Bước tới nội dung

Cơ quan Tình báo Trung ương (Hoa Kỳ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Cơ quan Tình báo Trung ương)
Central Intelligence Agency
(Cơ quan Tình báo Trung ương)
Con dấu CIA
Hiệu kỳ CIA
Tổng quan Cơ quan
Thành lập18 tháng 9 năm 1947; 77 năm trước (1947-09-18)
Cơ quan tiền thân
Trụ sởLangley, Virginia, Hoa Kỳ 38°57′06″B 77°08′48″T / 38,951796°B 77,146586°T / 38.951796; -77.146586
Số nhân viên[1] Số lượng nhân viên chưa được xác định[2]
Ngân quỹ hàng nămTuyệt mật[3][4] $27 tỷ USD vào năm 1998[1]
Các Lãnh đạo Cơ quan
Websitewww.cia.gov

Cơ quan Tình báo Trung ương (tiếng Anh: Central Intelligence Agency; viết tắt: CIA) là một cơ quan tình báo quan trọng của chính quyền liên bang Hoa Kỳ, có nhiệm vụ thu thập, xử lí và phân tích các thông tin tình báo có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Hoa Kỳ từ khắp nơi trên thế giới, chủ yếu là thông qua hoạt động tình báo của con người (human intelligence viết tắt là HUMINT). Là thành viên chính thuộc Cộng đồng tình báo Hoa Kỳ (IC), CIA có nhiệm vụ phải báo cáo thông tin cho Giám đốc Tình báo Quốc gia và cũng đồng thời cung cấp các thông tin tình báo quan trọng cho tổng thốngnội các của Hoa Kỳ.[5]

CIA có tổng hành dinh nằm ở Langley, Virginia, một vài dặm về phía Tây Thủ đô Washington, D.C. Nhân viên của cơ quan hoạt động từ các Đại sứ quán của Hoa Kỳ và nhiều địa điểm ở khắp thế giới.

Không giống như FBI với nhiệm vụ đảm bảo an ninh trong phạm vi lãnh thổ Hoa Kỳ, CIA không có lực lượng thực thi pháp luật trong nước mà chủ yếu tập trung vào hoạt động thu thập thông tin tình báo ở nước ngoài và bị giới hạn việc thu thập thông tin tình báo bên trong nước.

Trước đạo luật cải tổ hệ thống tình báo vào chống khủng bố của Quốc hội Hoa Kỳ năm 2004, Giám đốc CIA là người đứng đầu trong Cộng đồng tình báo Hoa Kỳ; ngày nay, CIA dưới quyền của Giám đốc Tình báo Quốc gia.

Năm 2013, tờ Washington Post thông báo rằng CIA có phần chia đều trong Chương trình Tình báo Quốc gia (National Intelligence Program - NIP), một tổ chức phi quân sự và là một phần của Quỹ Cộng đồng Tình báo Hoa Kỳ đã tăng 28% trong năm 2013, vượt quá phần chia bởi NIP đến các Cơ quan Quân sự như Cơ quan Trinh sát Quốc gia (National Reconnaissance Office - NRO) Cơ quan An ninh Quốc gia (National Security Agency - NSA). CIA đã tăng cường trong việc đóng vai trò chủ động, bao gồm các chiến dịch bán quân sự mật. Một trong số các bộ phận lớn nhất của Cơ quan, Trung tâm Thông tin Chiến dịch (Information Operations Center - IOC) đã chuyển mục tiêu từ chống khủng bố sang các Hoạt động Điện tử Chủ động.

Mục đích

[sửa | sửa mã nguồn]

CIA có ba hoạt động truyền thống chính thức:[6]

  • Thu thập thông tin về chính phủ của các nước ngoài, công ty và cá thể.
  • Phân tích dữ liệu đó cùng với các Cơ quan thu thập tình báo khác của Hoa Kỳ với mục đích để cung cấp các đánh giá về Tình báo An ninh Quốc gia đến các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ.
  • Chịu sự chỉ đạo từ Tổng thống Hoa Kỳ, thực hiện giám sát các hoạt động mật và các hoạt động chiến thuật bởi nhân viên của chính Cơ quan, bởi binh sĩ của Quân đội Hoa Kỳ hoặc là các đối tác của Cơ quan.

