Bước tới nội dung

Petar I của Serbia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Peter I của Serbia)
Peter I
Петар I Карађорђевић
Vua Peter năm 1904
Vua của người Serb, Croat và Slovene
Tại vị1 tháng 10 năm 1918 – 16 tháng 8 năm 1921
Nhiếp chínhAlexander (1918–1921)
Kế nhiệmAlexander I Karađorđević
Vua của Serbia
Tại vị15 tháng 6 năm 1903 – 1 tháng 12 năm 1918
Đăng quang21 tháng 9 năm 1904
Nhiếp chínhAlexander (1914–1918)
Tiền nhiệmAlexander I Obrenović
Thông tin chung
Sinh11 tháng 7 [lịch cũ 29 tháng 6] năm 1844
Belgrade, Serbia
Mất16 tháng 8 năm 1921(1921-08-16) (77 tuổi)
Belgrade, Vương quốc của người Serb, Croat và Slovene
Phối ngẫu
Ljubica xứ Montenegro
(cưới 1883⁠–⁠mất1890)
Hậu duệ
Hoàng tộcKarađorđević
Thân phụAlexander Karađorđević, Thân vương xứ Serbia
Thân mẫuPersida Nenadović
Tôn giáoChính thống giáo Serbia
Chữ kýChữ ký của Peter I Петар I Карађорђевић
Binh nghiệp
ThuộcBản mẫu:Country data Thân vương quốc Serbia
 Vương quốc Serbia
Vương quốc Nam Tư Vương quốc của người Serb, Croat và Slovene
Năm tại ngũ1855–58
(end of active service)
Cấp bậcVojvoda (Thống chế)
Tham chiếnCuộc nổi dậy Herzegovina (1875–1877)
Chiến tranh Balkan lần thứ nhất
Chiến tranh Balkan lần thứ hai
Thế chiến thứ nhất
Chiến tranh Koplik
Cách xưng hô với
Peter I của Nam Tư
Danh hiệuHis Majesty
Trang trọngYour Majesty

Peter I (tiếng Kirin Serbia: Петар I Карађорђевић, chuyển tự Petar I Кarađorđević; 11 tháng 7 [OS 29 tháng 6] 1844 – 16 tháng 8 năm 1921) là Vua của Vương quốc Serbia từ ngày 15 tháng 6 năm 1903 đến ngày 1 tháng 12 năm 1918. Ngày 1 tháng 12 năm 1918, ông trở thành Vua của Vương quốc Serbia, Croatia và Slovenia, và ông giữ danh hiệu đó cho đến khi qua đời. Vì là vua của Serbia trong thời kỳ quân đội Serbia đạt được thành công lớn nên ông được người Serbia nhớ đến với cái tên Vua Peter Người giải phóng và ông cũng có biệt hiệu Vị vua già.

Peter là con thứ năm và con trai thứ ba của Alexander Karađorđević, Thân vương xứ Serbia, và vợ ông, Persida Nenadović. Thân vương Alexander bị buộc phải thoái vị vào năm 1858, còn Peter phải sống lưu vong cùng gia đình. Ông đã chiến đấu cùng Binh đoàn Lê dương Pháp trong Chiến tranh Pháp-Phổ. Ông tham gia với tư cách tình nguyện viên với bí danh Peter Mrkonjić trong cuộc nổi dậy Herzegovina (1875–1877) chống lại Đế quốc Ottoman. Năm 1883, Thân vương tử Peter kết hôn với Thân vương nữ Ljubica, con gái của Nicholas I xứ Montenegro. Ljubica được biết đến với cái tên Thân vương nữ Zorka sau cuộc hôn nhân của cô. Peter và Zorka có 5 người con: Vương nữ Helen, Vương nữ Milena, Vương thái tử George, Vương tử Alexander và Vương tử Andrew. Sau khi cha qua đời năm 1885, Peter trở thành người đứng đầu triều đại Karađorđević.

Sau khi Vua Alexander I của Vương tộc Obrenović bị sát hại trong Cuộc đảo chính tháng 5 năm 1903, Peter Karađorđević trở thành vị vua mới của Serbia. Với tư cách là vua, ông chủ trương thiết lập hiến pháp cho đất nước và nổi tiếng với chính sách tự do của mình. Sự cai trị của Peter được đánh dấu bằng việc thực thi các quyền tự do chính trị, tự do báo chí, sự trỗi dậy của quốc gia, kinh tế và văn hóa, và đôi khi nó được mệnh danh là "thời kỳ hoàng kim" hay "thời kỳ Periclean".[1] Peter là chỉ huy tối cao của Quân đội Hoàng gia Serbia trong Chiến tranh Balkan. Vào ngày 24 tháng 6 năm 1914, vị vua già tuyên bố con trai và người thừa kế Alexander của ông là nhiếp chính vương. Trong Thế chiến thứ nhất, Nhà vua và quân đội của ông hành quân khắp Thân vương quốc Albania. Peter qua đời năm 1921 ở tuổi 77.

