Nam giai đọan 2011-2020” )
Câu 109. Năm 2018, tỷ lệ đô thị hóa của nước ta đạt
A. 38%. B. 40%. C. 38, 5%. D. 50%.
Câu 110. Phát biểu đúng với đặc điểm đô thị hóa ở nước ta là?
A. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, trình độ đô thị hóa cao.
B. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
C. Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ.
D. Năng lực quản lí tốt, theo sát thực tiễn.

Câu 111. Nguyên nhân chủ yếu khiến quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra còn chậm, trình độ đô thị
hóa thấp là do:
A. nước ta có nền kinh tế chậm phát triển trình độ dân trí thấp.
B. điều kiện sống ở nông thôn khá cao.
C. công nghiệp hóa diễn ra chậm, trình độ phát triển kinh tế chưa cao.
D. các đô thị cũ từ trước khó cải tạo và nâng cấp.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 111


Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Sau khi tăng trưởng sản lượng nông nghiệp rơi vào tình trạng tương đối yếu năm 2016, ngành nông
nghiệp nước ta đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2017 và vẫn tiếp tục được duy trì trong năm 2018.
Tăng trưởng đã được phục hồi lên mức 2, 9% năm 2017 và tiếp tục đạt được mức cao 4, 1% trong quý
đầu năm 2018.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp chủ lực (gạo, hạt điều, rau quả và thủy sản) ước tăng
8, 4% (so với cùng kỳ năm trước) trong quý I năm 2018 đem lại đóng góp cho kết quả tổng kim ngạch
xuất khẩu đầy ấn tượng của Việt Nam. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp có sự thay đổi tích cực theo
hướng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đem lại giá trị gia tăng cao như: nuôi trồng thủy sản, rau
quả, cây công nghiệp lâu năm...
Bên cạnh những biến động ngắn hạn do thiên tai và điều kiện thị trường, ngành nông nghiệp cũng đang
đối mặt với những thách thức đáng kề về hiện đại hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm và sự bền vững trong tăng trưởng nông nghiệp.
Chất lượng tăng trưởng tương đối thấp được thể hiện qua lợi nhuận thấp của nông hộ nhỏ. Vấn để an
toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm chưa đồng đều hoặc chưa ổn định, giá trị gia tăng thấp, đổi
mới công nghệ hoặc thể chế còn hạn chế. Tăng trường nông nghiệp phần nào bị đánh đổi bằng môi
trường qua tình trạng phá rừng, tổn thất về đa dạng sinh học, suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước.
(Nguồn: tổng cụ thống kê và Hải quan)
Câu 112. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nông nghiệp nước ta không bao gồm
A. Thủy sản. B. Rau quả. C. Gạo. D. Thịt lợn.
Câu 113. Những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta hiện nay không bao
gồm
A. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
B. Đổi mới công nghệ, hiện đại hóa sản xuất.
C. Tăng trưởng bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
D. Tài nguyên thiên nhiên hạn chế.
Câu 114. Mục đích chủ yếu của việc thay đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nước ta hiện nay là
A. Đẩy mạnh xuất khầu nông sản.
B. Khai thác có hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên.
C. Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
D. Đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu
117:
Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai
đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu
thế mới đã xuất hiện.
Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển
lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc
tế. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính
vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.
Hai là, sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều huớng đối thoai, thỏa hiệp, tránh xung đột
trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị
trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn hiện nay mang tính hai mặt, nổi
bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế,...
Ba là, tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng
ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp
lãnh thổ và nguy cơ khủng bố thường có những căn nguyên lịch sử sâu xa nên việc giải quyết không dễ
dàng và nhanh chóng. Bốn là, từ thập kỉ 90, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu
thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Toàn cầu hóa là xu thế phát triển khách quan. Đối với

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 112


các nước đang phát triển, đây vừa là
thời cơ thuận lợi, vừa là thách thức gay gắt trong sự vươn lên của đất nước.
Nhân loại đã bước sang thế kỉ XXI. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, nhưng tình hình
hiện nay đã hình thành những điều kiện thuận lợi, những xu thế khách quan để các dân tộc cùng nhau
xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển, đảm bảo những quyền cơ bản của mỗi
dân tộc và con người.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 73-74)
Câu 115. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên những nền tảng nào?
A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật.
B. Kinh tế - tài chính-khoa học công nghệ.
C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ.
D. Kinh tế-tài chính-khoa học công nghệ-quốc phòng.

Câu 116. Ý nào dưới đây không biều thị mối quan hệ giữa các nước lớn hiện nay?
A. Mâu thuẫn và hài hòa. B. Cạnh tranh và hợp tác.
C. Cạnh tranh và đối đầu. D. Tiếp xúc và kièm chế.
Câu 117. Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với Việt Nam?
A. Xu thế toàn cầu hóa là cơ hội đồng thời là một thách thức lớn đối với sự phát triển của dân tộc.
B. Xu thế toàn cầu hóa là một thách thức lớn đối với các nước kém phát triển trong đó có Việt Nam.
C. Xu thế toàn cầu hóa là một cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên, hiện đại hóa đất nước.
D. Xu thế toàn cầu hóa không có ảnh hưởng gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu
120:
Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản
bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các
sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ
cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư
tưởng, văn hóa.
Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu
nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng
dân chủ tư sản, trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông
dân, điền hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng
khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu
tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng.
Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt
động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn
cho cách mạng Việt Nam.
(Nguồn: SGK Lịch sử 11, trang 156)
Câu 118. Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh
hưởng đến Việt Nam?
A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á. B. Nhật Bản và Trung Quốc.
C. Anh và Pháp. D. Án Độ và Trung Quốc.
Câu 119. Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918
cuối cùng đều bị thất bại là
A. Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp nông dân với công nhân.
B. Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiến tiến cách mạng.
C. Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 113


D. Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.
Câu 120. Bối cảnh lịch sử nào quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
A. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam.
B. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ.
C. Các tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta.
D. Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 114


Đáp án đề số 6

1. B 2. A 3. B 4. A 5. B 6. B 7. A 8. A 9. C 10. D
11. A 12. B 13. C 14. C 15. C 16. D 17. B 18. B 19. C 20. A
21. B 22. A 23. B 24. D 25. C 26. B 27. C 28. A 29. C 30. C
31. C 32. D 33. B 34. D 35. C 36. C 37. C 38. A 39. C 40. D
41. C 42. B 43. A 44. B 45. A 46. B 47. A 48. B 49. C 50. C
51. D 52. B 53. A 54. B 55. C 56. D 57. B 58. A 59. B 60. C
61. B 62. C 63. D 64. D 65. B 66. D 67. A 68. A 69. D 70. A
71. D 72. B 73. C 74. B 75. C 76. C 77. B 78. B 79. D 80. C
81. B 82. C 83. B 84. C 85. C 86. D 87. B 88. D 89. C 90. A
91. A 92. B 93. A 94. A 95. D 96. A 97. C 98. B 99. D 100. C
101. B 102. A 103. B 104. A 105. B 106. B 107. C 108. B 109. C 110. B
111. C 112. D 113. D 114. C 115. D 116. C 117. A 118. B 119. B 120. D

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 115


NHÓM TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG ĐỀ ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2021-2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Thanh Phong Thời gian làm bài: 150 phút
Sâu lười
Đề số: 7

PHẦN 1. NGÔN NGỮ


1.1. Tiếng Việt
Câu 1. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống "Ráng mỡ. . . , có nhà thì giữ",
A. heo. B. trâu. C. bò. D. gà.
Câu 2. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy thuộc thể loại văn học dân gian nào?
A. Thần thoại. B. Sử thi. C. Truyền thuyết. D. Cổ tích.
Câu 3. "Bác già tôi cũng già rồi/ Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là! / Muốn đi lại tuổi già thêm nhác/
Trước ba năm gặp bác một lần;" (Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến).
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
A. Song thất lục bát. B. Lục bát. C. Thất ngôn bát cú. D. Tự do.
Câu 4.

(1) Mặt trời xuống biển như hòn lửa (Huy Cận).

(2) Những ngày không gặp nhau


Biển bạc đầu thương nhớ
(Xuân Quỳnh).

(3) “Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát
cho họ nghe.
(Nguyễn Ngọc Tư).

Từ "biển" trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển?


A. câu 2. B. câu 3. C. câu 2,3. D. Không có câu nào.
Câu 5. "Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét/ Tình yêu. . . như cánh kiến hoa vàng".
(Tiếng hát con tàu-Chế Lan Viên)
A. anh. B. em. C. ta. D. mình.
Câu 6. "Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời/ Bao cô thôn nữ hát trên đồi/ - Ngày mai trong đám xanh
xuân ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi. " (Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử).
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
A. dân gian. B. trung đại. C. thơ Mới. D. hiện đại.
Câu 7. Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, tác nhân nào đã đánh thức lòng yêu thương của Mị, dẫn
đến hành động cắt dây trói cứu A Phủ trong đêm tình mùa xuân?
A. Mùa xuân ở Hồng Ngài. B. Tiếng sáo gọi bạn tình.
C. Hơi rượu. D. Giọt nước mắt của A Phủ.
Câu 8. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. cọ sát. B. lỗ lực. C. sắc sảo. D. sáng lạng.
Câu 9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: "Anh ấy là người . . . làm gì
cũng suy nghĩ . . . rồi mới quyết định."
A. chín chắn, cần trọng. B. chín chắn, cẩn chọng.
C. chính chắn, cẩn trọng. D. chính chán, cẩn chọng.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 116


Câu 10. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: "Bởi vì tính chất nguy hiểm của dịch corona, anh ấy buột
phải tự cách ni khi bị sốt, ho."
A. nguy hiểm. B. buột. C. cách ni. D. cả B và C.
Câu 11. Các từ "lơ lửng, nao núng, lung linh" thuộc nhóm từ nào?
A. Từ ghép tổng hợp. B. Từ ghép chính phụ.
C. Từ láy bộ phận. D. Từ láy phụ âm đầu.
Câu 12. “Vì Bích kiên trì trong học tập nhưng bạn ấy đạt kết quả tốt." Đây là câu:
A. thiếu chủ ngữ. B. thiếu vị ngữ. C. sai cặp quan hệ từ. D. sai logic.
Câu 13. "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chi Minh).
Nhận xét phép liên kết của hai câu văn trên:
A. Hai câu trên sử dụng phép liên tưởng. B. Hai câu trên không sử dụng phép thế.
C. Hai câu trên sử dụng phép liên kết lặp. D. Hai câu trên sử dụng phép liên kết nối.
Câu 14. Tại cuộc họp nóng chiều 31/1, trước cơn sốt khấu trang y tế tăng giá gấp nhiều lần, khan
hiếm hàng, Bộ Y tế cho biết: Hiện dịch chưa lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng thì khi đến những chỗ
nguy cơ cao như đi phương tiện công cộng, đến bệnh viện có thể dùng khẩu trang y tế thông thường,
thậm chí có thể dùng khẩu trang vải.
Trong đoạn văn trên, từ "cơn sốt" được dùng với ý nghĩa gì?
A. Quá trình tăng mạnh một cách đột biến, nhất thời về giá cả hoặc nhu cầu nào đó trong xã hội.
B. Tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh.
C. Cách nói ẩn dụ chỉ những người tính cách đột nhiên khác biệt so với ngày thường.
D. Tên một căn bệnh nguy hiểm mà con người thường mắc phải.
Câu 15. Trong các câu sau:

I. Cuộc triển lãm tranh cổ động "cả thế giới khát khao" làm chúng ta thấm thía hơn về việc tiết
kiệm nước cũng như bảo vệ nguồn nước.

II. Từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường làng tới lúc trưởng thành bước chân vào cổng trường
đại học.

III. Chị ấy đẹp nhưng lao động giỏi.

IV. Dù khó khăn đến đâu tôi cũng quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Những câu nào mắc lỗi:


A. II và III. B. II và IV. C. II và I. D. III và IV.

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 16 đến câu 20.

Thời gian chạy qua tóc mẹ


Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao
(Trích Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương).

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên


Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
(Trích Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm).

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 117


Câu 16. Cả hai đoạn thơ trên đều sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Biểu cảm. B. Miêu tả. C. Tự sự. D. Nghị luận.
Câu 17. Nghệ thuật tương phản được sử dụng trong những câu thơ nào của đoạn thơ thứ hai?
A. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên.
Còn những bí và bầu thì lớn xuống.
B. Còn những bí và bầu thì lớn xuống.
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn.
C. Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn.
Rỏ xuống lòng thầm lặng me tôi.
D. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên.
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Câu 18. Nêu biện pháp tu từ trong câu thơ "Thời gian chạy qua tóc mẹ".
A. So sánh. B. Ẩn dụ.
C. Nhân hóa. D. Ẩn dụ và nhân hóa.
Câu 19. Hãy chỉ ra điểm tương đồng giữa hai đoạn thơ.
A. Sự hi sinh của người mẹ.
B. Tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho mẹ.
C. Thời gian vô thường làm tuổi xuân mẹ qua nhanh.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20. Chỉ ra thông điệp của hai đoạn thơ trên.
A. Thời gian không chờ đợi ai.
B. Công lao sinh dưỡng của mẹ không gì sánh bằng.
C. Cần biết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ.
D. Tất cả các đáp án trên.

1.2. Tiếng Anh


Question 21-25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in each blank.
Câu 21. She (play) the piano when our guests (arrive) last night.
A. was playing/ arrived. B. played/ arrived.
C. was playing/ were arriving. D. had played/arrived.
Câu 22. The students don’t know how to complete the assignments by the teacher yester-
day.
A. were given. B. given. C. giving. D. give.
Câu 23. For breakfast, I had sandwich and apple. The sandwich wasn’t very
nice.
A. the / an. B. a / the. C. a / an. D. the / the.
Câu 24. She loves comedies, her husband is interested in action films.
A. and. B. for. C. or. D. since.
Câu 25. One of the had finished singing and the usual shower of coins was falling on the
hard floor.
A. entertains. B. entertainments. C. entertainer. D. entertainers.
Question 26-30: Each of the following sentences has one error (A, B, C or D). Find it and blacken
your choice on your answer sheet.
Câu 26. The corals can be divided into three groups, two of which is extinct.
A B C D

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 118


Câu 27. Gone with the wind written after Margaret Mitchell quit her job as a reporter because of an
A B C D
ankle injury.
Câu 28. I’ve given talks so many times that now I just make up them as I go along.
A B C D
Câu 29. As regards sport and leisure activities, our two countries appear to have little in common.
A B C D
Câu 30. There are as many as 200 million insects for every human beings , and in fact, their total
A B
number exceeds that of all of the other animals taken together.
C D
Question 31 – 35: Which of the following best restates each of the given sentences?
Câu 31. Fiona does not like skating and I don’t either.
A. I don’t like skating, and Fiona doesn’t, too. B. Either Fiona or I do not like skating.
C. Neither Fiona nor I like skating. D. Fiona does not like skating as well as me.
Câu 32. It was careless of you not to check your essay before you handed it in to the teacher.
A. You should have checked your essay before you handed it in to the teacher.
B. You must have checked your essay before you handed it in to the teacher.
C. You can’t have checked your essay before you handed it in to the teacher.
D. You needn’t have checked your essay before you handed it in to the teacher.
Câu 33. “You’d better work harder if you don’t want to retake the exam!” the teacher said to Jimmy.

A. The teacher reminded Jimmy to work harder if he didn’t want to retake the exam.
B. The teacher advised Jimmy to work harder if he didn’t want to retake the exam.
C. The teacher ordered Jimmy to work harder if he didn’t want to retake the exam.
D. The teacher suggested Jimmy to work harder if he didn’t want to retake the exam.
Câu 34. They got success since they took my advice.
A. They took my advice, and failed.
B. My advice stopped them from getting success.
C. But for my advice, they would not have got success.
D. If they did not take my advice, they would not get success.
Câu 35. Keep your chin up despite your bad exam result.
A. In case of your bad exam result, keep your chin up.
B. In view of the bad exam result, keep your chin up.
C. When your exam result is bad, keep your chin up.
D. However bad your exam result is, keep your chin up.
Question 36 – 40: Read the passage carefully.

1. An ongoing epidemic of coronavirus disease 2019 (COVID-19) caused by SARS-CoV-2 started in


December 2019. It was first identified in Wuhan, capital of Hubei province, China. It is believed to
have originated from another animal and subsequently spread between people. The time between ex-
posure and disease onset is typically 2 to 14 days. Symptoms may include fever, cough, and shortness
of breath. Complications may include pneumonia and acute respiratory distress syndrome. There is
no vaccine or specific antiviral treatment, with efforts typically aiming at managing symptoms and
supportive therapy. Hand washing is recommended to prevent the spread of the disease. Anyone who
is suspected of carrying the virus is advised to monitor their health for two weeks, wear a mask, and
seek medical advice by calling a doctor before visiting a clinic.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 119


2. The first two confirmed cases in Vietnam were hospitalised on 22 January at Chợ Rẫy Hospital, Ho
Chi Minh City. These were a Chinese man travelling from Wuhan to Hanoi to visit his son living
in Vietnam, and the son, who is believed to have contracted the disease from his father. On 29
January, the son was discharged with full recovery and the father was discharged on 12 February.
The National Institute of Hygiene and Epidemiology said that on February 7, the research team
successfully cultured and isolated a new strain of coronavirus (nCoV) in the laboratory, facilitating
rapid testing of cases. infected and suspected 115 / 407nCoV infection. Moreover, Vietnam has also
cured 16/16 cases of Covid-19 infection in that country. Since February 13, Vietnam has not recorded
new cases. Once again, this small country has demonstrated the strength and talent in Medical field
as well as the serious attitude of the people in their willingness to isolate and protect themselves.

Choose an option (A, B, C or D) that best answers each question.


Câu 36. What is the passage mainly about?
A. An overview of coronavirus disease 2019 (COVID-19) and the evolution of it in Vietnam.
B. Causes, effects and solutions to coronavirus disease 2019 (COVID-19).
C. How Vietnamese doctors cured their patients.
D. Definition of coronavirus disease 2019 (COVID-19) and instruction for people.

Câu 37. In paragraph 1, what does the word It refer to?


A. December 2019. B. SARS-CoV-2.
C. coronavirus disease 2019. D. Wuhan.
Câu 38. In paragraph 2, what is the word contracted closest in meaning to?
A. get well. B. isolated. C. discharged. D. catch disease.
Câu 39. According to paragraph 1, what can be complications of coronavirus disease 2019 (COVID-
19)?
A. fever, cough, and shortness of breath.
B. pneumonia and acute respiratory distress syndrome.
C. redness, rash and shock.
D. death.

Câu 40. The tone of the passage could be best described as ————–.
A. informative. B. negative. C. supported. D. indifferent.

PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU


Câu 41. Tìm điều kiện của m để đồ thị hàm số (C) : y = x4 − mx2 + m − 1 cắt trục hoành tại 4 điểm
phân biệt. ®
m>1
A. m > 1. B. . C. m < 1. D. m 6= 1.
m 6= 2

Câu 42. Tìm tập hợp các điểm biểu diễn số phức z, biết rằng số phức z 2 có điểm biểu diễn nằm trên
trục tung.
A. Trục tung.
B. Trục hoành.
C. Đường phân giác góc phần tư (I) và góc phần tư (III).
D. Đường phân giác góc phần tư (I), (III) và đường phân giác góc phần tư (II), (IV).

Câu 43. Cho khối lăng trụ ABC.A0 B 0 C 0 có thể tích bằng 1. Gọi M , N lần lượt là trung điểm của các
đoạn thẳng AA0 và BB 0 . Đường thẳng CM cắt đường thẳng C 0 A0 tại P , đường thẳng CN cắt đường
thẳng C 0 B 0 tại Q. Thể tích của khối đa diện lồi A0 M P B 0 N Q bằng
1 1 2
A. 1. B. . C. . D. .
3 2 3

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 120


Câu 44. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz. Hãy viết phương trình mặt cầu (S) có tâm I(2; 0; 1)
x−1 y z−2
và tiếp xúc với đường thẳng d : = = .
1 2 1
A. (x − 2)2 + y 2 + (z − 1)2 = 2. B. (x − 2)2 + y 2 + (z − 1)2 = 9.
2 2 2
C. (x − 2) + y + (z − 1) = 4. D. (x − 1)2 + (y − 2)2 + (z − 1)2 = 24.
π
Z4
√ 6 tan x
Câu 45. Nếu đặt t = 3 tan x + 1 thì tích phân I = √ dx trở thành
cos2 x 3 tan x + 1
0
Z2 Z2 Z2 Z2
4 (t2 − 1) (t2 − 1) 4 (t2 − 1)
t2 − 1 d t.

A. I = d t. B. I = C. I = d t. D. I = d t.
3 3 5
1 1 1 1

Câu 46. Một nhóm đoàn viên thanh niên tình nguyện về sinh hoạt tại một xã nông thôn gồm có 21
đoàn viên nam và 15 đoàn viên nữ. Hỏi có bao nhiêu cách phân chia 3 nhóm về 3 ấp để hoạt động sao
cho mỗi ấp có 7 đoàn viên nam và 5 đoàn viên nữ?
A. 3C1236 . B. 2C12
36 . C. 3C721 C515 . D. C721 C513 C714 C510 .
Câu 47. Một chiếc tàu khoan thăm dò dầu khí trên thềm lục địa có xác suất khoan trúng túi dầu là
0,4. Xác suất để trong 5 lần khoan độc lập, chiếc tàu đó khoan trúng túi dầu ít nhất một lần.
A. 0,07776. B. 0,84222. C. 0,15778. D. 0,92224.
Câu 48. Cho a, b là các số thực dương khác 1 và thỏa mãn loga2 b + logb2 = 2. Mệnh đề nào dưới đây
đúng?
1 1
A. a = . B. a = b. C. a = 2 . D. a = b2 .
b b
Câu 49. Hai trường có tất cả 300 học sinh tham gia một cuộc thi. Biết trường A có 75% học sinh đạt,
trường B có 60% đạt nên cả 2 trường có 207 học sinh đạt. Số học sinh dự thi của trường A và trường
B lần lượt là
A. 160 và 140. B. 200 và 100. C. 180 và 120. D. Tất cả đều sai.
Câu 50. Lúc 7 giờ một ô tô đi từ A đến B. Lúc 7 giờ 30 phút một xe máy đi từ B đến A với vận tốc
kém vận tốc của ô tô là 24 km/h. Ô tô đến B được 20 phút thì xe máy mới đến A. Tính vận tốc mỗi
xe, biết quãng đường AB dài 120km.
A. Vận tốc xe máy 40 là km/h, vận tốc ô tô là 64 km/h.
B. Vận tốc xe máy là 45km/h, vận tốc ô tô là 69 km/h.
C. Vận tốc xe máy là 36km/h, vận tốc ô tô là 58 km/h.
D. Vận tốc xe máy là 48km/h, vận tốc ô tô là 72 km/h.
Câu 51. Nếu bạn đoạt giải trong cuộc thi Sao Mai, bạn sẽ được tuyển thẳng vào Nhạc viện. Nếu như
mệnh đề trên là đúng thì điều nào sau đây cũng đúng?
(I) Nếu bạn không đoạt giải trong cuộc thi Sao Mai, bạn không được tuyển thẳng vào Nhạc viện.

(II) Nếu bạn muốn được tuyển thẳng vào Nhạc viện, bạn phải đoạt giải trong cuộc thi Sao Mai.

(III) Nếu bạn không được tuyển thẳng vào Nhạc viện thì bạn không đoạt giải trong cuộc thi Sao Mai.
A. Chỉ I đúng. B. Chỉ III đúng.
C. Chỉ I và II đúng. D. I, II và III đều đúng.
Câu 52. Trong 1 ngôi đền có 3 vị thần ngồi cạnh nhau. Thần thật thà (luôn luôn nói thật); Thần dối
trá (luôn nói dối); Thần khôn ngoan (lúc nói thật, lúc nói dối). Một nhà toán học hỏi 1 vị thần bên
trái: “ Ai ngồi cạnh ngài?”
• Thần thât thà.
Nhà toán học hỏi người ở giữa: “ Ngài là ai?”

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 121


• Là thần khôn ngoan.
Nhà toán học hỏi người bên phải : “ Ai ngồi cạnh ngài?”

• Thần dối trá.


Hãy xác định tên của vị thần bên trái.
A. Thần khôn ngoan. B. Thần dối trá.
C. Thần thật thà. D. Chưa đủ điều kiện kết luận.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 56.

Một nhóm gồm 8 phụ nữ đi cắm trại gồm 2 người đã có chồng là V và X và 6 cô gái là K, L, M ,
O, P , T . Họ ở trong 3 lều 1,2 và 3 với các thông tin sau đây:
Mỗi lều không chứa nhiều hơn 3 người và V ở lều thứ nhất.
• V không ở cùng lều với O, con gái cô ấy.

• X không ở cùng lều với P , con gái cô ấy.

• K, L và M là nhũng ngườ bạn thân, và họ sẽ ở cùng một lều.


Câu 53. Nếu hai người phụ nữ đã có chồng ở cùng lều thì hai cô gái nào sau đây sẽ ở cùng lều?
A. K và P. B. L và T. C. M và O. D. O và P.
Câu 54. Nếu X ở lều 2 thì người nào sẽ ở cùng lều với V?
A. K. B. L. C. O. D. P.
Câu 55. Người nào sau đây có thể ở lều thứ nhất?
A. K. B. O. C. X. D. L.
Câu 56. Nếu K ở lều thứ hai thì khẳng đinh nào sau đây đúng?
A. M ở lều thứ ba. B. O ở lều thứ ba. C. P ở lều thứ hai. D. T ở lều thứ nhất.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 57 đến 60.
Lớp 12A cử 3 bạn Hạnh, Đức, Vinh đi thi học sinh giỏi 6 môn Văn, Toán, Lí, Hoá, Sinh và Ngoại
ngữ cấp thành phố, mỗi bạn dự thi 2 môn. Nhà trường cho biết về các em như sau
a) Hai bạn thi Văn và Sinh là người cùng phố.

b) Hạnh là học sinh trẻ nhất trong đội tuyển.

c) Bạn Đức, bạn dự thi môn Lí và bạn thi Sinh thuờng học nhóm với nhau.

d) Bạn dự thi môn Lí nhiều tuổi hơn bạn thi môn Toán.

e) Bạn thi Ngoại ngữ, bạn thi Toán và Hạnh thường đạt kết quả cao trong các vòng thi tuyển.

Câu 57. Khẳng định nào sau đây không đúng?


A. Hạnh không thi Toán. B. Đức không thi Sinh.
C. Có một bạn thi cả 2 môn Lí và Sinh. D. Hạnh không thi hai môn Toán và Ngoại ngữ.
Câu 58. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Đức thi Lí và Sinh. B. Hạnh thi Văn và Sinh.
C. Hạnh thi môn Hóa. D. Vinh không thi Lí.
Câu 59. Bạn Đức thi hai môn nào sau đây?
A. Văn và Toán. B. Toán và Hóa. C. Lí và Văn. D. Sinh và Ngoại ngữ.
Câu 60. Bạn Vinh thi hai môn nào sau đây?
A. Văn và Toán. B. Toán và Hóa. C. Lí và Văn. D. Lí và Ngoại ngữ.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 122


Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 63.

Theo thống kê, GDP của Việt Nam năm 2002 ước đạt 35,06 tỉ USD, trong đó cơ cấu GDP phân
theo thành phần kinh tế được cho trong biểu đồ sau:

Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 2002

Kinh tế nhà nước


38, 4%
13, 7% Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Kinh tế ngoài nhà nước


47, 9%

Câu 61. Thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm số phần trăm là
A. 13, 7%. B. 38, 4%. C. 47, 9%. D. 61, 6%.
Câu 62. Thành phần kinh tế nhà nước nhiều hơn thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài số
phần trăm là
A. 24, 7%. B. 34, 2%. C. 4, 2%. D. 9, 5%.
Câu 63. Tính trong năm 2002, GDP của Việt Nam từ thành phần kinh tế ngoài nhà nước và thành
phần kinh tế nước ngoài là
A. 4, 80322 tỉ USD. B. 13, 46304 tỉ USD. C. 16, 79374 tỉ USD. D. 21, 59696 tỉ USD.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 64 đến 66.
Dưới đây là biểu đồ về số vụ án và số bị can mới khởi tố tính đến 30/06/2019 của tỉnh Bắc Giang.

Vu. án - bi. can mới khởi tố (đến 30/06/2019)

Tổng vu. án Tổng bi. cáo

200 187

150 145

97 100
100 86 89 90
83
68 66 65 68 66
52 57 55 54
50 39

12 13

Sơn Đô Lu
. c Nga
.n Lu
. c Nam La
. ng Giang Yên Dũng
. ng Vê
. t Yên TP.Bắc Giang Hê
. p Hòa Tân Yên Yên Thế
Năm

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 123


Câu 64. Tính đến 30/06/2019, tỉnh Bắc Giang có tất cả số vụ án là
A. 555 vụ án. B. 625 vụ án. C. 768 vụ án. D. 867 vụ án.
Câu 65. Số bị cáo của Thành phố Bắc Giang nhiều hơn số bị cáo của huyện Lục Ngạn bao nhiêu phần
trăm?
A. 192,78%. B. 113,23%. C. 51,87%. D. 92,78%.
Câu 66. Tính trung bình toàn tỉnh mỗi vụ án có bao nhiêu bị can?
A. 1, 3872 bị can. B. 1, 5 bị can. C. 4 bị can. D. 1 bị can.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 67 đến 70.
Điểm bài kiểm tra môn Toán học kì I của 32 học sinh lớp 12C được ghi trong bảng sau

7 5 4 6 6 4 6 5
8 8 2 6 4 8 5 6
9 8 4 7 9 5 5 5
7 2 7 5 5 8 6 10

Câu 67. Có bao nhiêu bạn được 9 điểm?


A. 8 bạn. B. 5 bạn. C. 2 bạn. D. 1 bạn.
Câu 68. Số bạn được 7 điểm chiếm bao nhiêu phần trăm so với học sinh cả lớp?
A. 25%. B. 18,75%. C. 15,625%. D. 12, 5%.
Câu 69. Số bạn được điểm mấy có tỉ số phần trăm cao nhất so với học sinh cả lớp?
A. Điểm 4. B. Điểm 5. C. Điểm 6. D. Điểm 7.
Câu 70. Điểm kiểm tra trung bình của cả lớp là
A. 7, 5 điểm. B. 7 điểm. C. 6 điểm. D. 5, 5 điểm.
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.1. Hóa học
Câu 71. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s1 , nguyên tử của nguyên tố Y
có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 . Liên kết hóa học được hình thành giữa nguyên tử X và nguyên
tử Y thuộc loại liên kết
A. cộng hóa trị có cực. B. kim loại.
C. cộng hóa trị không phân cực. D. ion.
Câu 72. Ở nhiệt độ không đổi, hệ cân bằng nào sẽ dịch chuyển theo chiều thuận nếu tăng áp suất:
A. 2H2 (k) + O2 (k)  2H2 O(k). B. 2SO3 (k)  2SO2 (k) + O2 (k).
C. 2NO(k)  2N2 (k) + O2 (k). D. 2CO2 (k)  2CO(k) + O2 (k).
Câu 73. Khoảng giữa tháng 12 năm 2019, dịch viêm phổi cấp COVID-19 do chủng virus corona mới
đã bùng phát tại thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc. Triệu chứng của
bệnh bao gồm sốt, ho, khó thở,. . . và có thể gây tử vong cho con người. Trong thời gian dịch bệnh diễn
biến phức tạp, Bộ Y tế Việt Nam đã đưa ra các khuyến cáo phòng dịch trong đó có việc sử dụng nước
rửa tay khô. Thành phần chính của nước rửa tay khô là chất hữu cơ X, chất này ở nồng độ thích hợp
có tính sát khuẩn cao. Biết đốt cháy 6,9 gam X cần dùng 10,08 lít khí O2 (đktc) thu được CO2 và H2 O.
Hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 37,8 gam. Công
thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3 CH2 OH. B. CH3 OCH3 . C. CH3 COOH. D. HCHO.
+HCl +NaOH
Câu 74. Cho dãy chuyển hóa: Glyxin −−−→ X1 −−−−→ X2 . Vậy X2 là:
A. ClH3 NCH2 COONa. B. H2 NCH2 COONa. C. H2 NCH2 COOH . D. ClH3 NCH2 COOH.
Câu 75. Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2, viết tắt SARS-CoV-2 (tiếng Anh:
Severe acute respiratory syndrome coronavirus 2), là một chủng coronavirus gây ra bệnh viêm đường
hô hấp cấp do virus corona 2019 (COVID-19). Dịch bệnh do virus corona này bùng lên từ thành phố

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 124


Vũ Hán - Trung Quốc từ tháng 12/2019 và bắt đầu lây lan nhanh sau đó đã khiến hàng nghìn người
thiệt mạng. Chỉ một tháng sau khi Trung Quốc báo động về virus corona mới (2019-nCoV), các phòng
thí nghiệm, nghiên cứu, cơ quan y tế của nhiều nước trên thế giới đã lao vào cuộc chạy đua với thời
gian để bào chế vac-xin. Để quan sát được loại virus này các nhà khoa học đã sử dụng:
A. Kính lúp. B. Kính thiên văn.
C. Kính hiển vi điện tử. D. Kính viễn vọng.
Câu 76. Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, mạch tách sóng ở máy thu thanh có tác dụng:
A. tách sóng âm ra khỏi sóng cao tần. B. đưa sóng siêu âm ra loa.
C. đưa sóng cao tần ra loa. D. tách sóng hạ âm ra khỏi sóng siêu âm.
Câu 77. Một mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do. Cường độ dòng điện trong mạch
có phương trình i = 50 · cos 4000t mA (t tính bằng s). Tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch là
30 mA, điện tích trên một bản tụ điện có độ lớn là:
A. 0, 2 · 10−5 C. B. 0, 3 · 10−5 C. C. 0, 4 · 10−5 C. D. 10−5 C.
Câu 78. Trong một thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm,
khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng phát ra ánh sáng trắng
có bước sóng trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm. M là một điểm trên màn, cách vân trung tâm 2 cm.
Trong các bức xạ cho vân sáng tại M , tổng giữa bức xạ có bước sóng dài nhất và bức xạ có bước sóng
ngắn nhất là
A. 570 nm. B. 760 nm. C. 417 nm. D. 1099 nm.
Câu 79. Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch?
A. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn. B. Vì mao mạch thường ở xa tim.
C. Vì số lượng mao mạch lớn hơn. D. Vì áp lực co bóp của tim giảm.
Câu 80. Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?
A. Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất
đơn giản mà cơ thể hấp thụ được..
B. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp
thành những chất đơn giản..
C. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang
túi) và nội bào..
D. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang
túi.
Câu 81. Tại Vũ Hán, Trung Quốc, tính tới 22h30 ngày 23/2/2020 đã có 2.442 người chết do COVID
– 19 (Coronavirus disease 2019). Đây là ví dụ về dạng biến động
A. Theo chu kì nhiều năm. B. Theo chu kì mùa.
C. Không theo chu kì. D. Chu kì tuần trăng.
Câu 82. Một quần thể của một loài thực vật,xét gen A có 2 alen A và gen a; gen B có 3 alen B1 ; B2 ;
B3 . Hai gen A, B nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Trong quần thể này tần số alen của A là 0,6, tần
số của B1 là 0,2; B2 là 0,5. Nếu quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền và trong quần thể có
10000 cá thể thì theo lý thuyết, số lượng cá thể mang kiểu gen đồng hợp về cả gen A và gen B là
A. 1976 . B. 1808. C. 1945. D. 1992.
3.4. Địa lí
Câu 83. Vùng biển của Việt Nam giáp 8 quốc gia, trong đó không có nước nào?
A. Ma-lai-xi-a. B. Thái Lan. C. Cam-pu-chia. D. Lào.
Câu 84. Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa là
A. Phong hóa mạnh, sạt lở đất phổ biến ở vùng đồi núi.
B. Sườn núi đón gió thường có mưa nhiều vào mùa hạ.
C. Các khu vực khuất gió chịu ảnh hưởng của gió phơn khô nóng.
D. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm dần, lượng mưa tăng dần.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 125


Câu 85. Phương hướng khai thác nguồn hải sản vừa hiệu quả vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng
biển và thềm lục địa nước ta là
A. Đánh bắt ven bờ. B. Trang bị vũ khí quân sự.
C. Đẩy mạnh chế biến tại chỗ. D. Đánh bắt xa bờ.
Câu 86. “ Đói thì ăn ráy, ăn khoai.
Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng”.
Theo em, tại sao cha ông ta lại nói “chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng”?
A. Do tháng 2 là thời điểm miền Bắc nước ta chịu hạn hán sâu sắc.
B. Do đây là thời kì hoạt động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc.
C. Do đây là thời kì hoạt động của bão và dải hội tụ gây mưa lớn.
D. Do tháng 2 nước ta chịu ảnh hưởng của gió phơn khô nóng.
Câu 87. Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là
A. giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực.
B. giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo.
C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
D. thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tất cả các nước.
Câu 88. Khó khăn, thử thách mới đối với cuộc kháng chiến của quân và dân ta từ sau chiến thắng
Việt Bắc thu – đông 1947 là
A. Căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây cô lập.
B. Sự đối đầu giữa Mĩ và Liên Xô ngày càng gay gắt.
C. Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Việt Nam.
D. Mĩ đã can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
Câu 89. Thắng lợi nào của ta đánh dấu sự phá sản chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965-1968) của
Mĩ?
A. Vạn Tường 18-8-1965.
B. Thắng lợi mùa khô 1966- 1967.
C. Miền Bắc đánh bại Chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ.
D. Chiến thắng Mậu Thân 1968.
Câu 90. Chính sách kinh tế mới ở Nga năm 1921 đã để lại bài học gì cho công cuộc đổi mới đất nước
ta trong giai đoạn hiện nay?
A. Chỉ tập trung phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn.
B. Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ty lớn.
C. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng.
D. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của Nhà nước.
3.1. Hoá học
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các từ 91 đến 93
Sự điện phân là quá trình oxi hóa - khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều
đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng hóa học mà
nếu không có dòng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra. Trong thiết bị điện phân :

• Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anot được nối với cực dương của nguồn
điện một chiều.

• Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Catot được nối với cực âm của nguồn điện
một chiều.

Cho dãy điện hóa sau

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 126


Thí nghiệm 1: Một sinh viên thực hiện quá trình điện phân dung dịch chứa đồng thời P b(N O3 )2 và
Al(N O3 )3 bằng hệ điện phân sử dụng các điện cực than chì.
Dựa theo dãy điện hóa đã cho ở trên và từ Thí nghiệm 1, hãy cho biết :
Câu 91. Bán phản ứng nào xảy ra ở catot?
A. Pb2+ + 2e → Pb. B. Al3+ + 3e → Al.
C. O2 + 4H+ + 4e → 2H2 O. D. H2 O + 2e → H2 + 2OH− .
Câu 92. Nếu người sinh viên đổi 2 điện cực than chì bằng 2 điện cực kim loại Pb, phản ứng nào xảy
ra ở catot và anot?
A. Catot : Pb2+ + 2e → Pb; Anot : 2H2 O → O2 + 4H+ + 4e.
B. Catot : Al3+ + 3e → Al; Anot : P b → P b2+ + 2e.
C. Catot : 2H2 O + 2e → H2 + 2OH− ; Anot : Pb → Pb2+ + 2e.
D. Catot : Pb2+ + 2e → Pb; Anot : Pb → Pb2+ + 2e.

Thí nghiệm 2: Sinh viên đó tiếp tục thực hiện điện phân theo sơ
đồ như hình bên.
Sau một thời gian, sinh viên quan sát thấy có 3, 84 gam kim loại
đồng bám lên điện cực của bình 1. Biết trong hệ điện phân nối tiếp,
số điện tử truyền dẫn trong các bình là như nhau. Nguyên tử khối
của Ag, Cu và Al lần lượt là 108; 64 và 27 đvC.
Từ Thí nghiệm 2, hãy tính :

Câu 93. Số gam kim loại Ag bám lên điện cực trong bình 2 là
A. 0 gam. B. 3, 24 gam.. C. 12, 96 gam. D. 6, 48 gam.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96.
Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. Este thường
có mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau và được ứng dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm. . .
Để điều chế este của ancol, người ta thường thực hiện phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn chức
(Cn Hm O2 ) và rượu thu được este và nước.
Để điều chế este của phenol, người ta phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol
thu được este.
Câu 94. Để thu được phenyl axetat người ta thực hiện phản ứng este hóa giữa phenol với chất nào?
A. CH3 COOH. B. (CH3 CO)2 O. C. C2 H5 COOH. D. (CH3 )2 CO.
Câu 95. Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit propylic và ancol etylic thu được este etyl propionat
theo phương trình hóa học sau : C2 H5 COOH + C2 H5 OH  C2 H5 COOC2 H5 + H2 O.
Để tăng hiệu suất của phản ứng este hóa thì ta cần thực hiện biện pháp nào?
A. Tăng nồng độ của axit propylic hoặc nồng độ của ancol etylic.
B. Dùng chất xúc tác H2 SO4 đặc.
C. Tách bớt este ra khỏi hỗn hợp sản phẩm.
D. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 96. Điều chế este CH3 COOC2 H5 trong phòng thí nghiệm được mô tả theo hình vẽ sau

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 127


Cho các phát biểu sau :

a) Etyl axetat có nhiệt độ sôi thấp (77◦ C) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng.

b) H2 SO4 đặc vừa làm chất xúc tác, vừa có tác dụng hút nước.

c) Etyl axetat sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh bằng nước đá để ngưng tụ.

d) Khi kết thúc thí nghiệm, cần tắt đèn cồn trước khi tháo ống dẫn hơi etyl axetat.

e) Vai trò của đá bọt là để bảo vệ ống nghiệm không bị vỡ.

Số phát biểu đúng là


A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
3.2. Vật lí
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Chỉ số chất lượng không khí trong tiếng Anh được gọi là Air Quality Index, viết tắt là AQI, là một
chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày. Chỉ số này cho chúng ta biết không khí nơi chúng ta ở
sạch sẽ hay ô nhiễm đến mức nào, và những ảnh hưởng liên quan đến sức khỏe có thể gây ra cho con
người.
Theo thống kê gần đây, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh liên tục được cảnh báo mức độ ô nhiễm
không khí với chỉ số AQI ở mức cao, mức rất xấu. Do đó chỉ số chất lượng không khí AQI (ari quality
index) tại hai thành phố này đang là đề tài thời sự được nhiều người quan tâm.
Để giảm thiểu các tác dụng tiêu cực do không khí ô nhiễm, một số gia đình đã chọn sử dụng máy
lọc không khí của Nhật Bản nội địa. Hiệu điện thế định mức của loại máy này là 110 V.
Câu 97. Để sử dụng được loại máy này với mạng điện dân dụng tại Việt Nam thì cần một máy biến
áp có tỉ lệ giữa số vòng dây cuộn sơ cấp và số vòng dây cuộn thứ cấp là
A. 2,2. B. 2. C. 1,1. D. 0,5.
Câu 98. Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa vào hiện tượng
A. tác dụng của từ trường lên cuộn dây có dòng điện.
B. tự cảm.
C. cảm ứng điện từ.
D. cộng hưởng.
Câu 99. Để giúp bố mẹ tiết kiện tiền, một học sinh quấn một máy biến áp với dự định dùng máy biến
áp đó để sử dụng được máy lọc không khí của Nhật Bản nội địa trên với mạng điện của gia đình. Do sơ
suất nên cuộn thứ cấp bị thiếu một số vòng dây. Muốn xác định số vòng dây thiếu để quấn tiếp thêm
vào cuộn thứ cấp cho đủ, học sinh này đặt vào hai dầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị
hiệu dụng không đổi, rồi dùng vôn kế xác định tỉ số điện áp ở cuộn thứ cấp để hở và cuộn sơ cấp. Lúc
đầu tỉ số điện áp bằng 033. Sau khi quấn thêm vào cuộn thứ cấp 25 vòng dây thì tỉ số điện áp bằng
0,38. Bỏ qua mọi hao phí trong máy biến áp. Để được máy biến áp đúng như dự định, học sinh này
phải tiếp tục quấn thêm vào cuộn thứ cấp
A. 40 vòng dây. B. 85 vòng dây. C. 100 vòng dây. D. 60 vòng dây.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 128


Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102
Quang điện trở hay quang trở, photoresistor, photocell, LDR (tiếng Anh: Light - dependent resistor),
là linh kiện điện tử chế tạo bằng chất đặc biệt có điện trở thay đổi theo ánh sáng chiếu vào. Quang
điện trở thường được lắp với các mạch khuếch đại trong các thiết bị điều khiển bằng ánh sáng, trong
các máy đo ánh sáng.
Trên hình vẽ, bộ pin có suất điện động 9 V, điện trở trong 1 Ω ; A là ampe
kế hoặc miliampe kế có điện trở rất nhỏ; R là quang điện trở (khi chưa chiếu
sáng giá trị là R1 và khi chiếu sáng giá trị là R2 ) và L là chùm sáng chiếu
vào quang điện trở. Khi không chiếu sáng vào quang điện trở thì số chỉ của
miliampe kế là 6 µ A và khi chiếu sáng thì số chỉ của ampe kế là 0,6 A.

Câu 100. Quang điện trở được cấu tạo bằng


A. chất bán dẫn và có đặc điểm điện trở tăng khi ánh sáng chiếu vào.
B. kim loại và có đặc điểm điện trở giảm khi ánh sáng chiếu vào.
C. chất bán dẫn và có đặc điểm điện trở giảm khi ánh sáng chiếu vào.
D. kim loại và có đặc điểm điện trở tăng khi ánh sáng chiếu vào.

Câu 101. Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào
A. hiện tượng quang điện trong. B. hiện tượng tán sắc ánh sáng.
C. hiện tượng phát quang của chất rắn. D. hiện tượng quang điện ngoài.
Câu 102. Giá trị của R1 và R2 là
A. R1 = 2M Ω; R2 = 19Ω. B. R1 = 1,5M Ω; R2 = 19Ω.
C. R1 = 1,5M Ω; R2 = 14Ω. D. R1 = 2M Ω; R2 = 14Ω.
3.3. Sinh học
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105
Bệnh máu không đông (Máu khó đông) hay còn gọi là bệnh ưa chảy máu (Hemophilia) là một rối
loạn hiếm gặp trong đó máu của người bệnh không đông máu như bình thường vì do thiếu yếu tố đông
máu trong chuỗi 12 yếu tố giúp đông máu. Nếu mắc bệnh máu không đông, người bệnh có thể bị chảy
máu trong thời gian dài, khó cầm máu hơn sau khi bị chấn thương so với người bình thường.

Người phụ nữ mang gen bệnh sẽ không biểu hiện ra bên ngoài nên vẫn có kiểu hình bình thường.
Câu 103. Gen gây bênh máu khó đông dạng phổ biến nhất có đặc điểm
A. Gen trội, nằm trên NST thường. B. Gen lặn, nằm trên NST giới tính X.
C. Gen lặn, nằm trên NST thường. D. Gen trội, nằm trên NST giới tính X.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 129


Câu 104. Một người bị bệnh máu khó đông có bố và mẹ đều bình thường nhưng ông ngoại của họ bị
bệnh máu khó đông. Khả năng để người em trai của người đó cũng bị bệnh máu khó đông là:
A. 100%. B. 50%. C. 25%. D. 12,5%.
Câu 105. Anh Vũ có bố bị máu khó đông, khi lập gia đình, Vũ lo rằng các con của mình có thể bị
bệnh. Trường hợp nào sau đây những người con của Vũ chắc chắn không bị bệnh?
A. Bố mẹ vợ không bị bệnh máu khó đông. B. Người vợ không bị máu khó đông.
C. Vũ sinh toàn con trai. D. Vợ Vũ không mang gen bệnh.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Các nhà khoa học tính toán rằng, nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển trước năm 1850 là khoảng
274 ppm. Năm 1958, một trạm giám sát đã được xây dựng ở mũi Mauna Loa của Hawaii, là nơi ở xa
thành phố và có độ cao phù hợp, để đo chính xác nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển. Ở vào thời
gian đó, nồng độ khí CO2 là 316 ppm. Ngày nay, nồng độ này đã vượt quá 380 ppm, tăng khoảng 40%
kể từ giữa thế kỷ XIX. Nồng độ của khí nhà kính tăng lên trong thời gian dài, ví dụ như nồng độ khí
CO2 đang làm thay đổi nhiệt độ của Trái Đất.
Dưới đây là chu trình tuần hoàn cacbon trong tự nhiên:

Câu 106. Kể từ Cách mạng công nghiệp, nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển đã ngày một tăng
lên, đó là do kết quả của quá trình:
A. Trồng rừng hàng loạt. B. Sản xuất công nghiệp.
C. Số lượng sinh vật tăng. D. Tuần hoàn cacbon trong tự nhiên.
Câu 107. Nếu không có hoạt động sản xuất công nghiệp thì nồng độ CO2 được giảm xuống bởi
A. Hoạt động hô hấp của các sinh vật.
B. Hoạt động quang hợp của sinh vật tự dưỡng.
C. Cacbon được luân chuyển trong chu trình liên tục, không có sự lắng đọng, thất thoát.
D. Ánh sáng.
Câu 108. CO2 là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Theo chu trình cacbon, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?

(I) Cacbon di vào chu trình dưới dạng cácbon đioxit (CO2 ).

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 130


(II) Tất cả lượng cácbon của quần xã được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.

(III) CO2 là một loại khí nhà kính nhưng cũng là một khí vô cùng quan trọng với sự sống

(IV) Mọi sinh vật đều thải CO2 vào khí quyển.

A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
3.5. Lịch sử
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được ký kết và Nghị viện châu Âu thông qua
ngày 12/2/2020 đánh dấu cả một chặng đường 10 năm đàm phán, ký kết giữa Việt Nam và EU.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được coi là một Hiệp định toàn diện và chất
lượng cao, phù hợp với các quy định của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Cam kết mở cửa thị
trường mạnh mẽ trong EVFTA chắc chắn sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – EU, là cú huých
rất lớn cho thị trường hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2
của Việt Nam (sau Hoa Kỳ), song thị phần hàng hoá của khu vực này còn rất khiêm tốn, bởi năng lực
cạnh tranh của hàng Việt Nam còn hạn chế.
Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng
thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Còn Việt Nam sẽ xóa bỏ 48,5%
số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu của EU vào Việt Nam. Với cam kết xóa bỏ thuế
nhập khẩu lên tới 99,2% số dòng thuế (sau 7 năm kí kết) và giá trị thương mại mà hai bên đã thống
nhất, cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông
thủy sản (kể cả gạo, đường, mật ong, rau củ quả), đồ gỗ, v.v. là rất đáng kể.
Đối với nhập khẩu và thị trường nội địa, EVFTA giúp người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận
nguồn cung các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao từ EU trong các lĩnh vực như dược phẩm, chăm
sóc sức khỏe, xây dựng hạ tầng và giao thông công cộng. . . .; cho phép doanh nghiệp của chúng ta có
thể mua máy móc, thiết bị, công nghệ từ các đối tác có công nghệ nguồn với giá rẻ hơn, có thể tiếp cận
các dịch vụ phục vụ sản xuất tốt hơn, giá cả dễ chịu hơn (như logistics, viễn thông. . . ), từ đó tiết kiệm
chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây cũng là sức ép tốt để các doanh nghiệp trong nước
nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, chinh phục khách hàng nội địa, hội nhập ngay trên sân nhà.
(Nguồn: Tổng cục Hải quan, http://evfta.moit.gov.vn/“Tác động của Hiệp định EVFTA và IPA đối
với nền kinh tế Việt Nam”).
Câu 109. EVFTA là tên viết tắt của Hiệp định nào sau đây?
A. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.
B. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU.
C. Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN.
D. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Nhật Bản.
Câu 110. Tác động lớn nhất của EVFTA đến thương mại Việt Nam là
A. Người tiêu dùng được tiếp cận các dịch vụ và sản phẩm chất lượng cao từ EU.
B. Thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
C. Tạo cú huých lớn cho thị trường hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
D. Các doanh nghiệp được hưởng lợi về hàng hóa, thiết bị nhập khẩu với chất lượng tốt và giá rẻ
hơn.
Câu 111. Thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam sau khi Hiệp định Thương mại tự do
Việt Nam – EU được kí kết là
A. sức ép cạnh tranh với hàng hóa của EU, đặc biệt về chất lượng.
B. các yêu cầu về quy tắc xuất xứ, nhãn hiệu sản phẩm.
C. nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thương mại của EU.
D. thương hiệu sản phẩm Việt Nam vẫn còn yếu.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 131


Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra nghiêm trọng trọng tại các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, độ nặm trên các
sông Nam Bộ có xu thế tăng dần và đạt mức cao nhất vào ngày 23 đến 25/2/2020. Trong mùa khô
2020, hạn hán và xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm hơn năm 2015 và dự báo sẽ còn ảnh hưởng nghiêm
trọng hơn đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Trong khi đó, mùa mưa 2019 trên lưu vực sông Mê Công lại xuất hiện muộn so với trung bình
nhiều năm, tổng lượng dòng chảy năm ở mức thấp. Dòng chảy về ĐBSCL từ đầu mùa khô đến nay
giảm nhanh, hiện đang ở mức rất thấp so với trung bình nhiều năm. Do đó, cùng với xâm nhập mặn,
ĐBSCL đồng thời sẽ phải đối mặt với tình trạng hạn hán. Xâm nhập mặn sẽ tác động đến 10/13 tỉnh
của ĐBSCL, bao gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu
Giang, Cà Mau và Kiên Giang. Dự báo, có khoảng 332.000 ha lúa bị thiếu nước, khoảng 136.000 ha cây
ăn quả có khả năng bị ảnh hưởng. Riêng đối với nước sinh hoạt, dự báo trong thời gian tiếp theo của
mùa khô, sẽ có khoảng 158.000 hộ thiếu nước sinh hoạt. Trong đó, tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre sẽ
là hai địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra nghiêm trọng.
Để giảm thiểu các thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân
Phúc đã ra Chỉ thị 04/CT-TTg về triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước,
xâm nhập mặn:

• Đánh giá thực trạng, dự báo nguồn nước tại các hồ chứa, hệ thống thủy lợi trên địa bàn để điều
chỉnh, bổ sung phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp.

• Điều chỉnh mùa vụ, cơ cấu cây trồng, xem xét lùi thời vụ, chuyển đổi sản xuất nếu nguồn nước
không bảo đảm; chủ động tích trữ nước để sử dụng trong thời kỳ cao điểm hạn hán, xâm nhập
mặn.

• Đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa vào khai thác các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt,
nhất là ở các vùng có nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

• Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp tích, trữ nước, đồng thời sử
dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước. . .

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Mô trường – Tổng cục khí tượng và thủy văn).
Câu 112. Vấn đề nghiêm trọng nhất mà các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp phải trong mùa
khô là
A. Ngập lụt. B. Nước biển dâng. C. Hạn mặn. D. Hạn hán.
Câu 113. Hai địa phương được dự báo sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi hạn hán và xâm
nhập mặn xảy ra nghiêm trọng là
A. Tiền Giang và Bạc Liêu. B. Tiền Giang và Bến Tre.
C. Cà Mau và Kiên Giang. D. Vĩnh Long và Sóc Trăng.
Câu 114. Theo em, giải pháp cấp bách nhất để giảm thiểu ảnh hưởng của tình trạng xâm nhập mặn
và hạn hán ở đồng bằng sông Cửu Long là gì?
A. Áp dụng các biện pháp thủy lợi kịp thời và thích hợp.
B. Sử dụng các giống cây chịu hạn, chịu mặn.
C. Điều chỉnh mùa vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng hợp lí.
D. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng tiết kiệm, tích, trữ nước.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu
117:
Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ
XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 132


Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng
tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là:

• Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

• Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

• Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

• Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách
quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với
các nước đang phát triển.
Như thế, toàn cầu hóa là thời cơ lịch sử, là cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng
thời cũng tạo ra những thách thức to lớn. Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Do vậy, “nắm
bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống
còn đối với Đảng và nhân dân ta”.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 69 – 70).
Câu 115. Xét về bản chất, toàn cầu hóa là
A. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con
người kém an toàn hơn.
B. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng
cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
C. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc
lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
D. Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi
toàn cầu.
Câu 116. Nội dung nào không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
A. Quan hệ thương mại quốc tế phát triển nhanh chóng.
B. Tập trung phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.
C. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học - kĩ
thuật.
D. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
Câu 117. Xu thế toàn cầu hóa đã tạo ra cho Việt Nam điều kiện thuận lợi nào trong thời kì công
nghiệp hóa - hiện đại hóa?
A. Khai thác được nguồn lực trong nước. B. Xã hội hóa lực lượng sản xuất.
C. Giữ vững bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ. D. Tăng cường hợp tác quốc tế.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu
120:
Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát
triển mới. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư kĩ
thuật và nhân lực, song rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyển biến ít nhiều
về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo
nàn. Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm
của tư bản Pháp.
Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.
Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham
gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 133


Giai cấp nông dân ngày càng bần cùng, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc
Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp
và tay sai.
Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Phần đông họ là những người trung gian
làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu hay hàng hóa,. . . cho tư bản Pháp. Khi kiếm được số vốn
khá, họ đứng ra kinh doanh riêng và trở thành những nhà tư sản (như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu
Thu. . . ).
Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế
lực yếu, không thể đương đầu với sự cạnh tranh của tư bản Pháp. Dần dần, họ phân hóa thành 2 bộ
phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tầng lớp
tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị giới tư sản, đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề,
có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh
hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong
trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.
Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã
diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt
Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp
và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung
và hình thức phong phú.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 77 – 79).
Câu 118. Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của các cuộc khai thác thuộc địa của lần thứ hai của
thực dân Pháp ở Việt Nam?
A. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
B. Tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
C. Nông dân, địa chủ phong kiến.
D. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.
Câu 119. Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để?
A. Xuất thân từ nông dân.
B. Bị bóc lột nặng nề.
C. Sớm được tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin.
D. Xuất thân từ nông dân, liên hệ máu thịt với nông dân.
Câu 120. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu
thuẫn nào là cơ bản nhất?
A. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.
B. Mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản.
C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
D. Mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 134


Đáp án đề số 7

1. D 2. C 3. A 4. C 5. C 6. C 7. D 8. C 9. A 10. D
11. D 12. C 13. B 14. A 15. A 16. A 17. A 18. C 19. D 20. D
21. A 22. B 23. C 24. A 25. D 31. C 32. A 33. B 34. C 35. D
36. A 37. C 38. D 39. B 40. A 41. B 42. D 43. D 44. A 45. A
46. D 47. D 48. B 49. C 50. D 51. B 52. A 53. D 54. D 55. C
56. B 57. C 58. A 59. A 60. D 61. C 62. A 63. D 64. B 65. D
66. A 67. C 68. D 69. B 70. C 71. D 72. A 73. A 74. B 75. C
76. A 77. D 78. D 79. A 80. C 81. C 82. A 83. D 84. A 85. C
86. B 87. C 88. D 89. D 90. D 91. A 92. D 93. C 94. B 95. D
96. D 97. B 98. C 99. D 100. C 101. A 102. C 103. B 104. B 105. D
106. B 107. B 108. C 109. B 110. C 111. A 112. C 113. B 114. A 115. C
116. B 117. D 118. B 119. B 120. C

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 135


NHÓM TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG ĐỀ ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2021-2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Võ Thị Thùy Trang
Thời gian làm bài: 150 phút
Quang Phú Trương
Đề số: 8

PHẦN 1. NGÔN NGỮ


1.1. Tiếng Việt
1.2. Tiếng Anh
PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Câu 41. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để đường thẳng y = mx − m − 1 cắt đồ thị hàm
số y = x3 −Å3x2 + x tại
ã ba điểm A, B, C phân biệt sao cho AB = BC.
5
A. m ∈ − ; +∞ . B. m ∈ (−∞; 0] ∪ (4; +∞).
4
C. m ∈ (−2; +∞). D. m ∈ R.
z+2
Câu 42. Xét số phức z thỏa mãn là số thuần ảo. Biết rằng tập hợp các điểm biểu diễn các số
z − 2i
phức z luôn thuộc một đường tròn
√ cố đinh. Bán kính của đường
√ tròn đó bằng
A. 1. B. 2. C. 2 2. D. 2.
Câu 43. Cho hình chóp S.ABC
√ có SA = SB = SC, đáy ABC là tam giác đều cạnh a. Biết thể tích
a3 3
khối chóp S.ABC bằng . Khoảng cách giữa hai đường thẳng SA và BC bằng
3 √ √
6a 3a 3 a 3 4a
A. . B. . C. . D. .
7 13 4 7
Câu 44. Cho 4 điểm A(3; −2; −2), B(3; 2; 0), C(0; 2; 1), D(−1; 1; 2). Mặt cầu tâm A và tiếp xúc với
mặt phẳng (BCD) có phương trình là √
A. (x − 3)2 + (y + 2)2 + (z + 2)2 = √14. B. (x − 3)2 + (y + 2)2 + (z + 2)2 = 14.
C. (x + 3)2 + (y − 2)2 + (z − 2)2 = 14. D. (x + 3)2 + (y − 2)2 + (z − 2)2 = 14.
Câu 45. Cho hình (H) là hình phẳng giới hạn bởi 2 đồ thị của 2 hàm số y = x2 và y = x + 2. Diện
tích của hình (H) bằng
7 9 3 9
A. . B. − . C. . D. .
6 2 2 2
Câu 46. Có bao nhiêu cách xếp 4 người lên 3 toa tàu biết mỗi toa có thể chứa 4 người?
A. 81. B. 42. C. 64. D. 99.
Câu 47. Trên giá sách có 4 quyển sách toán, 3 quyển sách lý, 2 quyển sách hóa. Lấy ngẫu nhiên 3
quyển sách. Tính xác suất để được 3 quyển được lấy ra có ít nhất một quyển là toán.
2 3 37 10
A. . B. . C. . D. .
7 4 42 21
Å ã
1
Câu 48. Cho hàm số f (x) = ln 1 − 2 . Biết rằng f (2) + f (3) + · · · + f (2018) = ln a − ln b + ln c − ln d
x
với a, b, c, d là các số nguyên dương, trong đó a, c, d là các số nguyên tố và a < b < c < d Tính
P = a + b + c + d.
A. 1986. B. 1698. C. 1689. D. 1968.
Câu 49. Trên bảng ghi một số số tự nhiên liên tiếp. Đúng 52% trong chúng là số chẵn. Hỏi có bao
nhiêu số lẻ được ghi trên bảng là
A. 12 số. B. 13 số. C. 14 số. D. 15 số.
Câu 50. Minh và hai thợ phụ của anh mỗi người sơn với một năng suất không đổi, nhưng khác nhau.
Họ luôn bắt đầu lúc 8 giờ sáng và cả ba sử dụng một lượng thời gian như nhau đề ăn trưa. Ngày thứ

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 136


nhất cả ba cùng làm việc và hoàn thành 50% ngôi nhà, kết thúc công việc lúc 4 giờ chiều. Ngày thứ
hai, khi Minh vắng mặt, hai thợ phụ chỉ sơn được 24% ngôi nhà và kết thúc công việc lúc 2 giờ 12 phút
chiều. Ngày thứ ba, Minh làm việc một mình đến 7 giờ 12 phút tối và hoàn thành công việc sơn ngôi
nhà. Hỏi mỗi ngày họ đã nghỉ ăn trưa bao nhiêu phút?
A. 45 phút. B. 48 phút. C. 50 phút. D. 52 phút.
2.2. Tư duy logic
Câu 51. Tại Tiger Cup 98 có bốn đội lọt vào vòng bán kết: Việt Nam, Singapor, Thái Lan và Indonexia.
Trước khi thi đấu vòng bán kết, ba bạn Dung, Quang, Trung dự đoán như sau:
Dung: Singapor nhì, còn Thái Lan ba.
Quang: Việt Nam nhì, còn Thái Lan tư.
Trung: Singapor nhất và Indonexia nhì.
Kết quả, mỗi bạn dự đoán đúng một đội và sai một đội. Hỏi mỗi đội đã đạt giải mấy?
A. Singapor nhì, Việt Nam nhất, Thái Lan ba, Indonexia tư.
B. Singapor nhất, Việt Nam nhì, Thái Lan thứ tư, Indonexia ba.
C. Singapor nhất, Việt Nam nhì, Thái Lan ba, Indonexia tư.
D. Singapor thứ tư, Việt Nam ba, Thái Lan nhì, Indonexia nhất.
Câu 52. Ba bạn An, Minh, Tuấn ngồi theo hàng dọc: Tuấn trên cùng và An dưới cùng. Tuấn và Minh
không được nhìn lại sau. Lấy ra 2 mũ trắng, 3 mũ đen và đội lên đầu mỗi người một mũ, 2 mũ còn lại
đem cất đi (2 mũ này ba bạn không nhìn thấy). Khi được hỏi màu mũ trên đầu mình, An nói không
biết, Minh cũng xin chịu. Dựa vào biểu hiện của An và Minh liệu Tuấn có thể xác định được màu mũ
trên đầu mình hay không?
A. Trắng.
B. Đen.
C. Không xác định được.
D. Có thể đội mũ trắng, cũng có thể đội mũ đen.
Câu 53. Tuổi của Trung sẽ nhiều gấp đôi tuổi của Tùng khi mà tuổi của Nghĩa sẽ bằng tuổi của Trung
bây giờ. Đáp án nào dưới đây đúng?
A. Trung ít tuổi hơn Tùng.
B. Trung nhiều tuổi nhất, Nghĩa và Tùng bằng tuổi nhau.
C. Trung nhiều tuổi nhất, Tùng ít tuổi nhất.
D. Trung là người ít tuổi nhất.
Có một chai lọ, một vại to một cốc, một chén và một vại thấp được xếp thành dãy theo thứ tự đó.

Đựng các thứ nước khác nhau là: nước chè, cà phê, ca cao, sữa và bia. Nếu đem chiếc chén đặt vào giữa
vật đựng chè và vật đựng sữa thì vật đựng chè và vật đựng ca cao sẽ cạnh nhau, vật đựng chè sẽ thay
đổi theo thứ tự và vật đựng cà phê ở giữa.
Câu 54. Chén đựng loại nước nào?
A. Chè. B. Cà phê. C. Ca cao. D. Sữa.
Câu 55. Chè được đựng trong vật dùng nào?
A. Vại to. B. Chai. C. Cốc. D. Vại nhỏ.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 137


Câu 56. Theo thứ tự chai, vại lớn, vại nhỏ đựng những loại nước nào?
A. Sữa, bia, ca cao. B. Bia, ca cao, sữa. C. Ca cao, bia, sữa. D. Bia, sữa, ca cao.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 57 và 58.
Bốn học sinh là An, Ba, Nam, Việt thi kéo co xem ai khỏe nhất, thứ hai, thứ ba và yếu nhất. Bạn hãy
xác định điều đó qua kết quả 3 lần kéo sau đây:

1. Dù khó khăn nhưng Ba vẫn thắng An và Nam gộp lại.

2. Khi một đầu là An và Ba, đầu kia là Việt và Nam thì kết quả không phần thắng bại.

3. Nếu An và Nam đổi chỗ cho nhau thì cặp Việt - An thắng một cách dễ dàng.

Câu 57. So sánh An với các bạn còn lại?


A. An khỏe hơn Nam. B. An yếu hơn Nam. C. An khỏe hơn Ba. D. An khỏe hơn Việt.
Câu 58. Ai là người khỏe nhất?
A. An. B. Nam. C. Ba. D. Việt.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 59 và 60
Ba cô gái là Hoa, Hạnh, Vân và ba chàng trai là Phương, Minh, Tuấn cùng làm ở một cơ quan nên họ
tổ chức đám cưới chung cho vui vẻ.
Bạn hãy xác định các cặp vợ chồng qua các dữ kiện sau:

• Tuấn là anh trai Hoa.

• Tuấn nhiều tuổi hơn Minh, Vân lớn tuổi nhất trong ba cô gái.

• Tuổi của mỗi người đều khác tuổi của những người kia. Tuy vậy, tổng số tuổi của 2 người trong mỗi
cặp là như nhau.

• Tuổi của Minh và Hạnh cộng lại bằng tổng số tuổi của Phương và Hoa.

Câu 59. Ai là vợ Tuấn ?


