Bước tới nội dung

A-tì-đạt-ma

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Vi Diệu Pháp)
Kinh điển Phật giáo

Kinh

Luận

Vi Diệu Pháp (zh. 阿毗達磨, sa. abhidharma, pi. abhidhamma, bo. chos mngon pa), là những giáo lý cao siêu, vi diệu vì nó vượt (abhi) trên các Pháp (dhamma), giải thích Trí tuệ. Chữ đầu Abhi dùng để diễn đạt sự tinh tế, sâu xa. Danh từ Dhamma dịch là Pháp, một Phạn ngữ có nhiều nghĩa, ở đây nó có nghĩa là lời dạy của Ðức Phật. Vậy Vi Diệu Pháp là những Giáo lý tinh hoa của Ðức Phật; giáo lý này có tính chất đặc thù hơn Kinh tạng và Luật tạng.

Theo lịch sử Đạo Phật thì Vi Diệu Pháp được Đức Phật Gotama nói giảng vào mùa hạ thứ bảy tại cung trời Tāvatimsa với mục đích là tế độ cho người mẹ sinh ra Ngài là bà Maya.

Theo một vài học giả thì Vi Diệu Pháp không phải do chính Ðức Phật thuyết mà là do các vị sư uyên bác soạn thảo ra sau này. Ðại Ðức Nārada đã viết: "Ðúng theo truyền thống thì chính Ðức Phật đã dạy phần chính yếu của Tạng này. Những đoạn ấy được gọi là Ðầu đề (Mātikā) hay nồng cốt nguyên thủy của Giáo lý như Pháp Thiện (Kusalā Dhammā), hay Pháp Bất Thiện (Akusalā Dhammā), Pháp Vô-Ký (Abyākatā Dhammā)."

Abhidhamma là thành phần tập hợp nên Luận tạng, tạng thứ ba trong Tam tạng. Tạng này chứa đựng các bài giảng của Đức Phật và các học trò với các bài phân tích về Tâm và hiện tượng của tâm, hiện tượng pháp các Pháp. Abhidhamma là gốc của mọi trường phái và người ta dùng nó để luận giảng các bài Kinh (sa. sūtra, pi. sutta), xem như được thành hình giữa thế kỷ 3 TCNthế kỷ 3. Lần kết tập cuối cùng của Abhidhamma là khoảng giữa năm 400450. Có nhiều dạng Abhidhamma như dạng của Thượng tọa bộ (pi. theravāda), của Thuyết nhất thiết hữu bộ (sa. sarvāstivāda)...

Abhidhamma của Thượng toạ bộ được Phật Âm (zh. 佛音, sa. buddhaghoṣa) hoàn chỉnh, được viết bằng văn hệ Pali và bao gồm bảy bộ:

  1. Pháp tập luận (zh. 法集論, pi. dhammasaṅgaṇi): nói về các tâm pháp, sắp xếp theo từng cách thiền định khác nhau và các pháp bên ngoài, sắp xếp theo nhóm;
  2. Phân biệt luận (zh. 分別論, pi. vibhaṅga): nêu và giảng nghĩa, phân biệt những thuật ngữ như Ngũ uẩn (zh. 五蘊, pi. pañcakhandha), Xứ (zh. 處, sa., pi. āyatana), Căn (zh. 根, sa., pi. indriya) v.v.;
  3. Luận sự (zh. 論事, pi. kathāvatthu): nêu 219 quan điểm được tranh luận nhiều nhất và đóng góp nhiều cho nền triết lý Đạo Phật;
  4. Nhân thi thiết luận (zh. 人施設論, pi. puggalapaññati): nói về các hạng người và Thánh nhân;
  5. Giới thuyết luận (zh. 界說論, pi. dhātukathā): nói về các Giới (zh. 界, sa., pi. dhātu);
  6. Song luận (zh. 雙論, pi. yamaka): luận về các câu hỏi bằng hai cách, phủ định và xác định;
  7. Phát thú luận (zh. 發趣論, pi. paṭṭhāna hoặc mahāprakaraṇa): nói về những mối liên hệ giữa các pháp (pi. dhamma).

Abhidhamma của Thuyết nhất thiết hữu bộ (sa. sarvāstivāda) được viết bằng Phạn ngữThế Thân (zh. 世親, sa. vasubandhu) là người tổng hợp. Abhidhamma này cũng bao gồm bảy bộ khác nhau, cụ thể là:

  1. Tập dị môn túc luận (zh. 集異門足論, sa. saṅgītiparyāya): bao gồm những bài giảng theo hệ thống số, tương tự như Tăng chi bộ kinh;
  2. Pháp uẩn túc luận (zh. 法蘊足論, sa. dharmaskandha): gần giống như Phân biệt luận trong Abhidhamma của Thượng toạ bộ;
  3. Thi thiết túc luận (zh. 施設足論, sa. prajñaptiśāstra): trình bày dưới dạng Kệ những bằng chứng cho những sự việc siêu nhiên, thần bí;
  4. Thức thân túc luận (zh. 識身足論, sa. vijñānakāya): nói về các vấn đề nhận thức. Có vài chương nói về những điểm tranh luận giống Luận sự (pi. kathāvatthu), Giới luận (pi. dhātukathā) và Phát thú luận (zh. paṭṭhāna) trong Abhidhamma của Thượng toạ bộ;
  5. Giới thân túc luận (zh. 界身足論, sa. dhātukāya): gần giống Giới thuyết luận (pi. dhātukathā) của Thượng toạ bộ;
  6. Phẩm loại túc luận (zh. 品類足論, sa. prakaraṇa): bao gồm cách xác định những thành phần được giảng dạy và sự phân loại của chúng;
  7. Phát trí luận (zh. 發智論, sa. jñānaprasthāna): xử lý những khía cạnh tâm lý của Pháp Phật như Tuỳ miên (zh. 隨眠, sa. anuśaya), Trí (智, sa. jñāna), Thiền (禪, sa. dhyāna) v.v… (xem thêm Tâm sở).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán