Bước tới nội dung

Khủng long Herrera

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Herrerasauridae
Thời điểm hóa thạch: Cuối kỷ Trias, 231.4–225 triệu năm trước đây
Skeleton of a carnivorous dinosaur, with open jaws and sharp teeth prominently in the foreground.
Mounted Herrerasaurus ischigualastensis skeleton cast, at the Field Museum in Chicago
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Dinosauria
Phân bộ (subordo)Theropoda
Họ (familia)Herrerasauridae
Reig, 1963
Chi
Danh pháp đồng nghĩa
  • Staurikosauridae Galton, 1977

Herrerasauridae là một trong những họ khủng long lâu đời nhất được biết đến, xuất hiện trong các hóa thạch từ 231.4 triệu năm trước (cuối kỷ Trias). Chúng đã bị tuyệt chủng vào cuối kỷ Trias. Herrerasauridae là saurischia[1][2] hoặc theropoda ăn thịt có kích thước nhỏ (không dài hơn 4 mét (13 ft))[3]  Các đại diện được biết đến nhất của nhóm này là từ Nam Mỹ (Brazil, Argentina), nơi chúng lần đầu tiên được phát hiện vào những năm 1960. Một bộ xương gần như hoàn chỉnh của Herrerasaurus ischigulastensis được phát hiện trong thành hệ Ischigualasto tại San Juan, Argentina, năm 1988. Những bộ xương ít hoàn chỉnh của Herrerasaurids đã được tìm thấy ở Bắc Mỹ, và chúng có thể đã sinh sống ở những châu lục khác.

Phần giải phẫu Herrerasauridae rất đặc thù và riêng biệt, chúng không được coi là tổ tiên của bất kỳ nhóm khủng long nào sau này. Herrerasauridae có những đặc điểm rất nguyên thủy. Ổ cối mở một phần và chỉ có hai đốt sống cùng, thấp nhất trong số các loài khủng long. Xương chậu được đẩy về phía sau và được gập lại, làm chúng có bề ngoài giống với các loài Tetanurae, đặc biệt nổi bật ở H. ischigulastensis. Chân trước còn sơ khai, có năm xương bàn tay, cái thứ ba dài hơn cái thứ hai, gần giống theropoda nó có ba ngón tay với móng vuốt sắc nhọn. Herrerasauridae cũng có một khớp nối hàm dưới giống tất cả các theropoda khác.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí của Herrerasauridae ở đầu cây tiến hóa khủng long vẫn đang bị nghi ngờ. Chúng có thể là một họ trong phân bộ Theropoda nhưng cũng có thể là một phân bộ của saurischia, trong thực tế, thì chúng lại có trước cả SaurischiaOrnithischia.[4] Gần đây một số nhà nghiên cứu cho rằng chúng là đại diện đầu tiên của sauropodomorphs. Một số phân tích như của Nesbitt năm 2009, cho thấy loài Herrerasaurus và các họ hàng trong họ Herrerasauridae là những theropoda,[3] trong khi những người khác (chẳng hạn như Ezcurra, 2010) cho rằng chúng là một nhánh của Eusaurischia, tức là, có họ hàng gần gũi với các nhánh của saurischia hơn là theropoda hay sauropodomorpha, nhưng một số loài thì lại không giống cả hai.[5] Tình hình phức tạp hơn bởi sự không chắc chắn trong mối tương quan giữa thời kỳ cuối của kỷ Trias với sự xuất hiện của động vật trên cạn.[1]

Một số loài được đề xuất bao gồm Sanjuansaurus[6] cũng từ thành hệ Ischigualasto, Argentina như Herrerasaurus, Staurikosaurus từ thành hệ Santa Maria, Nam Brazil,[7] Chindesaurus từ Vườn quốc gia rừng hóa đá (thành hệ Chinle), Arizona,[8] và có thể cả Caseosaurus từ thành hệ Dockum, Texas,[9] mặc dù mối quan hệ của những loài này chưa được hiểu đầy đủ, và không phải tất cả các nhà khảo cổ đều đồng ý. Niedźwiedzki, năm 2014 đã miêu tả một loài ở châu Âu dựa trên các hóa thạch phát hiện ở Ba Lan.[10] Có thể là một theropoda khác, Alwalkeria (cuối kỷ Trías) được phát hiện ở thành hệ Maleri, Ấn Độ,[11]Teyuwasu, biết đến nhờ những mảnh hóa thạch rời rạc từ cuối kỷ Triat ở Brazil, cũng có thể có họ hàng.[12] Novas (1992) xác định Herrerasauridae gồm Herrerasaurus, Staurikosaurus, và một số họ hàng gần với chúng.[13] Sereno (1998) xác định nhóm này gồm hầu hết các nhánh kể cả H. ischigualastensis nhưng không có Passer domesticus.[14] Langer (2004) đề xuất một định nghĩa phát sinh loài mới của một cấp cao hơn đơn vị phân loại sinh học thông thường, phân thứ bộ Herrerasauria.[1]

Phát sinh loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây phát sinh loài thứ nhất trình bày ở đây theo phân tích của Fernando E. Novas, Martin D. Ezcurra, Sankar Chatterjee và T. S. Kutty vào năm 2011. Trong sơ đồ này, Herrerasaurus là tổ tiên của saurischia, nhưng không phải là theropoda.[15] Cây phát sinh loài thứ hai dựa trên phân tích của Hans-Dieter Sues, Sterling J. Nesbitt, David S Berman và Amy C. Henrici, 2011/12. Bản này cho thấy Herrerasaurus là một họ theropoda.[16]