A. Hoa. B. Hạnh. C. Vân. D. Không xác định.
Câu 60. Cặp nào đúng trong các cặp sau?
A. Không xác định được. B. Minh – Vân.
C. Minh – Hoa. D. Phương – Hoa.
2.3. Phân tích số liệu
Dựa vào các thông tin trong bảng sau để hoàn thành các câu hỏi từ 61 đến 63.
Ngày 23/2, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bố nước này nâng mức cảnh báo nguy hiểm
của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của viruts Corona (COVID 19) lên mức cao nhất.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 138


Câu 61. Tính đến ngày 23 tháng 2 năm 2020 tại Hàn Quốc có bao nhiêu ca nhiễm CoVid-19 ?
A. 433 ca nhiễm. B. 500 ca nhiễm. C. 209 ca nhiễm. D. > 600 ca nhiễm.

Câu 62. Tính đến hết ngày 23 tháng 2, số ca tử vong do nhiễm virus CoVid-19 tại Hàn Quốc là
A. 4. B. 10. C. 5. D. 2.

Câu 63. Từ ngày 21 đến ngày 22 tháng 2 năm 2020, có thêm bao nhiêu trường hợp nhiễm CoVid-
19?
A. 443 trường hợp. B. 433 trường hợp. C. 209 trường hợp. D. 224 trường hợp.

Quan sát biểu đồ dưới đây để hoàn thành các câu hỏi 64, 65 và 66 Số lượng huy chương Olympic của
học sinh Việt Nam (2016-2019)

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 139


Câu 64. Tổng số huy chương Olympic của học sinh Việt Nam qua các năm 2016 − 2019 là

A. 38 huy chương. B. 120 huy chương. C. 140 huy chương. D. 160 huy chương.

Câu 65. Trung bình số huy chương Olympic mỗi năm mà học sinh đạt được là

A. 35. B. 36. C. 37. D. 38.

Câu 66. Năm 2019, số huy chương vàng chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm? (làm tròn đến số thập phân
thứ nhất)

A. 25, 2%. B. 24, 0%. C. 26, 1%. D. 24, 3%.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 67 đến 70

NDĐT-Nghị quyết Quy định mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao
trên địa bàn Thủ đô năm học 2020-2021 đã được HĐND thành phố Hà Nội thông qua.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 140


Câu 67. Năm học 2020 − 2021 mức học phí trần đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao
bậc Mầm non trên địa bàn Thành phố Hà Nội là bao nhiêu triệu đồng / học sinh / tháng ?
A. 4, 7. B. 5, 1. C. 5, 7. D. 5, 5.
Câu 68. Gia đình nhà anh Phong có hai con đang trong độ tuổi đi học, bé gái đang học lớp 7 , và bé
trai đang học lớp 4. Theo mức học phí ở trên, năm học 2020 − 2021 gia đình anh Phong phải đóng tiền
cả năm học cho 2 bé là bao nhiêu tiền?
A. 124, 8 triệu đồng. B. 125 triệu đồng. C. 110 triệu đồng. D. 93, 6 triệu đồng.
Câu 69. Từ năm học 2020 − 2021, mức trần học phí cấp Tiểu học và THPT công lập chất lượng cao
trên địa bàn thành phố Hà Nội được điều chỉnh tăng . . . . . . . . . đồng/học sinh/tháng?
A. 200000. B. 300000. C. 400000. D. 500000.
Câu 70. Mức học phí trần năm học 2020 − 2021, cấp Tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng
bao nhiêu phần trăm so với năm học 2018 − 2019?
A. 20%. B. 17%. C. 18%. D. 21%.
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.1. Hóa học
3.2. Vật lí
3.3. Sinh học
3.4. Địa lí
3.5. Lịch sử

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 141


Đáp án đề số 8

41. C 42. B 43. A 44. B 45. D 46. D 47. C 48. C 49. A 50. B
51. C 52. A 53. C 54. B 55. C 56. D 57. A 58. D 59. B 60. C
61. D 62. C 63. B 64. C 65. A 66. D 67. B 68. D 69. C 70. B

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 142


NHÓM TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG ĐỀ ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2021-2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Phạm Quốc Toàn Thời gian làm bài: 150 phút
Võ Minh Tâm
Đề số: 9

PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU


2.1. Toán học
Câu 1.
Cho hàm số f (x) = x3 − 3x2 + 2 có đồ thị y
là đường cong trong hình bên.

1
√ √
1− 3 2 1+ 3
−1 O 3 x

−1

−2

Hỏi phương trình (x3 − 3x2 + 2)3 − 3(x3 − 3x2 + 2)2 + 2 = 0 có bao nhiêu nghiệm thực dương phân
biệt?
A. 3. B. 5. C. 7. D. 1.
Câu 2. Đầu mỗi tháng anh A gửi vào ngân hàng 3 triệu đồng với lãi suất 0, 7% mỗi tháng. Biết không
rút tiền ra khỏi ngân hàng thì cứ sau môi tháng số tiền lãi sẽ được nhập vào gốc để tính lãi cho tháng
tiếp theo. Hỏi sau ı̂t nhất bao nhiêu tháng (khi ngân hàng đã tính lãi) thì anh A có được số tiền cả gốc
lẫn lãi nhiều hơn 100 triệu đồng? Giả định trong suốt thời gian gửi, lãi suất không đổi và anh A không
rút tiền ra.
A. 30 tháng. B. 33 tháng. C. 29 tháng. D. 28 tháng.
Câu 3. Có hai dãy ghế đối diện nhau, mỗi dãy có ba ghế. Xếp ngẫu nhiên 6 học sinh, gồm 3 nam và
3 nữ, ngồi vào hai dãy ghế đó sao cho mỗi ghế có đúng một học sinh ngồi. Xác suất để mỗi học sinh
nam đều ngồi đối diện với một học sinh nữ bằng
2 1 3 1
A. . B. . C. . D. .
5 20 5 10
Câu 4. Tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các số phức z thỏa mãn |(1 + i)z − 5 + i| = 2 là một đường
tròn tâm I và bán kính
√ R lần lượt là √
A. I(2; −3), R = 2. B. I(2; −3), R = 2. C. I(−2; 3), R = 2. D. I(−2; 3), R = 2.
Câu 5. Trong không gian Oxyz cho điểm I(2; 3; 4) và A(1; 2; 3). Phương trình mặt cầu tâm I và đi
qua A có phương trình là
A. (x + 2)2 + (y + 3)2 + (z + 4)2 = 3. B. (x + 2)2 + (y + 3)2 + (z + 4)2 = 9.
C. (x − 2)2 + (y − 3)2 + (z − 4)2 = 45. D. (x − 2)2 + (y − 3)2 + (z − 4)2 = 3.
Câu 6.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 143


Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác vuông tại B. Biết 4SAB đều S
√ (ABC). Tính theo a thể
và thuộc mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng
tích khối chóp S.ABC biết AB = a, AC = a 3.

A B
H

√ 3 3 3
√ 3
√ C
a 2 a a 6 a 6
A. . B. . C. . D. .
6 4 12 4
Câu 7. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình log2 | cos x|−m log cos2 x−m2 +4 = 0
vô nghiệm. √ √ √ √ √
A. m ∈ ( 2; 2). B. m ∈ (− 2; 2). C. m ∈ (− 2; 2). D. m ∈ (−2; 2).
R2 R4 √
Câu 8. Cho 1 f (x)dx = 2. Khi đó 1 f (√xx) dx bằng
A. 1. B. 4. C. 2. D. 8.
Câu 9. Lớp học có 30 học sinh, trong đó sồ học sinh nam nhiêu hơn sô học sinh nữ. Một buổi tối, tât
cả đi xem hát. Trong lần giải lao thứ nhẩt, mỗi bạn nữ mua một cái bánh phô mai và mỗi bạn nam
mua một cốc co-ca (giá tiền mội bánh phô mai và mỗi cốc co-ca đều là số nguyên). Trong lần giải lao
thứ nhất, mỗi bạn nữ mua một cốc co-ca cái bánh phô mai và mỗi bạn nam mua một cái bánh phô
mai. Lần giải lao thứ hai, cả lớp đã tiêu ít tiền hơn lần giải lao thứ nhất là 2 đô-la. Số bạn nam và số
bạn nữ của lớp lần lượt là
A. 18 bạn và 12 bạn. B. 19 ban và 11 bạn. C. 17 bạn và 13 bạn. D. 16 bạn và 14 bạn.
Câu 10. Có 11 cái hộp lớn, một số trong chúng chứa 8 cái hộp nhỏ. Một số hộp nhỏ lại chứa 8 cái hộp
nhỏ. Biết rằng có 102 cái hộp rỗng. Hỏi tất cả có bao nhiêu cái hộp?
A. 115 cái. B. 120 cái. C. 125 cái. D. 130 cái.
2.2. Tư duy logic
Câu 11. Trong các câu sau, câu nào sai?
A. Phủ định của mệnh đề “∀n ∈ N∗ , n2 + n + 1 là một số nguyên tố” là mệnh đề “∃n ∈ N∗ , n2 + n + 1
là hợp số”.
B. Phủ định của mệnh đề “∀x ∈ R, x2 > x + 1” là mệnh đề “∃x ∈ R, x2 ≤ x + 1”.
C. Phủ định của mệnh đề “∃x ∈ Q, x2 = 3” là mệnh đề “∀x ∈ Q, x2 6= 3”.
m 1 m 1
D. Phủ định của mệnh đề “∃m ∈ Z, 2 ≤ ” là mệnh đề “∀m ∈ Z, 2 ≥ ”.
m +1 3 m +1 3
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu 52 và 53
Trong giờ nghỉ ở một hội nghị toán, các đồng nghiệp hỏi một giáo sư xem ông ta có mấy con và chúng
bao nhiêu tuổi. Giáo sự trả lời:

• Tôi có 3 con trai. Có một sư trùng hợp lý thú: ngày sinh của chúng đều là hôm nay. Tuổi của
chúng cộng lai bằng ngày hôm nay và đem nhân với nhau thì tích là 36.
Một đồng nghiệp nói:

• Chỉ như vậy thì chưa xác định được tuổi của bọn trẻ.

• Ô, đúng vậy. Tôi quên không nói thêm rằng: khi chúng tôi chờ sinh đứa thứ ba thì hai đứa lớn đã
được gửi về quê ở với ông bà.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 144


• Xin cảm ơn ngài, giờ thì chúng ta đã biêt tuổi của bọn trẻ.
Câu 12. Hỏi tuổi của mỗi cậu con trai.
A. 3, 3, 4. B. 2, 2, 9. C. 1, 6, 6. D. 2, 3, 6.
Câu 13. Hôm đó là ngày nào trong tháng.
A. 2. B. 13. C. 4. D. 5.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi 54 và 57.
Có 6 học sinh làm chung công việc cưa gỗ, được chia thành ba nhóm, gọi theo tên họ, thứ tự là
• Nhóm I: Trần và Lê nhận những đoạn gỗ dài 2m.

• Nhóm II: Đặng và Vũ nhận những đoạn gỗ dài 1, 5m.

• Nhóm III: Nguyễn và Hoàng nhận những đoạn gỗ dài 1m.


Trong đó Trần, Đặng, Nguyễn là các nhóm trưởng. Cả ba nhóm đều phải cưa gỗ thành những đoạn dài
0.5 m. Công việc hoàn thành, người ta thấy kết quả được thông báo trên bảng ghi theo tên riêng như
sau:
• Nhóm trưởng Tuấn và Minh cửa được 26 đoạn.

• Nhóm trưởng Phượng và Thanh cửa được 27 đoạn.

• Nhóm trưởng Tùng và Nghĩa cưa được 28 đoạn.


Câu 14. Đặng là họ của bạn nào?
A. Phượng. B. Thanh. C. Tùng. D. Tuấn.
Câu 15. Bạn Tuấn mang họ gì?
A. Lê. B. Trần. C. Vũ. D. Nguyễn.
Câu 16. Bạn Minh mang họ gì?
A. Trần. B. Hoàng. C. Vũ. D. Lê.
Câu 17. Đáp án nào sau đây đúng?
A. Lê Tùng. B. Trần Tùng. C. Vũ Tùng. D. Lê Thanh.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi 58 và 60.
Trong một trường phổ thông cơ sở ở Hà Nội có 3 thầy giáo là Minh, Tuấn, Vinh dạy các môn Sinh vật,
Địa lý, Toán, Lịch sử, Tiếng Anh và Tiếng Pháp, mỗi thầy dạy hai môn. Người ta biết về các thầy như
sau:
• Thầy dạy Địa và thầy dạy Tiếng Pháp là láng giềng của nhau (1)

• Thầy Minh trẻ nhất trong ba thầy (2)

• Thầy Tuấn, thầy dạy Sinh và thầy dạy Tiếng Pháp thường đi với nhau trên đường về nhà (3)

• Thầy dạy Sinh nhiều tuổi hơn thầy dạy Toán (4)

• Thầy dạy Tiếng Anh, thầy dạy Toán và thầy Minh khi rảnh rỗi thường hay đánh quần vợt với
một thầy thứ tư (5)
Câu 18. Thầy Minh dạy môn gi?
A. Tiếng Pháp - Lịch sử. B. Tiếng Pháp - Tiếng Anh.
C. Lịch sử - Địa lý. D. Tiếng Anh - Lịch sử.
Câu 19. Thầy Vinh dạy môn nào trong các môn sau?
A. Toán. B. Sinh. C. Địa lí. D. Lịch sử.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 145


Câu 20. Thầy Tuấn dạy những môn nào?
A. Toán - Tiếng Anh. B. Sinh - Địa lí. C. Tiếng Anh - Địa lí. D. Toán - Địa lí.
2.3. Phân tích số liệu
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 61 đến 63.
Hai tháng đầu năm 2020, lượng khách Quốc tế đến Việt Nam đạt 3, 24 triệu lượt người, tăng 4, 8% so
với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.

KHÁCH QUỐC TẾ 2 THÁNG QUA CÁC NĂM (triệu lượt người)

2016 1, 66

2017 2, 21

2018 2, 86

2019 3, 09

2020 3, 24

Khách quốc tế theo phương tiện đến 2 tháng năm 2020 (triệu lượt người)

Đường không 2, 62

Đường bộ 0, 49

Đường biển 0, 13

Câu 21. Hai tháng đầu năm 2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt . . . triệu lượt người?
A. 3, 24. B. 3, 09. C. 2, 86. D. 2, 21.
Câu 22. Dựa vào dữ liệu ở trên hãy cho biết so với cùng kỳ năm trước thì lượng khách quốc tế qua 2
tháng đầu năm 2019 tăng bao nhiêu phần trăm?
A. 8, 04%. B. 4, 8%. C. 13, 28%. D. 15%.
Câu 23. Lượt khách quốc tế đến Việt Nam 2 tháng đầu năm 2020 nhiều hơn năm 2019 bao nhiêu triệu
lượt người?
A. 0, 6 triệu lượt. B. 0, 23 triệu lượt. C. 0, 38 triệu lượt. D. 0, 15 triệu lượt.
Câu 24. Các hành vi không khai báo, khai báo không trung thực hoặc che giấu hiện trạng bệnh của
bản thân hoặc người khác mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A đều bị xử phạt theo quy định của pháp
luật. Hành vi nào sau đây có mực xử phạt hành chính cao nhất:
A. Che giấu tình trạng bệnh của bản thân hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm thuộc
nhóm A. Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế của cơ quan có thẩm
quyền.
B. Không tổ chức thực hiện cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
C. Không thực hiện khai báo về kiểm dịch biên giới theo quy định; từ chối kiểm tra y tế đối với đối
tượng phải kiểm dịch y tế.
D. Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi
vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 146


Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 65 đến 66.

Xăng RON 95-III (đồng/lít)

Xăng E5 RON 92 (đồng/lít)


21.066

21.079
20.795

20.886

20.990

20.913
20.796
20.445

20.122
19.780

19.819

19.729

19.881

19.845

19.268
19.470

19.507
19.252

19.380
18.503
19.127
18.346

1/10/2019 16/10 31/10 15/11 30/11 16/12 31/12 15/1/2020 31/1 14/2 29/2

Câu 25. Ngày 29 tháng 2, giá xăng RON 95-III nhiều hơn giá xăng ES RON 92 bao nhiêu phần
trăm?
A. 4.2%. B. 4.26%. C. 4.3%. D. 4.5%.

Câu 26. Từ 15h ngày 29/02/2020, giá xăng E5 RON 92 giảm . . . . . . đồng/lít?
A. 368. B. 525. C. 454. D. 157.

Dựa vào các thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 67 đến 70.
Trong 2 tháng năm 2020, tai nạn giao thông tiếp tục giảm sâu cả ba tiêu chí: số vụ, số người chết và
bị thương.
Bình quân trong một ngày trong 2 tháng năm 2020.

• Số vụ tai nạn: 38

• Số người chết: 19

• Số người bị thương/thương nhẹ: 29

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 147


TAI NẠN GIAO THÔNG HAI THÁNG ĐẦU NĂM
3.618
3.465
3.367 3.345

2.822
2.660 2.517

2.368

2.166
1.590 1.781
1.570
1.506
1.356
1.125

2016 2017 2018 2019 2020


Số vụ

Người chết

Người bị thương/thương nhẹ

Câu 27. Số vụ tai nạn năm 2020 trong hai tháng đầu năm giảm bao nhiêu vụ?
A. 368. B. 525. C. 454. D. 385.
Câu 28. Hai tháng đầu năm 2020 so với hai tháng đầu năm 2016 số vụ tai nạn giao thông giảm từ
3618 vụ còn . . . vụ.
A. 3465. B. 3345. C. 2368. D. 2822.
Câu 29. Bình quân 1 ngày trong 2 tháng đầu năm 2020 có bao nhiêu vụ tai nạn giao thông?
A. 39, 5. B. 40. C. 39, 2. D. 40, 1.
Câu 30. Tỉ lệ số người chết so với số người bị thương nhẹ trong 2 tháng đầu năm 2020 là
A. 63%. B. 63, 17%. C. 64%. D. 64, 12%.
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.1. Hóa học
3.2. Vật lí
3.3. Sinh học
3.4. Địa lí
3.5. Lịch sử

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 148


Đáp án đề số 9

1. B 2. A 3. A 4. A 5. D 6. C 7. C 8. B 9. D 10. A
12. C 13. B 14. A 15. D 16. B 17. B 18. A 19. B 20. D 21. B
22. A 23. D 24. D 25. B 26. D 27. C 28. C 29. A 30. B

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 149


NHÓM TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG ĐỀ ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2021-2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Lê Quốc Dũng
Thời gian làm bài: 150 phút
Nguyễn Hữu Chung Kiên
Đề số: 10

PHẦN 1. NGÔN NGỮ


1.1. Tiếng Việt
Câu 1. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Nuôi . . . ăn cơm nằm, muôi tằm ăn cơm đứng”
A. lợn. B. gà. C. bò. D. cá.
Câu 2. Nội dung nào sau đây không được phản ánh trong tác phẩm Thu hứng của Đỗ Phủ?
A. Nỗi lo âu cho đất nước của tác giả.
B. Nỗi buồn nhớ quê hương của tác giả.
C. Nỗi ngâm ngùi, xót xa cho thân phận mình của tác giả.
D. Niềm xót thương cho những người “tài hoa bạc mệnh”.

Câu 3. “Cảm ơn bà biếu gói cam/ Nhận thì không đúng, từ làm sao đây? /Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?” (Hồ Chí Minh)
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ
A. lục bát. B. song thất lục bát. C. 5 tiếng. D. 7 tiếng.
Câu 4. Từ nào được dùng với nghĩa chuyển: “Sống trong cát, chết vùi trong cát/ Những trái tim như
ngọc sáng ngời.”
(Tố Hữu)
A. sống. B. cát. C. trái tim. D. ngọc sáng ngời.
Câu 5. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Chiều nay con chạy về thăm Bác/ Uớt lạnh vườn... mấy
gốc dừa!”
(Bác ơi-Tố Hữu)
A. chanh. B. cau. C. rau. D. cam.
Câu 6. “Đường chỉ tay đã đứt / dòng sông rộng vô cùng/ Lor-ca bơi sang ngang/ trên chiếc ghi-ta màu
bạc”
Đoạn thơ trên thuôc dòng thơ:
A. dân gian. B. trung đại. C. thơ Mới. D. hiện đại.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không được phản ánh trong văn bản Thông điệp nhân Ngày Thế giới
phòng chống AIDS, 1-12-2003 ?
A. Phòng chống HIV/AIDS là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, những cố gắng của con
người vẫn chưa đủ.
B. Thiết tha kêu gọi các quốc gia, toàn thể nhân dân trên thế giới hãy sát cánh bên nhau để cùng
lật đổ thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS.
C. Việc đẩy lùi dịch bệnh là việc riêng của mỗi cá nhân.
D. Tầm quan trọng và sự bức thiết của công cuộc phòng chống HIV/AIDS.

Câu 8. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:


A. dành giật. B. dành dụm. C. để giành. D. tranh dành.
Câu 9. Chọn từ viết đúng chính tả đề điền vào chô trống trong câu sau: "Hắn ta thật liều, . . . . . . người
mà vẫn ăn mặc. . . . . . "
A. rét run, phong phanh. B. rét giun, phong phanh.
C. rét dun, phong thanh. D. rét run, phong thanh.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 150


Câu 10. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Mỗi khi rãnh rỗi, hai vợ chồng bác Năm sẽ lái xe ra ngoại
ô dể thư giãn.”
A. rãnh rỗi. B. lái xe. C. ngoại ô. D. thư giãn.
Câu 11. Các từ “tim tím, trăng trắng” thuộc nhóm từ nào?
A. Từ láy vần. B. Không phải từ láy.
C. Từ láy phụ âm đầu. D. Từ láy toàn bộ.
Câu 12. “Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác”. Đây là câu:
A. thiếu chủ ngữ. B. thiếu vị ngữ. C. thiếu quan hệ từ. D. sai logic.
Câu 13. “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như
một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là
hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,
. . . đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi
nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy”.
(Vũ Tú Nam)
Nhận xét về kiểu văn bản của đoạn văn trên:
A. Văn thuyết minh. B. Văn miêu tả. C. Văn biểu cảm. D. Văn tự sự.
Câu 14. “Buổi biểu diễn đầu năm sẽ có sự xuất hiện của một tay trống vô cùng nổi tiếng.” Trong câu
văn trên, từ “tay” được dùng với ý nghĩa gì?
A. Một bộ phận trên cơ thể người, từ vai đến các ngón, dùng để cầm nắm.
B. Chi trước hay xúc tu của một số động vật, thường có khả năng cầm, nắm đơn giản.
C. Bên tham gia vào một việc nào đó liên quan giữa các bên với nhau.
D. Người giỏi về một môn, một nghề nào đó.
Câu 15. Trong các câu sau:

I. Trái đất là hành tinh thứ 9 trong Hệ mặt trời.

II. Mưa tạnh, chim hót.

III. Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng.

IV. Thương thay cũng một kiếp người!

Những câu nào mắc lỗi?


A. I và III. B. I và IV. C. III và IV. D. II và IV.
Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi từ câu 16 đến 20:

Tóc mẹ nở hoa
Như vòng tay mẹ
Đà Lạt ôm tôi vào lòng
Màu đất đỏ tự ngàn xưa thắm lại
Nhắc một thời máu lửa cha ông. . .
Ở nơi đây!
Mỗi mái nhà đều là kỷ niệm
Rêu lên màu trên nửa vầng trăng
Bậc thềm xưa. Mẹ chờ cha vò võ
Chiều sương giăng, súng nổ sau đồi
Tháng ba ấy cha đi không trở lại
Mùa xuân. Tia chớp xé ngang trời
Đêm mùng mười cha ngã giữa Ban Mê

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 151


Đất bazan đỏ bừng. . . Lửa cháy
Ở phía đó cha đã không kịp thấy
Một tháng tư. Đà Lạt yên bình
Bốn mươi năm! Mảnh vườn cũ hồi sinh
Mùa cúc nở hoa. Mùa hồng thay áo
Đóa dã quỳ giấu vào lòng cơn nắng
Mẹ một mình lặng lẽ. . . Thờ cha
Bốn mươi mùa tóc mẹ nở hoa
Những nụ trắng như tuổi xuân gói lại
Những cánh trắng khắp núi đồi mê mải
Lất phất bay, nâng bước chân ngày.

(Chiến dịch Tây Nguyên tháng 3/1975)


(Lê Hòa, trích từ báo Sài Gòn giải phóng, ngày 14/05/2017)
Câu 16. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Thuyết minh. D. Biểu cảm.
Câu 17. Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Như vòng tay mẹ


Đà Lạt ôm tôi vào lòng

A. Điệp từ, nhân hóa, so sánh. B. Hoán dụ, nói quá, điệp từ.
C. So sánh, nhân hóa, ẩn dụ. D. So sánh, nhân hóa.
Câu 18. Tình cảm nào của nhân vật trữ tình dành cho mẹ được thể hiện qua khổ thơ cuối?
A. Yêu thương. B. Kính trọng, biết ơn.
C. Lo sợ màu thời gian vô thường. D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 19. Từ “vò võ”trong bài thơ thể hiện ý nghĩa gì?
A. Sự ồn ào của không gian. B. Sự mỏi mệt của con người.
C. Sự khắc khoải, mong ngóng, đợi chờ. D. Tất cả các phương án trên.
Câu 20. Nội dung của bài thơ trên là gì?
A. Chiến tranh khốc liệt của Đà Lạt. B. Hình ảnh đẹp của người mẹ và Đà Lạt.
C. Những người chiến sĩ đã hi sinh anh dũng. D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
1.2. Tiếng Anh Question 21 – 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in
each blank.
Câu 21. When I came to visit her last night, she a bath.
A. had. B. has. C. is having. D. was having.
Câu 22. Do you have any objections this new road scheme?
A. for. B. with. C. at. D. to.
Câu 23. You should turn off the lights before going out to save .
A. electricity. B. electrify. C. electric. D. electrically.
Câu 24. Nhung made too mistakes in her writing.
A. a few. B. much. C. many. D. a number of.
Câu 25. The number of people positive for coronavirus by March 11th is than that of the
outbreak in this country.
A. much bigger. B. more bigger. C. the biggest. D. biger.
Câu 26. No one in our office want to drive to work because there are always traffic jams at rush hour .

A. want. B. because. C. are. D. at rush hour.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 152


Câu 27. Not only does my sister play guitar well but she is also a good pianist .
A. does. B. guitar. C. well. D. good pianist.
Câu 28. There is an unresolved controversy as to whom is the real author of the Elizabethan plays
commonly credited to William Shakespeare.
A. There is. B. whom. C. is. D. commonly.
Câu 29. Please take this delicious bread and give them to Mr. Kim.
A. take. B. bread. C. and. D. them.
Câu 30. "It was mine own fault . I have blamed myself ", Ms. N said .
A. mine. B. fault. C. myself. D. said.
Question 31 - 35: Which of the following best restates each of the given sentences?
Câu 31. It was a mistake for Tony to buy that house.
A. Tony couldn’t have bought that house. B. Tony can’t have bought that house.
C. Tony needn’t have bought that house. D. Tony shouldn’t have bought that house.
Câu 32. Unless you pay him the money back, he will sue you.
A. You should pay him the money back or he will sue you.
B. You should either pay him the money back or he will sue you.
C. He will not sue you if you receive the money.
D. If you don’t pay him the money back, he would sue you.

Câu 33. All of the courses I have taken, this one is the hardest but most interesting.
A. All of the courses I have taken are easier than and as interesting as this one.
B. All of the courses I have taken are tougher and more fascinating than this.
C. No other course I have taken was harder nor less fascinating than this.
D. No other course I have taken was as tough nor as fascinating as this one..

Câu 34. "I would be grateful if you could send me further information about the job.", Lee said to
me.
A. Lee thanked me for sending him further information about the job.
B. Lee felt great because further information about the job had been sent to him.
C. Lee politely asked me to send him further information about the job.
D. Lee flattered me because I sent him further information about the job.

Câu 35. The doctor told him not to talk during the meditation.
A. He has been told not to talk during the meditation by the doctor.
B. He was told not to talk during the meditation by the doctor.
C. He is told not to talk during the meditation by the doctor.
D. He was being told not to talk during the meditation by the doctor.
Question 36-40: Read the passage carefully.

1. The first thing to do when you have a trip abroad is to check that your passport is valid. Holders
of out-ofdate passports are not allowed to travel overseas. Then you can prepare for your trip. If
you don’t know the language, you can have all kinds of problems communicating with local people.
Buying a pocket dictionary can make a difference.

2. You’ll be able to order food, buy things in shops and ask for directions. It’s worth getting one. Also
there’s nothing worse than arriving at your destination to find there are no hotels available. The
obvious way to avoid this is to book in advance. This can save you money too. Another frustrating
thing that can happen is to go somewhere and not know about important sightseeing places. Get a
guide book before you leave and make the most of your trip. It’s a must.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 153


3. Then, when you are ready to pack your clothes, make sure they are the right kind. It’s no good
packing sweaters and coats for a hot country or T-shirts and shorts for a cold one. Check the local
climate before you leave.
4. Also, be careful how much you pack in your bags. It’s easy to take too many clothes and then not
have enough space for souvenirs. But make sure you pack essentials. What about money? Well, it’s
a good idea to take some local currency with you but not too much. There are conveniently located
cash machines (ATMs) in most big cities, and it’s usually cheaper to use them than change your
cash in banks. Then you’ll have more money to spend. When you are at your destination, other
travellers often have great information they are happy to share. Find out what they have to say. It
could enhance your travelling experience.
Choose an option (A, B, C or D) that best answers each question.
Câu 36. What is the passage mainly about?
A. Things to avoid when you go abroad. B. Tips for Travellers Overseas.
C. The benefits of travelling. D. How to find ATMs in big cities.
Câu 37. According to the passage, you should do all of the following before leaving EXCEPT
A. taking money from an ATM. B. making sure of the validity of your passport.
C. preparing suitable clothes. D. getting a guide book.
Câu 38. The word "This" in paragraph 2 refers to .
A. finding are no hotels to stay at. B. saving money.
C. booking in advance. D. asking for directions.
Câu 39. The word "essentials" in paragraph 4 mostly means .
A. everything. B. valuables. C. necessities. D. food.
Câu 40. According to the passage, holders of out-of-date passports .
A. have to show an ID instead when they travel.
B. cannot travel to other countries.
C. should ask for help from local people.
D. may have their passports renewed in any country.

PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 2.1. Toán học
Câu 41. Tìm số giao điểm N của đồ thị hàm số y = x2 |x2 − 3| và đường thẳng y = 2.
A. n = 8. B. n = 2. C. n = 4. D. n = 6.
Câu 42. Cho các số phức z thỏa mãn |z| = 2. Biết rằng tập hợp các điểm biểu diễn số phức w =
3 − 2i + (4 − 3i)z là một đường tròn.√Tính bán kính r của đường tròn đó?
A. r = 5. B. r = 2 5. C. r = 10. D. r = 20.
Câu 43. Cho hình chóp S.ABC có mỗi mặt bên là một tam giác vuông và SA = SB = SC = a. Gọi
M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC, BC; D là điểm đối xứng của S qua P . I là giao
điểm của đường thẳng AD với mặt phẳng (SM N ). Tính theo a thể tích của khối tứ √ diện M BSI.
3 3 3 3
a a a 2a
A. . B. . C. . D. .
12 36 6 12
Câu 44. Trong hệ tọa độ Oxyz, cho điểm I(2; −1; −1) và mặt phẳng (P ) : x − 2y − 2z + 3 = 0. Viết
phương trình mặt cầu (S) có tâm I và tiếp xúc với mặt phẳng (P ).
A. (S) : x2 + y 2 + z 2 − 4x + 2y + 2z − 3 = 0. B. (S) : x2 + y 2 + z 2 − 2x + y + z − 3 = 0.
C. (S) : x2 + y 2 + z 2 − 4x + 2y + 2z + 1 = 0. D. (S) : x2 + y 2 + z 2 − 2x + y + z + 1 = 0.
Z2 Z4 √
f ( x)
Câu 45. Cho f (x)dx = 2. Tính √ dx bằng
x
1 1
1
A. I = 4. B. I = 1. C. I = . D. I = 2.
2

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 154


Câu 46. Cho đa giác đều có 2018 đỉnh. Hỏi có bao nhiêu hình chữ nhật có 4 đỉnh là các đỉnh của đa
giác đã cho?
A. C41009 . B. C22018 . C. C21009 . D. C4201 .
Câu 47. Ba người A, B, C đi săn độc lập với nhau, cùng nổ súng bắn vào mục tiêu. Biết rằng xác
suất bắn trúng mục tiêu của A, B, C tương ứng là 0,7; 0,6; 0,5. Xác suất để có ít nhất một người bắn
trúng là
A. 0,94. B. 0,8. C. 0,45. D. 0,75.
1−x
Å ã
a+b
Câu 48. Giả sử f (x) = ln . Tập các giá trị của a, b thỏa mãn đẳng thức f (a)+f (b) = f
1+x 1 + ab

A. −1 < a < 1; −1 < b < 1. B. −1 < a ≤ 0; −1 < b ≤ 0.
C. a = b = 0. D. 0 ≤ a < 1; 0 ≤ b < 1.
Câu 49. Nhân ngày sách Việt Nam, 120 học sinh khối 8 và 100 học sinh khối 9 cùng tham gia phong
trào xây dựng “Tủ sách nhân ái”. Sau một thời gian phát động, tổng số sách cả hai khối đã quyên góp
được là 540 quyển. Biết rằng mỗi học sinh khối 9 quyên góp nhiều hơn mỗi học sinh khối 8 một quyển.
Hỏi mỗi khối đã quyên góp được bao nhiêu quyển sách? (Mỗi học sinh trong cùng một khối quyên góp
số lượng sách như nhau).
A. Khối 9 là 240 quyển, khối 8 là 300 quyển. B. Khối 9 là 280 quyển, khối 8 là 260 quyển.
C. Khối 9 là 260 quyển, khối 8 là 280 quyển. D. Khối 9 là 300 quyển, khối 8 là 240 quyển.
2
Câu 50. Hai đội công nhân cùng làm chung trong 4 giờ thì hoàn thành được công việc. Nếu làm
3
riêng thì thời gian hoàn thành công việc đội thứ hai ít hơn đội thứ nhất là 5 giờ. Hỏi nếu làm riêng thì
thời gian hoàn thành công việc của mỗi đội là bao nhiêu?
A. Đội 1 là 10 giờ, đội 2 là 15 giờ. B. Đội 1 là 15 giờ, đội 2 là 10 giờ.
C. Đội 1 là 14 giờ, đội 2 là 12 giờ. D. Đội 1 là 12 giờ, đội 2 là 14 giờ.
2.2. Tư duy logic
Câu 51. Nếu bạn có thể đưa ra bằng chứng là bạn bị bệnh, bạn sẽ được thi lại. Nếu như mệnh đề trên
là đúng thì điều nào sau đây cũng đúng?
I. Nếu bạn không thể đưa ra bằng chứng là bạn bị bệnh, bạn không được thi lại.
II. Nếu bạn muốn được thi lại, bạn phải đưa ra bằng chứng là bạn bị bệnh.
III. Nếu như bạn không được thi lại thì bạn đã không đưa ra bằng chứng là bạn bị bệnh.
A. Chỉ I đúng. B. Chỉ III đúng.
C. Chỉ I và II đúng. D. I, II, và III đều đúng.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 52 đến 54.
Cảnh sát bắt được 3 người liên quan tới một vụ cháy lớn và đã biết chắc chắn một trong 3 người đó là
thủ phạm. Dân phố cho biết: trong 3 người có một kẻ chuyên lừa đảo, một ông già được dân phố kính
trọng và còn lại là một dân phố không có gì đặc biệt. Tên của họ là Brown, John, Smith.
Trả lời tra thẩm, mỗi người đều nói 2 ý như sau:

• Brown: Tôi không phải là thủ phạm. John cũng không phải là thủ phạm.

