Bước tới nội dung

Melissus xứ Samos

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Melissus xứ Samos
Thời kỳThời kỳ Tiền Socrates
VùngTriết gia phương Tây
Trường pháiTrường phái Elea
Đối tượng chính
Siêu hình học
Tư tưởng nổi bật
Ảnh hưởng bởi

Melissus xứ Samos (tiếng Hy Lạp: Μέλισσος, sống vào giữa thế kỷ 5 TCN) là nhà triết học người Hy Lạp. Ông là thành viên cuối cùng của trường phái Elea. Ngoài ra, ông còn là một chính khách, một nhà chỉ huy quân sự tài ba. Ông đã từng là đô đốc của hạm thuyền Samos.

Những quan điểm triết học

[sửa | sửa mã nguồn]

Với vai trò là một nhà triết học, Melissus tiếp nối các quan điểm của trường phái Elea.

Ngoài việc đồng tình với kết luận tồn tại là duy nhất, bất biến, Melissus còn phát triển kết luận đó. Ông cho rằng tồn tại là vô hạn vì "nếu tồn tại không là vô hạn thì nó có ranh giới, do vậy nó tiếp giáp với một cái gì đó khác với nó. Mà cái gì có thể khác với tồn tại thì đó chính là không tồn tại, tức là khoảng không, nhưng khoảng không thì lại không tồn tại". Do vậy, tồn tại là duy nhất và vô hạn.

Việc phát triển đó đã dẫn đến một hệ quả đó là không thể có không gian trống rỗng ngoài tồn tại. Melissus đã giải thích như sau:

Phủ nhận sự vận động, công nhận sự biến đổi[4]

[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng giống như nhiều nhà triết học khác của trường phái Elea, Melissus phủ nhận sự vận động. Lý luận của ông để giải thích vấn đề này là lý luận về tồn tại như nói ở trên. Vì tồn tại là duy nhất nên không thể có một tồn tại khác đang vận động bên trong cái tồn tại vốn có, vì vậy không có vận động. Nhà triết học cuối cùng của trường phái Elea đã viết:

Tuy vậy, Melissus đã bộc lộ mâu thuẫn khi vừa phủ nhận sự vận động, vừa thừa nhận sự biến đổi:

Câu nói nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

[5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ DK 30 B 7: "So then it is eternal and infinite and one and all alike."
  2. ^ DK B 1: "οὐδαμὰ ἂν γένοιτο οὐδὲν ἐκ μηδενός (...in no wise could anything have arisen out of nothing)".
  3. ^ Lịch sử triết học phương Tây, Ngưyễn Tiến Dũng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 2015, trang 47, 48
  4. ^ Lịch sử triết học phương Tây, Ngưyễn Tiến Dũng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 2015, trang 48
  5. ^ Lịch sử triết học phương Tây, Ngưyễn Tiến Dũng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 2015, trang 47