Bước tới nội dung

Sơn hải kinh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Sơn Hải Kinh)
Sơn hải kinh
Phồn thể山海經
Giản thể山海经
Hình minh họa phượng hoàng chín đầu của Sơn hải kinh (phiên bản màu triều đại nhà Thanh)
Hình minh họa Nữ Oa của Sơn hải kinh.
Hình minh họa cửu vĩ hồ của Sơn hải kinh, bạn của Tây Vương Mẫu

Sơn hải kinh (tiếng Trung: 山海經)[1] là một cuốn sách cổ của Trung Quốc tổng hợp về địa lý, thần thoại và các sinh vật huyền bí.[2][3] Các phiên bản sớm nhất của tài liệu này có thể đã xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ 4 TCN,[4][5] nhưng hình thức hiện tại không thể đạt được trước thời đại nhà Hán. Phần lớn cuốn sách ghi lại những câu truyện ngụ ngôn về địa lý, văn hóathần thoại Trung Quốc trước thời đại nhà Tần. Cuốn sách được chia thành 18 phần, mô tả hơn 550 ngọn núi và 300 con sông.

Tác giả

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác giả và thời gian sáng tác của Sơn hải kinh vẫn chưa được xác định chính xác. Ban đầu, người ta cho rằng những nhân vật thần thoại như Hạ Vũ hay Bá Ích là tác giả của cuốn sách. Tuy nhiên, các nhà Hán học hiện đại đã đồng thuận rằng cuốn sách là tác phẩm được viết bởi nhiều người từ thời Chiến Quốc đến đầu triều đại nhà Hán.

Biên tập viên đầu tiên được biết đến của Sơn hải kinhLưu Hướng của nhà Tây Hán, một trong số những người biên mục thư viện triều đình nhà Hán. Sau đó, Quách Phác, một học giả nhà Tấn đã tiếp tục công việc chú giải tác phẩm.

Tổng quát

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuốn sách không phải là một câu chuyện, vì "cốt truyện" liên quan đến các mô tả chi tiết về các địa điểm theo các hướng của núi, đất hoang và biển. Các mô tả thường là cây thuốc, động vật và đặc điểm địa chất. Nhiều mô tả rất trần tục, và nhiều mô tả mang tính huyền ảo. Mỗi chương được viết theo cùng một công thức và toàn bộ cuốn sách được lặp đi lặp lại công thức này.

Cuốn sách chứa nhiều huyền thoại ngắn, hiếm khi vượt quá một đoạn. Một truyền thuyết cổ nổi tiếng trong cuốn sách này là về Hạ Vũ, một vị hoàng đế đã dành nhiều năm để kiểm soát lũ lụt. Câu chuyện về ông nằm trong chương cuối, chương 18, từ đoạn 2 đến đoạn cuối (khoảng 40 câu). Câu chuyện này mang nhiều màu sắc huyền thoại hơn nhiều phiên bản được kể bởi Kinh Thư.

Mục đích

[sửa | sửa mã nguồn]

Các học giả Trung Quốc thời phong kiến gọi nó là một cuốn địa lý chí, và cho rằng các thông tin của nó hầu hết là chính xác. Trong thực tế, thông tin được viết trong cuốn sách là thần thoại. Không ai biết tại sao nó được viết hay làm thế nào mà nó được xem là một cuốn sách địa lý chính xác.

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Sơn hải kinh có 18 chương.

Chương Tiếng Trung Quốc Bính âm tiếng phổ thông Hán-Việt
1 南山經 Nánshān Jīng Nam sơn kinh
2 西山經 Xīshān Jīng Tây sơn kinh
3 北山經 Bishān Jīng Bắc sơn kinh
4 東山經 Dōngshān Jīng Đông sơn kinh
5 中山經 Zhongshan Jīng Trung sơn kinh
6 海外南經 Haiwàinán Jīng Hải ngoại nam kinh
7 海外西經 Hàiwàixī Jīng Hải ngoại tây kinh
8 海外北經 Hàiwàiběi Jīng Hải ngoại bắc kinh
9 海外東經 Haiwàidong Jīng Hải ngoại đông kinh
10 海內南經 Hainèinán Jīng Hải nội nam kinh
11 海內西經 Hainèixī Jīng Hải nội tây kinh
12 海內北經 Hainèiběi Jīng Hải nội bắc kinh
13 海內東經 Hainèidong Jīng Hải nội đông kinh
14 大荒東經 Dàhuāngdōng Jīng Đại hoang đông kinh
15 大荒南經 Dàhuāngnán Jīng Đại hoang nam kinh
16 大荒西經 Dàhuāngxī Jīng Đại hoang tây kinh
17 大荒北經 Dàhuāngběi Jīng Đại hoang bắc kinh
18 海內經 Hainèi Jīng Hải nội kinh

Tất cả 18 chương có thể được chia là 4 phần: Sơn kinh (5 chương), Hải kinh (8 chương), Đại hoang kinh (4 chương) và Hải nội kinh (1 chương). Nó ghi lại hơn 100 vương quốc liên quan, 550 ngọn núi và 300 con sông, cùng với thông tin địa lý, văn hóa của các vương quốc gần đó. Sơn hải kinh cũng ghi nhận tới 277 loài động vật khác nhau. Các học giả tin rằng các ghi chép về động vật trong Sơn hải kinh đã bị cường điệu hóa do lịch sử biên soạn lâu dài và kéo dài qua nhiều triều đại khác nhau; tuy nhiên, nó vẫn có một mức độ đáng tin cậy nhất định bởi chúng thường được viết bởi các thầy phápphương sĩ dựa trên kinh nghiệm có được từ chuyến đi của họ.