• John: Brown không phải là thủ phạm. Smith là thủ phạm.

• Smith: Tôi không phải là thủ phạm. Brown là thủ phạm.

Tiếp tục tra hỏi, được biết thêm: ông già nói đúng cả 2 ý, kẻ lừa đảo nói sai cả 2 ý; còn người dân phố
bình thường thì nói 1 ý đúng và 1 ý sai.
Câu 52. Ai là người dân phố bình thường?
A. Brown. B. John.
C. Smith. D. Không xác định được.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 155


Câu 53. Ai là thủ phạm?
A. Brown. B. John.
C. Smith. D. Không xác định được.
Câu 54. Ông già tên là gì?
A. Brown. B. John.
C. Smith. D. Không xác định được.
Câu 55. Gia đình Hoa có 5 người: ông nội, bố, mẹ, Hoa và em Kiên. Sáng chủ nhật cả nhà đi xem
xiếc nhưng chỉ mua được 2 vé. Mọi người trong gia đình đề xuất 5 ý kiến:

a) Hoa và Kiên đi.

b) Bố và me đi.

c) Ông và bố đi.

d) Mẹ và Kiên đi.

e) Kiên và bố đi.

Cuối cùng mọi người đồng ý với ý kiến của Hoa vì theo đề nghị đó thì mỗi đề nghị của 4 người còn lại
trong gia đình đều được thỏa mãn 1 phần. Bạn hãy cho biết ai đã được đi xem xiếc.
A. Kiên và bố. B. Bố và mẹ. C. Mẹ và Kiên. D. Hoa và Kiên.
Câu 56. Khi vụ trộm xảy ra, cơ quan điều tra thẩm vấn 5 nhân vật bị tình nghi và thu được các thông
tin sau:

1. Nếu có mặt A thì có mặt hoặc B hoặc C. Ngoài ra, chưa khẳng định chắc chắn được còn có 1 ai nữa
trong 5 nhân vật nói trên.

2. D có mặt cùng với B và C hoặc cả 3 cùng không có mặt trên hiện trường lúc xảy ra vụ án.

3. Nếu có mặt D mà không có mặt B và C thì có mặt E.

4. Qua xét nghiệm vân tay thấy chắc chắn có mặt A xảy ra vụ án.

Với các thông tin trên, liệu có ai trong số 5 nhân vật trên có thể chứng tỏ trước cơ quan điều tra
mình vô tội không?
A. A. B. D. C. E. D. B.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 57 đến 60.
Có 6 người ngồi trên 6 ghế xếp thành 2 hàng. Vị trí các ghế được đánh số như sau:

• Hàng trên, trái qua phải: 1, 2, 3.

• Hàng dưới, trái qua phải: 4, 5, 6.

Năm người trong này có tên là U, V, W, Y và Z (một người không rõ tên là gì). Biết rằng:

• Z ngồi ở vị trí số 5.

• Y ngồi ngay sau lưng W.

• U không ngồi cùng hàng với V.

Câu 57. Người nào sau đây chắc chắn ngồi cùng hàng với Z.
A. U. B. V. C. W. D. Y.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 156


Câu 58. Nếu hàng trên, từ trái qua lần lượt là U, người không rõ tên, W thì điều nào sau đây phải
đúng?
A. V ở vị trí số 4. B. V ở vị trí số 5. C. Y ở vị trí số 4. D. Y ở vị trí số 5.
Câu 59. Nếu U ngồi ngay trước mặt Z thì điều nào sau đây phải đúng?
A. V ngồi ở vị trí số 4. B. V ngồi ngay sau lưng người không rõ tên.
C. Người không rõ tên ngồi ở vị trí số 1. D. Người không rõ tên ngồi ở vị trí số 6.
Câu 60. Ta có thể xác định được vị trí của tất cả 6 người với điều kiện bổ sung nào sau đây?
A. Người không rõ tên ngồi ở vị trí số 1. B. V ở vị trí số 2.
C. V ở vị trí số 3. D. W ở vị trí số 1.
2.3. Phân tích số liệu
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 64.

Câu 61. Hãy cho biết số lượng tê giác trung bình bị săn bắn trái phép gia tăng nhanh tại Nam Phi từ
năm 2010 đến năm 2014 là
A. 668,2 cá thể tê giác/năm. B. 684,7 cá thể tê giác/năm.
C. 664,2 cá thể tê giác/năm. D. 644,5 cá thể tê giác/năm.
Câu 62. Từ năm 2010 đến năm 2014 số lượng tê giác vận chuyển trái phép bị bắt giữ là
A. 1204. B. 1020. C. 1234. D. 1244.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 157


Câu 63. Tính tỉ lệ phần trăm tổng số tê giác vận chuyển trái phép bị bắt giữ so với tổng tê giác bị
săn bắt trái phép từ năm 2010 đến năm 2014 (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
A. 30%. B. 37,2%. C. 35%. D. 36%.

Câu 64. Từ năm 2013 đến năm 2014 đã có tổng số bao nhiêu cá thể tê giác bị săn bắt trái phép?
A. 1872. B. 1992. C. 1576. D. 1944.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu 65 đến 67.

(Nguồn: Reuters Apple’s fiscal year strart from end – September (Số liệu tài chính của
Apple tính đế cuối tháng 9/2014))

Câu 65. Theo thống kê ở bảng trên thì số lượng iPhone 6 và 6 Plus bán ra trung bình mỗi phút là
bao nhiêu máy?
A. 2083 máy/phút. B. 2315 máy/phút. C. 1157 máy/phút. D. 926 máy/phút.

Câu 66. Nếu cứ theo tốc độ bán ra 926 máy/phút thì sau 1,5 giờ số lượng iPhone 4 bán ra sẽ là bao
nhiêu máy?
A. 80530. B. 83400. C. 82000. D. 83340.

Câu 67. Số lượng bán ra trong những ngày đầu tiên của iPhone 6 và 6 Plus nhiều hơn iPhone 5s/5c
là bao nhiêu phần trăm?
A. 10,05%. B. 12,5%. C. 11,11%. D. 13,12%.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 68 đến 70

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 158


(Nguồn: gms.2019seagames.com)

Câu 68. Seagames 30 diễn ra tại Philippines, đoàn thể thao Việt Nam đạt tổng số bao nhiêu huy
chương?
A. 98. B. 85. C. 102. D. 288.
Câu 69. Tỉ số phần trăm số huy chương vàng trên tổng số huy chương của Đoàn thể thao Việt Nam
trong SeaGames 30 diễn ra năm 2019 tại Philippines là
A. 36%. B. 34%. C. 32%. D. 46%.
Câu 70. Tổng số huy chương bạc tại SeaGames 30 là
A. 528. B. 358. C. 720. D. 652.
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.1. Hóa học
Câu 71. Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố là: X(Z = 17); Y (Z = 8); M (Z = 11); Q(Z = 20). Nhận
xét nào sau đây đúng?
A. X là phi kim; Y là khí hiếm; M, Q là kim loại.
B. Tất cả đều là phi kim.
C. X, Y là phi kim; M, Q là kim loại.
D. X, Y, Q là phi kim; M là kim loại.
Câu 72. Cho phản ứng: F e2 O3(r) + 3COk  2F er + 3CO2(k) . Khi tăng áp suất của phản ứng này
thì
A. cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. B. cân bằng không bị chuyển dịch.
C. cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. D. phản ứng dừng lại.
Câu 73. Nicotin là chất độc gây nghiện có nhiều trong cây thuốc lá. Khói thuốc lá có rất nhiều chất
độc không những gây hại cho người hút mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh gây ra các

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 159


bệnh hiểm nghèo như ung thư phổi, ung thư vòm họng, . . . Thành phần phần trăm khối lượng các
nguyên tố trong Nicotin như sau: 74,07%C, 17,28%N , 8,64%H. Tỉ số khối hơi của Nicotin so với Heli
(M = 4) là 40,5. Công thức phân tử của Nicotin là
A. C10 H14 N2 . B. C5 H7 N . C. C10 H14 N2 O. D. C8 H10 N2 O.
Câu 74. Cho các nhận định sau:
(a) CH3 N H2 là amin bậc 1.
(b) Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 trong N aOH thấy xuất hiện màu tím.
(c) Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch N aOH.
(d) H2 N − CH2 − CH2 − CON H − CH2 − COOH là một đipeptit.
(e) Ở điều kiện thường H2 N CH2 COOH là chất rắn, dễ tan trong nước. Số nhận định đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
3.2. Vật lí
Câu 75. Một nguồn điện có suất điện động E = 3 V, điện trở trong r = 1 Ω được mắc với điện trở
R = 14 Ω thành mạch kín. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là
A. 0,21 V. B. 3V. C. 2,8 V. D. 0,2 V.
Câu 76. Cho mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện. Biết các điện áp hiệu dụng
ở hai đầu đoạn mạch, hai đầu cuộn dây và hai đầu tụ điện đều bằng 120 V. Hệ số công suất của mạch

A. 0,125. B. 0,87. C. 0,5. D. 0,75.
Câu 77. Một người mắt cận có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Để nhìn rõ vật ở rất xa mà mắt không
phải điều tiết, người đó phải đeo sát mắt một kính có độ tụ bằng
A. 2 dp. B. 0,5 dp. C. −2 dp. D. −0,5 dp.
Câu 78. Con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng 100 g gắn vào đầu một lò xo nhẹ có độ cứng 400
N/m. Hệ đặt trong một môi trường và độ lớn lực cản tỷ lệ với vận tốc với hệ số tỷ lệ h = 4 kg/s. Tác
dụng vào đầu còn lại của lò xo một ngoại lực cưỡng bức hướng dọc theo trục lò xo có biểu thức. Công
suất trung bình của lực cưỡng bức là F = 3 cos(50t) (trong đó F tính bằng N , t tính bằng s) là
A. 1,44 W. B. 1,25 W. C. 0,36 W. D. 0,72 W.
3.3. Sinh học
Câu 79. Trong các đặc điểm của hai con đường xâm nhập của ion khoáng vào mạch gỗ của rễ, đặc
điểm nào sau đây không đúng?
A. Con đường gian bào vận chuyển nhanh.
B. Con đường tế bào chất vận chuyển chậm, có tính chọn lọc.
C. Con đường tế bào chất vận chuyển nhanh, có tính chọn lọc.
D. Con đường gian bào không có tính chọn lọc.
Câu 80. Quá trình tiêu hóa thức ăn ở chim ăn hạt và gia cầm diễn ra theo sơ đồ
A. thực quản → dạ dày tuyến → diều → dạ dày cơ → ruột.
B. thực quản → diều → dạ dày cơ → dạ dày tuyến → ruột.
C. thực quản → diều → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → ruột.
D. thực quản → diều → dạ dày tuyến → ruột → dạ dày cơ.
Câu 81. Phương pháp:
Một quần thể có thế hệ xuất phát (P) 0,4A1a : 0,6Aa. Biết các alen trội lặn hoàn toàn theo thứ tự
A > A1 > a. Quần thể ngẫu phối qua 1 thế hệ, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 1 là
A. 0,09 : 0,04 : 0,62 : 0,25. B. 0,09 : 0,12 : 0,3 : 0,04 : 0,2 : 0,25.
C. 0,21 : 0,3 : 0,04 : 0,2 : 0,25. D. 0,24 : 0,25 : 0,51.
Câu 82. Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do gen nằm trên NST giới tính X qui định, tính
trạng chiều cao do gen nằm trên NST thường qui định, tính trạng kháng thuốc do gen nằm trong ti thể

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 160


qui định. Chuyển nhân từ tế bào xôma của một con đực A có màu lông vàng, chân cao, kháng thuốc
vào tế bào trứng mất nhân của cơ thể cái B có màu lông đỏ, chân thấp, không kháng thuốc tạo được
tế bào C. Tế bào này nếu có thể phát triển thành cơ thể thì kiểu hình của cơ thể này là
A. Đực, lông vàng, chân cao, không kháng thuốc.
B. Đực, lông vàng, chân thấp, kháng thuốc.
C. Đực, lông vàng, chân cao, kháng thuốc.
D. Đực, lông vàng, chân cao, không kháng thuốc.
3.4. Địa lí
Câu 83. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh, tỉnh Điện Biên có chung đường
biên giới với những quốc gia nào?
A. Lào và Campuchia. B. Trung Quốc và Thái Lan.
C. Campuchia và Thái Lan. D. Lào và Trung Quốc.
Câu 84. Đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam là
A. địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
B. có sự tương phản giữa sườn đông và sườn tây.
C. các dãy núi chạy song song và so le nhau.
D. địa hình núi cao và đồ sộ nhất cả nước.
Câu 85. Hiện tượng thời tiết cực đoan liên tục xuất hiện ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta từ Tết
nguyên đán đến nay là:
A. mưa đá. B. hạn hán. C. động đất. D. bão.
Câu 86. “Mùa nào thức nấy”, câu ca dao trên thể hiện:
A. sự phân hóa khí hậu có ảnh hưởng cơ bản đến cơ cấu mùa vụ.
B. mỗi loại nông sản chỉ sản xuất được một vụ trong năm.
C. sự phân mùa khí hậu ảnh hưởng đến năng suất, khối lượng nông sản.
D. sự chuyển đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp chủ yếu để thích nghi với sự thay đổi của khí hậu.
3.5. Lịch sử
Câu 87. Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng (10/1974) quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng
tiến công chủ yếu trong năm 1975 vì lí do nào dưới đây?
A. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược, có nhiều tướng tá giỏi của địch.
B. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, lực lượng quân địch tập trung ở Tây Nguyên.
C. Tây Nguyên có vị trí chiến lược, lực lượng địch ở đây mỏng, nhiều sơ hở.
D. Tây Nguyên là một căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của Mĩ-ngụy ở miền Nam.
Câu 88. Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc của các nước
châu Á, châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của các nước đế quốc (kẻ thống trị các thuộc địa) phương Tây.
B. Ý thức độc lập dân tộc và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
C. Hệ thống XHCN hình thành và ngày càng phát triển.
D. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
Câu 89. Đảng ta rút ra được bài học kinh nghiệm gì về công tác lực lượng qua phong trào cách mạng
1930-1931? Choice về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất về quyền
lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng về việc lôi kéo, một bộ phận trung, tiểu địa chủ
tham gia cách mạng phải đánh giá đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản
Câu 90. Kinh nghiệm lớn nhất đối với nước ta hiện nay được rút ra từ cuộc vận động cải cách văn
hóa-xã hội của Phan Châu Trinh ở đầu thế kỉ XX là gì?
A. Chú trọng phát triển kinh tế bên trong đất nước.
B. Dựa vào lực lượng bên ngoài để xây dựng nền dân chủ đất nước.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 161


C. Tự cường dân tộc, nâng cao dân trí, bồi dưỡng sức dân.
D. Tranh thủ mọi sự đồng tình giúp đỡ bên ngoài để phát triển đất nước.
3.1. Hoá học Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Sự điện phân là quá trình oxi hóa - khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi
qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng hóa học mà nếu
không có dòng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra. Trong thiết bị điện phân:
• Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anot được nối với cực dương của nguồn
điện một chiều.
• Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Catot được nối với cực âm của nguồn điện một
chiều. Một sinh viên thực hiện thí nghiệm điện phân dung dịch CuSO4 với một điện cực bằng graphit
và một điện cực bằng đồng.
Thí nghiệm 1: Sinh viên nối điện cực graphit với cực (+) và điện cực đồng với cực (-) của nguồn
điện.
Thí nghiệm 2: Đảo lại, sinh viên nối điện cực graphit với cực (-) và điện cực đồng với cực (+) của
nguồn điện.
Câu 91. Trong Thí nghiệm 1, bán phản ứng xảy ra tại catot (-) là
A. 2H2 O + 2e → 2OH − +H2 . B. 2H2 O → 4H + + O2 + 4e.
C. Cu2+ + 2e → Cu. D. Cu → Cu2+ + 2e.
Câu 92. Sau khi kết thúc Thí nghiệm 1, bạn sinh viên rửa sạch catot bằng nước cất sau đó sấy khô
và đem cân thấy khối lượng catot tăng lên 28,80 gam so với ban đầu. Biết trong suốt quá trình điện
phân không thấy khí thoát ra tại catot. Thể tích khí thoát ra ở anot (đktc) là
A. 2, 52 lít. B. 5, 04 lít. C. 3, 78 lít. D. 6, 30 lít.
Câu 93. Trong Thí nghiệm 2, bán phản ứng xảy ra tại 2 cực của bình điện phân là
A. Catot: Cu2+ + 2e → Cu; Anot: 2H2 O → O2 + 4H + +4e.
B. Catot: 2H2 O → O2 + 4H + + 4e; Anot: Cu2+ + 2e → Cu.
C. Catot: 2H2 O + 2e → H2 + 2OH−; Anot: Cu → Cu2+ + 2e.
D. Catot: Cu2+ + 2e → Cu; Anot: Cu → Cu2+ + 2e.
3.1. Hoá học
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96.
Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α- aminoaxit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.
Liên kết peptit là liên kết −CO − N H− giữa hai đơn vị α-aminoaxit. Nhóm giữa 2 đơn vị α- amino
axit được gọi là nhóm peptit.
Do có liên kết peptit, các peptit có hai phản ứng quan trọng là phản ứng thủy phân và phản ứng
màu với Cu(OH)2 (từ tripeptit trở lên).
Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu. Nhiều
protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo và bị đông tụ lại khi đun nóng hoặc gặp các axit,
bazơ và một số muối.
Tương tự như peptit, protein cũng bị thủy phân nhờ xúc tác axit, bazơ hoặc enzim; protein có phản
ứng màu biure với Cu(OH)2 tạo phức màu tím.
Câu 94. Đun nóng tripeptit với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm thu được phức chất có màu
A. tím. B. vàng. C. đỏ gạch. D. xanh lam.
Câu 95. Cho một ít lòng trắng trứng vào 2 ống nghiệm:
- ống (1): thêm vào một ít nước rồi đun nóng.
- ống (2): thêm vào một ít dung dịch muối ăn natri clorua rồi lắc đều. Hiện tượng quan sát được tại 2
ống nghiệm là
A. ống (1) xuất hiện kết tủa trắng; ống (2) thu được dung dịch nhầy.
B. cả hai ống đều xuất hiện kết tủa trắng.
C. cả hai ống nghiệm đều thu được dung dịch nhầy.
D. ống (1): xuất hiện kết tủa trắng; ống (2): thu được dung dịch trong suốt.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 162


Câu 96. Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure của lòng trắng trứng (protein) theo các bước sau
đây:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2% + 1 ml dung dịch N aOH30%.
Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.
Bước 3. Thêm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm, lắc đều. Nhận định nào sau đây là
sai?
A. Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh lam.
B. Có thể thay thế dung dịch lòng trắng trứng bằng dung dịch Gly-Ala.
C. Sau bước 3, kết tủa bị hòa tan và dung dịch có màu tím đặc trưng.
D. Cần lấy dư dung dịch N aOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức.
3.2. Vật lí
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99.
Vào ngày 26 tháng 12 năm 2004 một đoàn du lịch Thái Lan đang cưỡi voi thì bỗng dưng chú Voi
quay đầu và chạy vào rừng. Sau đó qua đài báo và truyền hình mọi người đã biết được có một trận
động đất mạnh 9,15 độ Richter xảy ra ở Ấn Độ Dương tạo thành trận sóng thần lịch sử ập vào bờ biển
Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ và Srilanka gây tổn thất nặng nề.
Câu 97. Các chú voi cảm nhận và phát hiện sớm có động đất ngoài Ấn Độ Dương (nguyên nhân gây
ra sóng thần) và chạy vào rừng để tránh là vì
A. Voi cảm nhận được siêu âm phát ra trong trận động đất.
B. Voi cảm nhận được hạ âm phát ra từ trong động đất.
C. Voi thấy các cột sóng lớn do sóng thần gây ra ở ngoài khơi Ấn Độ Dương.
D. Voi luôn biết trước tất cả các thảm họa trong tự nhiên.
Câu 98. Sóng âm khi truyền trong chất rắn có thể là sóng dọc hoặc sóng ngang và lan truyền với tốc
độ khác nhau. Tại trung tâm phòng chống thiên tai nhận được hai tín hiệu từ một vụ động đất cách
nhau một khoảng thời gian 240 s. Hỏi tâm chấn động đất cách nơi nhận được tín hiệu bao xa? Biết tốc
độ truyền sóng trong lòng đất với sóng ngang và sóng dọc lần lượt là 5 km/s và 8 km/s.
A. 570 km. B. 730 km. C. 3500 km. D. 3200 km.
Câu 99. Ở Califorlia (Hoa kì) gần vết nứt San-anđréas thường xuyên có xảy ra động đất. Năm 1979,
người ta lấy một mẫu thực vật đã bị hủy diệt do động đất gây ra và đo độ phóng xạ của chúng nhờ
đồng vị C14 (có chu kì bán rã T= 5700 năm), thu được kết quả là 0,233 Bq. Biết độ phóng xạ của
đất không bị chôn vùi chứa thực vật còn sống luôn không đổi và bằng 0,255 Bq. Năm xảy ra động đất

A. 1327. B. 1237. C. 1271. D. 1371.
3.2. Vật Lí Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến
102.
Máy bộ đàm là một thiết bị di động cầm tay và có radio hai chiều thu phát. Trong thời gian Chiến
tranh thế giới thứ hai, Donald L. Hings, kỹ sư phát thanh Alfred J. Gross, và nhóm kỹ sư tại Motorola
đã phát triển thiết bị này. Đầu tiên thiết bị được sử dụng cho bộ binh, sau đó các thiết kế tương tự
được tạo ra cho các đơn vị pháo binh dã chiến và xe tăng. Ngày nay nó được sử dụng phổ biến trong
tất cả các lĩnh vực của đời sống như: Các công ty dịch vụ bảo vệ. Công ty kinh doanh vận tải, Taxi.
Các công trường xây dựng, nhà máy, cảng biển. Khu du lịch, công viên, nhà hàng, khách sạn, cao ốc.
Lĩnh vực dầu khí, môi trường nguy hiểm, dễ cháy nổ. Lực lượng vũ trang, công an, quân đội. Nhà ga,
cảng hàng không, máy bay và dịch vụ mặt đất . . .
Câu 100. Bộ đàm phát và thu loại sóng nào?
A. Sóng âm. B. Sóng ánh sáng. C. Sóng ngang. D. Sóng vô tuyến.
Câu 101. Mạch chọn sóng của bộ phận thu sóng của một máy bộ đàm có một cuộn cảm L = 1µH và
một tụ điện có điện dung biến thiên từ 0,115 pF đến 0,158 pF.Bộ đàm này có thể thu được các sóng
điện từ có tần số trong khoảng nào?

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 163


A. 100 − 170 MHz. B. 170 − 400 MHz. C. 400 − 470 MHz. D. 470 − 600 MHz.
Câu 102. Điều chỉnh để hệ số tự cảm trong bộ phận thu sóng của bộ đàm có giá trị là L1, L2 và L1 L2 .
Tần số bộ đàm thu được trong lần đầu và lần thứ hai lần lượt là 110 MHz và 90 MHz, tốc độ sóng
truyền trong không khí là c = 3 · 108 m/s. Bước sóng mà bộ đàm bắt được trong lần điều chỉnh thứ ba

A. 4 m. B. 5 m. C. 3 m. D. 7 m.
3.3. Sinh học
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105.
Để quan sát bộ NST, một nhóm học sinh tiến hành làm tiêu bản tạm thời của tế bào tinh hoàn
châu chấu đực. Cho các bước làm tiêu bản tạm thời bộ nhiễm sắc thể của tế bào tinh hoàn châu chấu
đực như sau:
(I). Đưa tinh hoàn của châu chấu lên phiến kính.
(II). Dùng ngón tay ấn nhẹ lên bề mặt lá kính phá vỡ tế bào để NST bung ra. (III). Nhỏ vài giọt
oocxêin axêtic lên tinh hoàn để nhuộm trong 15- 20 phút. (IV). Tách bỏ mỡ xung quanh tinh hoàn.
Câu 103. Trình tự đúng của các bước làm tiêu bản là
A. I→II→IV→III. B. I→II→III→IV. C. I→IV→III →II. D. I→IV→II →III.
Câu 104. Một học sinh làm tiêu bản châu chấu đực, quan sát hình thái và số lượng nhiễm sắc thể
dưới kính hiển vi thấy có 23 nhiễm sắc thể. Nhận xét nào sau đây của học sinh là đúng?
A. Bộ nhiễm sắc thể của loài 2n = 24.
B. Đây là đột biến tam bội.
C. Cặp nhiễm sắc thể giới tính ở châu chấu đực là XY .
D. Đây là đột biến lệch bội dạng 2n − 1.

Câu 105. Giả sử các tế bào trên không bị đột biến, khi quan sát tiêu bản ta không thể thấy được số
lượng NST trong 1 tế bào là
A. 24 NTS kép. B. 11 NST kép. C. 12 NST kép. D. 22 NST đơn.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108. Khi
người châu Âu đến Bắc Mỹ, loài gà lôi lớn thảo nguyên lớn (Tympanuchus cupido) có phổ biến từ New
England tới Virginia và suốt các đồng cỏ phía tây châu lục này, đất trồng trọt đã làm thay đổi quần
thể loài này và làm giảm mạnh số lượng của chúng.
Câu 106. Việc bổ sung 271 con gà từ các quần thể lớn khác đến ứng với nhân tố nào sau đây
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến.
C. Di-nhập gen. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 107. Nếu không tác động gì vào quần thể này thì kết quả của quá trình biến đổi này là
A. Kích thước quần thể sẽ giảm rồi tăng.
B. Kích thước quần thể sẽ giảm dần dẫn tới tuyệt chủng.
C. Kích thước quần thể tăng chậm.
D. Kích thước quần thể trở về trạng thái cân bằng.

Câu 108. Cho các yếu tố sau đây


(1) Các cá thể cạnh tranh với nhau.
(2) Cơ hội gặp nhau giữa cá thể đực và cái thấp.
(3) Giao phối gần.
(4) Thiếu thức ăn.
(5) Sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm.
(6) Các cá thể giao phối ngẫu nhiên.
Khi kích thước quần thể nhỏ, số yếu tố có thể dẫn tới tuyệt chủng?
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 164


3.4. Địa lí Vòng xoáy tuyệt chủng Ở Illinois, có hàng triệu con gà thảo nguyên trong thế kỷ XIXnhưng đến
Nước ta có bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. Vùng biển nước ta có nguồn
lợi hải sản khá phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 − 4 triệu tấn, cho phép hằng năm khai
thác khoảng 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó khoảng 100 loài có giá trị kinh
tế, hàng ngàn loài giáp xác, hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao. Vùng biển có nhiều
ngư trường, trong đó 4 ngư trường trọng điểm.
Nhân dân có nhiều kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt thủy sản. Các phương tiện tàu thuyền, ngư
cụ được trang bị ngày càng tốt hơn. Hoạt động khai thác và nuôi trồng được thuận lợi hơn nhờ phát
triển các dịch vụ thủy sản và mở rộng chế biến thủy sản. Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản ngày càng
tăng. Nhờ những chính sách Đổi mới của Nhà nước, nghề cá ngày càng được chú trọng, khai thác gắn
với bảo vệ quyền lợi và giữ vững chủ quyền biển, hải đảo. Tuy nhiên, việc phát triển ngành khai thác
thủy sản ở nước ta gặp không ít khó khăn. Hằng năm có tới 9 − 10 cơn bão và khoảng 30 − 35 đợt
gió mùa Đông Bắc, nhiều khi gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi.
Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới, do vậy năng suất lao động
còn thấp. Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất
lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế. Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn
lợi thủy sản suy giảm, do vậy việc phát triển đánh bắt xa bờ đang được khuyến khích và đẩy mạnh.
(Nguồn: SGK Địa lí 12- trang 100, 101)
Câu 109. Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển đánh bắt thủy sản ở nước ta là
A. Vùng biển có nguồn lợi thủy sản phong phú, có 4 ngư trường trọng điểm.
B. Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, bãi rừng ngập mặn.
C. Mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
D. Nhu cầu thị trường ngày càng tăng.
Câu 110. Biện pháp quan trọng nhất để tăng năng suất sản lượng thủy sản đánh bắt ở nước ta hiện
nay là:
A. Nâng cao trình độ người lao động.
B. Đầu tư phương tiện đánh bắt, tàu thuyền hiện đại.
C. Khuyến khích đánh bắt xa bờ.
D. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến.
Câu 111. Đâu không phải là vai trò của việc đẩy mạnh đánh bắt xa bờ ở nước ta trong tình hình hiện
nay?
A. Khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản. B. Góp phần bảo vệ vùng biển và thềm lục địa.
C. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ. D. Nâng cao chất lượng, giá trị thủy sản.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114.
Hiện nay, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm 20% dân số cả nước, đóng góp 18% cho
GDP quốc gia nhưng đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Trước thực trạng này, Chính
phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững vùng ĐBSCL
thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, Nghị quyết đã đưa ra 8 nội
dung, nhiệm vụ lớn được tóm tắt như sau:
1. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới để phát triển nông nghiệp, nông thôn
vùng ĐBSCL theo hướng bền vững, hiện đại, hiệu quả cao, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, thích
ứng với biến đổi khí hậu.
2. Quy hoạch phát triển nông nghiệp toàn vùng ĐBSCL, phù hợp với các tiểu vùng sinh thái gắn với ba
nhóm sản phẩm chủ lực là thủy sản - cây ăn quả - lúa gạo; giảm diện tích trồng lúa và các cây trồng sử
dụng nhiều nước ngọt nhưng giá trị thương mại thấp. Khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất
nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái.
3. Ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sinh học trong nông nghiệp gắn
liền với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và thực hiện xây dựng nông thôn mới.
4. Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, sức cạnh tranh cao và bền vững;

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 165


khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư; phát triển kinh tế trang trại, liên kết sản xuất gắn với tiêu
thụ sản phẩm.
5. Xây dựng ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của vùng. Quản lý
chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có, ưu tiên phục hồi, trồng mới rừng ngập mặn và rừng phòng hộ
ven sông, ven biển.
6. Quy hoạch thủy lợi, đảm bảo giảm nhẹ thiệt hại khi có thiên tai, hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục
vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững.
7. Củng cố nâng cấp hệ thống đê biển, phòng chống xói lở bờ biển. 8. Chuyển đổi ngành nghề và tạo
việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, rút dần
lao động nông nghiệp, chuyển sang các ngành công nghiệp, dịch vụ. (Nguồn: “Nghị quyết số 120/NQ-CP
ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu”).
Câu 112. Chiến lược, định hướng quy hoạch phát triển nông nghiệp toàn vùng Đồng bằng sông Cửu
Long, phù hợp với các tiểu vùng sinh thái gắn với ba nhóm sản phẩm chủ lực là
A. thủy sản-lúa gạo-gia cầm. B. gia cầm-lúa gạo-cây ăn quả.
C. thủy sản-lúa gạo-cây ăn quả. D. thủy sản-cây ăn quả-gia súc.
Câu 113. Nhiệm vụ nào sau đây không nằm trong chiến lược phát triển bền vững vùng Đồng bằng
sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu?
A. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
B. Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong nông nghiệp.
C. Quy hoạch phát triển thủy lợi và chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
D. Xây dựng mới hệ thống đê sông, đê biển, phòng chống xói lở bờ biển.
Câu 114. Mô hình sản xuất nông nghiệp nào sau đây đang được khuyến khích phát triển ở Đồng bằng
sông Cửu Long?
A. mô hình nông-lâm kết hợp.
B. mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái.
C. mô hình VAC (vườn-ao-chuồng).
D. mô hình chăn nuôi bán công nghiệp.
3.5. Lịch sử
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến
câu 117.
Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hoà bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực
kì khó khăn. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị không ổn định, các
lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi. Trong bối cảnh đó, tháng
3 - 1921, Đảng Bìnsevich Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) do V. I. Lê-nin đề
xướng, bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.
Trong nông nghiệp, Nhà nước thay thế chế độ trung thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực.
Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, nông
dân toàn quyền sử dụng số lương thực dư thừa và được tự do bán ra thị trường. Trong công nghiệp,
Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những
xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân có sự kiểm soát của Nhà nước; khuyến khích tư bản nước ngoài
đầu tư, kinh doanh ở Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận
tải, ngân hàng, ngoại thương. Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp. Phần
lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao
năng suất lao động. Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ, tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi,
mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924, Nhà nước
phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ.
Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi
mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Với chính sách
này, nhân dân Xô viết đã vượt qua được những khó khăn to lớn, phấn khởi sản xuất và hoàn thành

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 166


công cuộc khôi phục kinh tế. Cho đến nay, Chính sách kinh tế mới còn để lại nhiều kinh nghiệm đối
với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới. (Nguồn: SGK Lịch sử 11, trang
53 - 54).
Câu 115. Chính sách kinh tế mới bao gồm các chính sách chủ yếu về
A. nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.
B. nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp.
C. nông nghiệp, công nghiệp, tiền tệ và giao thông vận tải.
D. nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận tải.
Câu 116. Nhận định nào dưới đây đúng với thực chất của “Chính sách kinh tế mới” (NEP)?
A. cho phép kinh tế tự đo phát triển, không cần sự quản lí của nhà nước.
B. phát triển kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
C. phát triển kinh tế do tư nhân quản lí.
D. Nhà nước nắm độc quyền về các ngành kinh tế chủ chốt của đất nước.
Câu 117. Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga Xô viết để lại bài học gì cho công cuộc đổi mới
đất nước của ta hiện nay?
A. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng.
B. Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ty lớn.
C. Chỉ tập trung phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn.
D. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của Nhà nước.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu
120. Sau đại thắng mùa Xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi
miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Thực tế đó trái với nguyện vọng, tình cảm
thiêng liêng của nhân dân hai miền Bắc - Nam là sớm được sum họp trong một đại gia đình, mong
muốn có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước.
Đáp lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, đồng thời cũng phù hợp với thực tế lịch
sử dân tộc - “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một - Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (9 - 1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Từ ngày 15 đến ngày 21 - 11 - 1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ
chức tại Sài Gòn. Hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền tham dự. Hội nghị nhất trí hoàn toàn các
vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Ngày 25 - 4 - 1976, cuộc
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. Hơn 23 triệu cử tri (chiếm 98,8%
tổng số cử tri) đi bỏ phiếu và bầu ra 492 đại biểu.
Từ ngày 24 - 6 đến ngày 3 - 7 - 1976, Quốc hội khoá VI nước Việt Nam thống nhất kì họp đầu tiên
tại Hà Nội.
Quốc hội thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt Nam thống nhất, quyết định
tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ ngày 2 - 7 - 1976), quyết định Quốc huy mang
dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân
ca, thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn - Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
Quốc hội bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, bầu Ban dự thảo Hiến pháp.
Với kết quả của kì họp thứ nhất Quốc hội khoá VI, công việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước
đã hoàn thành. Từ đây, việc tiếp tục hoàn thành thống nhất trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng,
kinh tế, văn hoá, xã hội sẽ gắn liền với việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa
trong phạm vi cả nước.
Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để
phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã
hội, những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa thành lập đã có 94 nước chính thức công nhận và
đặt quan hệ ngoại giao. Ngày 20 - 9 - 1977, nước ta trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 167


(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 201 - 203).
Câu 118. Cho các dữ liệu sau:
1. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước.
2. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tổ chức tại Sài Gòn.
3. Hội nghị lần thứ 24 của Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Hãy
sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự thời gian thể hiện quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
A. 3, 1,2. B. 2, 1, 3. C. 2, 3, 1. D. 3, 2, 1.
Câu 119. Quốc hội khoá VI nước Việt Nam thống nhất kì họp đầu tiên tại Hà Nội (từ ngày 24- 6 đến
ngày 3- 7- 1976) đã
A. thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt Nam thống nhất.
B. nhất trí hoàn toàn các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà
nước.
C. hoàn thành thống nhất trên tất cả các lĩnh vực.
D. hoàn thành thống nhất về chính trị, kinh tế.
Câu 120. Việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước sau năm 1975 có ý nghĩa
A. đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân.
B. tạo điều kiện cho sự thống nhất dân tộc ở các lĩnh vực khác.
C. tạo những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và những khả năng to lớn để
bảo vệ Tổ quốc.
D. là nguyện vọng của Đảng, Bác Hồ, nhân dân.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 168


Đáp án đề số 10

1. A 2. D 3. A 4. C 5. C 6. D 7. C 8. B 9. A 10. A
11. D 12. C 13. B 14. D 15. A 16. D 17. D 18. D 19. C 20. B
21. D 22. D 23. A 24. C 25. A 26. A 27. B 28. B 29. D 30. A
31. A 32. A 33. D 34. B 35. B 36. B 37. A 38. C 39. C 40. B
41. D 42. C 43. B 44. A 45. A 46. C 47. A 48. A 49. D 50. B
51. B 52. A 53. A 54. C 55. C 56. C 57. D 58. A 59. B 60. C
61. C 62. C 63. B 64. A 65. B 66. D 67. C 68. D 69. B 70. A
71. C 72. B 73. A 74. B 75. C 76. B 77. C 78. D 79. C 80. C
81. D 82. A 83. D 84. B 85. A 86. A 87. C 88. B 89. D 90. B
91. C 92. B 93. D 94. A 95. B 96. B 97. B 98. D 99. B 100. D
101. C 102. A 103. C 104. A 105. A 106. C 107. B 108. B 109. A 110. B
111. D 112. C 113. D 114. B 115. A 116. B 117. D 118. D 119. A 120. C

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 169


NHÓM TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG ĐỀ ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2021-2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Văn A Thời gian làm bài: 150 phút
Trần Văn B
Đề số: 16

PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU


Câu 41.
Cho hàm số bậc ba y = f (x) có đồ thị (C) như hình vẽ, đường y
thẳng d có phương trình y = x − 1. Biết phương trình f (x) = 0 có 2
ba nghiệm x1 < x2 < x3 . Giá trị x1 x3 bằng (C)
5 7
A. −2. B. − . C. − . D. −3.
2 3
−1 O A 3 x

(d)

Câu 42. Cho số phức z thỏa mãn (1 − i)z + 2iz = 5 + 3i. Tính mô-đun của w = 2(z + 1) − z.
A. |w| = 5. B. |w| = 7. C. |w| = 9. D. |w| = 11.
Câu 43. Cho khối chóp tam giác S.ABC có đỉnh S và đáy là tam giác ABC. Gọi V là thể tích của
khối chóp. Mặt phẳng đi qua trọng tâm của ba mặt bên của khối chóp chia khối chóp thành hai phần.
Tính theo V thể tích của phần chứa đáy của khối chóp.
37V 27V 19V 8V
A. . B. . C. . D. .
64 64 27 27
5b − a a
Câu 44. Cho a, b là các số dương thỏa mãn log9 a = log1 6b log1 2 . Tính giá trị .
√ 2 b √
a 3+ 6 a √ a √ a 3− 6
A. = . B. = 7 − 2 6. C. = 7 + 2 6. D. = .
b 4 b b b 4
Câu 45. Tìm phương trình mặt cầu có tâm I(1; 2; 3) và tiếp xúc với trục Oz.
A. (x − 1)2 + (y − 2)2 + (z − 3)2 = 5. B. (x − 1)2 + (y − 2)2 + (z − 3)2 = 13.
C. (x − 1)2 + (y − 2)2 + (z − 3)2 = 14. D. (x − 1)2 + (y − 2)2 + (z − 3)2 = 10.
π
Z4
1 a
Câu 46. Biết dx = aπ + b ln 2 với a, b là các số hữu tỉ. Tính tỷ số .
1 + tan x b
0
1 1 1 1
A. . B. . C. . D. .
2 6 4 3
Câu 47. Số cách chọn ra 6 học sinh từ 40 học sinh trong lớp 12A sao cho bạn An phải có mặt là
A. 757575. B. C640 . C. A640 . D. 575757.
Câu 48. Một người chơi trò súc sắc. Mỗi ván gieo đồng thời ba con súc sắc. Người chơi thắng cuộc nếu
xuất hiện ít nhất 2 mặt sáu chấm. Tính xác suất để trong ba ván, người đó thắng ít nhất hai ván.
1 308 1968 53
A. . B. . C. . D. .
1296 19683 32 23328
Câu 49. Một đội xe vận tải được phân công chở 112 tấn hàng. Trước giờ khởi hành có 2 xe phải đi
làm nhiệm vụ khác nên mỗi xe còn lại phải trở thêm 1 tấn hàng so với dự tính. Tính số xe ban đầu của
đội xe, biết rằng mỗi xe đều chở khối lượng hàng như nhau.
A. 16 xe. B. 17 xe. C. 18 xe. D. 19 xe.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 170


Câu 50. Sau Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019 − 2020, học sinh hai lớp 9A và 9B tặng lại
thư viện trường 738 quyển sách gồm hai loại sách giáo khoa và sách tham khảo. Trong đó, mỗi học sinh
lớp 9A tặng 6 quyển sách giáo khoa và 3 quyển sách tham khảo; mỗi học sinh lớp 9B tặng 5 quyển
sách giáo khoa và 4 quyển sách tham khảo. Biết số sách giáo khoa nhiều hơn số sách tham khảo là 166
quyển. Tính số học sinh của mỗi lớp.
A. Số học sinh lớp 9A có 40 học sinh, lớp 9B có 42 học sinh.
B. Số học sinh lớp 9A có 42 học sinh, lớp 9B có 42 học sinh.
C. Số học sinh lớp 9A có 42 học sinh, lớp 9B có 42 học sinh.
D. Số học sinh lớp 9A có 40 học sinh, lớp 9B có 40 học sinh.

Câu 51. Giả sử mệnh đề sau đây là đúng: "Nếu trời không mưa, Huy sẽ đi xem phim". Mệnh đề này
có ý nghĩa là
A. Huy sẽ không đi xem phim nếu trời mưa.
B. Huy đi xem phim mặc cho trời mưa.
C. Huy không đi xem phim viwf trời không mưa.
D. Cả 3 mệnh đề A, B, C đều sai.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 52 đến 54
Một bể trộn của một nhà máy nhận nguyên liệu lỏng từ 6 van riêng biệt được đánh nhãn: R,S,T ,U ,Y ,Z.
Mỗi một van có hai trạng thái: mở và đóng. Người điều khiển bể trộn cần đảm bảo rằng các van được
đóng và mở tuân thủ theo các yêu cầu sau:
1. Nếu T mở thì cả S và Z phải đóng.
2. R và Z không thể cùng đóng một lúc.
3. Nếu Y đóng thì Z cũng phải đóng.
4. S và U không thể cùng mở một lúc.
Câu 52. Nếu Z mở thì điều nào sau đây buộc phải đúng?
A. R mở. B. S mở. C. T mở. D. Y mở.
Câu 53. Nếu R đóng và U mở thì điều nào sau đây buộc phải đúng?
A. S mở. B. T mở. C. T đóng. D. Y đóng.
Câu 54. Nếu T mở thì điều nào sau đây buộc phải đúng?
A. U mở. B. R đóng. C. S mở. D. Z mở.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 55 đến 58
Có 6 nhà ngoại giao A,B,C,D,E,F ngồi với nhau. Không phải tất cả đều nói cùng một ngôn ngữ nhưng
mỗi ngôn ngữ đều có đủ số người biết để họ có thể dịch lẫn cho nhau.
A và D chỉ nói được tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Ý.
B chỉ nói được tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga.
C chỉ nói được tiếng Đức và tiếng Ý.
E chỉ nói được tiếng Ý.
F chỉ nói được tiếng Nga.
Câu 55. Ngôn ngữ nào được nhiều người nói nhất?
A. Tiếng Anh. B. Tiếng Pháp. C. Tiếng Đức. D. Tiếng Ý.
Câu 56. Cặp nào sau đây có thể nói chuyện không cần phiên dịch?
A. B và E. B. B và C. C. B và F . D. E và F .
Câu 57. Ai có thể làm phiên dịch cho B và C?
A. Chỉ A. B. A và D. C. A, D và E. D. D, E và F .
Câu 58. Hai người nào nói chuyện với nhau cần phải có người phiên dịch?
A. C và E. B. C và F . C. B và D. D. E và D.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 171


Câu 59. Yến, Anh, Khuê, Oanh và Duyên cùng sống trong một khu chung cư. Có 2 người sống ở tầng
1 và 3 người sống ở tầng 2. Oanh không sống cùng tầng với Khuê và Duyên. Anh không sống cùng tầng
với Yến và Khuê. Hỏi ai là người sống ở tầng 1?
A. Khuê và Duyên. B. Yến và Duyên. C. Yến và Oanh. D. Anh và Oanh.
Câu 60. Trong kì thi học sinh giỏi quốc gia có 4 bạn Phương, Dương, Hiếu, Hằng tham gia và hai bạn
bất kì trong bốn bạn này không sống cùng một thành phố. Khi được hỏi quê ở đâu ta nhận được các
câu trả lời sau:
Phương: Dương ở Huế, còn tôi ở Sài Gòn.
Dương: Tôi cũng ở Sài Gòn còn Hiếu ở Huế.
Hiếu: Không, tôi ở Đà Nẵng còn Hằng ở Vinh.
Hằng: trong các câu trả lời trên đều có một vế đúng và một vế sai.
Hỏi chính xác quê Dương ở đâu?
A. Huế. B. Sài Gòn. C. Vinh. D. Đà Nẵng.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 62

Câu 61. Thời gian phân hủy của lon nhôm gấp mấy lần thời gian phân hủy của cốc nhựa?
A. 3 lần. B. 4 lần. C. 5 lần. D. 6 lần.
Câu 62. Thời gian phân hủy của chai nhựa là bao nhiêu năm?
A. 50 năm. B. 200 năm. C. 450 năm. D. 600 năm.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 63 đến 64

Câu 63. Tính tới năm 2015, trên thế giới có đến 6,3 tỉ tấn chất thải plastic đã tạo ra. Trong số đó có
bao nhiêu tỉ tấn chất thải plastic được tái chế?
A. 0,567 tỉ tấn. B. 0,756. C. 9%. D. 12%.
Câu 64. Nếu mỗi năm trên thế giới có trung bình 6,3 tỉ tấn chất thải plastic được tạo ra thì có bao
nhiêu tấn tích tụ tại các bãi chôn lấp rác thải?
A. 4,9 tỉ tấn. B. 4,977 tỉ tấn. C. 5 tỉ tấn. D. 5,1 tỉ tấn.
Câu 65. Việt Nam là một trong trong 5 quốc gia đứng đầu thế giới về thải rác nhựa ra đại dương
không qua xử lý, với ước tính 2.500 tấn rác thải nhựa được thải ra khắp Việt Nam hàng ngày và chỉ
10% chất thải được thu hồi để tái chế hoặc tái sử dụng. Em hãy tính lượng rác thải nhựa được tái chế
hoặc tái sử dụng mỗi ngày là bao nhiêu?
A. 20 tấn. B. 25 tấn. C. 250 tấn. D. 26 tấn.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 172


Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 66 đến 70

Câu 66. Năm 2019 số thí sinh đạt điểm 10 môn GDCD nhiều hơn số thí sinh đạt điểm 10 năm 2018
là bao nhiêu thí sinh?
A. 485. B. 555. C. 465. D. 475.
Câu 67. So với năm 2018, năm 2019 số thí sinh bị điểm liệt môn Toán chiếm bao nhiêu phần trăm?
A. 24%. B. 22,1%. C. 25%. D. 26%.
Câu 68. Tổng số thí sinh đạt điểm 10 năm 2019 là?
A. 1180. B. 1270. C. 1450. D. 1540.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 173


Câu 69. Trung bình mỗi năm có bao nhiều thí sinh đạt điểm 10?
A. 856,5. B. 948,5. C. 848,5. D. 858,5.
Câu 70. Tính tỉ lệ phần trăm số điểm liệt môn Tiếng Anh năm 2019 ít hơn so với năm 2018 (làm tròn
đến số thập phân thứ nhất)
A. 71,2%. B. 28,8%. C. 30,5%. D. 29,3%.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 174


Đáp án đề số 16

41. A 42. A 43. C 44. B 45. A 46. A 47. D 48. D 49. A 50. C
51. A 52. D 53. C 54. A 55. D 56. C 57. B 58. B 59. D 60. D
61. B 62. C 63. A 64. B 65. C 66. D 67. B 68. B 69. D 70. A

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 175


NHÓM TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG ĐỀ ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2021-2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Phạm An Bình
Thời gian làm bài: 150 phút
Nhật Thiện
Đề số: 17

PHẦN 1. NGÔN NGỮ


1.1. Tiếng Việt
Câu 1. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Nói ngọt lọt đến. . . ”
A. da. B. tai. C. xương. D. miệng.
Câu 2. Nội dung của bài Phú sông Bạch Đằng là:
A. Ca ngợi những người nghĩa sĩ nông dân và thể hiện tình yêu nước thiết tha.
B. Tấm lòng ưu dân ái quốc của tác giả.
C. Hình tượng người anh hùng của cộng đồng với những phẩm chất đáng quý.
D. Lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, ca ngợi truyền
thống anh hùng và nhân nghĩa của dân tộc.
Câu 3. “Chàng thì đi cõi xa mưa gió/ Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn/ Đoái trông theo đã cách ngăn/
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh” (Sau phút chia li, Đoàn Thị Điểm)
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
A. Lục bát. B. Thất ngôn bát cú. C. Song thất lục bát. D. Tự do.
Câu 4. Từ “chân” nào trong các từ sau khác nghĩa với các từ còn lại?
A. chân thành. B. chân dung. C. chân tình. D. chân ghế.
Câu 5. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Tôi muốn . . . nắng đi/ Cho . . . đừng nhạt mất”
A. bật, hương. B. kéo, vị. C. buộc, hương. D. tắt, màu.
Câu 6. “Côn Sơn suối chảy rì rầm,/ Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai./ Côn Sơn có đá rêu phơi,/
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm” (Côn Sơn ca, Nguyễn Trãi). Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
A. dân gian. B. trung đại. C. thơ Mới. D. hiện đại.
Câu 7. Qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, tác giả Nguyễn Minh Châu muốn thể hiện điều gì?
A. Ca ngợi phẩm chất của người anh hùng trong thời đại mới.
B. Vẻ đẹp tâm hồn của những con người trên rẻo cao Tây Bắc.
C. Truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của một tập thể anh hùng Tây Nguyên..
D. Câu chuyện về bức ảnh nghệ thuật và cuộc đời; bài học về cách nhìn nhận cuộc sống và con người:
một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện
tượng..
Câu 8. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. miên man. B. suông sẻ. C. triêm ngưởng. D. rảnh dỗi.
Câu 9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Anh nhìn với đôi mắt . . . lẫn
...”
A. trìu mến, buồn rầu. B. chìu mến, buồn rầu.
C. trìu mến, buồn dầu. D. trìu mến, buồn giầu.
Câu 10. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Mây bị nắng sua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm
lá uớt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.”
A. sua. B. tròn. C. sương. D. xe.
Câu 11. Nhận xét phép liên kết trong đoạn sau: “Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn
trong ruột những quả bom”.
A. Phép thế. B. Phép nối. C. Phép lặp. D. Phép liên tưởng.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 176


Câu 12. “Thầy giáo đã truyền tụng cho em rất nhiều kiến thức”. Đây là câu:
A. thiếu chủ ngữ. B. thiếu vị ngữ.
C. dùng từ sai ngữ nghĩa. D. sai logic.
Câu 13. Nhận xét về cách thức trình bày đoạn văn: “Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về
phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công
luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương
pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình”.
A. Đoạn văn diễn dịch. B. Đoạn văn tổng phân hợp.
C. Đoạn văn quy nạp. D. Đoạn văn song hành.
Câu 14. Mặt trời1 của bắp thì nằm trên đồi/ Mặt trời2 của mẹ, em nằm trên lưng (Khúc hát ru những
em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm). Từ mặt trời2 có nghĩa là gì:
A. hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời.
B. thiên thể nóng sáng, ở xa Trái Đất, là nguồn chiếu sáng và sưởi ấm chủ yếu cho Trái Đất.
C. vật thể có ý nghĩa quan trọng.
D. nguồn sống, niềm tin, hi vọng của người mẹ.
Câu 15. Trong các câu sau:
I. Các tổ có yêu sách gì cần Ban lãnh đạo giải quyết thì nêu lên.
II. Dế Mèn rất ân hận vì hành động ngu dại của mình đã khiến Dế Choắt chết oan.
III. Những cái ba lô bỗng lúc lắc, lúc lắc, lá ngụy trang rung rinh rồi biến thành một vệt dài mất hút
vào vườn trước mắt.
IV. Tình thế không thể cứu vãng nổi.
Những câu nào mắc lỗi:
A. I và II. B. I, III và IV. C. III và IV. D. I và IV.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 16 đến câu 20: “. . . Tiếng nói là người
bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc
bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy
phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu,
việc giải phóng các dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng
nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ hi vọng giải phóng giống nòi. [...] Vì thế, đối với người
An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với chối sự tự do của mình. . . ”
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức,
Theo SGK Ngữ Văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr.90)
Câu 16. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Nghị luận. D. Biểu cảm.
Câu 17. Trong đoạn trích, từ giải phóng có nghĩa là gì?
A. Làm cho được tự do, cho thoát khỏi tình trạng bị nô dịch, chiếm đóng.
B. Làm thoát khỏi tình trạng bị vướng mắc, cản trở.
C. Làm cho thoát ra một chất hay một dạng năng lượng nào đó.
D. Làm cho cá thể trở nên tốt đẹp hơn.
Câu 18. Nội dung của đoạn trích là gì?
A. Tiếng mẹ đẻ là tất cả tài sản của một dân tộc.
B. Tiếng mẹ đẻ là vũ khí lợi hại để giải phóng dân tộc An Nam.
C. Tiếng mẹ đẻ là nguồn dinh dưỡng nuôi sống mỗi người.
D. Tiếng mẹ đẻ là vốn liếng yêu thương.
Câu 19. Trong câu “. . . Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố
quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị.” Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Chơi chữ. D. Hoán dụ.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 177


Câu 20. Thông điệp nào được rút ra từ đoạn trích trên?
A. Đưa tiếng mẹ đẻ ra với bạn bè thế giới.
B. Tiếng mẹ đẻ cần được phát triển cho phong phú hơn.
C. Cần bảo vệ, trân trọng và tự hào về tiếng mẹ đẻ.
D. Tất cả các phương án trên.
1.2. Tiếng Anh
Question 21 - 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in each blank.
Câu 21. It hard. We can’t do anything until it .
A. is raining - stops. B. rained - stopped. C. rains - will stop. D. rains - stops.
Câu 22. I spend my spare time washing my hands and doing exercise.
A. most of. B. a large number of. C. many of. D. most.
Câu 23. The sign warns people the dangers of swimming in this river.
A. to. B. against. C. about. D. from.
Câu 24. Project-based learning provides wonderful opportunities for students to develop their .
A. creativity. B. create. C. creative. D. creatively.
Câu 25. The English test was than I thought it would be.
A. the easier. B. more easy. C. easiest. D. easier.
Question 26-30: Each of the following sentences has one error (A, B, C or D). Find it and blacken
your choice on your answer sheet.
Câu 26. He asked about the factories and the workers which he had visited.
A. about. B. the. C. which. D. had visited.
Câu 27. There’ll always be a conflict between an old and the young.
A. There’ll. B. between. C. an. D. the.
Câu 28. Tom asked Ann and I about the new theatre.
A. asked. B. I. C. about. D. new.
Câu 29. James is very interested in mathematics and her applications.
A. interested. B. in. C. her. D. applications.
Câu 30. Either my parents or I are going to the supermarket to buy food for lunch.
A. Either. B. are. C. to buy. D. lunch.
Question 31 - 35: Which of the following best restates each of the given sentences?
Câu 31. I’m sure Mary was very disappointed when she failed to get the scholarship.
A. Mary may be very disappointed when she failed to get the scholarship.
B. Mary could have been very disappointed when she failed to get the scholarship.
C. Mary must have been very disappointed when she failed to get the scholarship.
D. Mary must be very disappointed when she failed to get the scholarship.
Câu 32. “Be careful or you may get lost and run out of money.” She said.
A. She told me to be careful if I got lost and run out of the money.
B. She warned me to be careful or I had to get lost and run out of money.
C. She ordered me to be careful and I might get lost and run out of money.
D. She advised me to be careful or I might get lost and run out of money.
Câu 33. He smokes too much; perhaps that’s why he can’t get rid of his cough.
A. If he didn’t smoke so much, he may get rid of his cough.
B. If he smoked less, he might be able to get rid of his cough.
C. If he smoked so much, he couldn’t get rid of his cough.
D. If he does not smoke, he may not have his cough.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 178


Câu 34. Will the government allow overseas students to make their entry?
A. Will overseas students be allowed to make their entry by the government?.
B. Overseas students will be allowed to make their entry by the government.
C. Are overseas students be allowed to make their entry by the government?.
D. Will overseas students allow to make their entry by the government?.

Câu 35. No virus in the world is more complicated than coronavirus.


A. Coronavirus is as complicated as no virus in the world.
B. There are some more complicated viruses in the world than coronavirus.
C. Coronavirus is the most complicated virus in the world.
D. No virus in the world but coronavirus is complicated.
Question 36 - 40: Read the passage carefully.
Sometimes people add to what they say even when they don’t talk. Gestures are the “silent language”
of every culture. We point a finger or move another part of the body to show what we want to say. It
is important to know the body language of every country or we may be misunderstood. In the United
States, people greet each other with a handshake in a formal introduction. The handshake must be firm.
If the handshake is weak, it is a sign of weakness or unfriendliness. Friends may place a hand on the
other’s arm or shoulder. Some people, usually women, greet a friend with a hug.
Space is important to Americans. When two people talk to each other, they usually stand about
two and a half feet away and at an angle, so they are not facing each other directly. Americans get
uncomfortable when a person stands too close. They will move back to have their space. If Americans
touch another person by accident, they say, “Pardon me” or “Excuse me”. Americans like to look at
the other person in the eyes when they are talking. If you don’t do so, it means you are bored, hiding
something, or are not interested. But when you are staring at someone, it is not polite. For Americans,
thumbs-up means yes, very good, or well done. Thumbs down means the opposite. To call a waiter,
raise one hand to head level or above. To show you want the check, make a movement with your hands
as if you are signing a piece of paper. It is all right to point at things but not at people with the hand
and index finger. Americans shake their index finger at children when they scold them and pat them
on the head when they admire them. Learning a culture’s body language is sometimes confusing. If you
don’t know what to do, the safest thing to do is to smile.
Choose an option (A, B, C or D) that best answers each question.
Câu 36. From the passage we can learn that .
A. gestures don’t mean anything while talking.
B. it’s confusing to understand a culture’s body language.
C. gestures can help us to express ourselves.
D. American people often use body language in communication.

Câu 37. If you are introduced to a stranger from the USA, you should .
A. greet him with a hug. B. place a hand on his shoulder.
C. shake his hand weakly. D. shake his hand firmly.
Câu 38. The word “them” in paragraph 2 refers to
A. Americans. B. children. C. fingers. D. people.
Câu 39. The word “accident” in paragraph 2 is closest in meaning to
A. chance. B. mishap. C. misfortune. D. disaster.
Câu 40. What is the passage mainly about?
A. The reason why we shouldn’t point at people with the hand and index finger.
B. The importance of space to Americans.
C. Body language in communicating with the Americans.
D. How people in the United States greet each other.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 179


Dịch bài đọc
Đôi khi mọi người bô sung thông tin ngay cả khi họ không nói chuyện. Cử chỉ là "ngôn ngữ im lặng"
của mọi nền văn hóa. Chúng ta chỉ tay hoặc di chuyển một bộ phận khác của cơ thể để biểu lộ những
gì muốn nói. Hiểu được ngôn ngữ cơ thể của mỗi quốc gia là vô cùng quan trọng, nếu không chúng ta
có thể bị hiểu lầm. Ở Mỹ, trong một cuộc giới thiệu chính thức, mọi người chào nhau bằng cách bắt
tay. Cái bắt tay phải chặt. Nếu bắt tay hời hợt, đó được cho là dấu hiệu của sự yếu kém hoặc không
thân thiện. Bạn bè có thể khoác tay lên cánh tay hoặc vai của nhau. Một số người, thường là phụ nữ,
chào bạn bè với một cái ôm.
Khoảng cách rất quan trọng đối với người Mỹ. Khi hai người nói chuyện với nhau, họ thường đứng cách
nhau khoảng 2,5 feet (75 cm) và không thẳng nhau, do đó, họ không trực tiếp đối diện nhau. Người
Mỹ thấy khó chịu khi một người đứng quá gần mình. Họ sẽ lùi lại để tạo không gian cho bản thân. Nếu
người Mỹ vô tình chạm vào người khác, họ nói "Thứ lỗi cho tôi" hoặc "Tôi xin lỗi". Người Mỹ thích
nhìn vào mắt người khác khi họ đang trò chuyện. Nếu bạn không làm như vậy, nó có nghĩa là bạn cảm
thấy chán, che giấu điều gì đó hoặc là không quan tâm họ. Nhưng cũng thật bất lịch sự nếu bạn nhìn
chằm chằm vào một ai đó. Đối với người Mỹ, giơ ngón tay cái lên có nghĩa là đồng ý, rất tốt hoặc làm
tốt. Chỉ ngón tay cái xuống dưới có nghĩa ngược lại. Để gọi người phục vụ, hãy giơ một tay lên ngang
đầu hoặc cao hơn. Để thể hiện bạn muốn thanh toán, hãy di chuyển tay như thể bạn đang ký giấy. Chỉ
vào mọi thứ thì được nhưng không được chỉ vào người khác bằng tay và ngón tay trỏ. Người Mỹ lắc
ngón tay trỏ khi chỉ vào trẻ em lúc họ mắng chúng và xoa đầu chúng khi họ khen ngợi chúng. Học ngôn
ngữ cơ thể của một nền văn hóa đôi khi khó hiểu. Nếu bạn không biết phải làm gì, điều an toàn nhất
để làm là mỉm cười.
PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
2.1. Toán học
Câu 41. Biết hàm số f (x) = x3 + ax2 + bx + c đạt cực trị tại điểm x = 1, f (x) = −3 và đồ thị của
hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 2. Phương trình f (x) = 2 có bao nhiêu nghiệm?
A. 0. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 42. Tập điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn |z|2 = z 2 là
A. Cả mặt phẳng. B. Đường thẳng. C. Một điểm. D. Hai đường thẳng.
Câu 43. Cho lăng trụ đứng ABC.A0 B 0 C 0 với ABC là tam giác vuông cân tại C có AB = a, mặt bên
ABB 0 A0 là hình vuông. Mặt phẳng qua trung điểm I của AB và vuông góc với AB 0 chia khối lăng trụ
thành 2 phần. Tính thể tích mỗi phần.
a3 11a3 a3 11a3
A. V1 = , V2 = . B. V1 = , V2 = .
48 24 24 48
a3 11a3 a3 5a3
C. V1 = , V2 = . D. V1 = , V2 = .
48 48 24 24
Câu 44. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho điểm A(1; −2; 3) và đường thẳng d có phương
x+1 y−2 z+3
trình = = . Tính đường kính của mặt cầu (S) có tâm A và tiếp xúc với đường thẳng
2 1 −1
d. √ √ √ √
A. 5 2. B. 10 2. C. 2 5. D. 4 5.
Câu 45. Một vận động viên đua xe F1 đang chạy với vận tốc 10 (m/s) thì anh ta tăng tốc với gia tốc
a(t) = 6t (m/s2 ), trong đó t là khoảng thời gian tính bằng giây kể từ lúc tăng tốc. Hỏi quãng đường xe
của anh ta đi được trong thời gian 10 s kể từ lúc bắt đầu tăng tốc là bao nhiêu
A. 1100 m. B. 100 m. C. 1010 m. D. 1110 m.
Câu 46. Trên giá sách có 10 quyển Văn khác nhau, 8 quyển sách Toán khác nhau và 6 quyển sách
Tiếng Anh khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách chọn hai quyển sách khác môn?
A. 230400. B. 60. C. 48. D. 188.
Câu 47. Bạn An gửi tiết kiệm vào ngân hàng với số tiền là 1 000 000 đồng không kì hạn với lãi suất
là 0,65% / tháng. Tính số tiền bạn An nhận được sau 2năm?
A. 1 658 115. B. 1 168 236. C. 1 150 236. D. 1 013 042.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 180


Câu 48. Hai cầu thủ bóng đá sút phạt đền, mỗi người được sút một quả với xác suất ghi bàn tương
ứng là 0,8 và 0,7. Tính xác suất để chỉ có 1 cầu thủ ghi bàn.
A. 0,14. B. 0,38. C. 0,24. D. 0,62.
Câu 49. Trong một kì thi, hai trường A, B có tổng cộng 350 học sinh dự thi. Kết quả hai trường đó
có 338 học B có bao nhiêu học sinh dự thi.
A. 200 học sinh. B. 150 học sinh. C. 250 học sinh. D. 225 học sinh.
Câu 50. Cho tam giác ABC có AB = 8 cm, AC = 18 cm và có diện tích bằng 64 cm2 . Giá trị sin A
là √
3 3 4 8
A. . B. . C. . D. .
2 8 5 9
Câu 51. Trong kì thi học sinh giỏi tỉnh có 4 bạn Phương, Dương, Hiếu, Hằng tham gia. Được hỏi quê
mỗi người ở đâu ta nhận được các câu trả lời sau
Phương: Dương ở Thăng Long còn tôi ở Quang Trung
Dương: Tôi cũng ở Quang Trung còn Hiếu ở Thăng Long
Hiếu: Không, tôi ở Phúc Thành còn Hằng ở Hiệp Hòa
Hằng: Trong các câu trả lời trên đều có 1 phần đúng 1 phần sai.
Hỏi Dương quê ở đâu?
A. Thăng Long. B. Quang Trung. C. Phúc Thành. D. Hiệp Hòa.
Câu 52. Một hôm anh Quang mang quyển Album ra giới thiệu với mọi người. Cường chỉ vào người
đàn ông trong ảnh và hỏi anh Quang: Người đàn ông này có quan hệ thế nào với anh? Anh Quang bèn
trả lời: Bà nội của chị gái vợ anh ấy là chị gái của bà nội vợ tôi. Bạn cho biết anh Quang và người đàn
ông trong ảnh có mối quan hệ với nhau như thế nào?
A. Anh em ruột. B. Anh em con cô con bác.
C. Anh em rể họ. D. Không có mối quan hệ họ hàng gì.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 56
Có hai bản đồ giao thông được thiết kế. Bản đồ thứ nhất dùng để biểu diễn các tuyến đường xe điện
ngầm và bản đồ thứ hai dùng để biểu diễn các tuyến xe buýt. Có ba tuyến đường xe điện ngầm và
4 tuyến xe buýt, và có bảy màu được dùng để biểu diễn cho 7 tuyến trên là đỏ, cam, vàng, lục, lam,
chàm, tím. Cách gán màu cho các tuyến trên tuân thủ quy luật sau:
• Màu lục không được dùng cùng bản đồ với màu tím, chàm.
• Màu cam không được dùng cùng bản đồ với màu đỏ và màu vàng.
Câu 53. Nếu màu đỏ được dùng trong bản đồ xe buýt thì màu nào sau đây phải được dùng trong bản
đồ xe điện ngầm?
A. Lục. B. Cam. C. Tím. D. Vàng.
Câu 54. Điều kiện nào sau đây là sai khi thêm vào để có duy nhất một cách chọn màu cho hai bản
đồ trên?
A. Màu tím và màu chàm được dùng trong bản đồ xe điện ngầm.
B. Màu lam và màu tím được dùng trong bản đồ xe buýt.
C. Màu lục không được dùng trong cùng một bản đồ với màu lam.
D. Màu tím không được dùng trong cùng một bản đồ với màu đỏ.
Câu 55. Nếu màu lục được dùng trong bản đồ xe điện ngầm thì khẳng định nào sau đây đúng?
A. Màu cam được dùng trong bản đồ xe điện ngầm.
B. Màu vàng được dùng trong bản đồ xe điện ngầm.
C. Màu tím được dùng trong bản đồ xe buýt.
D. Màu đỏ được dùng trong bản đồ xe buýt.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 181