Cuộc sống đầu đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Peter sinh ra ở Belgrade vào ngày 11 tháng 7 [O.S. 29 tháng 6] 1844. Ông là con thứ 5 trong số 10 người con được sinh ra bởi Thân vương Alexander Karađorđević và phối ngẫu của ông là Persida Nenadović.[2] Ông là cháu trai của Karađorđe, người lãnh đạo Cuộc nổi dậy lần thứ nhất của người Serbia (1804–1813) và là người sáng lập triều đại Karađorđević.[3] Peter không sinh ra tại cung diện hoàng gia, nơi đang được cải tạo vào thời điểm đó, mà tại nhà của thương gia Miša Anastasijević. Sự ra đời của ông không mấy được quan tâm vì ông là con trai thứ ba và anh trai ông là Thân vương tử Svetozar là người thừa kế ngai vàng trong tương lai.[2]

Anh cả của ông là Thân vương tử Aleksa, đã qua đời 3 năm trước khi ông chào đời, mới 5 tuổi, lúc đó Thân vương tử Svetozar trở thành người thừa kế. Peter không trở thành người thừa kế cho đến khi Svetozar qua đời vào năm 1847 khi mới 6 tuổi.[4] Ngoài Belgrade, Peter đã trải qua phần lớn thời thơ ấu của mình ở thị trấn Topola, nơi bắt nguồn của triều đại Karađorđević. Ông học tiểu học ở Belgrade.[2]

Thời kỳ lưu vong

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian lưu vong, Petar theo học tại tại trường Võ bị Saint-Cyr của Pháp. Ông phục vụ trong quân đội Pháp, tham gia Chiến tranh Pháp-Phổ với cấp bậc trung úy và được tặng Bắc Đẩu Bội tinh. Bị thương và bị quân Phổ bắt sống, ông đã trốn thoát thành công trở về.[5]

Khi người Serb tại Bosnia và Herzegovina nổi dậy chống lại Đế quốc Ottoman vào năm 1875, Hoàng tử Petar lấy bí danh của nhân vật anh hùng Petar Mrkonjić để gia nhập quân khởi nghĩa với vai trò thủ lĩnh quân du kích.[6] Sau đó ông trở thành thượng nghị sĩ danh sự tại Montenegro và kết hôn với người con gái đầu của hoàng thân Montenegro Nicholas (sau này là vua Nicholas I), công chúa Zorka vào năm 1883.[7]

Tháng 5 năm 1903, một nhóm sĩ quan Serbia do Dragutin Dimitrijević chỉ huy đã tiến hành đảo chinh và giết chết vua Alexander I Obrenović, chấm dứt triều đại Obrenović. Sau đó phe đảo chính đã đưa Petar I lên làm vua[8]gia tộc Karadjordjević đã trở lại nắm quyền lực tại Serbia sau 45 năm lưu vong. Ông chính thức trở thành vua Serbia vào ngày 21 tháng 9 năm 1904 tại thánh đường St. Michael ở Belgrade.

Thời kỳ trị vì

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi lên ngôi, vua Petar I đã cố gắng tạo ra một chế độ quân chủ lập hiến theo kiểu phương Tây cho Serbia. Mặc dù có những ảnh hưởng nhất định của những phe nhóm quân sự vào chính trị, vua Petar I đã dần giúp cho nền dân chủ nghị viện được hoạt động bình thường. Hiến pháp 1903 sửa đổi Hiến pháp 1888 dựa trên Hiến pháp của Bỉ 1831, được đánh giá là một trong bản hiến pháp tự do nhất tại châu Âu. Chính phủ được thành lập bởi các thành viên quốc hội chủ yếu từ Đảng Nhân dân Cấp tiến (Narodna radikalna Stránka) của Nikola P. Pašić và Đảng Cấp Tiến Độc lập của Ljubomir Stojanovic. Bản thân vua Petar ủng hộ một chính phủ liên minh rộng rãi hơn sẽ thúc đẩy nền dân chủ Serbia và có thể có được chính sách đối ngoại độc lập.

Dưới thời vua Petar I, chính sách ngoại giao cũng thay đổi. Trái ngược với chính sách đối ngoại của các vua triều đại Obrenović là Milan và Alexander phụ thuộc vào Đế quốc Áo-Hung, vua Petar và các cận thần theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập hơn và ảnh hưởng của Nga thay thế cho ảnh hưởng của Áo.[9] Vua Petar đã có hai chuyến công du lần lượt đến Sankt-PeterburgParis vào năm 1910 và 1911.

Thời kỳ 1903-1914 được nhớ đến như là "Thời kỳ Hoàng kim của Serbia" với các quyền tự do chính trị, tự do báo chí. Trường Hoàng gia Belgrade được nâng cấp thành Đại học Belgrade vào năm 1905 với các học giả nổi tiếng trong và ngoài nước như Jovan Cvijić, Mihailo Petrović, Slobodan Jovanović, Jovan M. Žujović, Bogdan Popović, Jovan Skerlić, Sima Lozanić, Branislav Petronijević,..

