Bước tới nội dung

Bộ Cá đối

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Mugiliformes)
Bộ Cá đối
Cá đối đầu dẹt (Mugil cephalus)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Actinopteri
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Nhánh Osteoglossocephalai
Nhánh Clupeocephala
Nhánh Euteleosteomorpha
Nhánh Neoteleostei
Nhánh Eurypterygia
Nhánh Ctenosquamata
Nhánh Acanthomorphata
Nhánh Euacanthomorphacea
Nhánh Percomorphaceae
Nhánh Carangimorpharia
Nhánh Ovalentariae
Nhánh Mugilomorphae
Bộ (ordo)Mugiliformes
L. S. Berg, 1940
Các họ

Bộ Cá đối (danh pháp khoa học: Mugiliformes) là một bộ cá vây tia. Hiện tại, bộ này chỉ chứa duy nhất một họhọ Cá đối (Mugilidae), với khoảng 66-80 loài cá đối trong 17 chi.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài cá đối phân bố chủ yếu trong các vùng duyên hải nhiệt đới và ôn đới. Chủ yếu sinh sống trong các vùng nước mặn và nước lợ, nông với độ sâu khoảng 20 m (66 ft) nhưng có một vài loài sống trong nước ngọt, ví dụ Planiliza abu chỉ sống trong vùng nước ngọt và cửa sông hay cá đối đầu dẹt (Mugil cephalus) có thể bơi sâu vào trong vùng nước ngọt trong đất liền.[1]

Các loài cá đối có hai vây lưng ngắn: vây thứ nhất dạng gai (4 gai) và một vây lưng mềm gồm 1 gai và các tia vây, cách nhau khá rộng. Các vây chậu (1 gai và 5 tia vây) ở phía dưới khoang bụng; 1 gai, 5 tia vây mềm. Vây ngực ở phần cao của cơ thể. Đuôi hơi chẻ. Đường bên nếu có thì không lộ rõ. Đầu rộng và dẹt ở phía trên. Miệng kích thước trung bình. Không răng hoặc có các răng nhỏ. Các lược mang dài. Dạ dày khỏe; ruột rất dài. Đốt sống 24-26. Chiều dài tối đa khoảng 90 cm (35 inch), nhưng thông thường chỉ cỡ 20 cm (8 inch). Mắt có thể được che phủ một phần bằng một lớp mỡ. Màu lưng là lục xám hay lam, hông trắng, bụng hơi vàng. Vảy lớn hình xiclôit. Bơi thành bầy. Thức ăn chủ yếu là các dạng tảo và tảo cát mịn, các mảnh vụn của trầm tích đáy. Đẻ trứng vào cuối mùa thu, đầu mùa đông. Là các loài cá thực phẩm quan trọng.[1][2]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong phần lớn lịch sử phân loại của Mugilidae thì nói chung người ta coi nó như là dạng Perciformes nguyên thủy,[3] hoặc gần với họ Atherinidae/bộ Atheriniformes.[4] Chúng nói chung được coi là nhóm cơ sở của nhánh Acanthopterygii hoặc Percomorpha. Sự đồng thuận duy nhất giữa các nhà phân loại cho tới thập niên 2000 là cho rằng bộ này có quan hệ gần gũi với các bộ/họ như Atheriniformes, Gasterosteiformes, SynbranchiformesElassomatidae trong một sự đa phân chưa được giải quyết. Trong phiên bản 4 của Fishes of the World thì Nelson et al. xếp nó như là họ duy nhất trong bộ Mugiliformes, nhưng theo Nelson thì "từng có nhiều bất đồng liên quan tới các mối quan hệ" của họ này.[5] Trong phiên bản 5 của Fishes of the World họ này được xếp trong bộ Mugiliformes của loạt Ovalentaria trong nhánh Percomorpha.[6]

Những hóa thạch cá đối đầu tiên có trong thế Oligocen (33,9-23 triệu năm trước). Bộ có quan hệ chị-em là bộ Cá suốt (Atheriniformes).

Biểu đồ sau đây thể hiện mối quan hệ của Mugiliformes với các nhánh của Ovalentaria:[7][8]

 Ovalentaria 

 Polycentridae

 Cichlomorphae 

 Pholidichthyidae

 Cichlidae

 Atherinomorphae 

 Beloniformes

 Atheriniformes

 Cyprinodontiformes

 Ambassidae

 Congrogadidae

 Pomacentridae

 Embiotocidae

 Mugilomorphae 

 Mugiliformes

  Lipogramma (Grammatidae)

 Plesiopidae

 Pseudochromidae

 Gramma (Grammatidae)

 Opistognathidae

 Blenniimorphae 

 Gobiesociformes

 Blenniiformes

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Chủ biên Ranier Froese và Daniel Pauly. (2021). "Mugilidae" trên FishBase. Phiên bản tháng 4 năm 2021.
  2. ^ "Mugiliformes". FishBase. Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Phiên bản {{{month}}} năm 2021. N.p.: FishBase, 2021.
  3. ^ Gosline W. A., 1961. The Perciform Caudal Skeleton. Copeia 1961(3): 265-270, doi:10.2307/1439797.
  4. ^ O. H. Oren (1981). Aquaculture of Grey Mullets. CUP Archive. tr. 2. ISBN 9780521229265.
  5. ^ “Fishes of the World, 4th Edition”. Wiley. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2012.
  6. ^ J. S. Nelson; T. C. Grande; M. V. H. Wilson (2016). Fishes of the World (ấn bản thứ 5). Wiley. tr. 752. ISBN 978-1-118-34233-6. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2021.
  7. ^ Ricardo Betancur-R., Richard E. Broughton, Edward O. Wiley, Kent Carpenter, J. Andrés López, Chenhong Li, Nancy I. Holcroft, Dahiana Arcila, Millicent Sanciangco, James C Cureton II, Feifei Zhang, Thaddaeus Buser, Matthew A. Campbell, Jesus A Ballesteros, Adela Roa-Varon, Stuart Willis, W. Calvin Borden, Thaine Rowley, Paulette C. Reneau, Daniel J. Hough, Guoqing Lu, Terry Grande, Gloria Arratia, Guillermo Ortí, 2013. The Tree of Life and a New Classification of Bony Fishes Lưu trữ 2013-10-13 tại Wayback Machine. PLOS Currents Tree of Life. 18-4-2013 [sửa đổi cuối: 23-4-2013]. Ấn bản 1. doi:10.1371/currents.tol.53ba26640df0ccaee75bb165c8c26288
  8. ^ Betancur-R. R., E. Wiley, N. Bailly, A. Acero, M. Miya, G. Lecointre, G. Ortí. 2017. Phylogenetic Classification of Bony Fishes – Phiên bản 4, 2017. BMC Evolutionary Biology BMC series – open, inclusive and trusted 2017 17: 162, doi:10.1186/s12862-017-0958-3.