Câu 56. Nếu màu vàng và tím được dùng trong bản đồ xe buýt thì màu không được được dùng trong
bản đồ xe điện ngầm là
A. Lục. B. Lam. C. Cam. D. Đỏ.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 57 đến 60
Một chiếc xe buýt có đúng 6 bến đỗ trên đường đi của mình. Xe buýt trước tiên đỗ ở bến thứ nhất,
sau đó đỗ ở bến thứ hai, thứ ba, thứ tu, thứ năm, thứ sáu tương úng. Sau khi xe buýt rời bến thứ sáu,
nó đi về lại bến số 1 và cú như vậy. Các bến đỗ đặt tại 6 toà nhà, ký hiệu theo thú tự là L, M , N , O,
P , và Q.
P là bến thứ ba.
M là bến thứ sáu.
Bến O là bến ở ngay truớc bến Q.
Bến N là bến ngay trước bến L.
Câu 57. Trong trường hợp O là bến đầu tiên thì khi hành khách lên xe ở bến Q, đi ngang qua một
bến rồi xuống xe ở bến tiếp theo. Bến đó là bến nào?
A. P . B. N . C. L. D. M .
Câu 58. Trong trường hợp bến N là bến thứ tư, bến nào sau đây là bến ngay trước bến P ?
A. O. B. Q. C. N . D. L.
Câu 59. Trong trường hợp bến L là bến thứ 2, bến nào sau đây là bến ngay trước bến M ?
A. N . B. P . C. O. D. Q.
Câu 60. Trong trường hợp một hành khách lên xe ở bến O, đi ngang qua một bến rồi xuống xe ở bến
P , điều nào sau đây phải đúng?
A. O là bến thứ nhất. B. Q là bến thứ ba. C. P là bến thứ tư. D. N là bến thứ năm.
Nhận xét thứ tự các bến dựa vào các điều kiện đưa ra, từ đó suy ra kết luận.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 63
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2019 của truờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chi Minh xây
dựng, có tổng công 15497,5 nghìn luợt khách quốc tế đến Việt Nam năm 2018 và theo 3 con đường:
đường hàng không; đương bộ và đường biển. Số lương khách quốc tế di chuyển theo mỗi con đường
được cho trong biểu đồ sau:

18,05%
1,39% Đường bộ
Đường hàng không
Đường biển

80,56%

Câu 61. Số nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm 2018 theo đường biển chiếm số phần trăm

A. 1,39%. B. 18,05%. C. 80,56%. D. 15,49%.
Câu 62. Số phần trăm nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường bộ ít hơn số phần trăm
nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường không là
A. 16,66%. B. 62,51%. C. 80,56%. D. 79,17%.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 182


Câu 63. Năm 2018, có khoảng số nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường bộ là
A. 12485 nghìn lượt khách. B. 2797 nghìn lượt khách.
C. 215 nghìn lượt khách. D. 15497,8 nghìn lượt khách.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 64 đến 66
Theo thống kê về độ tuổi trung bình của một số đội tại giải U23 Châu Á năm 2018 và 2020, với trục
tung là độ tuổi của các cầu thủ, trục hoành là thông tin thống kê từng năm, ta có biểu đồ bên dưới

ĐỘ TUỔI TRUNG BÌNH CỦA MỘT SỐ ĐỘI TẠI GIẢI U23 CHÂU Á 2018 & 2020

22

21 21,3
21,1 21
20,9
20,7
20,5
20 20,2
19,5
19

18

2018 2019
Nhật Bản Qatar Uzbekistan Việt Nam

Câu 64. Trong năm 2018, đội tuyển nào có trung bình cột số tuổi cao nhất?
A. Nhật Bản. B. Qatar. C. Uzbekistan. D. Việt Nam.
Câu 65. So với năm 2018, năm 2020, độ tuổi trung bình của đội tuyển Việt Nam tăng hay giảm? Và
tăng (hoặc giảm) bao nhiêu đơn vị?
A. Tăng, 0,3 tuổi. B. Giảm, 0,3 tuổi. C. Giảm, 0,5 tuổi. D. Tăng, 1,6 tuổi.
Câu 66. So với năm 2018, năm 2020 độ tuổi trung bình của tuyển Nhật Bản tăng thêm khoảng bao
nhiêu phần trăm?
A. 1,6%. B. 1,45%. C. 8,2%. D. 3,9%.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 67 đến 70
Số liệu thống kê về số lái xe bị lập biên bản từ 01/01/2020 đến 06/01/2020 vi phạm nồng độ cồn tại
một số tỉnh/ thành phố được cho trong bảng sau: (Đơn vị: người)

STT Thành phố Xe máy Ô tô


1 TP. HCM 190 10
2 Hà Nội 80 4
3 Nghệ An 35 16
4 Quảng Trị 10 9
Câu 67. Trong bảng thống kê trên, số lái xe ô tô bị lập biên bản vi phạm nồng độ cồn ở thành phố
Hồ Chí Minh chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số người bị lập biên bản vi phạm ở cùng thành
phố?
A. 5, 3%. B. 1900%. C. 5%. D. 10%.
Câu 68. Trung bình bốn tỉnh thành phố trên có bao nhiêu lái xe máy bị lập biên bản vi phạm nồng
độ cồn?
A. 315 người. B. 39 nguời. C. 80 người. D. 78,75 người.
Câu 69. Bốn tỉnh thành trên, trong quá trình thống kê, mỗi ngày có bao nhiêu lái xe bị lập biên bản
vi phạm nồng độ cồn?
A. 70,8 người. B. 59 người. C. 63 người. D. 52,5 người.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 183


Câu 70. Từ 01/01/2020 đến ngày 06/01/2020, cả nước có 1518 lái xe bị lập biên bản vi phạm nồng
độ cồn. Số lái xe vi phạm nồng độ cồn bị lập biên bản ở 4 tỉnh, thành phố trên chiếm bao nhiêu phần
trăm so với cả nước?
A. 20,75%. B. 2,6%. C. 23,3%. D. 25%.
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.1. Hóa học
Câu 71. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số proton
có trong nguyên tử X là
A. 7. B. 6. C. 8. D. 5.
Câu 72. Cho các cân bằng hóa học sau:
N2 (k) + 3H2  2NH3 (k) (1)
H2 (k) + I2 (k)  2HI(k) (2)
2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3 (k) (3)
2NO2 (k)  N2 O4 (k) (4)
Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là:
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (3), (4).
Câu 73. Đốt cháy hoàn toàn 14, 24 gam hợp chất hữu cơ X và cho các sản phẩm sinh ra lần lượt đi
qua các bình đựng CaCl2 khan và KOH dư thì thấy bình CaCl2 tăng thêm 10, 08 gam còn bình KOH
tăng thêm 21, 12 gam. Mặt khác, khi đốt 7, 12 gam chất đó sinh ra 0, 896 lít nitơ (đktc). Biết rằng,
phân tử chất đó chỉ chứa một nguyên tử nitơ. Công thức phân tử của X là
A. C3 H7 O2 N. B. C3 H9 N. C. C2 H5 O2 N. D. C2 H7 N.
Câu 74. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phân tử các amino axit có một nhóm NH2 và một nhóm COOH.
B. Dung dịch của các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.
C. Dung dịch của các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím.
D. Các amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường
xung quanh. Đó là một quá trình hóa học hoặc quá trình điện hóa trong đó kim loại bị oxi hóa thành
ion dương.
M → Mn+ + ne
Có hai dạng ăn mòn kim loại là ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học:
+ Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp
đến các chất trong môi trường.
+ Ăn mòn điện hóa học là quá trình oxi hóa - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung
dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.
Điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hóa học là:
+ Các điện cực phải khác nhau về bản chất, có thể là cặp 2 kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại với
phi kim, . . .
+ Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
+ Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.
Một sinh viên thực hiện thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1:
- Rót các thể tích NaCl đậm đặc bằng nhau vào 2 cốc thủy tinh.
- Cắm một lá sắt và một lá đồng vào mỗi cốc.
- Nhỏ vào mỗi cốc 5 - 7 giọt dung dịch kali ferixianua K3 [Fe(CN)6 ] (là thuốc thử nhận biết ion Fe2+ vì
thuốc thử phản ứng với muối sắt(II) tạo kết tủa màu xanh là sắt(II) ferixianua Fe3 [Fe(CN)6 ]2 ).
- Nối lá Fe và lá Cu trong cốc (2) bằng một dây dẫn.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 184


Thí nghiệm 2: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ sau (3 cốc đều chứa dung dịch NaCl đậm đặc có
cùng thể tích và nồng độ mol):

Câu 75. Trong Thí nghiệm 1, hiện tượng quan sát được là
A. cốc (1) xuất hiện kết tủa xanh, cốc (2) không hiện tượng.
B. cốc (1) và cốc (2) đều xuất hiện kết tủa xanh.
C. cốc (1) không hiện tượng, cốc (2) xuất hiện kết tủa xanh.
D. cốc (1) và cốc (2) đều không có hiện tượng gì.
Câu 76. Trong Thí nghiệm 1, để hiện tượng xảy ra tương tự ta có thể thay thanh đồng bằng thanh
kim loại nào sau đây?
A. Mg. B. Ni. C. Al. D. Zn.
Câu 77. Trong Thí nghiệm 2, đinh sắt trong cốc nào được bảo vệ?
A. Cốc 2. B. Cốc 3. C. Cốc 1. D. Cốc 1 và cốc 3.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96
Glucozơ là hợp chất tạp chức, ở dạng mạch hở phân tử có cấu tạo của anđehit đơn chức và ancol 5
chức.
Công thức cấu tạo của glucozơ dạng mạch hở như sau: CH2 OH − CH2 OH − CH2 OH − CH2 OH −
CH2 OH − CH = O.
Do vậy glucozơ có tính chất của anđehit đơn chức và ancol đa chức (poliancol).
Tinh bột thuộc loại polisaccarit, phân tử gồm nhiều mắt xích α-glucozơ liên kết với nhau và có công
thức phân tử là (C6 H10 O5 )n . Các mắt xích α-glucozơ liên kết với nhau tạo thành hai dạng: amilozơ và
amilopectin. Amilozơ có cấu tạo mạch dài, xoắn còn Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
Một trong tính chất hóa học của tinh bột là phản ứng màu với dung dịch iot tạo phức xanh tím.
Câu 78. Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2 theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và khoảng 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc nhẹ, rồi gạn bỏ lớp dung dịch giữ lấy kết tủa Cu(OH)2 .
Bước 3: Cho thêm vào đó 2 ml dung dịch glucozơ 1%, lắc nhẹ.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 3, thu được dung dịch có màu xanh thẫm.
B. Glucozơ hòa tan được Cu(OH)2 vì trong phân tử có nhóm chức -CHO.
C. Ở bước 3, diễn ra phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2 .
D. Ở bước 1, diễn ra phản ứng tạo thành Cu(OH)2 .
Câu 79. Tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng gương của glucozơ theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm sạch 1ml dung dịch AgNO3 1%, sau đó thêm từng giọt dung dịch NH3 5%
và lắc đều cho đến khi kết tủa tan hết, cho thêm một vài giọt dung dịch NaOH 10%.
Bước 2: Thêm tiếp 1ml dung dịch glucozơ, hơ nóng nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn trong vài
phút.
Nhận định nào sau đây sai?
A. Trong phản ứng trên, glucozơ đóng vai trò là chất khử.
B. Mục đích của việc thêm NaOH vào là để tránh phân hủy sản phẩm.
C. Sau bước 2 , thành ống nghiệm trở nên sáng bóng như gương.
D. Sau bước 1, thu được dung dịch trong suốt.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 185


Câu 80. Tiến hành thí nghiệm phản ứng của hồ tinh bột với iot theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng sẵn 2 ml dung dịch hồ tinh bột.
Bước 2: Đun nóng dung dịch một lát, sau đó để nguội.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 1, dung dịch thu được có màu xanh tím. Sau bước 2, dung dịch bị mất màu.
B. Tinh bột có phản ứng màu với iot vì phân tử tinh bột có cấu tạo mạch hở ở dạng xoắn có lỗ rỗng,
tinh bôt hấp phụ iot cho màu xanh tím.
C. Ở bước 2, khi đun nóng dung dịch, các phân tử iot được giải phóng khỏi các lỗ rỗng trong phân
tử tinh bột nên dung dịch bị mất màu. Để nguội, màu xanh tím lại xuất hiện.
D. Có thể dùng dung dịch iot để phân biệt hai dung dịch riêng biệt gồm hồ tinh bột và glucozơ.
3.2. Vật lí
Câu 81. Kẻ trộm giấu viên kim cương ở dưới đáy một bể bơi. Anh ta đặt chiếc bè mỏng đồng chất
hình tròn bán kính R trên mặt nước, tâm của bè nằm trên đường thẳng đứng đi qua viên kim cương.
4
Mặt nước yên lặng và mức nước là h = 2, 0 m. Cho chiết suất của nước là n = . Giá trị nhỏ nhất của
3
R để người ở ngoài bể bơi không nhìn thấy viên kim cương gần đúng bằng:

A. 2, 27 m. B. 2, 83 m. C. 2 m. D. 2, 38 m.
4
Câu 82. Một hạt chuyển động có tốc độ rất lớn v = 0, 6c . Nếu tốc độ của hạt tăng lần thì động
3
năng của hạt tăng bao nhiêu lần?
4 16 8 9
A. . B. . C. . D. .
3 9 3 4
Câu 83. Đặt một điện áp xoay chiều u = U0 cos ωt (V) vào hai đầu một đoạn mạch AB gồm điện trở
R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Tụ C có điện dung thay đổi được.
π
Thay đổi C, khi ZC = ZC1 thì điện áp hai đầu đoạn mạch sớm pha so với cường độ dòng điện qua
4
25
mạch. Khi ZC = ZC2 = ZC1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại. Tính hệ
4
số công suất của mạch:
A. 0, 7. B. 0, 8. C. 0, 6. D. 0, 9.
Câu 84. Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có
mức năng lượng −5, 44.10−19 J sang trạng thái dừng có mức năng lượng −21, 76.10−19 J thì phát ra
photon tương ứng với ánh sáng có tần số f . Lấy h = 6, 625 · 10−34 J.s. Giá trị của f là:
A. 1, 64 · 1015 Hz. B. 4, 11.1015 Hz. C. 2, 05 · 1015 Hz. D. 2, 46 · 1015 Hz.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Mọi kiến trúc cơ học (toà nhà, cầu, bệ máy, khung xe) đều có một hoặc nhiều tần số riêng. Phải cẩn
thận không để cho các kiến trúc ấy chịu tác dụng của lực cưỡng bức có tần số bằng một trong những
tần số riêng ấy. Nếu không, nó làm cho các kiến trúc lay động mạnh, dẫn đến đổ hoặc gãy.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 186


Một cây cầu bắc ngang sông Phô-tan-ka ở Xanh Pê-téc-bua (Nga) được thiết kế và xây dựng đủ vững
chắc cho 300 người đồng thời đứng trên cầu. Năm 1096, chỉ một trung đội bộ binh (36 người) đi đều
bước qua chiếc cầu đã làm cho chiếc cầu bị sập. Đó là do những lực biến đổi tuần hoàn (những bước
chân dậm đều xuống mặt cầu) có tần số bằng tần số dao động riêng của cầu, gây ra hiện tượng cộng
hưởng làm gãy cầu. Sau sự cố này, trong điều lệnh của quân đội Nga có đưa thêm vào nội dung “Bộ đội
không đi đều bước khi qua cầu”.
Một cây cầu khác được xây dựng năm 1940 qua eo biển Ta-ko-ma (Mĩ) chịu được tải trọng của nhiều
xe ô tô nặng đi qua. Bốn tháng sau, cầu Ta-ko-ma bị tác động bởi một cơn gió có tần số đúng bằng tần
số tự nhiên của chiếc cầu đã làm chiếc cầu lắc lư mạnh trong nhiều giờ đồng hồ và cuối cùng là chiếc
cầu đã bị sập.
Hiện tượng cộng hưởng diễn ra hàng ngày, từ các hoạt động thường nhật đến chế tạo các loại máy móc
hay xây dựng các toà nhà, cây cầu,... Nó không chỉ có hại mà còn có lợi. Do đó ta cần phải có hiểu biết
đúng để không chỉ phòng tránh mà còn áp dụng nó trong mọi mặt của cuộc sống!
Câu 85. Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng là:
A. lực cưỡng bức phải lớn hơn hoặc bằng một giá trị nào đó.
B. tần số của lực cưỡng bức phải lớn hơn nhiều so với tần số riêng của hệ.
C. tần số của lực cương bức bằng tần số riêng của hệ.
D. biên độ lực cưỡng bức bằng biên độ dao động riêng.
Câu 86. Phát biểu không đúng về ứng dụng của hiện tượng cộng hưởng:
A. Điều lệnh trong quân đội có nội dung: “Bộ đội không được đi đều bước khi đi qua cầu”.
B. Các cây cầu được sửa chữa hoặc xây dựng theo hướng thay đổi tần số dao động riêng để tránh
xa tần số dao động mà gió bão có thể tạo thành trên cầu.
C. Khi chế tạo máy móc phải đảm bảo cho tần số riêng của mỗi bộ phận trong máy không được
khác nhiều so với tần số biến đổi của các lực tác dụng lên bộ phận ấy.
D. Khi xây dựng một toà nhà, phải đảm bảo toà nhà ấy không chịu tác dụng của lực cưỡng bức có
tần số bằng tần số dao động riêng của toà nhà.
Câu 87. Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước đi được 50 cm. Chu kì dao động riêng
của nước trong xô là 1s. Nước trong xô sóng sánh mạnh nhất khi người đó đi với vận tốc:
A. 0, 5 m/s. B. 1 m/s. C. 25 m/s. D. 50 m/s.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102
Tai nạn giao thông là một vấn nạn nhức nhối ở Việt Nam và được xem là một nhiệm vụ quan trọng
cần giải quyết trong quá trình phát triển đất nước. Hiện nay, trung bình hằng năm ở Việt Nam có
khoảng 8000 người chết, 15000 người bị thương khi tham gia giao thông. Nghĩa là mỗi ngày có hơn 20
người ra khỏi nhà và không thể trở về. Thiệt hại về mặt kinh tế ước tính từ 5 − 12 tỷ USD nhưng thiệt
hại về tinh thần là vô cùng to lớn và không thể đong đếm. Đáng lưu ý là, có đến hơn 75% số nạn nhân
tai nạn giao thông (TNGT) là những người trẻ tuổi - học sinh, sinh viên, lao động chính của gia đình.
Các vụ, việc vi phạm về giao thông, TNGT ở Việt Nam chủ yếu do ý thức chấp hành pháp luật
giao thông của người lái xe còn kém, kỹ năng lái xe còn yếu, chạy xe quá tốc độ, chở quá tải, chở quá
số người quy định, vượt ẩu, không chấp hành tín hiệu giao thông. Để hạn chế tai nạn cho người tham
gia giao thông, lực lượng cảnh sát đã được trang bị một số loại máy móc như: súng bắn tốc độ, máy
đo âm thanh, máy đo nồng độ cồn, . . .
Câu 88. Trong “súng bắn tốc độ” xe cộ trên đường:
A. Chỉ có máy phát sóng vô tuyến.
B. Chỉ có máy thu sóng vô tuyến.
C. Có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến.
D. Không có máy phát và máy thu sóng vô tuyến.
Câu 89. Trong một tai nạn giao thông, một ô tô tải đâm vào một xe máy đang chạy ngược chiều. Xe
nào chịu lực lớn hơn? Xe nào nhận được gia tốc lớn hơn?

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 187


A. Xe máy chịu lực lớn hơn; xe máy nhận gia tốc lớn hơn.
B. Hai xe chịu lực như nhau; xe máy nhận gia tốc lớn hơn.
C. Xe ô tải chịu lực lớn hơn; ô tô tải nhận gia tốc lớn hơn.
D. Hai xe chịu lực nhu nhau; ô tô tải nhận gia tốc lớn hơn.
Câu 90. Còi xe là một trong số những tín hiệu của các phương tiện khi tham gia giao thông. Tuy
nhiên, một số người đã sử dụng còi xe theo cách “vô tội vạ và xả láng” gây nên sự bất bình, thậm chí,
có những trường hợp gây mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Đáng buồn hơn,
nhiều bạn trẻ sử dụng còi xe như một thứ “mốt” và tạo thành trào lưu xấu trong giới trẻ. Thậm chí,
có bạn trẻ còn lắp đặt trên xe một chiếc còi với âm thanh có cường độ lớn, khiến cho nhiều người hốt
hoảng, giật mình... Do đó Bộ Giao thông Vận tải đã có quy định về xử phạt đối với hành vi sử dụng
còi vượt qua âm lượng quy định. Theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, âm lượng của còi điện lắp
trên ô tô đo ở độ cao 1, 2 m và cách đầu xe 2 m là 90 dB đến 115 dB. Giả sử còi điện đặt ngay đầu xe
ở độ cao 1, 2 m. Người ta tiến hành đo âm lượng của còi điện lắp trên ô tô 1 và ô tô 2 ở vị trí cách đầu
xe 30 m, ở độ cao 1, 2 m thì thu được âm lượng của ô tô 1 là 91 dB và ô tô 2 là 94 dB. Âm lượng của
còi điện trên xe ô tô nào đúng quy định của Bộ Giao thông Vận tải?
A. Ô tô 2. B. Ô tô 1. C. Cả hai ô tô. D. Không ô tô nào.
3.3. Sinh học
Câu 91. Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn thực vật như thế nào?
A. Chỉ tiêu hóa hoá học.
B. Chỉ tiêu hoá cơ học.
C. Tiêu hoá hoá học và cơ học.
D. Tiêu hoá hoá, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.
Câu 92. Vì sao cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước khi đi qua mang?
A. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch xuyên ngang với dòng
nước.
B. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song với dòng
nước.
C. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược
chiều với dòng nước.
D. Vì dòng nước chảy môt chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng
chiều với dòng nước.
Câu 93. Một quần thể thực vật giao phấn (P) đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Tính trạng màu
hoa do một gen có 2 alen A và a quy định. Chọn ngẫu nhiên các cây hoa đỏ từ quần thể (P) cho tự
thụ phấn bắt buộc thu được F1 . Cứ 2000 cây ở F1 thì có khoảng 125 cây hoa trắng. Tỉ lệ cây hoa đỏ
thuần chủng trong quần thể P ban đầu là
A. 1/49. B. 6/7. C. 36/49. D. 3/4.
Câu 94. Trong các nhận xét sau có bao nhiêu nhận xét không đúng?
1. Lai xa kèm đa bội hóa, dung hợp tế bào trần khác loài có thể tạo thể song nhị bội
2. Để tạo ra giống mới có thể dùng phương pháp nhân bản vô tính , cấy truyền phôi
3. Phương pháp tạo giống bằng gây đột biến được áp dụng chủ yếu ở động vật và vi sinh vật
4. Phương pháp nhân bản vô tính ở động vật tạo ra cá thể có kiểu gen giống với kiểu gen của sinh vật
cho nhân
5. Nhân giống bằng phương pháp cấy truyền phôi tạo ra các cá thể có cùng kiểu gen, cùng giới tính.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105
Ung thư là một loại bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào
cơ thể dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể. Khối u được gọi là ác tính khi

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 188


các tế bào của nó có khả năng tách khỏi mô ban đầu, di chuyển vào máu và đến các nơi khác trong cơ
thể tạo nên nhiều khối u khác nhau.
Tế bào khối u có thể là lành tính nếu nó không có khả năng di chuyển vào máu và đi đến các nơi khác
nhau trong cơ thể. Những tế bào bị đột biến nhiều lần có thể trở thành ác tính nếu đột biến gen làm
cho nó có khả năng tách khỏi mô ban đầu và di chuyển vào máu, mạch bạch huyết, tái lập các khối u
ở nhiều nơi khác nhau gây nên cái chết cho bệnh nhân.

Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu tập trung vào 2 nhóm soát chu kì tế bào mà sự biến đổi
của chúng sẽ dẫn đến ung thư:
1. Các gen quy định các yếu tố sinh trưởng (các prôtêin tham gia điều hoà quá trình phân bào) hay
còn gọi là gen tiền ung thư. Bình thường, hoạt động của các gen này chịu sự điều khiển của cơ thể để
chỉ tạo ra một lượng sản phẩm vừa đủ đáp ứng lại nhu cầu phân chia tế bào một cách bình thường.
Khi bị đột biến, gen trở lên hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân
bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được.
2. Trong tế bào của cơ thể người bình thường còn có các gen ức chế khối u làm cho các khối u không
thể hình thành được. Tuy nhiên, nếu bị đột biến làm cho gen mất khả năng kiểm soát khối u thì các tế
bào ung thư xuất hiện tạo nên khối u. Loại đột biến này thường là đột biến lặn. Người ta đã biết 1 số
gen gây bệnh ung thư vú ở người thuộc loại này.
Câu 95. Sự khác nhau giữa khối u lành và u ác là
A. Tế bào khối u lành có khả năng di chuyển vào máu.
B. Khối u ác được hình thành do sự phân chia không giới hạn của các tế bào.
C. Khối u lành không ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân.
D. Tế bào khối u ác có thể di chuyển trong mạch bạch huyết.
Câu 96. Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính.
B. Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
C. Gen tiền ung thư khi bị đột biến lặn sẽ dẫn tới hình thành khối u.
D. Trong hệ gen của người, tất cả các gen gây bệnh ung thư đều là gen lặn.
Câu 97. Chị A có mẹ bị ung thư vú, bố bình thường, chị cho rằng chắc chắn mình cũng sẽ bị ung thư
vú. Suy nghĩ này là đúng hay sai?
A. Đúng, vì chị đã nhận tế bào ung thư của mẹ.
B. Đúng, vì gen gây ung thư đã truyền từ mẹ sang con.
C. Sai, vì ung thư vú xảy ra ở tế bào sinh dưỡng nên không di truyền.
D. Sai, vì bố của chị A không bị ung thư vú nên chị không bị.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lòi các câu từ 106 đến 108
Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (loài Brassica có 2n = 18 NST) với cây cải củ (loài
Raphanus có 2n = 18 NST) với hi vọng tạo ra được loài cây mới có rễ là cải củ còn phần trên cho cải
bắp. Đây là hai loài có họ hàng gần nên có thé giao phấn với nhau và cho ra con lai. Hầu hết con lai
khác loài được tạo ra này đếu bị bất thụ. Tuy nhiên, một số rất ít cây lai lại hữu thụ do ngẫu nhiên
đột biến xảy ra làm tăng gấp đôi bộ NST của con lai (con lai chứa 18 NST của cải bắp, 18 NST của
cải củ). Như vậy, loài mới đã được tạo ra.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 189


Câu 98. Đặc điểm nào chứng tỏ cây lai là một loài mới?
A. Con lai có thể sinh sản với hai loài bố mẹ. B. Con lai bất thụ.
C. Con lai có thể tạo ra cá thể mới. D. Con lai cách li sinh sản với hai loài bố mẹ.
Câu 99. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể lai hữu thụ là
A. 18. B. 9. C. 36. D. 54.
Câu 100. Phát biểu nào sau đây sai về thí nghiệm trên?
A. Con lai được gọi là thể dị đa bội.
B. Con lai gồm bộ NST lưỡng bội của hai loài.
C. Cây lai có cả đặc tính của 2 loài.
D. Cây lai có kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen.
3.4. Địa lí
Câu 101. Đặc điểm nào sau đây không đúng với lãnh thổ nước ta?
A. Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới nửa cầu Bắc.
B. Nằm trọn trong múi giờ số 8.
C. Nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
D. Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch.
Câu 102. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là nơi có
A. đầy đủ ba đai khí hậu ở địa hình miền núi.
B. đồng bằng châu thổ mở rộng về phía biển.
C. địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế.
D. hướng núi và thung lũng nổi bật là vòng cung.
Câu 103. Đồng bằng ven biển miền Trung chủ yếu do biển bồi đắp nên:
A. Đồng bằng hẹp ngang, bị chia cắt đứt đoạn.
B. Từ đông sang tây chia thành 3 dải địa hình.
C. Nghèo dinh dưỡng, đất cát pha, ít phù sa sông.
D. Thiên nhiên trù phú, xanh tốt.
Câu 104. “Gió bấc thì hanh, gió nồm thì ẩm”
Câu tục ngữ trên nhắc đến loại gió nào sau đây ở miền Bắc nước ta?
A. Gió mùa Đông Bắc. B. Gió mùa Đông Nam.
C. Gió mùa Tây Nam. D. Gió Tín phong Bắc bán cầu.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Chính phủ Việt Nam coi rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái quan trọng, có giá trị cho sự phát
triển kinh tế - xã hội và hạnh phúc của cộng đồng trên đất nước. Rừng đóng vai trò quan trọng trong
việc thích nghi với biến đổi khí hậu thông qua những chức năng môi trường như chống xói mòn, và
đảm bảo tuần hoàn nước. Lâm sản và lâm sản ngoài gỗ cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng. Rừng
cũng có một vai trò xã hội, góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập.
Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể trong việc quản lý và bảo vệ rừng.
Theo số liệu thống kê năm 2017, tổng diện tích rừng là 14.377, 7 ngàn ha, trong đó diện tích rừng tự
nhiên là 10.242, 1 ngàn ha và diện tích rừng trồng là 4,135 ngàn ha. Diện tích rừng bị tàn phá giảm
70% trong giai đoạn 2011-2015 so với giai đoạn 2005-2010. Nhờ đó tỷ lệ che phủ rừng đã đạt mức 41,2%
vào năm 2016 và gần bằng tỷ lệ của năm 1943. Việt Nam hiện là nước duy nhất trong khu vực sông
Mekong đã và đang báo cáo tăng trưởng liên tục trong độ tàn che trong ba thập kỷ vừa qua. Chính
phủ Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 ổn định đất rừng tự nhiên ở mức tương đương với diện tích
đạt được ở năm 2020 và tăng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc lên 45%.
Những chuyển biến này cũng xảy ra đồng thời với thực tế sản xuất lâm nghiệp tăng gấp đôi từ
3, 4% năm 2011 lên 7, 5% năm 2015 . Tuy nhiên, sự chuyển dịch theo vùng cho thấy một câu chuyện
khác. Ở khu vực Tây Nguyên, nơi tập trung các cộng đồng người dân tộc thiểu số có sinh kế phụ thuộc

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 190


vào rừng, diện tích rừng giảm 312.416 ha, độ tàn che giảm 5, 8% và trữ lượng rừng giảm 25,5 triệu m3 ,
tương đương gần 8% tổng dự trữ rừng quốc gia.
Nguyên nhân của sự sụt giảm diện tích rừng bao gồm:
- Khai thác quá mức (50%)
- Chuyển đổi rừng và đất rừng thành đất sản xuất nông nghiệp (20%)
- Du mục và đói nghèo (20%)
- Cháy rừng, thiên tai và hiểm họa (10%)
Rất nhiều hoạt động nói trên có liên hệ với sinh kế, vì vậy kêu gọi sự tham gia từ những người dân
mà sinh kế của họ phụ thuộc vào rừng, ví dụ như người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, có thể giúp
giảm áp lực lên rừng.
(Nguồn: https://vietnam.opendevelopmentmekong.net, “Rừng và ngành lâm nghiệp”)

Câu 105. Về mặt xã hội, rừng có vai trò:


A. chống xói mòn, lũ quét. B. đảm bảo tuần hoàn nước.
C. cung cấp gỗ quý. D. tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Câu 106. Cho biết tỉ lệ phần trăm diện tích rừng tự nhiên của nước ta năm 2017 là bao nhiêu?
A. 70, 5%. B. 71, 2%. C. 75%. D. 45%.
Câu 107. Dựa vào dữ liệu ở trên, nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm diện tích rừng ở nước ta là
do:
A. chuyển đổi rừng và đất rừng thành đất sản xuất nông nghiệp.
B. du mục và đói nghèo.
C. hoạt động khai thác quá mức.
D. cháy rừng, thiên tai và hiểm họa.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Sản xuất nông nghiệp trong năm 2017 gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của thời tiết biến đổi
bất thường, bão, mưa lớn gây ngập úng, vỡ đê bao tại một số địa phương phía Bắc và hiện tượng lũ
sớm ở Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến tiến độ, diện tích và năng suất cây trồng.
Sản lượng lúa cả năm 2017 ước tính đạt 42,84 triệu tấn, giảm 318,3 nghìn tấn so với năm 2016 do
cả diện tích và năng suất đều giảm so với năm trước. Diện tích lúa cả năm 2017 ước tính đạt 7,72 triệu
ha, giảm 26,1 nghìn ha so với năm 2016; năng suất lúa cả năm giảm 0,2 tạ/ha.
Trong sản xuất lúa, vụ đông xuân năm nay cả nước gieo cấy được 3,08 triệu ha, giảm 5,7 nghìn ha
so với vụ đông xuân trước. Diện tích lúa đông xuân thời gian gần đây có xu hướng thu hẹp dần (tập
trung chủ yếu tại Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long) do ảnh hưởng của thời tiết và
một số địa phương chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa sang sử dụng cho mục đích khác. Năng suất
lúa đông xuân đạt 62,2 tạ/ha, giảm 0,7 tạ/ha so với vụ đông xuân trước; sản lượng đạt 19,15 triệu tấn,
giảm 259 nghìn tấn, trong đó một số địa phương sản lượng giảm nhiều: Đồng Tháp giảm 165,8 nghìn
tấn; Long An giảm 96,5 nghìn tấn; Hà Tĩnh giảm 86,8 nghìn tấn; Cần Thơ giảm 59,1 nghìn tấn.
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 ”)
Câu 108. Khó khăn chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc nước ta là
A. thời tiết thất thường, mưa lớn gây ngập úng. B. trình độ thâm canh thấp.
C. hiện tượng xâm nhập mặn và lũ đến sớm. D. hệ thống thủy lợi, đê điều chưa phát triển.
Câu 109. Năng suất lúa nước ta năm 2017 là:
A. 55 tạ/ha. B. 5, 5 tạ/ha. C. 55, 5 tạ/ha. D. 50 tạ/ha.
Câu 110. Diện tích lúa đông xuân có xu hướng thu hẹp dần, nguyên nhân do:
A. Hiện tượng xâm nhập mặn.
B. Thời tiết và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
C. Đất đai thoái hóa, bạc màu.
D. Hạn hán, thiếu nước cho sản xuất.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 191