Chiến tranh Balkan và Thế chiến thứ nhất

[sửa | sửa mã nguồn]
Đài tưởng niệm Vua Petar I tại Zrenjanin

Trong các năm 19121913, Serbia tham gia vào hai cuộc chiến tranh Balkan với kết quả là nước này đã gần như mở rộng được gấp đôi lãnh thổ của mình. Ngày 28 tháng 6 năm 1914, thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand bị một số thành viên của Tổ chức Bàn tay đen của Serbia ám sát tại Sarajevo và dẫn đến việc ngày 28 tháng 7 năm 1914, Áo-Hung tuyên chiến với Serbia, Thế chiến thứ nhất chính thức bùng nổ. Trước đó do tuổi già và sức yếu, vào ngày 24 tháng 6 năm 1914, Petar đã trao quyền nhiếp chính lại cho con trai Alexander I.[7]

Tháng 12 năm 1914, khi Belgrade đã bị quân Áo-Hung đánh chiếm, Vua Serbia, vua Petar dù đã 70 tuổi vẫn cầm súng trường tham gia chiến đấu trong cuộc tổng phản công của quân đội Serbia để đẩy lùi kẻ thù.[10] kết quả là đến ngày 14 và 15 tháng 12, quân Áo-Hung bỏ Belgrade và rút lui về nước và quân Serbia tái chiếm lại thủ đô của mình vào ngày hôm sau. Ông còn đích thân đi đến các trận tuyến để ủy lạo tinh thần binh sĩ. Vào cuối tháng 10 năm 1915, khi mặt trận tại Pusta Reka sắp sụp đổ, sự có mặt của ông cùng với Thống chế Stepa Stepanović đã giúp quân Serbia giữ vững vị trí. Tuy vậy quân Áo lại cho rằng việc ông xuất hiện ngoài trận tuyến là dấu hiệu thể hiện ông muốn đầu hàng.[11]

Sau khi Serbia bị chiếm bởi các nước Liên minh Trung tâm vào cuối năm 1915, ông đã cùng quân lính và dân thường Serbia di tản đến biển Adriatic. Trong thời gian còn lại của Thế chiến thứ nhất, vua Petar I trong tình trạng sức khỏe yếu đã sống tại đảo Corfu của Hy Lạp, cũng là nơi chính phủ lưu vong Serbia trú đóng cho đến tháng 12 năm 1918.

Ngày 1 tháng 12 năm 1918, Vua Petar I trở thành Vua của Vương quốc của người Serb, Croatia và Slovenia. Mặc dù vậy ông vẫn sổng tại nước ngoài cho đến tận tháng 7 năm 1919, ông mới trở lại Belgrade. Ông mất năm 1921 ở tuổi 77. Ông được chôn cất trọng thể tại Oplenac, Nhà thờ Saint George gần vùng Topola miền Trung Serbia, nơi ông nội ông là Karageorge, người sáng lập ra triều đại Karađorđević, đã nổi dậy chống lại người Thổ năm 1804.

Mộ phần Vua Petar I

Ba thành phố tại Serbia trong thời kỳ trước Thế chiến thứ hai được đặt theo tên của vua Petar I: Mrkonjić Grad tại Bosnia-Herzegovina (tên cũ là Varcar Vakuf), Petrovgrad tại Vojvodina (tên cũ là Veliki Bečkerek, hiện nay là Zrenjanin) và Petrovac na Moru (tên cũ là Kaštel Lastva) tại Montenegro. Nhiều bia tưởng niệm ông tại Nam Tư đã bị chính quyền cộng sản phá hủy sau năm 1945. Một bia tưởng niệm tại Zrenjanin được phục dựng lại cùng với một số bia tưởng niệm nhỏ hơn tại Beograd và một số nơi khác tại Serbia.

Tại Paris, Pháp có một đại lộ tại Champs-Élysées mang tên ông đó là Avenue Pierre Ier de Serbie.[12]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bataković, Dušan (2017). “On Parliamentary Democracy in Serbia 1903–1914 Political Parties, Elections, Political Freedoms”. Balcanica (XLVIII): 123–142. doi:10.2298/BALC1748123B.
  2. ^ a b c Bjelajac 1997, tr. 95.
  3. ^ Judah 2000, tr. 83.
  4. ^ Bjelajac 1997, p. 95, note 2.
  5. ^ René Ristelhueber 1971, tr. 162.
  6. ^ Franjo Jež (1931). Zbornik Jugoslavije: njenih banovina, gradova, srezova i opština. Matica živih i mrtvih s.h.s. tr. 43.
  7. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Peter I
  8. ^ MacKenzie 1995, tr. 23–24.
  9. ^ “The Serbian Revolution of 1903”. Mount Holyoke College. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2015.
  10. ^ Jordan 2008, tr. 39.
  11. ^ Andrej Mitrović 2007, tr. 147-148.
  12. ^ Avenue Pierre 1er de Serbie (xem tại trung tâm bản đồ)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]