Bước tới nội dung

Nguyễn Mạnh Cầm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Mạnh Cầm
Nguyễn Mạnh Cầm ở Lầu Năm Góc, năm 1998
Chức vụ
Phó Thủ tướng Chính phủ
Phụ trách Kinh tế đối ngoại
Nhiệm kỳ29 tháng 9 năm 1997 – 12 tháng 8 năm 2002
4 năm, 317 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Cơ Thạch
Kế nhiệmVũ Khoan
Nhiệm kỳ6 tháng 12 năm 2006 – 22 tháng 9 năm 2016
9 năm, 291 ngày
Tiền nhiệmVũ Oanh
Kế nhiệmNguyễn Thị Doan
Nhiệm kỳ1 tháng 12 năm 1993 – 22 tháng 4 năm 2001
7 năm, 142 ngày
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Nhiệm kỳ9 tháng 8 năm 1991 – 28 tháng 1 năm 2000
8 năm, 172 ngày
Thứ trưởngVũ Khoan
Nguyễn Dy Niên
Tiền nhiệmNguyễn Cơ Thạch
Kế nhiệmNguyễn Dy Niên
Nhiệm kỳ18 tháng 12 năm 1986 – 22 tháng 4 năm 2001
14 năm, 125 ngày
Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô
Nhiệm kỳ1987 – 1991
Thứ trưởng Bộ Ngoại thương
Nhiệm kỳ1981 – 1987
Nhiệm kỳ1976 – 1981
Nhiệm kỳ21 tháng 8 năm 1974 – 
Đại sứ Việt Nam tại Hungary, Áo
Nhiệm kỳ1973 – 1976
Thông tin cá nhân
Sinh15 tháng 9, 1929 (95 tuổi)
Thành phố Vinh, Nghệ An, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam

Nguyễn Mạnh Cầm (sinh ngày 15 tháng 9 năm 1929) là một nhà ngoại giao Việt Nam, nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Đại biểu Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Mạnh Cầm thuộc dòng họ Nguyễn Khắc, sinh ngày 15 tháng 9 năm 1929 trong một gia đình công nhân ở làng Yên Dũng Thượng nay thuộc phường Hưng Dũng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Năm 1945, ông tham gia công tác cách mạng tại quê nhà và năm sau gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Ông được cử sang Bắc Kinh, Trung Quốc học tiếng Nga rồi bước vào ngành ngoại giao năm 1952, làm phiên dịch viên tiếng Nga cùng ông Tạ Hữu Canh tại Đại sứ quán Việt Nam dưới thời Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Liên Xô Nguyễn Lương Bằng. Sau này ông tiếp tục làm việc ở Vụ Liên Xô và Đông Âu thuộc Văn phòng Bộ Ngoại giao, Vụ theo dõi hội đàm Paris và thực hiện Hiệp định Paris về Việt Nam. Ông đã làm Đại sứ tại Hungary (1973-1976), kiêm nhiệm Đại sứ tại ÁoIran, sau đó là Đại sứ tại Cộng hòa Liên bang Đức kiêm nhiệm tại Áo, Iran và Thụy Sĩ.

Năm 1981, ông được cử làm Thứ trưởng Bộ Ngoại thương, rồi đến năm 1987 quay lại Bộ Ngoại giao trên cương vị Đại sứ tại Liên Xô.

Nguyễn Mạnh Cầm và Thủ tướng Nhật Bản Hashimoto Ryūtarō, 6 tháng 12 năm 1996

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII (tháng 8 năm 1991), ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Sau đó là Phó Thủ tướng (cho đến năm 2002) kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (cho đến đầu năm 2000). Đây là thời kỳ Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, ký Hiệp định khung về quan hệ với EU và gia nhập khối ASEAN (cả ba sự kiện đều diễn ra vào năm 1995).

Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VI, VII, VIII (1986-2001), Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng (từ tháng 1 năm 1994 đến năm 2001).[1]

Tháng 12 năm 2005, ông được bầu làm Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam thay ông Vũ Oanh. Ngoài ra, từ sau Hội nghị cấp cao ASEAN năm 2005, ông là thành viên nhóm những nhân vật có uy tín của ASEAN (gồm 10 người, là các cựu nguyên thủ hoặc cựu Bộ trưởng Ngoại giao) có nhiệm vụ phác thảo xây dựng Hiến chương ASEAN.

Tặng thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba
  • Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất
  • Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Danh hiệu Tôn vinh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh vào ngày 22 tháng 11 năm 2005,
  • Giải thưởng Nhân dân ASEAN 2015

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Con trai ông là Nguyễn Cẩm Tú - từng là Thứ trưởng Bộ Công Thương và về hưu năm 2016.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ [1][liên kết hỏng] Đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm; Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Ngày 14/12/2009. Cập nhật lúc 15h 23.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Nguyễn Cơ Thạch
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
tháng 8 năm 1991tháng 2 năm 2000
Kế nhiệm:
Nguyễn Dy Niên
Tiền nhiệm:
'
Phó Thủ tướng Phụ trách Kinh tế đối ngoại
19972002
Kế nhiệm:
Vũ Khoan