3.5. Lịch sử
Câu 111. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 ở Nga mang tính chất là cuộc cách mạng
A. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. B. Cuộc cách dân chủ tư sản.
C. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.
Câu 112. Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) bùng nổ, thái độ của Anh, Pháp đối với
các hành động của liên minh phát xít là
A. trung lập với các hoạt động diễn ra bên ngoài lãnh thổ.
B. nhượng bộ, thỏa hiệp phát xít.
C. coi phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất.
D. liên kết với Liên Xô để chống phát xít.
Câu 113. Với việc ký hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946, ta đã loại được một kẻ thù nguy hiểm đó là:
A. Phát xít Nhật. B. Thực dân Anh.
C. Việt Quốc, Việt Cách. D. Quân Trung Hoa Dân quốc.
Câu 114. Điểm khác biệt lớn nhất của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai so với cuộc
chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất là gì?
A. Âm mưu phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
B. Thực hiện với quy mô lớn, ồ ạt, tập trung các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất, cường độ
đánh phá mạnh nhất trong thời gian ngắn.
C. Cứu nguy cho các chiến lược chiến tranh có nguy cơ bị phá sản, cứu nguy cho quân đội Sài Gòn
đang suy sụp.
D. Kết hợp ném bom bắn phá bằng không quân, hải quân với các cuộc tập kích bằng máy bay ném
bom chiến lược B52.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến
câu 117
Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ
XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng
tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là:
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách
quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với
các nước đang phát triển.
Như thế, toàn cầu hóa là thời cơ lịch sử, là cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng
thời cũng tạo ra những thách thức to lớn. Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Do vậy, “nắm
bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống
còn đối với Đảng và nhân dân ta”.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 69-70)

Câu 115. Nội dung nào không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
A. Sự phát triển của khoa học - công nghệ đã gắn kết các quốc gia dân tộc với nhau.
B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
C. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
D. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 192


Câu 116. Tại sao nói toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược?
A. Toàn cầu hóa dân đến sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại thế giới.
B. Toàn cầu hóa dẫn tới sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.
C. Toàn cầu hóa có mặt tích cực và tiêu cực đối với các quốc gia trên thế giới.
D. Toàn cầu hóa là kết quả của quá trình tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.
Câu 117. Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam cần phải
A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
B. Tận dụng nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài để phát triển kinh tế.
C. Nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức.
D. Ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến
câu 120
Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, chuyển sang
chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
“Chiến tranh cục bộ” bắt đầu từ giữa năm 1965, là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới,
được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
Quân số lúc cao nhất (năm 1969) lên gần 1,5 triệu tên, trong đó quân Mĩ chiếm hơn nửa triệu.
Với chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ âm mưu nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hoả lực
có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động
trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc
rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần.
Dựa vào ưu thế quân sự với quân số đông, vũ khí hiện đại, quân Mĩ vừa mới vào miền Nam đã mở
ngay cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ của Quân giải phóng Vạn Tường (Quảng Ngãi). Tiếp đó,
Mĩ mở liên tiếp hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (đông - xuân 1965 - 1966 và 1966 - 1967) bằng
hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “đất thánh Việt cộng”.
Nhân dân ta chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ bằng sức mạnh của cả dân
tộc, của tiền tuyến và hậu phương, với ý chí quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược, mở đầu là các
thắng lợi ở Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi).
Sau trận Vạn Tường, khả năng đánh thắng quân Mĩ trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến
tranh cục bộ” của quân dân ta tiếp tục được thể hiện trong hai mùa khô.
Bước vào mùa khô thứ nhất (đông - xuân 1965 - 1966) với 72 vạn quân (trong đó có hơn 22 vạn
quân Mĩ và đồng minh), địch mở đợt phản công với 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân
“tìm diệt” lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính là Đông Nam Bộ và Liên khu V với mục tiêu đánh
bại chủ lực Quân giải phóng.
Quân dân ta trong thể trận chiến tranh nhân dân, với nhiều phương thức tác chiến đã chặn đánh
địch trên mọi hướng, tiến công địch khắp mọi nơi.
Bước vào mùa khô thứ hai (đông - xuân 1966 - 1967) với lực lượng được tăng cường lên hơn 98 vạn
quân (trong đó quân Mĩ và quân đồng minh chiếm hơn 44 vạn), Mĩ mở cuộc phản công với 895 cuộc
hành quân, trong đó có ba cuộc hành quân lớn “tìm diệt”, “bình định”; lớn nhất là cuộc hành quân
Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh), nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ
quan đầu não của ta.
Ở hầu khắp các vùng nông thôn, quần chúng được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang đã đứng lên đấu
tranh chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng “ấp chiến lược”. Trong hầu khắp các thành thị, công
nhân, các tầng lớp lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử, một số binh sĩ quân đội Sài Gòn. . . đấu
tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ. Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân
tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 173 - 175)

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 193


Câu 118. Chiến thắng đầu tiên của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến
tranh cục bộ” của Mĩ là
A. Ấp Bắc (Mỹ Tho), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước).
B. Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi).
C. An Lão (Bình Định), Bình Giã (Bà Rịa).
D. Đông Nam Bộ và Liên khu V.
Câu 119. Điểm mới trong phong trào đấu tranh ở đô thị chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-
1968) so với phong trào đấu tranh ở đô thị chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ

A. Mục tiêu đấu tranh đòi Mĩ rút quân về nước, đòi tự do dân chủ.
B. Sự tham gia đông đảo của tín đồ Phật tử và đội quân “tóc dài”.
C. Sự tham gia đông đảo của học sinh, sinh viên, tín đồ Phật giáo.
D. Kết quả của các cuộc đấu tranh làm rung chuyển chính quyền Sài Gòn.
Câu 120. Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) ở miền Nam Việt Nam, Mỹ có thủ đoạn
mới là
A. Sử dụng chiến thuật thiết xa vận.
B. Mở những cuộc hành quân tìm diệt và bình định.
C. Tiến hành dồn dân, lập ấp chiến lược.
D. Sử dụng chiến thuật trực thăng vận.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 194


Đáp án đề số 17

1. C 2. D 3. C 4. D 5. D 6. B 7. D 8. A 9. A 10. A
11. A 12. C 13. A 14. D 15. D 16. C 17. A 18. B 19. B 20. C
21. A 22. A 23. C 24. A 25. D 26. C 27. C 28. B 29. C 30. B
31. C 32. D 33. B 34. A 35. C 36. C 37. D 38. B 39. A 40. C
41. D 42. B 43. C 44. B 45. A 46. A 47. B 48. B 49. B 50. D
51. C 53. B 54. D 55. C 56. D 57. B 58. B 59. D 60. A 61. A
62. B 63. B 64. C 65. A 66. C 67. C 68. D 69. B 70. C 71. B
72. D 73. A 74. D 75. C 76. B 77. D 78. B 79. B 80. A 81. A
82. C 83. B 84. D 85. C 86. C 87. A 88. C 89. B 90. B 91. D
92. C 93. C 94. A 95. D 96. B 97. C 98. D 99. C 100. A 101. B
102. A 103. C 104. A 105. D 106. B 107. C 108. A 109. C 110. B 111. A
112. B 113. D 114. B 115. A 116. D 117. C 118. B 119. A 120. B

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 195


NHÓM TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG ĐỀ ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2021-2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Tăng Võ Nhật Trung Thời gian làm bài: 150 phút
Trần Chiến
Đề số: 18

PHẦN 1. NGÔN NGỮ 1.1. Tiếng Việt


Câu 1. Xác định thành ngữ trong khổ thơ sau: “Nay con cách trở quan san/ Hướng về quê mẹ đôi
hàng lệ rơi/ Con xa mẹ một đời thương nhớ/ Bóng mẹ già, mình hạc xương mai/ Ngày qua tháng rộng,
năm dài/ Mong con mẹ những u hoài” (Theo Sương Mai)
A. cách trở quan san. B. đôi hàng lệ rơi.
C. mình hạc xương mai. D. Khổ thơ không có thành ngữ..
Câu 2. Nội dung của tác phẩm Nhàn là gì?
A. Lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc của tác giả; khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự
nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
B. Tấm lòng xót thương cho những thân phận tài hoa bạc mệnh.
C. Hình ảnh của người anh hùng vệ quốc hiên ngang, lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách lớn lao; vẻ
đẹp của thời đại với sức mạnh và khí thế hào hùng.
D. Vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất
nước của tác giả.
Câu 3. “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,/ Tam quân tì hổ khí thôn ngưu./ Nam nhi vị liễu công danh
trái/ Tu thính nhân gian thuyết vũ hầu.” (Tỏ lòng, Phạm Ngũ Lão) Bài thơ được viết theo thể thơ
A. lục bát. B. thất ngôn tứ tuyệt. C. song thất lục bát. D. tự do.
Câu 4. “Mùa xuân của tôi, mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu
riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lai từ những thôn xóm
xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...”. Đoạn văn sử dụng bao nhiêu từ láy?
A. 1 từ. B. 2 từ. C. 3 từ. D. 4 từ.
Câu 5. Điền vào chỗ trống trong câu thơ sau: “Ta muốn ... mây đưa và gió lượn,/ Ta muốn ... cánh
bướm với tình yêu,” (Vội vàng, Xuân Diệu)
A. cắn, ôm. B. thâu, uống. C. hôn, ôm. D. riết, say.
Câu 6. “Khăn thương nhớ ai,/ Khăn rơi xuống đất,/ Khăn thương nhớ ai,/ Khăn vắt lên vai./ Khăn
thương nhớ ai,/Khăn chùi nước mắt.” Đoạn thơ trên thuộc thể loại văn học
A. dân gian. B. trung đại. C. thơ Mới. D. hiện đại.
Câu 7. Qua đoạn trích Đất Nước, tác giả Nguyễn Khoa Điềm muốn thể hiện điều gì?
A. Những cung bậc cảm xúc khi yêu và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu.
B. Tình cảm gắn bó thân thiết giữa quân và dân trong kháng chiến chống Pháp.
C. Thiên nhiên miền tây hùng vĩ và hình tượng người lính Tây Tiến vừa anh hùng, vừa bi tráng.
D. Cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận của nhà thơ: Đất nước là hội tụ, kết tinh bao
công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.
Câu 8. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. dông dài. B. bịn dịn. C. dở ra. D. dương buồm.
Câu 9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Rồi chị tôi cũng làm thế,
..........mẹ cũng gõ tóc, vo vo.........mớ tóc rối lên chỗ ấy” (Theo Băng Sơn).
A. bắc chước/ giắt. B. bắt chước/ giắt. C. bắt chước/ dắt. D. bắc chước / dắt.
Câu 10. “Làm khí tượng, ở đựợc cao thế mới là lí tưởng chứ” (Theo Nguyễn Thành Long), “Làm khí
tượng” là thành phần gì của câu?
A. Khởi ngữ. B. Trạng ngữ. C. Chủ ngữ. D. Vị ngữ.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 196


Câu 11. “Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn
cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó”, xác định trạng
ngữ trong câu trên
A. “Chúng ta có thể khẳng định rằng”.
B. “cấu tạo của tiếng Việt”.
C. “với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây”.
D. “là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó”.
Câu 12. “Muốn có nhiều ngươi tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể
chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai”. Đây
là câu
A. thiếu chủ ngữ. B. thiếu vị ngữ. C. thiếu quan hệ từ. D. sai logic.
Câu 13. Nhận xét về cách thức trình bày đoạn văn: “Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho
tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy
mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu,
chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi”
A. Đoạn văn diễn dịch. B. Đoạn văn tổng phân hợp.
C. Đoạn văn quy nạp. D. Đoạn văn song hành.
Câu 14. “Đầu xanh có tội tình gì/ Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.” (Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Từ “đầu xanh” trong đoạn thơ trên được được dùng để chỉ điều gì?
A. Màu của tóc. B. Người con gái. C. Cái đẹp. D. Tuổi trẻ.
Câu 15. Trong các câu sau:
I. Tắt đèn là tác phẩm nổi bật nhất của nhà văn Nguyễn Công Hoan.
II. Trời đất tối tăm, mặt biển mù mịt không có bóng dáng của thuyền bè đi lại.
III. Các từ gom góp, in-tơ-net, tráng sĩ, ga-ra đều là từ mượn.
IV. Nhà em ở xa trường nên bao giờ em cũng đến trường học đúng giờ.
Những câu nào mắc lỗi?
A. I và II. B. I, III và IV. C. III và IV. D. I và IV.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các câu hỏi từ câu 16 đến câu 20:
Chúng ta ai cũng khao khát thành công. Tuy nhiên, mỗi người định nghĩa thành công theo cách riêng.
Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng
một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công... Chung quy lại, có thể nói thành công là đạt
được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.
Nhưng nếu suy ngẫm kĩ, chúng ta sẽ nhận ra rằng thật ra, câu hỏi quan trọng không phải là “Thành
công là gì?” mà là “Thành công để làm gì?”. Tại sao chúng ta lại khao khát thành công? Suy cho cùng,
điều chúng ta muốn không phải bản thân ta thành công mà là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà
thành công đem lại, khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta nghĩ rằng đó chính là hạnh
phúc. Nói cách khác, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới là hạnh phúc, còn thành công chỉ là phương
tiện.
Quan niệm cho rằng thành công sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, ảo tưởng.
Bạn hãy để hạnh phúc trở thành nền tảng cuộc sống, là khởi nguồn giúp bạn thành công hơn chứ không
phải điều ngược lại. Đó chính là “bí quyết” để bạn có một cuộc sống thực sự thành công.

(Theo Lê Minh, http://songhanhphuc.net)

Câu 16. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
A. Miêu tả. B. Biểu cảm. C. Tự sự. D. Nghị luận.
Câu 17. Theo tác giả, thành công là gì?
A. Là có thật nhiều tài sản giá trị.
B. Là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 197


C. Là được nhiều người biết đến.
D. Là được sống như mình mong muốn.

Câu 18. Theo tác giả, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới là gì?
A. Hạnh phúc. B. Tiền bạc. C. Danh tiếng. D. Quyền lợi.
Câu 19. Xác định biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền
bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành
công...”
A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Liệt kê. D. Ẩn dụ.
Câu 20. Thông điệp được rút ra từ đoạn trích?
A. Cần chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức.
B. Chấp nhận thử thách để sống ý nghĩa.
C. Thành công là có được những thứ ta mong muốn.
D. Bí quyết để có cuộc sống thành công thực sự.

1.2. Tiếng Anh


Question 21-25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D ) to fill in each blank.
Câu 21. China is currently rice consumer, which is imported from Vietnam, with more than
7.8 million tons in the last 5 years.
A. the largest. B. large. C. the larger. D. largestly.
Câu 22. The COVID-19 pandemic has created enormous challenges for the real estate industry,
reduced revenues and profits of real estate businesses.
A. serious. B. seriously. C. seriousness. D. series.
Câu 23. A large of personal information including Facebook users in Vietnam has been posted
on a forum for hackers, causing many people to worry.
A. number. B. few. C. amount. D. series.
Câu 24. Google honors Vietnamese bread the homepage 9 different countries.
A. on - of. B. in - at. C. on - on. D. in - in.
Câu 25. On March 25, the Department of Education and Training of Ho Chi Minh City
to postpone contest for excellent students at the city level for the school year 2019-2020 because of
COVID-19.
A. announced. B. have announced. C. announces. D. will announce.
Question 26-30: Each of the following sentences has one error (A, B,C or D). Find it and blacken
your choice on your answer sheet.
Câu 26. Please take these papers and give it to Mike.
A B C D
Câu 27. The place which we spent these papers our holiday was really beautifull
A B C D
Câu 28. My father said we would invite their teacher to dinner on Saturday.
A B C D
Câu 29. Mark Twain, the American writter, wrote “Life on the Mississippi River.”
A B C D
Câu 30. A series of lectures are being presented at the Central Hall this week.
A B C D
Question 31-35: Which of the following best restates each of the given sentences?

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 198


Câu 31. The thief almost certainly came through the open windows.
A. The thief might have come through the open windows.
B. The thief should have come through the open windows.
C. The thief must have come through the open windows.
D. The thief could have come through the open windows.
Câu 32. “I am very pleased with how things have turned out.” She said to her employ-
ees.
A. She asked her employees how things had turned out and was pleased to know it.
B. She expressed her satisfaction with the ways things had turned out.
C. She complimented her employees for making things turn out.
D. She wanted her employees to tell her how many things had turned out.
Câu 33. She took the train last night, so she wasn’t late.
A. If she took the train last night, she would be late.
B. Had she not taken the train last night, she would have been late.
C. Unless she hadn’t taken the train last night, she would be late.
D. If she had taken the train last night, she would have been late.
Câu 34. People say that some Americans are superficially friendly.
A. Some Americans are said that they are superficially friendly.
B. Some Americans are said as being superficially friendly.
C. Some Americans are said to be superficially friendly.
D. People are said that some Americans are superficially friendly.
Câu 35. The South of England is drier than the North.
A. The South of England is not as dry as the North.
B. It is drier in the North than in the South of England.
C. It is not so dry in the North as in the South of England.
D. It is less dry in the South than in the North of England.
Question 36 - 40: Read the passage carefully.
The population of the world is growing very fast. In the last 40 years, it has doubled. By the year
2200 , it will be about 10,000 million. Our cities will be much bigger. There will be more factories and
more roads. We will need more water and more natural resources. Experts say that we will have serious
problems in the future. They say that we must change the way we use energy and natural resources
now. Every day we throw away millions of tons of rubbish. Half of this is paper that we can use again.
A typical family in Europe or America throws away more than 1 ton of rubbish each year, but we can
recycle most of this. If we recycle things, we can save money, energy, and natural resources. Recycling
the Sunday New York Times newspaper, for example, will save 75,000 trees every week.
A lot of rubbish we throw away is not biodegradable. Plastic, metal and chemicals will not disappear for
hundreds of years. We also produce a lot of unnecessary things, such as packaging. All of this pollutes
the air, the land and the water. Pollution will be a very big problem in the future. We must avoid using
nonbiodegradable material. We must also reduce the number of unnecessary things that we produce
and use. In shops, for example, we can say ’No, thanks!’ to the packaging that comes with the things
we buy.
Many natural resources are not renewable. Coal, gas, oil, metals and minerals, for example, will finish
one day. Other resources take a long time to grow, such as trees, or they are not always available, such
as water. We have to reduce the number of resources and energy that we use. We also have to find
alternative ways to make energy. We can use the sun, the wind, the sea and the heat of the Earth.
Choose an option (A, B, C or D) that best answers each question.
Câu 36. The certain consequence of a fast growing population is that .
A. the number of people on earth is going to double.
B. there will be more natural resources.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 199


C. the change in the way people use energy.
D. the lack of water and resources.
Câu 37. Which of the following is NOT true about recycling?
A. We can save money.
B. A major part of rubbish is recyclable.
C. Every day millions tones of rubbish are reused.
D. 75,000 trees will be saved if we recycle one daily newspaper.
Câu 38. The word “this” in the passage refers to .
A. packaging. B. rubbish.
C. the non-biodegradable. D. plastic.
Câu 39. The word “alternative” is closest in meaning to .
A. unusual. B. cleaner. C. different. D. changeable.
Câu 40. Which of the following is the best title of the passage?
A. Overpopulation. B. Ways to save the resources.
C. Other alternative energy. D. Future threat to our lives.
Dịch bài đọc:
Dân số thế giới đang tăng rất nhanh. Trong 40 năm qua, nó đã tăng gấp đôi. Đến năm 2200, sẽ có
khoảng 10.000 triệu. Thành phố của chúng ta sẽ lớn hơn nhiều. Sẽ có nhiều nhà máy hơn và nhiều con
đường hơn. Chúng ta sẽ cần nhiều nước hơn và nhiều tài nguyên thiên nhiên hơn. Các chuyên gia nói
rằng chúng ta sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng trong tương lai. Họ nói rằng chúng ta phải thay đổi cách
chúng ta sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên bây giờ.
Mỗi ngày chúng ta vứt hàng triệu tấn rác. Một nửa số này là giấy mà chúng ta có thể sử dụng lại. Một
gia đình điển hình ở châu Âu hoặc châu Mỹ vứt đi nhiều hơn 1 tấn rác mỗi năm, nhưng chúng ta có
thể tái chế hầu hết những thứ này. Nếu chúng ta tái chế mọi thứ, chúng ta có thể tiết kiệm tiền, năng
lượng và tài nguyên thiên nhiên. Tái chế tờ báo New York Times, ví dụ thế, sẽ cứu 75.000 cây mỗi tuần.
Rất nhiều rác chúng ta vứt đi không thể phân hủy được. Nhựa, kim loại và hóa chất sẽ không biến
mất trong hàng trăm năm. Chúng ta cũng sản xuất rất nhiều thứ không cần thiết, chẳng hạn như bao
bì. Tất cả những thứ này gây ô nhiễm không khí, đất và nước. Ô nhiễm sẽ là một vấn đề rất lớn trong
tương lai. Chúng ta phải tránh sử dụng vật liệu không phân hủy sinh học. Chúng ta cũng phải giảm số
lượng những thứ không cần thiết mà chúng ta sản xuất và sử dụng. Trong các cửa hàng, ví dụ, chúng
ta có thể nói ‘Không, cảm ơn!’ với bao bì đi kèm với những thứ chúng ta mua.
Nhiều tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo. Than, khí đốt, dầu, kim loại và khoáng sản, ví dụ, sẽ
hết trong một ngày nào đó. Các tài nguyên khác mất nhiều thời gian để phát triển, chẳng hạn như cây,
hoặc không phải lúc nào cũng có sẵn, chẳng hạn như nước. Chúng ta phải giảm số lượng tài nguyên và
năng lượng mà chúng ta sử dụng. Chúng ta cũng phải tìm cách khác để tạo ra năng lượng. Chúng ta
có thể sử dụng mặt trời, gió, biển và sức nóng của Trái đất.

PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU


2.1. Toán học
Câu 41. Cho hàm số y = x3 + 2mx2 + (m + 3)x + 4 có đồ thị là (Cm ). Đường thẳng d√ : y = x+4
cắt (Cm ) tại ba điểm phân biệt A(0; 4), B, C sao cho tam giác KBC có diện tích bằng 8 2 với điểm
K(1; 3). Khi √ m thỏa mãn yêu cầu là√
√ đó, tất cả các giá trị của √
1 − 137 1 + 137 1 ± 137 ±1 + 137
A. . B. . C. . D. .
2 2 2 2
Câu 42. Đặt log2 60 = a, log5 15 = b. Tính P = log2 12 theo a và b.
ab + 2a + 2 ab − a + 2 ab + a − 2 ab − a − 2
A. P = . B. P = . C. P = . D. P = .
b b b b

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 200


Ze √
1 + 3 ln x √
Câu 43. Cho I = dx và t = 1 + 3 ln x. Chọn khẳng định sai trong các khẳng định
x
1
sau.
Z2 Z2 Å ã 2
2 2 2 2 3 14
A. I = tdt. B. I = t dt. C. I = t + 2 . D. I = .
3 3 9 1 9
1 1

Câu 44. Cho các số phức z thỏa mãn |z| = 4. Biết rằng tập hợp các điểm biểu diễn số phức w =
(3 + 4i)z + i là một đường tròn. Tính bán kính r của đường tròn đó.
A. 4. B. 5. C. 20. D. 22.
Câu 45. Cho hình lăng trụ đứng ABC.A0 B 0 C 0 có đáy là tam giác cân tại A với AB = AC = 2a,
’ = 120◦ . Mặt phẳng (AB 0 C 0 ) tạo với đáy một góc 60◦ . Thể tích khối lăng trụ là
CAB
3a3 a3
A. 2a3 . B. . C. . D. 3a3 .
8 3

x = −1 + 2t

Câu 46. Trong không gian Oxyz, cho điểm A(1; −2; 3) và đường thẳng d : y = 2 + t (t ∈ R). Mặt

z = −3 − t

cầu (S) √
có tâm A và tiếp xúc với đường
√ thẳng d có bán kính
√ là √
A. 5 2. B. 10 2. C. 2 5. D. 4 5.
Câu 47. Cho tập hợp A = {2; 5}. Hỏi có thể lập được bao nhiêu số có 10 chữ số sao cho không có chữ
số 2 nào đứng cạnh nhau?
A. 144. B. 143. C. 1024. D. 512.
Câu 48. Xác suất bắn trúng đích của một người bắn súng là 0,6. Xác suất để trong ba lần bắn độc
lập người đó bắn trúng đích đúng một lần là
A. 0,4. B. 0,6. C. 0,096. D. 0,288.
Câu 49. Hai giá sách có 450 cuốn. Nếu chuyển 50 cuốn từ giá thứ nhất sang giá thứ hai thì số sách
4
trên giá thứ hai bằng số sách ở giá thứ nhất. Tính số sách trên giá thứ hai.
5
A. 150 cuốn. B. 300 cuốn. C. 200 cuốn. D. 120 cuốn.
Câu 50. Một ca nô chạy xuôi dòng sông từ A đến B rồi chạy ngược dòng từ B về A hết tất cả 7 giờ
30 phút. Tính vận tốc thực của ca nô biết quãng đường sông AB dài 54 km và vận tốc dòng nước là 3
km/h.
A. 11 km/h. B. 12 km/h. C. 14 km/h. D. 15 km/h.
2.2. Tư duy logic
Câu 51. Trong văn phòng, mỗi ngày vài lần ông chủ giao cho cô thư ký đánh máy bằng cách đặt tài
liệu lên chồng hồ sơ của cô thư ký. Khi có thời gian, cô thư ký mới lấy tài liệu trên cùng của chồng hồ
sơ để đánh máy. Nếu có tất cả 5 tài liệu và ông chủ giao các tài liệu theo thứ tự 1, 2, 3, 4, 5 thì thứ tự
nào sau đây không thể là thứ tự tài liệu mà cô thư ký đánh máy chúng?
A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 4, 5, 2, 3, 1. C. 2, 4, 3, 5, 1. D. 5, 4, 3, 2, 1.
Câu 52. Ba người thợ hàn, thợ tiện, thợ điện đang ngồi trò chuyện trong giờ giải lao. Người thợ hàn
nhận xét: “Ba chúng ta làm nghề trùng với tên của 3 chúng ta nhưng không ai làm nghề trùng với tên
của mình cả”. Bác Điện hưởng ứng: “Bác nói đúng”. Chọn câu đúng trong các câu sau.
A. Bác Điện làm thợ hàn. B. Bác làm thợ điện tên là Tiện.
C. Bác Điện làm thợ tiện. D. Cả A, B, C đều sai.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu tiếp theo.
Ba vận động viên Mai, Lan, Nga tham gia thi đấu thể thao, đó là 3 cô gái ở Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí
Minh. Một cô thi chạy, một cô thi nhảy xa, một cô thi bơi. Biết rằng

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 201


• Nga không thi chạy.

• Mai không thi bơi.

• Cô ở Hà Nội thi bơi.

Câu 53. Mai có thể ở đâu?


A. Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh. B. Hà Nội hoặc Huế.
C. Huế hoặc TP. Hồ Chí Minh. D. Hà Nội.
Câu 54. Nếu Nga ở Hà Nội thì Lan sẽ không thi môn gì?
A. Bơi. B. Bơi và nhảy xa. C. Bơi và chạy. D. Chạy và Nhảy xa.
Câu 55. Nếu cô ở Huế không thi chạy và Mai không ở TP. Hồ Chí Minh thì Mai thi môn gì?
A. Chạy. B. Nhảy xa.
C. Bơi. D. Chưa đủ điều kiện kết luận.
Câu 56. Nếu cô ở Huế không thi chạy và Mai không ở TP. Hồ Chí Minh thì Nga ở đâu?
A. Hà Nội. B. Huế.
C. TP. Hồ Chí Minh. D. Huế hoặc TP. Hồ Chí Minh.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu tiếp theo.
Ba cô gái là Hoa, Hạnh, Vân và ba chàng trai là Phương, Minh, Tuấn cùng làm ở một cơ quan nên họ
tổ chức đám cưới chung cho vui vẻ. Bạn hãy xác định các cặp vợ chồng qua các dữ kiện sau

• Tuấn là anh trai Hoa.

• Tuấn nhiều tuổi hơn Minh.

• Vân lớn tuổi nhất trong ba cô gái.

• Tuổi của mỗi người đều khác tuổi của những người kia.

Câu 57. Nếu Minh nhiều tuổi hơn Phương và hai người lớn tuổi nhất là một cặp thì hai người nào sau
đây sẽ là một cặp?
A. Tuấn và Hoa. B. Minh và Hoa. C. Phương và Vân. D. Tuấn và Vân.
Câu 58. Nếu tổng số tuổi của 2 người trong mỗi cặp là như nhau thì Hạnh và ai là một cặp?
A. Tuấn. B. Minh.
C. Phương. D. Chưa đủ dữ kiện kết luận.
Câu 59. Nếu tổng số tuổi của 2 người trong mỗi cặp là như nhau và tuổi của Minh và Hạnh cộng lại
bằng tổng số tuổi của Phương và Hoa thì bạn nam ít tuổi nhất là
A. Tuấn. B. Minh. C. Hoa. D. Phương.
Câu 60. Nếu tổng số tuổi của 2 người trong mỗi cặp là như nhau và tuổi của Minh và Hạnh cộng lại
bằng tổng số tuổi của Phương và Hoa thì hai người nào sau đây không là một cặp?
A. Hoa và Phương. B. Minh và Hoa. C. Hạnh và Tuấn. D. Phương và Vân.
2.3. Phân tích số liệu
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu tiếp theo.
Theo thống kê, dân số thế giới năm 2008 là 6 763 732 879 người, trong đó tỉ lệ dân số các châu lục
được cho trong biểu đồ sau

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 202


14,5% Châu Á

Châu Âu
13,6%
60,4% Châu Đại Dương
0,5% Châu Mỹ
11%
Châu Phi

Câu 61. Dân số châu Âu chiếm số phần trăm so với dân số toàn thế giới là
A. 11%. B. 13,6%. C. 14,5%. D. 60,4%.
Câu 62. Dân số châu Á nhiều hơn dân số châu Phi số phần trăm là
A. 39,6%. B. 49,4%. C. 46,8%. D. 45,9%.
Câu 63. Dân số châu Mĩ năm 2008 (làm tròn đến hàng đơn vị) là
A. 4 085 294 659 người. B. 919 867 672 người.
C. 980 741 268 người. D. 744 010 617 người.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu tiếp theo.
Biểu đồ số lượng đàn bò và đàn lợn trên thế giới, thời kì 1980 - 2002
Số lượng
(triệu con)
1400 1320 1360.5
1281.4
1218.1
1200
1000 923 939.3
864.7
800 778.8

600
400
200

1980 1992 1996 2002 Năm

Số lượng bò Số lượng lợn

Câu 64. Số lượng đàn lợn trên thế giới năm 1996 là
A. 778,8 triệu con. B. 864,7 triệu con. C. 923 triệu con. D. 939,3 triệu con.
Câu 65. So với năm 1992, số lượng đàn bò trên thế giới năm 2002 tăng thêm số phần trăm là
A. 5,2%. B. 6,17%. C. 8,62%. D. 48,2%.
Câu 66. Số lượng đàn lợn trung bình mỗi năm là
A. 876,45 triệu con. B. 1295 triệu con. C. 2171,45 triệu con. D. 3505,8 triệu con.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu tiếp theo.
Giá trị sản lượng của các ngành kinh tế nước ta qua các giai đoạn 1990 - 2005
(đơn vị: tỉ đồng)

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 203


Năm 1990 1995 2000 2005

Nông nghiệp 61817,5 82307,1 112111,7 137112,0

Lâm nghiệp 4969,0 5033,7 5901,6 6315,6

Thủy sản 8135,2 13523,9 21777,4 38726,9

Tổng số 74921,7 100864,7 139790,7 182154,5

Câu 67. Giá trị sản lượng nông nghiệp của nước ta năm 2005 là
A. 61817,5 tỉ đồng. B. 82307,1 tỉ đồng. C. 112111,7 tỉ đồng. D. 137112,0 tỉ đồng.
Câu 68. Giá trị sản lượng trung bình của ngành lâm nghiệp là
A. 124432,9 tỉ đồng. B. 98377,075 tỉ đồng. C. 5554,975 tỉ đồng. D. 20540,85 tỉ đồng.
Câu 69. Tổng giá trị sản lượng của ngành thủy sản giai đoạn 1990 – 2005 là
A. 497731,6 tỉ đồng. B. 23431,05 tỉ đồng. C. 38726,9 tỉ đồng. D. 82163,4 tỉ đồng.
Câu 70. Trong giai đoạn 1990 – 2005, năm nào ngành nông nghiệp có tỉ số phần trăm giá trị sản lượng
cao nhất so với tổng giá trị sản lượng của các ngành?
A. Năm 1990. B. Năm 1995. C. Năm 2000. D. Năm 2005.
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Câu 71. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s2 2s2 2p5 . Tính chất nào sau đây của nguyên
tố X là không đúng?
A. Ở điều kiện thường, đơn chất X ở trạng thái khí và có tính khử mạnh.
B. Hóa trị cao nhất của X với oxi là VII.
C. Nguyên tử X dễ nhận thêm 1 electron để tạo cấu hình lớp vỏ 2 s2 2p6 bền vững..
D. Trong hợp chất, nguyên tố X chỉ thể hiện số oxi hóa là −1.
Câu 72. Cho cân bằng sau: 2SO2(k) + O2(k)  2SO3(k) ; ∆H = −192, 5kJ. Để tăng hiệu suất của quá
trình sản xuất SO3 , người ta cần
A. giảm nhiệt độ của hệ phản ứng, dùng xúc tác.
B. giữ phản ứng ở nhiệt độ thường, giảm áp suất.
C. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng, dùng xúc tác.
D. giảm nhiệt độ và tăng áp suất của hệ phản ứng.
Câu 73. Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X(C, H, N) bằng lượng không khí vừa đủ (gồm 20%
khí O2 còn lại là N2 ) thu được 8,8 gam khí CO2 ; 6, 3 gam H2 O và 34,72 lít khí N2 ở đktc. Biết tỉ khối
của X so với khí O2 nhỏ hơn 2. Công thức phân tử của X là
A. C2 H7 N. B. C2 H8 N. C. C2 H7 N2 . D. C2 H4 N2 .
Câu 74. Cho các nhận định sau:
(a) Ở điều kiện thường, trimetylamin là chất lỏng, tan tốt trong nước.
(b) Ở trạng thái kết tinh, các amino axit tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực.
(c) Polipeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α - aminoaxit và là cơ sở tạo nên protein.
(d) Dung dịch anilin trong nước làm xanh quỳ tím.
Số nhận định đúng là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 75. “Long lanh đáy nước in trời...”. Câu thơ của Nguyễn Du gọi cho bạn về hình ảnh của trời thu
dưới làn nước xanh. Hình ảnh bầu trời quan sát được dưới mặt nước đó liên quan đến hiện tượng vật
lí nào sau đây?