CIA có thể làm tăng sức ảnh hưởng của chính trị tại các nước qua các bộ phận chiến thuật, ví dụ như là Bộ phận Hoạt động Đặc biệt.Cơ quan Tình báo Trung ương, với tiền nhiệm là Cơ quan Công tác Chiến thuật (Office of Strategic Services - OSS), thành lập trong Đệ nhị Thế Chiến để phối hợp các Hoạt động Nội gián Mật chống lại phe Trục cho Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ. Đạo luật An ninh Quốc gia năm 1947 thiết lập ra CIA, với tư cách "Không phải là Cơ quan Cảnh sát hoặc Nhà nước, kể cả ở trong nước đến ngoài nước."

Đã có các dư luận nhiều đáng kể về CIA liên quan đến an ninh và các thất bại chống lại các hoạt động nội gián, thất bại trong việc phân tích thông tin tình báo, các mối lo về quyền con người, các cuộc điều tra và công bố tài liệu, làm ảnh hưởng đến ý kiến của công chúng và các Cơ quan hành luật, buôn lậu ma túy và nói dối với Quốc hội Hoa Kỳ. Những ý kiến khác, như từ kẻ ly khai Cộng sản, Ion Mihai Pacepa, đã bảo vệ CIA khi nói "CIA cho đến nay là Tổ chức Tình báo tốt nhất thế giới," và tranh luận rằng các hoạt động của CIA nằm trong số các hoạt động được giám sát cẩn thận ở mức độ chưa từng thấy ở các Cơ quan Tình báo của thế giới.

Dựa vào ngân sách của Cơ quan trong Năm tài chính 2013, CIA có năm ưu tiên:[7]

  • Chống khủng bố, ưu tiên hàng đầu, được xác định qua Cuộc chiến Với Khủng bố đang diễn ra.
  • Ngăn sự phổ biến của vũ khí hủy diệt hàng loạt với mục tiêu khó nhất là Triều Tiên.
  • Cảnh báo các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ về các sự kiện quan trọng quốc tế, với Pakistan được mô tả là "Mục tiêu bất kham."
  • Phản gián, với Trung Quốc, Nga, Iran, CubaIsrael được mô tả là các mục tiêu ưu tiên.
  • Tình báo mạng.

Biểu tượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu tượng của CIA bao gồm 3 phần mang ý nghĩa tượng trưng: đầu chim đại bàng quay sang phải, ngôi sao 16 cánh và một cái khiên. Đại bàng là linh vật quốc gia, tượng trưng cho sức mạnh và sự tỉnh táo. Ngôi sao 16 cánh mang hàm ý CIA là tổ chức tìm kiếm thông tin tình báo từ khắp mọi nơi trên thế giới ngoài biên giới Hoa Kỳ và những thông tin đó được quy tụ về trụ sở đầu não để phân tích, kiểm tra và phân bố đến các nhà làm luật. Ngôi sao được đặt trên cái khiên, tượng trưng cho sự phòng thủ vững chắc.[8]

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình ảnh trụ sở CIA tại Langley, Virginia chụp từ vệ tinh

Kết cấu tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức của CIA thay đổi theo từng thời kỳ. Dưới đây là một số sơ đồ tổ chức ví dụ.

