Academia.eduAcademia.edu

CAPM

12.7. CAPM mở rộng Mô hình định giá tài sản vốn (Capital asset pricing model – CAPM) là mô hình mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng. Trong mô hình này, lợi nhuận của một chứng khoán bằng lợi nhuận không rủi ro (risk-free) cộng với một khoản bù đắp rủi ro dựa trên cơ sở rủi ro toàn hệ thống ủa chứng khoán đó. Còn rủi ro không toàn hệ thống không được xem xét trong mô hình này do nhà đầu tư có thể xây dựng danh mục đầu tư đa dạng hoá để loại bỏ loại rủi ro này. Mô hình CAPM do William Sharpe phát triển từ những năm 1960 và đã có được nhiều ứng dụng từ đó đến nay. Mặc dù còn có một số mô hình khác nỗ lực giải thích động thái thị trường nhưng mô hình CAPM là mô hình đơn giản về mặt khái niệm và có khả năng ứng dụng sát thực với thực tiễn. Cũng như bất kỳ mô hình nào khác, mô hình này cũng chỉ là một sự đơn giản hoá hiện thực bằng những giả định cần thiết, nhưng nó vẫn cho phép chúng ta rút ra những ứng dụng hữu ích. Nội dụng cơ bản phần 12.7: Giới thiệu sơ lược những nỗ lực trong quá khứ để kiểm định CAPM Thảo luận 1 trong những mở rộng quan trọng của CAPM, mô hình 3 nhân tố Fama-French Những nỗ lực trong quá khứ để kiểm định CAPM Tuy CAPM được giới thiệu vào những năm 60 nhưng những cuộc kiểm tra vê mô hình này chỉ bắt đầu xuất hiện vào giữa những năm 1970 Kiểm định CAPM nghĩa là xem xét liệu tỷ suất sinh lợi trung bình có quan hệ tuyến tính với beta hay không. Tổng kết những kiểm định, mối liên hệ rất đang dạng, phụ thuộc vào khoảng thời gian nghiên cứu. Các nguyên lý chung: Khi đầu tư cần xem xét 2 yếu tố: rủi ro và tỷ suất sinh lợi Việc theo dõi rủi ro của một chứng khoán độc lập là không phù hợp. Những gì phù hợp đó là một chứng khoán riêng lẻ đóng gop vào rủi ro của 1 danh mục đa dạng hoá như thế nào. Rủi ro có thể phân thành rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống Các nhà đầu tư sẽ chỉ đc đền bù cho việc gánh chịu rủi ro hệ thống Mô hình ba nhân tố của Fama French mô hình 3 nhân tố Fama – French được phát triển để khắc phục những hạn chế của CAPM. Trên cơ sở CAPM, Fama và French (1993) đã đưa thêm biến quy mô công ty (đo lường bằng vốn hóa) và giá trị công ty (đo lường bằng tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường – BE/ME) vào mô hình để giải thích cho sự thay đổi về lợi nhuận của các cổ phiếu. Mô hình này sau đó được biết đến với tên gọi là mô hình 3 nhân tố Fama – French (Fama - French ThreeFactor Model). Một cách cụ thể, mô hình này có dạng như sau: E(Ri) - Rf = + βi[E(Rm) - Rf] + siSMB + hiHML Trong đó: E(Ri): Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của của danh mục i. Rf: Tỷ suất sinh lời (lãi suất) phi rủi ro. E(Rm): Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của thị trường. SMB (small minus big): Tỷ suất sinh lời của danh mục có quy mô nhỏ trừ tỷ suất sinh lời của danh mục có quy mô lớn. HML (high minus low): Tỷ suất sinh lời của danh mục có tỷ số BE/ME cao trừ tỷ suất sinh lời của danh mục có tỷ số BE/ME thấp. βi, si, hi là các hệ số hồi quy và được kỳ vọng là dương. Bảng 12.5 minh hoạ một phát hiện quan trọng sau những năm nghiên cứu về tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán. Theo đó, hai nhóm chứng khoán có khuynh hướng đáng lưu ý hơn thị trường và tổng thể: (1) những chứng khoán có giá trị vốn hoá thị trường thấp và (2) những chứng khoán có giá trị sổ sách so với giá trị thị trường của vốn cổ phần cao hơn mức trung bình (gọi là CP giá trị) B/M thấp nhất B/M cao nhât 1 2 3 4 5 1(vốn hoá thấp nhất) 11.46 19.22 20.77 23.86 30.22 2 11.52 16.82 18.90 18.85 19.85 3 12.08 15.53 16.80 17.34 19.28 4 12.21 13.33 15.09 16.36 17.93 5 (vốn hoá cao nhất) 10.80 12.38 13.15 13.78 15.01 Tỷ suất sinh lợi trung bình hằng năm của 25 danh mục được hình thành dựa trên giá trị vốn hoá thị trường và B/M giai đoạn 1927-2009