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 204


A. Tán sắc ánh sáng. B. Khúc xạ ánh sáng.
C. Giao thoa ánh sáng. D. Phản xạ ánh sáng.
Câu 76. Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất nhỏ nhất?
A. Điện trở thuần R1 nối tiếp với điện trở thuần R2 .
B. Điện trở thuần R nối tiếp cuộn cảm L.
C. Điện trở thuần R nối tiếp tụ điện C.
D. Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C.
Câu 77. Người ta dùng một thấy kính hội tụ có tiêu cự 5cm để làm kính lúp. Độ bội giác của kính
này là
A. 1, 5X. B. 3X. C. 2, 5X. D. 5X.
Câu 78. Hiện nay urani tự nhiên chứa hai đồng vị phóng xạ 235 U và 238 U với tỉ lệ số hạt 235 U và số
7
hạt 238 U là . Biết chu kì bán rã của 235 U và 238 U lần lượt là 7, 00.108 năm và 4, 50.109 năm. Cách
1000
3
đây bao nhiêu năm, urani tự nhiên có tỉ lệ số hạt 235 U và số hạt 238 U là ?
100
A. 2,74 tỉ năm. B. 1,74 tỉ năm. C. 2,22 tỉ năm. D. 3,15 tỉ năm.
Câu 79. Đặc điểm hệ tiêu hóa của thỏ và ngựa là
A. răng nanh phát triển, răng hàm to. B. dạ dày đơn, manh tràng rất phát triển.
C. dạ dày đơn, manh tràng kém phát triển. D. dạ dày đơn, ruột ngắn.
Câu 80. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Vận tốc máu là áp lực của máu tác động lên thành mạch.
B. Hệ tuần hoàn của động vật gồm 2 thành phần là tim và hệ mạch.
C. Huyết áp tâm trương được đo ứng với lúc tim giãn và có giá trị lớn nhất.
D. Dịch tuần hoàn gồm máu hoặc hỗn hợp máu và dịch mô.
Câu 81. Trong một quần thể giao phối tự do, xét một gen có 2 alen A và a có tần số tương ứng là 0,8
và 0,2; một gen khác nhóm liên kết với nó có 2 alen B và b có tần số tương ứng là 0,7 và 0,3 . Trong
trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho rằng không có sự tác
động của các yếu tố làm thay đổi tần số các alen. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể mang 2 tính
trạng trội, tỉ lệ cá thể thuần chủng là
A. 51, 17%. B. 81, 25%. C. 87, 36%. D. 35, 90%.
Câu 82. Điều nào không đúng đối với vai trò của nhân bản vô tính ở động vật?
A. Có triển vọng nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
B. Tạo cơ quan nội tạng động vật từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người.
C. Mở ra khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng các cơ quan
tương ứng.
D. Để cải tạo và tạo giống mới.
Câu 83. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương,
nên Việt Nam có
A. tài nguyên sinh vật quý giá. B. tài nguyên khoáng sản phong phú.
C. nhiều thiên tai bão, lũ. D. vùng tự nhiên khác nhau trên lãnh thổ.
Câu 84. Đặc điểm nào dưới đây của sông ngòi nước ta thể hiện tính chất gió mùa của khí hậu
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. B. Sông ngòi nhiều nước giàu phù sa.
C. Chế độ nước sông theo mùa. D. Dòng sông ở đồng bằng thường quanh co.
Câu 85. Đây là điểm khác biệt về khí hậu giữa Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
A. Nam Trung Bộ không chịu ảnh hưởng của phơn Tây Nam.
B. Nam Trung Bộ có Tín phong Bắc bán cầu từ biển thổi vào.
C. Chỉ có Nam Trung Bộ mới có khí hậu cận xích đạo.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 205


D. Nam Trung Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Câu 86. Trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh", cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
đã gây ra thiên tai nào sau đây?
A. Động đất. B. Lũ lụt, ngập úng. C. Hạn hán. D. Mưa đá.
Câu 87. Nội dung nào sau đây nằm trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (12-1950) của thực dân
Pháp?
A. Giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tấn công chiến lược ở Trung Bộ.
B. Mở thế tiến công quy mô lớn nhằm tiêu diệt căn cứ địa Việt Bắc.
C. Gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm và tấn công lực lượng cách mạng.
D. Thiết lập hệ thống phòng ngự trên đường số 4 để khóa biên giới Việt - Trung.

Câu 88. Ý nghĩa quan trọng nhất của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là gì?
A. Buộc Mĩ phải đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta.
B. Mở ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
C. Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại Miền Bắc.
D. Đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ, buộc chúng phải tuyên bố "phi Mĩ hóa"
chiến tranh.
Câu 89. Thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959 có vai trò như thế nào đối với phong trào giải phóng
dân tộc ở Mĩ Latinh?
A. Đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh.
B. Đánh dấu sự thắng lợi căn bản của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh.
C. Có tác động quyết định đến mọi sự thắng lợi của phong trào cách mạng ở Mĩ Latinh.
D. Có tác động tích cực, là ngọn cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh.
Câu 90. Điểm chung trong kế hoạch Rove năm 1949, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi năm 1950 và kế
hoạch Nava năm 1953 là
A. kết thúc chiến tranh trong danh dự. B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.
C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh. D. phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Sự điện phân là quá trình oxi hóa - khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi
qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng hóa học mà nếu
không có dòng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra. Trong thiết bị điện phân:

+ Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anot được nối với cực dương của nguồn điện
một chiều.

• Gốc axit có chứa oxi không bị điện phân (ví dụ: NO3 − , SO4 2− , PO4 3− , CO3 2− , ClO4 − , . . . ). Khi
đó nước bị điện phân theo bán phản ứng: 2H2 O → O2 + 4H+ + 4e
• Thứ tự anion bị điện phân: S2− > I− > Br− > Cl− > RCOO− > OH− > H2 O

+ Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Catot được nối với cực âm của nguồn điện một
chiều.

• Nếu dung dịch có chứa nhiều cation thì cation nào có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ bị điện phân
trước.
• Một số cation không bị điện phân như K+ , Na+ , Ca2+ , Ba2+ , Mg2+ , Al3+ . . . Khi đó nước bị điện
phân theo bán phản ứng: 2H2 O + 2e → H2 + 2OH−

Cho dãy điện hóa sau:

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 206


Thí nghiệm 1: Một sinh viên thực hiện quá trình điện phân dung dịch chứa đồng thời CuSO4 , Fe2 (SO4 )3 ,
HNO3 , Al (NO3 )3 bằng hệ điện phân sử dụng các điện cực than chì cho đến khi bắt đầu thấy xuất hiện
khí ở catot thì dừng diện phân.
Thí nghiệm 2: Sinh viên đó tiếp tục điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 0,04 molAgNO3 và 0,05 mol
Cu (NO3 )2 với điện cực trơ, cường độ dòng điện 5A, trong 32 phút 10 giây. Sau khi dừng điện phân,
sinh viên đó nhấc catot và đem rửa sạch, sấy khô và đem cân thấy khối lượng catot tăng m gam so với
ban đầu. Biết hiệu suất điện phân đạt 100%. (Cho NTK: Cu = 64 đvC; Ag = 108 đvC).
Câu 91. Trong Thí nghiệm 1, bán phản ứng nào xảy ra ở anot?
A. 2SO4 2− → 2SO3 + O2 + 4e. B. 2H2 O → O2 + 4H+ + 4e.
C. 2H2 O + 2e → 2OH− + H2 . D. 4NO3 − → 2 N2 O5 + O2 + 4e.
Câu 92. Trong Thí nghiệm 1, kim loại bám vào catot sau khi dừng điện phân là
A. Cu, Fe. B. Cu, Fe, Al. C. Cu. D. Fe, Al.
Câu 93. Trong Thí nghiệm 2, giá trị của m là
A. 7, 24gam. B. 3, 12gam. C. 6, 5gam. D. 6, 24gam.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96
Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. Este thường có
mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau và được ứng dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm... Thực
hiện phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn chức (Cn Hm O2 ) và rượu etylic thu được este và nước.
Để điều chế xà phòng, người ta đun nóng chất béo với dung dịch kiềm tạo ra glixerol và hỗn hợp muối
của các axit béo.
Câu 94. Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit propionic và ancol etylic ta thu được sản phẩm este
có công thức là
A. C3 H7 COOC2 H5 . B. C2 H5 COOC2 H5 . C. C3 H7 COOCH3 . D. C2 H5 COOCH3 .
Câu 95. Phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn chức (Cn Hm O2 ) và rượu etylic thu được hỗn hợp X
gồm este, nước, rượu etylic và axit hữu cơ dư. Để có thể loại nước ra khỏi hỗn hợp X, ta có thể dùng
biện pháp nào sau đây?
A. Cho hỗn hợp trên vào nước, lắc mạnh. Este, axit hữu cơ và rượu etylic không tan trong nước sẽ
tách ra khỏi nước.
B. Cho hỗn hợp trên vào chất làm khan để hút nước.
C. Đun nóng hỗn hợp đến 100◦ C, nước sẽ bay hơi đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi thì dừng.
D. Cho hỗn hợp trên qua dung dịch H2 SO4 đặc, nước bị giữ lại.

Câu 96. Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 − 2, 5ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm
vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 - 5ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 3, hỗn hợp tách thành hai lớp: phía trên là chất rắn màu trắng, phía dưới là chất lỏng.
B. Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất.
C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa.
D. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 207


Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Trước năm 1911, nguyên tử được cho là có cấu trúc tuân theo mô hình mứt mận của J. J. Thomson,
gồm các hạt tích điện dương đan xen với các electron, tạo thành một hỗn hợp tương tự như thành phần
của mứt mận (Plum pudding model).
Năm 1909, theo sự chỉ đạo của Rutherford, Hans Geiger và Ernest Marsden tiến hành thí nghiệm, mà
sau này gọi là thí nghiệm Rutherford, tại Đại học Manchester. Họ chiếu dòng hạt alpha vào các lá vàng
mỏng và đo số hạt alpha bị phản xạ, truyền qua và tán xạ. Họ khám phá ra một phần nhỏ các hạt
alpha đã phản hồi lại.
Nếu cấu trúc nguyên tử có dạng như mô hình "mứt mận" thì sự phản hồi xảy ra rất yếu, do nguyên tử
là môi trường trộn lẫn giữa điện tích âm (của điện tử) và điện tích dương (của proton), trung hòa điện
tích và gần như không có lực tĩnh điện giữa nguyên tử và các hạt alpha.
Năm 1911, Rutherford giải thích kết quả thí nghiệm, với giả thiết rằng nguyên tử chứa một hạt nhân
mang điện tích dương nhỏ bé trong lõi, với những điện tử mang điện tích âm khác chuyển động xung
quanh nó trên những quỹ đạo khác nhau, ở giữa là những khoảng không. Khi đó, hạt alpha khi nằm
bên ngoài nguyên tử không chịu lực Coulomb, nhưng khi đến gần hạt nhân mang điện dương trong lõi
thì bị đẩy do hạt nhân và hạt alpha đều tích điện dương. Do lực Coulomb tỷ lệ nghịch với bình phương
khoảng cách nên hạt nhân cần có kích thước nhỏ để đạt lực đẩy lớn tại các khoảng cách nhỏ giữa hạt
alpha và hạt nhân.
Tuy nhiên, mô hình Rutherford có cách nhìn cổ điển về các hạt electron bay trên quỹ đạo như các hành
tinh bay quanh Mặt Trời; không thể giải thích được cấu trúc quỹ đạo của electron liên quan đến các
quá trình hóa học; đặc biệt không giải thích được tại sao nguyên tử tồn tại cân bằng bền và electron
không bị rơi vào trong hạt nhân. Mô hình này sau đó được thay thế bằng mô hình bán cổ điển của
Niels Bohr vào năm 1913 và mô hình lượng tử về nguyên tử.
Câu 97. Mẫu nguyên tử Bohr khác mẫu nguyên tử Rutherford ở điểm nào dưới đây?
A. Hình dạng quỹ đạo của các electron.
B. Lực tương tác giữa electron và hạt nhân nguyên tử.
C. Trạng thái dừng là trạng thái có năng lượng ổn định.
D. Mô hình nguyên tử có hạt nhân.
Câu 98. Vận dụng mẫu nguyên tử Rutherford cho nguyên tử Hidro. Cho hằng số điện k = 9.109 Nm2 /C2 ,
hằng số điện tích nguyên tố e = 1, 6.10−19 C, và khối lượng của electron mc = 9, 1.10−31 kg. Khi elec-
tron chuyển động trên quỹ đạo tròn bán kính r = 2, 12 Å thì tốc độ chuyển động của electron xấp xỉ
bằng
A. 1, 1.106 m/s. B. 1, 4.106 m/s. C. 2, 2.105 m/s. D. 3, 3.106 m/s.
13, 6
Câu 99. Electron trong nguyên tử Hydro có năng lượng được xác định bằng En = − (eV)(n =
n2
1; 2; 3 . . .). Từ trạng thái cơ bản, nguyên tử Hydro hấp thụ photon có năng lượng 13,056 eV. Sau đó,
trong quá trình trở về trạng thái cơ bản nguyên tử này có thể phát ra mấy bức xạ trong vùng hồng
ngoại; bước sóng ngắn nhất thuộc vùng hồng ngoại là
A. 2 bức xạ; 1284 nm. B. 3 bức xạ; 1879 nm. C. 3 bức xạ; 1284 nm. D. 10 bức xạ; 95 nm.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102
Năm 1909, nhà bác học Ernest Rutherford đã có một phát minh nổi tiếng, đó là tạo ra được sự biến
đổi hạt nhân. Ông cho chùm hạt α, phóng ra từ nguồn phóng Poloni (210 Po ), bắn phá Nito có trong
không khí. Kết quả là, Nito bị phân rã và biến đổi thành Oxi và Hidro. Quá trình dẫn đến sự biến đổi
hạt nhân như vậy, gọi là phản ứng hạt nhân.
Phản ứng hạt nhân thường được chia làm hai loại:
- Phản ứng tự phân rã của một hạt nhân không bền vững thành các hạt khác. Ví dụ: sự phóng xạ.
- Phản ứng trong đó các hạt nhân tương tác với nhau, dẫn đến sự biến đổi chúng thành các hạt khác.
Câu 100. Trong dãy phân rã phóng xạ 235 207
92 X → 82 Y có bao nhiêu hạt α và β được phát ra?
A. 3α và 7β. B. 4α và 7β. C. 4α và 8β. D. 7α và 4β.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 208


Câu 101. Dùng hạt prôtôn có động năng 1, 6MeV bắn vào hạt nhân liti (73 Li) đứng yên. Giả sử sau
phản ứng thu được hai hạt giống nhau có cùng động năng và không kèm theo tia γ. Biết năng lượng
tỏa ra của phản ứng là 17, 4MeV. Động năng của mỗi hạt sinh ra là
A. 19, 0MeV. B. 15, 8MeV. C. 9, 5MeV. D. 7, 9MeV.
Câu 102. Dùng một proton có động năng 5, 45MeV bắn vào hạt nhân 94 Be đang đứng yên. Phản ứng
tạo ra hạt nhân X và hạt α. Hạt α bay ra theo phương vuông góc với phương tới của proton và có
động năng 4 MeV. Khi tính động năng của các hạt, lấy khối lượng các hạt tính theo đơn vị khối lượng
nguyên tử bằng số khối của chúng. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng này bằng
A. 3, 125MeV. B. 4, 225MeV. C. 1, 145MeV. D. 2, 125MeV.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105
Radhakant Baijpai - Người đàn ông có lông tai dài nhất thế giới
Sự phát triển tóc trong ống tai thường được quan sát thấy là tăng ở những người đàn ông lớn tuổi.
Một số đàn ông, đặc biệt là ở dân số nam Ấn Độ có túm lông ở vành tai phát triển. Chính thức được
Guinness công nhận vào năm 2003 là người có lông tai dài nhất thế giới, ông Radhakant Baijpai đã cẩn
thận nuôi dưỡng lông tai của mình từ độ dài kỷ lục 13, 2 cm đến 25 cm.
Sự phát triển quá mức của lông trong hoặc trên tai được biết đến về mặt y học là tật có túm lông ở
vành tai. Theo những nghiên cứu, ở người, tật di truyền này là do đột biến gen trên NST giới tính Y ở
vùng không tương đồng.

Câu 103. Tính trạng này di truyền theo quy luật


A. tương tác gen. B. di truyền theo dòng mẹ.
C. di truyền chéo. D. di truyền thẳng.
Câu 104. Giả sử quần thể người cân bằng di truyền, trong 10000 nam giới Ấn Độ, có 4 người có túm
lông ở vành tai. Tần số alen gây ra tật này là
A. 0, 02. B. 0, 04. C. 4.10−4 . D. 2.10−4 .
Câu 105. Giả sử ông Radhakant Baijpai sinh được 2 người con, 1 trai, 1 gái. Dự đoán nào sau đây sai
về kiểu hình của 2 người này?
A. Cả 2 đều có túm lông ở vành tai.
B. Con gái có túm lông còn con trai thì không có.
C. Con gái không có túm lông, con trai thì có túm lông.
D. Cả 2 người con đều không có túm lông ở vành tai.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Nghiên cứu quá trình phát triển phối của nhiều lớp động vật có xương sống, vào đầu thế kỉ XIX, V.Bero
(Baer) và Hêcken (Haeckel) đã nhận thấy các loài có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác
nhau lại có thể có các giai đoạn phát triển phôi rất giống nhau. Ví dụ, phôi của cá, kỳ giông, rùa, gà
cho tới các loài động vật có vú kể cả người, đều trải qua giai đoạn có các khe mang ; hay tim phối trong
giai đoạn phối của các loài động vật có vú lúc đầu cũng có 2 ngăn như tim cá, sau đó mới phát triển
thành 4 ngăn. Các loài có họ hàng càng gần gũi thì sự phát triển phối của chúng càng giống nhau và
ngược lại.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 209


Câu 106. Bằng chứng trên thuộc loại bằng chứng
A. Sinh học phân tử. B. Giải phẫu so sánh. C. Phôi sinh học. D. Hóa thạch.
Câu 107. Cánh gà và tay người được coi là cơ quan
A. Tương đồng. B. Tương tự. C. Thoái hóa. D. Tương quan.
Câu 108. Sự tương đồng về phát triển phôi ở các loài khác nhau chứng minh
A. Các loài này có sự biểu hiện của các gen trong giai đoạn phôi giống nhau.
B. Các loài này có môi trường sống giống nhau.
C. Các loài này có cùng nguồn gốc.
D. Môi trường sống ảnh hưởng tới quá trình phát triển phôi của các loài giống nhau.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm với cơ
cấu ngành đa dạng nhờ nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong
và ngoài nước.
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nước ta gồm 3 phân ngành chính: chế biến sản phẩm chăn
nuôi như sữa, thịt hay các sản phẩm được làm từ sữa và thịt; chế biến sản phẩm trồng trọt như chè,
cà phê, đường mía, bia, rượu, nước ngọt...và chế biến thủy, hải sản như tôm, cá, nước mắm...
Điểm yếu của ngành chế biến thực phẩm nước ta là: quy mô sản xuất nhỏ; trình độ quản lý chưa cao;
hệ thống cung cấp nguyên liệu trong nước thủ công và thô sơ, nhiều khâu phân tán dẫn tới khó truy
xuất nguồn gốc xuất xứ và kiểm soát chất lượng; chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa
cao.
Để xuất khẩu được vào các thị trường khó tính như EU, bên cạnh việc đa dạng hóa sản phẩm nhằm
đáp ứng xu hướng thị hiếu tiêu dùng, các doanh nghiệp Việt Nam cần phát triển sản phẩm theo chuỗi
giá trị, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng. Theo đó, sơ chế bảo quản, đóng gói sản phẩm và chế biến sâu
để gia tăng giá trị là hai mảng cần gia tăng đầu tư trong công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam.
Nhà nước cũng cần tiếp tục ban hành những chính sách khuyến khích phát triển phù hợp như hỗ trợ
cho doanh nghiệp quảng bá, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, bảo hộ sở hữu công nghiệp, xúc tiến thương
mại, cung cấp thông tin về thị trường, luật pháp kinh doanh quốc tế.... Từ đó tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển bền vững tại thị trường nội địa và từng bước
chiếm lĩnh thị trường nước ngoài.
(Nguồn: SGK Địa lí 12 trang 122 , https://congthuong.vn/ và “EVFTA và ngành sản xuất thực
phẩm, đồ uống Việt Nam”)
Câu 109. Ưu thế lớn nhất của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở Việt Nam là
A. nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.
B. nguyên liệu tại chỗ phong phú và lao động có trình độ cao.
C. nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ lớn.
D. chính sách ưu đãi của Nhà nước và vốn đầu tư lớn.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 210


Câu 110. Hạn chế của công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nước ta là
A. cơ cấu sản phẩm kém đa dạng.
B. trình độ lao động còn thấp.
C. chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao.
D. nguồn nguyên liệu không ổn định.
Câu 111. Để nâng cao giá trị và mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các mặt hàng chế biến lương
thực thực phẩm nước ta, biện pháp quan trọng nhất là
A. đầu tư công nghệ sơ chế, bảo quản và chế biến sâu.
B. đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng thị hiếu người dùng.
C. hạ giá thành sản phẩm.
D. đăng kí nhãn hiệu bảo hộ sản phẩm.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đều giáp biển, có thể nói thiên nhiên đã ban tặng vùng này nhiều
ưu ái trong phát triển tổng hợp kinh tế biển. Trong 10 năm qua, đóng góp của các tỉnh, thành duyên
hải Nam Trung Bộ vào GDP cả nước luôn đạt tỉ lệ cao, trong đó có đóng góp của các khu kinh tế, khu
công nghiệp, các cơ sở công nghiệp quan trọng ven biển (trung tâm chế biến dầu, khí, nhiệt điện, sản
xuất thép...). Kinh tế thuần biển gồm khai thác khoáng sản và sản xuất muối, dịch vụ hàng hải, nuôi
trồng và khai thác hải sản, du lịch biển tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế quốc gia với
mức đóng góp vào GDP cả nước đạt khoảng 10%.
Bên cạnh những tiềm năng vốn có, vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ nước ta vẫn còn những mặt
yếu thế nhất định, gây cản trở cho việc phát triển kinh tế biển như: việc gắn kết giữa phát triển kinh tế
- xã hội với bảo vệ môi trường còn hạn chế; lợi thế, tiềm năng là cửa ngõ vươn ra biển chưa được phát
huy đầy đủ; phát triển một số ngành kinh tế biển mũi nhọn chưa đáp ứng với đòi hỏi của thực tiễn.
Khoa học, công nghệ và việc đào tạo nguồn nhân lực biển chất lượng cao được xem là khâu tạo đột
phá để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế biển vùng Nam Trung Bộ. Duyên hải Nam Trung
Bộ có vị trí đặc biệt trọng yếu trong tổng thể “Quy hoạch không gian biển quốc gia", cả về khía cạnh
kinh tế lẫn an ninh, quốc phòng, đối ngoại. Cần xác định các lĩnh vực ngành nghề kinh tế ưu tiên, đột
phá của thời kỳ đến tầm nhìn năm 2030 để khẳng định một số ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên hiện có
hiện nay như: các cảng biển nước sâu trung chuyển quốc tế, công nghiệp sạch, các trung tâm du lịch
biển-đảo... (Nguồn: https://enternews.vn/, https://www.nhandan.com.vn/)
Câu 112. Hoạt động kinh tế nào sau đây không thuộc nhóm các ngành kinh tế thuần biển của duyên
hải Nam Trung Bộ?
A. Giao thông vận tải biển. B. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
C. Du lịch biển. D. Trồng rừng ngập mặn ven biển.
Câu 113. Hạn chế trong phát triển kinh tế biển ở duyên hải Nam Trung Bộ không phải là
A. một số ngành kinh tế biển mũi nhọn chưa đáp ứng với đòi hỏi của thực tiễn.
B. việc gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường còn kém.
C. lợi thế, tiềm năng là cửa ngõ vươn ra biển chưa được phát huy đầy đủ.
D. cơ sở hạ tầng yếu kém, chưa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 114. Để phát huy lợi thế tiềm năng là cửa ngõ ra biển quan trọng và giúp cho kinh tế duyên hải
Nam Trung Bộ mở cửa hơn nữa, theo em lĩnh vực nào sau đây cần được ưu tiên phát triển?
A. Xây dựng các cảng biển nước sâu trung chuyển quốc tế.
B. Phát triển các trung tâm du lịch biển gắn với du lịch đảo.
C. Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo.
D. Đẩy mạnh khai thác và chế biến khoáng sản biển.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến
câu 117:
Phong trào Cần vương phát triển qua 2 giai đoạn:

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 211


a) Từ năm 1885 dến năm 1888
Thời gian này, phong trào dược đặt dưới sự chỉ huy của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, với hàng trăm
cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì.
Lúc này, đi theo Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết có nhiều văn thân, sĩ phu và tướng lĩnh khác như: Trần
Xuân Soạn, Tôn Thất Đàm, Tôn Thất Thiệp (2 con của Tôn Thất Thuyết), Phạm Tường, Trần Văn
Định... Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía tây hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
Cuối năm 1888, do có sự chỉ điểm của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua
đã cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sau An-giê-ri (Bắc Phi).
b) Từ năm 1888 đến năm 1896
Ở giai đoạn này, không còn sự chỉ đạo của triều đình, nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển, quy
tụ dần thành các trung tâm lớn và ngày càng lan rộng.
Trước những cuộc hành quân càn quét dữ dội của thực dân Pháp, phong trào ở vùng đồng bằng ngày
càng bị thu hẹp và chuyển lên hoạt động ở vùng trung và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng
Lĩnh do Tống Duy Tân và Cao Điển chỉ huy ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Thanh Hoá; khởi nghĩa
Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Hà Tĩnh.
Khi tiếng súng kháng chiến đã lặng im trên núi Vụ Quang (Hương Khê - Hà Tĩnh) vào cuối năm 1895
đầu năm 1896, phong trào Cần vương coi như chấm dứt.
(Nguồn: SGK Lịch sử 11, trang 126 − 128 ).
Câu 115. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của phong trào Cần vương trong giai đoạn hai (1888
- 1896)?
A. Phong trào tiếp tục phát triển và ngày càng lan rộng.
B. Bùng nổ hàng trăm cuộc khởi nghĩa, lan ra cả nước.
C. Phong trào không còn sự lãnh đạo của triều đình.
D. Phong trào quy tụ thành những trung tâm kháng chiến lớn.
Câu 116. Nguyên nhân sâu xa nào khiến phong trào Cần Vương 1885-1896 thất bại?
A. Thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình bình định Việt Nam, đủ sức dập tắt các phong
trào đấu tranh của nhân dân ta.
B. Các cuộc đấu tranh trong phong trào Cần Vương không nhận được sự ủng hộ to lớn của nhân
dân, do nhân dân đã chán ghét và không tin tưởng triều đình.
C. Do không có đường lối đấu tranh, giai cấp và tổ chức lãnh đạo đúng đắn, con đường phong kiến
mang tính hạn chế lịch sử.
D. Các cuộc khởi nghĩa không có sự chỉ huy và lãnh đạo thống nhất, mang tính bột phát, dễ dàng
bị cô lập khi Pháp tiến hành đàn áp.
Câu 117. Phong trào Cần vương mang tính chất là một phong trào yêu nước theo
A. hệ tư tưởng tư sản. B. xu hướng vô sản.
C. sự tự phát của nông dân. D. hệ tư tưởng phong kiến.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu
120:
Ngày 6 − 1 − 1946, vượt qua mọi hành động chống phá của kẻ thù, hơn 90% cử tri trong cả nước đi bỏ
phiếu, bầu được 333 đại biểu khắp Bắc - Trung - Nam vào Quốc hội, tượng trưng cho khối đoàn kết
toàn dân tộc. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta được thực hiện quyền công dân,
bầu những đại biểu chân chính của mình vào cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước.
Ngày 2 - 3 - 1946, tại kì họp đầu tiên ở Hà Nội, Quốc hội xác nhận thành tích của Chính phủ lâm thời
trong những ngày đầu xây dựng chế độ mới, thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do
Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu và lập ra Bản dự thảo Hiến pháp. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Quốc hội thông qua ngày 9- 11 - 1946.
Lực lượng vũ trang được chú trọng xây dựng. Việt Nam Giải phóng quân (thành lập tháng 5 - 1945)
được chấn chỉnh và đổi thành Vệ quốc đoàn (9 - 1945). Ngày 22 - 5 - 1946, Vệ quốc đoàn được đổi
thành Quân đội Quốc gia Việt Nam. Cuối năm 1945, lực lượng dân quân, tự vệ đã tăng lên hàng chục

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 212


vạn người, có mặt ở hầu hết các thôn, xã, đường phố, xí nghiệp trên khắp cả nước.
Để giải quyết nạn đói, Chính phủ đề ra nhiều biện pháp cấp thời như tổ chức quyên góp, điều hoà thóc
gạo giữa các địa phương trong cả nước, nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ gạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh
kêu gọi nhân dân cả nước “nhường cơm sẻ áo”.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên khắp cả nước, nhân dân lập “Hũ gạo cứu đói”,
tổ chức “Ngày đồng tâm”, không dùng gạo, ngô, khoai, sắn v.v. để nấu rượu.
Để giải quyết căn bản nạn đói, tăng gia sản xuất là biện pháp hàng đầu và có tính chất lâu dài. Chủ
tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!”.
Một phong trào thi đua tăng gia sản xuất dấy lên khắp cả nước dưới khẩu hiệu “Tấc đất tấc vàng!”,
“Không một tấc đất bỏ hoang!”.
Chính quyền cách mạng ra lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác của chế độ cũ, giảm tô
25%, giảm thuế ruộng đất 20%, tạm cấp ruộng đất bỏ hoang cho nông dân thiếu ruộng, chia lại ruộng
đất công theo nguyên tắc công bằng, dân chủ.
Nhờ các biện pháp tích cực trên, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, nạn đói dần dần
bị đẩy lùi.
Xoá nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hoá cho nhân dân là một trong những nhiệm vụ cấp bách cần
giải quyết. Ngày 8 − 9 − 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ - cơ
quan chuyên trách về chống “giặc dốt”- và kêu gọi nhân dân cả nước tham gia phong trào xoá nạn mù
chữ. Trong vòng một năm, từ tháng 9 - 1945 đến tháng 9 - 1946, trên toàn quốc đã tổ chức gần 76000
lớp học, xoá mù chữ cho hơn 2,5 triệu người. Trường học các cấp phổ thông và đại học sớm được khai
giảng nhằm đào tạo những công dân và cán bộ trung thành, có năng lực phụng sư Tổ quốc. Nội dung
và phương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ.
Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách, Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp
của nhân dân cả nước. Hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng”
do Chính phủ phát động, nhân dân ta hăng hái đóng góp tiền của, vàng bạc ủng hộ nền độc lập của
Tổ quốc.
Ngày 23 - 11 - 1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước, thay cho tiền
Đông Dương trước đây của Pháp. (Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 122 − 125 ).
Câu 118. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời vào năm nào?
A. Năm 1945. B. Năm 1946. C. Năm 1975. D. Năm 1979.
Câu 119. Ý nghĩa quan trọng nhất của việc giải quyết căn bản nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài
chính sau cách mạng tháng Tám là gì?
A. Xây dựng và củng cố toàn diện hệ thống chính quyền từ trung ương xuống địa phương.
B. Tạo điều kiện thuận lợi để Đảng, Chính Phủ và Hồ Chủ tịch đàm phán với Pháp trên mặt trận
ngoại giao.
C. Đem lại quyền lợi cho nhân dân, chuẩn bị về vật chất, tinh thần cho toàn dân tiến tới cuộc kháng
chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược.
D. Có tính quyết định cho việc giải quyết tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của đất nước ngay sau khi
cách mạng thành công.
Câu 120. “Khẳng định chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố, nền móng của chế độ mới đã
được xây dựng” là ý nghĩa lịch sử của sự kiện nào?
A. Thành công của cuộc Tổng tuyển cử trong cả nước 6/1/1946.
B. Thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam 22/5/1946.
C. Thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 2/9/1945.
D. Ban hành Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 213


Đáp án đề số 18

1. C 2. A 3. B 4. C 5. D 6. A 7. D 8. A 9. B 10. A
11. C 12. C 13. A 14. D 15. B 16. D 17. B 18. A 19. C 20. D
21. A 22. B 23. C 24. A 25. A 26. D 27. A 28. B 29. A 30. B
31. C 32. C 33. B 34. C 35. D 36. D 37. C 38. C 39. C 40. B
41. C 42. B 43. A 44. C 45. D 46. A 47. A 48. D 49. A 50. D
51. B 52. C 53. C 54. A 55. B 56. A 57. D 58. A 59. D 60. A
61. A 62. D 63. B 64. C 65. B 66. A 67. D 68. C 69. D 70. A
71. A 73. A 74. A 75. D 76. D 77. D 78. B 79. B 80. D 81. B
82. D 83. B 84. C 85. B 86. B 87. C 88. D 89. D 91. B 94. B
95. B 96. C 97. C 98. A 99. C 100. D 101. C 102. D 103. D 104. C
105. C 106. C 107. A 108. C 109. C 110. C 111. A 112. D 113. D 114. A
115. B 116. C 117. D 118. B 119. C 120. A

TÀI LIỆU ĐGNL ĐHQG TP.HCM Trang 214

You might also like