Người Trung Quốc cổ đại coi Sơn hải kinh là một cuốn sách địa chí,[6] nó được phân vào thể loại địa lý trong cả Tùy thưVăn hiến thông khảo của Mã Đoan Lâm. Nó cũng là một tài liệu tham khảo quan trọng của các nhà sử học Trung Quốc trong suốt lịch sử lâu dài của đất nước họ.

Sơn hải kinh là nguồn gốc và là bản gốc của nhiều thần thoại Trung Quốc cổ đại. Một số trong số chúng đã phổ biến và nổi tiếng trong văn hóa châu Á, như Khoa Phụ, Nữ Oa, Hậu Nghệ, và Hoàng Đế. Đã có đến 450 vị thần đã được đề cập tới trong Sơn hải kinh và họ đã sử dụng cái gì đó gọi là tinh mễ (精米) hoặc tư () tương tự như phép thuật.

Học giả Trung Quốc Ming Hua Zhang tuyên bố rằng Chúc long, một sinh vật thần thoại được đề cập trong Đại hoang bắc kinh, là biểu tượng của cực quang.[7] Chúc long (theo Sơn hải kinh) "màu đỏ, mặt người thân rắn dài hàng ngàn dặm". Ông tin rằng mô tả này phù hợp với đặc điểm của cực quang.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Shan Hai Jing”. Chinese Text Project.
  2. ^ Lewis, Mark Edward (2006). The Flood Myths of Early China. State University of New York. tr. 64. ISBN 978-0-7914-6663-6.
  3. ^ Mark Edward Lewis (2009). China's Cosmopolitan Empire: the Tang dynasty, Vol. 4 . Harvard University Press. tr. 202. ISBN 0-674-03306-X. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2012.
  4. ^ Leo Bagrow, R. & A. Skelton (2009). History of cartography. Transaction Publishers. tr. 204. ISBN 1-4128-1154-6.
  5. ^ Lust, John (1996). Chinese popular prints. Brill Publishers. tr. 301. ISBN 90-04-10472-0.
  6. ^ 「在《家語》成書時人們已承認《山海經》是一部地理書了 」 "During the era of Confucius, people already viewed the as a book of geography."(Lui, Zi Feng. (1997.) 讀〈山海經〉雜記. pg.5. )
  7. ^ 四川省社會科學院 (1986) 山海經新探 (pg 308-314) 成都市. 後收錄《學林漫錄》第8集

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Birrell, Anne biên tập (1999). The Classic of Mountains and Seas . Penguin. ISBN 0140447199. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2014.
  • Davydov, Andrey (tháng 7 năm 2013) [Composed 2002]. "Шань Хай Цзин" и "И Цзин" - Карта Психофизиологической Структуры Человека? ["Shan Hai Jing" and "I Ching" - Map of Human Psychophysiological Structure?] (bằng tiếng Nga). ISBN 9781301510009.
  • Fedoruk, V. V.; Davydov, A. N. (1998) [Composed 1997]. Corr. of RAO L. A. Verbitskaya; Assoc. Prof. B. G. Sokolova (biên tập). Шань Хай Цзин - Своеобразный Каталог Психо-Физической Структуры Человека? [Is Shan Hai Jing The Original Catalog Of Psychophysiological Human Structure?]. First Russian Philosophical Convention. Human Being – Philosophy – Humanism (bằng tiếng Nga). VII. Philosophy and Human Problem. St. Petersburg: SPSU Publishing House. p. 355, p. 488. ISBN 9785288018947. B4231.R6751997. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2014.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  • Fracasso, Riccardo. 1996. "Libro dei monti e dei mari (Shanhai jing): Cosmografia e mitologia nella Cina Antica." Venice: Marsilio. ISBN 88-317-6472-1
  • Mathieu, Remi. 1983. "Etude sur la mythologie et l'ethnologie de la Chine Ancienne." Vol I, "Traduction annotee du Shanhai Jing." Vol. II, "Index du Shanhai jing." Paris: College de France, Institut des hautes etudes Chinoises.
  • Schiffeler, John Wm. 1978. The Legendary Creatures of the Shan hai ching. Hwa Kang. ASIN B0007AP1OI
  • Strassberg, Richard. 2002. A Chinese Bestiary: Strange Creatures from the Guideways Through Mountains and Seas. University of California Press. ISBN 0-520-21844-2

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]