Thành phần lãnh đạo (tính đến hết năm 2009)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giám đốc (Director of the Central Intelligence Agency - D/CIA): Leon E. Panetta
  • Phó giám đốc (Deputy Director of the Central Intelligence Agency - DD/CIA): Stephen R. Kappes
  • Phó giám đốc Phụ tá (Associate Deputy Director of the Central Intelligence Agency - ADD/CIA): Stephanie O'Sullivan
  • Giám đốc Ban Hỗ trợ (Director for Support - D/S): khuyết
  • Giám đốc Sở Mật vụ Quốc gia (Director of the National Clandestine Service - D/NCS): Michael Sulick.
  • Giám đốc Ban Tình báo (Director of Intelligence - D/I): Michael J. Morell
  • Giám đốc Ban Khoa học & Công nghệ (Director of Science & Technology - D/S&T): khuyết
  • Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tình báo (Director of the Center for the Study of Intelligence - D/CSI): Carmen A. Medina
  • Giám đốc Phòng Đối ngoại (Director of Public Affairs - D/PA): khuyết
  • Tổng cố vấn (General Counsel - GC): khuyết

Mối quan hệ với các cơ quan khác

[sửa | sửa mã nguồn]

CIA có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan tình báo MI6 (Anh), ASIS (Úc), CSIS (Canada), ...

Đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

CIA thành lập cơ sở đào tạo đầu tiên, Office of Training and Education vào năm 1950. Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, ngân sách đào tạo của CIA bị cắt giảm, việc này đã gây ảnh hưởng đến vấn đề nhân sự, buộc CIA phải giảm số nhân viên.[9] Để giải quyết vấn đề nhân sự, giám đốc CIA George Tenet đã quyết định thành lập Đại học CIA vào năm 2002. Đại học CIA tổ chức từ 200 đến 300 khóa học mỗi năm, đào tạo cho cả những sĩ quan tình báo mới hoặc đã có kinh nghiệm cũng như những nhân viên trong các khâu khác của hoạt động tình báo.[10]

Việc tuyển các nhân viên người nước ngoài làm việc cho CIA là việc làm bình thường của một cơ quan tình báo. Một số người Việt khi được hỏi về vấn đề hoạt động gián điệp ở Việt Nam thì họ cho biết rất sẵn sàng.[11]

Ngân sách

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại ngân sách của CIA vẫn được giữ kín. Tuy nhiên số tiền mà tổ chức này tiêu tốn hàng năm có thể lên tới nhiều tỷ đô la, một phần do quốc hội cung cấp, còn một phần là hoạt động kinh doanh và bán những thông tin tình báo của mình cho các cơ quan khác của nước Mỹ. Vào năm 1997, lần đầu tiên Chính phủ Mỹ công khai các số liệu tổng hợp với mọi hoạt động liên quan đến tình báo (trong đó CIA chỉ là một phần) với ngân sách khoảng 22,6 tỉ USD trong năm tài chính 1997. Ngân sách tình báo của những năm khác vẫn được giữ bí mật.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

CIA được thành lập vào ngày 26 tháng 7 năm 1947 theo Đạo luật An ninh Quốc gia năm 1947 do Quốc hội thông qua và Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman ký ban hành, có tiền thân là Cơ quan Tình báo chiến lược (OSS) thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai.[12] Vụ tấn công của đế quốc Nhật Bản trong trận Trân Châu Cảng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thành lập CIA. Sau khi chiến tranh thế giới II kết thúc, chính phủ Hoa Kỳ cũng cảm thấy sự cần thiết của một cơ quan đủ khả năng để phối hợp sức mạnh của các cơ quan tình báo và quân đội.

Kế thừa di sản của OSS

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến thắng của lực lượng biệt kích hải quân Anh trong chiến tranh thế giới thứ II đã khiến cho tổng thống Franklin D. Roosevelt nghĩ đến việc thành lập một cơ quan tình báo theo mô hình của cơ quan tình báo hải ngoại Anh MI6. Việc này dẫn đến việc thành lập tổ chức OSS. Tổ chức OSS đã giải tán vào tháng 11 năm 1945 và các hoạt động được chuyển giao cho Bộ Ngoại giao và Bộ Chiến tranh. Do sự cần thiết của một hệ thống tình báo tập trung sau chiến tranh nên 11 tháng trước đó, vào năm 1944, William J. Donovan, người khai sinh OSS, đã đệ trình lên Tổng thống Franklin D. Roosevelt một bản kế hoạch thành lập một tổ chức tình báo chịu sự giám sát trực tiếp của Tổng thống.[12]

Mặc dù gặp phải sự phản đối từ phía Bộ ngoại giao và Cục Điều tra Liên bang[13] nhưng Tổng thống Truman vẫn quyết định thành lập Khối Tình Báo Trung ương vào tháng 1 năm 1946. Sau đó theo Đạo Luật An Ninh Quốc gia năm 1947 (có hiệu lực từ ngày 18 tháng 9 năm 1947), Hội đồng An Ninh Quốc gia và Cơ quan Tình Báo Trung ương chính thức ra đời. Thiếu tướng hải quân Roscoe H. Hillenkoetter là người đầu tiên được bổ nhiệm vào chức Giám đốc Tình Báo Trung ương.

Đạo luật về an ninh quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1949, điều lệ 81-110 được thông qua, cho phép cơ quan này được quyền sử dụng các thủ tục về mật vụ, tài chính và hành chính và được miễn khỏi hầu hết những hạn chế trong việc sử dụng ngân quỹ liên bang. Sắc lệnh này cũng cho phép CIA không cần công bố các thông tin về tổ chức, nhiệm vụ, văn tự, tiền lương, số lượng nhân viên. Sắc lệnh này cũng bao gồm cả chương trình "PL-110" để lợi dụng những kẻ đào ngũ và một số cá nhân nước ngoài, đồng thời cung cấp tài chính họ. Năm 1949, cơ quan tình báo của Tây Đức Bundesnachrichtendienst dưới quyền lãnh đạo của Reinhard Gehlen, đã nằm trong sự điều khiển của CIA.

Năm 1950, CIA thành lập Tập đoàn Pacific, một trong những tổ chức kinh doanh đầu tiên của CIA. Cũng trong thời gian đó, Giám đốc Hillenkoetter lần đầu tiên phê chuẩn chương trình điều khiển nhận thức (mind control) mang tên Dự án BLUEBIRD. Năm 1951, hệ thống truyền thanh Columbia (CBS) bắt tay hợp tác cùng CIA. Sau đó, Tổng thống Truman quyết định đổi tên Dự án BLUEBIRD thành Dự án ARTICHOKE.

Trong những năm đầu mới đi vào hoạt động, CIA không chịu nhiều sự điều khiển từ các cơ quan khác của chính phủ. Tuy nhiên mọi chuyện đã thay đổi vào khoảng những năm 70, thời điểm xảy ra biến cố chính trị Watergate.

Chiến tranh Triều Tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thời gian đầu Chiến tranh Triều Tiên, nhân viên CIA Hans Tofte tuyên bố rằng đã huấn luyện thành công hàng ngàn người trốn chạy từ Triều Tiên thành một lực lượng du kích với các kĩ năng xâm nhập, chiến tranh du kích, và cứu trợ các phi công.[14] Năm 1952, CIA đã tung 1,500 điệp viên trong số này ra hoạt động.

Đảo chính Iran 1953

[sửa | sửa mã nguồn]