Dinosauria

Ornithischia

Saurischia
Herrerasauridae

Herrerasaurus

Staurikosaurus

Unnamed herrerasaurid

Eusaurischia
Theropoda

Chindesaurus

Tawa

Eoraptor

Neotheropoda

Sauropodomorpha

Dinosauria

Ornithischia

Saurischia

Sauropodomorpha

Theropoda
Herrerasauridae

Staurikosaurus

Herrerasaurus

Chindesaurus

Eoraptor

Daemonosaurus

Tawa

Neotheropoda

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Langer, Max C. (2004). “Basal Saurischia”. Trong Weishampel, David B.; Dodson, Peter; and Osmólska, Halszka (biên tập). The Dinosauria (ấn bản thứ 2). Berkeley: University of California Press. tr. 25–46. ISBN 0-520-24209-2.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  2. ^ Langer, M.C; Benton, M.J. (2006). “Early dinosaurs: a phylogenetic study”. Journal of Systematic Palaeontology. 4 (4): 309–358. doi:10.1017/S1477201906001970.
  3. ^ a b Nesbitt, S. J.; Smith, N. D.; Irmis, R. B.; Turner, A. H.; Downs, A.; Norell, M. A. (2009). “A complete skeleton of a Late Triassic saurischian and the early evolution of dinosaurs”. Science. 326 (5959): 1530–1533. doi:10.1126/science.1180350. PMID 20007898.
  4. ^ Brinkman, D.B.; Sues, H.-D. (1987). “A staurikosaurid dinosaur from the Upper Triassic Ischigualasto Formation of Argentina and the relationships of the Staurikosauridae”. Palaeontology. 30: 493–503.
  5. ^ Ezcurra, M.D. (2010). “A new early dinosaur (Saurischia: Sauropodomorpha) from the Late Triassic of Argentina: a reassessment of dinosaur origin and phylogeny”. Journal of Systematic Palaeontology. 8 (3): 371–425. doi:10.1080/14772019.2010.484650.
  6. ^ Alcober, Oscar A.; Martinez, Ricardo N. (2010). “A new herrerasaurid (Dinosauria, Saurischia) from the Upper Triassic Ischigualasto Formation of northwestern Argentina”. ZooKeys. 63 (63): 55–81. doi:10.3897/zookeys.63.550. PMC 3088398. PMID 21594020.
  7. ^ Colbert, E.H. (1970). “A saurischian dinosaur from the Triassic of Brazil”. American Museum Novitates. 2405: 1–39.
  8. ^ Long, R.A.; Murry, P.A. (1995). “Late Triassic (Carnian and Norian) Tetrapods from the Southwestern United States”. New Mexico Museum of Natural History and Science, Bulletin '4': 1–254.
  9. ^ Hunt, A.P.; Lucas, S.G.; Heckert, A.B.; Sullivan, R.M.; Lockley, M.G. (1998). “Late Triassic Dinosaurs from the Western United States”. Geobios. 31 (4): 511–531. doi:10.1016/S0016-6995(98)80123-X.
  10. ^ Grzegorz Niedźwiedzki, Stephen L. Brusatte, Tomasz Sulej and Richard J. Butler (2014). “Basal dinosauriform and theropod dinosaurs from the mid–late Norian (Late Triassic) of Poland: implications for Triassic dinosaur evolution and distribution”. Palaeontology. in press. doi:10.1111/pala.12107.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  11. ^ Chatterjee, S.; Creisler, B.S. (1994). “Alwalkeria (Theropoda) and Morturneria (Plesiosauria), new names for preoccupied Walkeria Chatterjee, 1987 and Turneria Chatterjee and Small, 1989”. Journal of Vertebrate Paleontology. 14 (1): 142. doi:10.1080/02724634.1994.10011546.
  12. ^ Kischlat, E.-E. (1999). “A new dinosaurian "rescued" from the Brazilian Triassic: Teyuwasu barberenai, new taxon”. Paleontologia em Destaque, Boletim Informativo da Sociedade Brasileira de Paleontologia. 14 (26): 58.
  13. ^ Novas, F. E. (1992). “Phylogenetic relationships of the basal dinosaurs, the Herrerasauridae”. Palaeontology. 35: 51–62.
  14. ^ Sereno, P.C. (1998). “A rationale for phylogenetic definitions, with application to the higher-level taxonomy of Dinosauria”. Neues Jahrbuch für Geologie und Paläontologie, Abhandlungen. 210 (1): 41–83.
  15. ^ Fernando E. Novas, Martin D. Ezcurra, Sankar Chatterjee and T. S. Kutty (2011). “New dinosaur species from the Upper Triassic Upper Maleri and Lower Dharmaram formations of central India”. Earth and Environmental Science Transactions of the Royal Society of Edinburgh. 101 (3–4): 333–349. doi:10.1017/S1755691011020093.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  16. ^ Hans-Dieter Sues, Sterling J. Nesbitt, David S Berman and Amy C. Henrici (2011). “A late-surviving basal theropod dinosaur from the latest Triassic of North America”. Proceedings of the Royal Society B. 278 (1723): 3459–64. doi:10.1098/rspb.2011.0410. PMC 3177637. PMID 21490016.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]