Bước tới nội dung

Tua Rua

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Messier 45)
Cụm sao Tua Rua
Cụm Sao Tua Rua
Dữ liệu quan sát (kỷ nguyên J2000)
Chòm saoKim Ngưu
Xích kinh3h 47m 24s[1]
Xích vĩ+24° 7′[1]
Khoảng cách443 ly (135 pc[2][3])
Cấp sao biểu kiến (V)1,6 [4]
Kích thước biểu kiến (V)110' (phút cung.) [4]
Đặc trưng vật lý
Tên gọi khácPleiades, M45,[1] Bảy chị em[1], Sao Mão
Xem thêm: Cụm sao phân tán, Danh sách cụm sao phân tán

Tua Rua[5][6][7] hay sao Rua,[8] còn gọi là Cụm sao Thất Nữ (七女) [9][10][11][cần dẫn nguồn], là tên cụm sao phân tán M45 (Pleiades) trong chòm Kim Ngưu (Taurus). Tua Rua thường quan sát được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Nhìn bằng mắt thường, Tua Rua là một đám nhỏ gồm nhiều sao lờ mờ trên bầu trời đêm, rất dễ nhận thấy.

Bảng dưới là các sao sáng nhất trong cụm sao này.

Các sao sáng nhất trong Tua Rua
Tên Danh pháp Độ sáng
biểu kiến
Phân loại
sao
Alcyone Eta (25) Tauri 2,86 B7IIIe
Atlas 27 Tauri 3,62 B8III
Electra 17 Tauri 3,70 B6IIIe
Maia 20 Tauri 3,86 B7III
Merope 23 Tauri 4,17 B6IVev
Taygeta 19 Tauri 4,29 B6V
Pleione 28 (BU) Tauri 5,09 (var.) B8IVep
Celaeno 16 Tauri 5,44 B7IV
Asterope 21 và 22 Tauri 5,64; 6,41 B8Ve/B9V
18 Tauri 5,65 B8V

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thần thoại Hy Lạp, cụm sao Tua Rua được gọi là Pleiades (bảy chị em), theo tên của Pleiades - bảy người con gái của vị thần khổng lồ Atlas và nữ thần biển Pleione, được sinh ra trên núi Kyllini. Sau khi Atlas nhận nhiệm vụ gánh vác cả địa cầu trên vai mình, chàng thợ săn Orion bắt đầu theo đuổi các chị em Pleiades, tuy nhiên thần Zeus không để chuyện xảy ra và đã biến các chị em họ thành những chú chim bồ câu rồi sau đó biến thành những ngôi sao và đưa lên bầu trời. Tuy nhiên chòm sao Orion vẫn tiếp tục theo đuổi cụm sao Pleiades trên bầu trời đêm.

Ở Việt Nam, Tua Rua theo sát cùng với nền văn hóa lúa nước từ ngàn xưa, truyền miệng qua các câu cao dao tục ngữ. Người nông dân đồng bằng Bắc Bộ còn gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ.

Tua rua thì mặc tua rua;
Mạ già, ruộng ngấu không thua bạn điền
Tua rua đi rắc mạ mùa
Tiểu thử đi bừa cấy ruộng nông sâu
Tua rua một tháng mười ngày
Cấy tróc vùng cày cũng được lúa xơi
Bao giờ nắng rữa bàng trôi
Tua rua quắt lại thì thôi cấy mùa

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d “SIMBAD Astronomical Database”. Results for M45. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2007.
  2. ^ Percival S. M.; Salaris M.; Groenewegen M. A. T. (2005), The distance to the Pleiades. Main sequence fitting in the near infrared, Astronomy and Astrophysics, q. 429, tr. 887.
  3. ^ Zwahlen N.; North P.; Debernardi Y.; Eyer L.; Galland F.; Groenewegen M. A. T.; Hummel C. A. (2004), A purely geometric distance to the binary star Atlas, a member of the Pleiades, Astronomy and Astrophysics, q. 425, tr. L45.
  4. ^ a b Messier 45
  5. ^ Nguyễn Văn Huy. Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, Tập 2. Khoa học xã hội, 2001. Trang 259.
  6. ^ Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam. Viet Nam Social Sciences. Trang 164.
  7. ^ Nguyễn Văn Huy, Laurel Kendall. Vietnam: Journeys of Body, Mind, and Spirit. University of California Press, 2003. ISBN 0520238710. Trang 120.
  8. ^ Jean-Louis Taberd, 1838. Nam Việt–Dương Hiệp Tự vị: Quyển 1, trang 428 - Sao Rua (𣇟𣉵): Pleiadum constellatio.
  9. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2015.
  10. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2017.
  11. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2017.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Bài viết Pleiades - 7 chị em nổi tiếng trên bầu trời đêm mùa đông Lưu trữ 2015-04-27 tại Wayback Machine trên trang Ftvh. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2014.