Đảo chính Guatemala 1954

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1949, đại tá Adib Shishakli lên nắm quyền ở Syria trong một cuộc đảo chính được Syria hậu thuẫn. 4 năm sau, ông bị đảo chính bởi quân đội, các lực lượng Cộng sản và những người Ba'ath. CIA và MI6 bắt đầu tài trợ cho phe hữu thuộc quân đội nhưng việc này lại gặp khó khăn do hậu quả của vụ khủng hoảng kênh đào Suez. Một số quan chức, sĩ quan của Syria đã xuất hiện trên truyền hình và thừa nhận rằng họ đã nhận "những đồng tiền dơ bẩn và độc ác của Mỹ" để lật đổ chính quyền hợp hiến ở Syria. Sau đó các lực lượng quân đội của Syria đã bao vậy đại sứ quán Mỹ và muốn bắt một điệp viên CIA Rocky Stone, người trước đó đóng một vai trò nhỏ trong cuộc cách mạng ở Iran và hiện tại đang làm nhân viên ngoại giao ở Damascus.[15] Stone trở thành nhân viên ngoại giao người Mỹ đầu tiên bị trục xuất khỏi một nước Arab. Việc này cũng đã làm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Syria và Ai Cập, giúp hình thành Cộng hòa Ả Rập Thống nhất[16] và việc này bị cho là đã làm mất quyền lợi kinh tế của Mỹ trong thời điểm này.[15]

Sự kiện Vịnh Con Lợn

[sửa | sửa mã nguồn]

Những hoạt động giai đoạn đầu chiến tranh lạnh 1953-1966

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam và chiến tranh Đông Dương

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời chiến tranh và cả hậu chiến, CIA đã hoạt động mạnh ở Việt Nam. Trong chiến tranh Đông Dương, Mỹ coi Việt Nam là địa bàn quan trọng trong chiến lược chính trị của họ nên bắt đầu các hoạt động can thiệp. Đúng 20 ngày sau khi Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đô đốc Mỹ Sabin đến Hà Nội, họp với phái đoàn quân sự Mỹ tại đây. Năm 1955, phái đoàn quân sự này của Mỹ do Edward Lansdale chỉ huy, nhân viên cao cấp của CIA và đã làm cố vấn cho Pháp tại Việt Nam từ 1953, đã thực hiện các hoạt động tuyên truyền chiến tranh tâm lý để kêu gọi dân chúng miền Bắc di cư vào Nam.[17]

Trong chiến tranh Việt Nam, chiến dịch Phượng hoàng với sự hậu thuẫn của CIA, đã được triển khai nhằm tróc rễ các cơ sở bí mật nằm vùng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.[18]

Aldrich Ames

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Aldrich Ames

Từ năm 19851986, gần như toàn bộ điệp viên CIA hoạt động ở Đông Âu đều bị lộ danh tính. Chi tiết về việc điều tra nguyên nhân đều không rõ ràng cũng như việc điều tra cũng không có kết quả khả quan và việc này cũng bị chỉ trích bởi dư luận. Vào tháng 6 năm 1987, tướng Florentino Aspillaga Lombard, người đứng đầu hệ thống tình báo của Cuba đã đào tẩu đến Vienna và đến đại sứ quán Mỹ ở đây. Ông tiết lộ rằng tất cả điệp viên nằm trong biên chế của CIA ở Cuba đều là những điệp viên "hai mang", tức là đều làm việc cho CIA nhưng vẫn trung thành với chính phủ Castro. CIA sau đó cũng điều tra được rằng các thông tin tình báo tối mật về Liên Xô đều dựa trên những tin tình báo sai dựa trên cung cấp của những chuyên gia phân tích của CIA.[19] Việc điều tra sau đó dẫn tới việc bắt giữ Aldrich Ames, một chuyên viên phân tích và phản gián của CIA nhưng làm gián điệp cho Liên Xô. Ngày 21 tháng 2 năm 1994, Ames bị FBI bắt giữ.[20] Ames bị kết án tù chung thân không ân xá.[21]

Sự sụp đổ của Liên bang Xô-Viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đời Giám đốc CIA

[sửa | sửa mã nguồn]
  Quyền Giám đốc
No. Giám đốc Nhiệm kỳ Bổ nhiệm bởi
Kế vị chức vụ Giám đốc Trung ương Cục Tình báo.
1 Porter Goss 21 tháng 4 năm 2005 - 5 tháng 5 năm 2006[22] George W. Bush
2 General
Michael Hayden
30 tháng 5 năm 2006 - 12 tháng 2 năm 2009[23]
Barack Obama
3 Leon Panetta 13 tháng 2 năm 2009 - 30 tháng 6 năm 2011[24]
Michael Morell

Quyền

1 tháng 7 năm 2011 - 6 tháng 9 năm 2011
4 David Petraeus 6 tháng 9 năm 2011 - 9 tháng 11 năm 2012[25]
Michael Morell

Quyền

Ngày 9 tháng 11 năm 2012 - ngày 8 tháng 3 năm 2013
5 John Brennan 8 tháng 3 năm 2013 - 20 tháng 1 năm 2017[26]
Meroe Park
Quyền
20 tháng 1 năm 2017 - 23 tháng 1 năm 2017 Donald Trump
6 Mike Pompeo 23 tháng 1 năm 2017 - 26 tháng 4 năm 2018[27]
7 Gina Haspel Ngày 26 tháng 4 năm 2018 - ngày 21 tháng 5 năm 2018
Ngày 21 tháng 5 năm 2018 - ngày 20 tháng 1 năm 2021
David Cohen
Quyền
20 tháng 1 năm 2021 - 19 tháng 3 năm 2021 Joe Biden
8 William Joseph Burns 19 tháng 3 năm 2021 - Đương nhiệm

Trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh CIA được tái hiện rất nhiều trong các sách (của các tác giả người Mỹ lẫn ngoại quốc), phim ảnh của Hollywood, trò chơi điện tử và cả truyện tranh. Về phim ảnh Hollywood, đề tài về gián điệp nói chung cũng được khai thác rất nhiều, đặc biệt là hoạt động của các điệp viên CIA như một số loạt phim tiêu biểu sau:

  • Loạt phim Jack Ryan: Dựa trên tiểu thuyết của nhà văn Tom Clancy về Jack Ryan, một chuyên gia phân tích của CIA, và sau này trở thành tổng thống.[28]
  • Loạt phim Jason Bourne: Dựa trên tiểu thuyết của nhà văn Robert Ludlum về một điệp viên chiến thuật của CIA chuyên thực hiện các nhiệm vụ ám sát cho CIA nhưng sau một vụ ám sát thất bại lại trở thành mục tiêu săn đuổi của CIA.[29]
  • Loạt phim Mission Impossible: Nhân vật chính của loạt phim là Ethan Hunt là một điệp viên của tổ chức IMF, một tổ chức ngoại vi của CIA chuyên thực hiện những nhiệm vụ gián điệp được xem là bất khả thi.
  • Loạt phim RED

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “CIA Frequently Asked Questions”. cia.gov. ngày 28 tháng 7 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2008.
  2. ^ Crile, George (2003). Charlie Wilson's War. Grove Press. ISBN 0871138549.
  3. ^ Kopel, Dave (ngày 28 tháng 7 năm 1997). “CIA Budget: An Unnecessary Secret”. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2007.
  4. ^ “Cloak Over the CIA Budget”. ngày 29 tháng 11 năm 1999. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2008.
  5. ^ “About CIA”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2010.
  6. ^ “17 agencies of the us intelligence community”.
  7. ^ Gellman, Barton; Miller, Greg (ngày 29 tháng 8 năm 2013). "U.S. spy network's successes, failures and objectives detailed in 'black budget' summary"The Washington Post. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2013
  8. ^ “About the CIA seal on cia.gov”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2017.
  9. ^ “History, cia.gov”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2017.
  10. ^ “Inside CIA University: Higher Ed for Operatives”. National Public Radio. 28 tháng 5 năm 2004. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2020.
  11. ^ “BBC Vietnamese”. Truy cập 17 tháng 2 năm 2015.
  12. ^ a b “Lịch sử của CIA trên trang web chính thức của CIA”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2017.
  13. ^ Sách "Factbook on IntelligenceCentral Intelligence Agency." Xuất bản tháng 1992. trang 4–5.
  14. ^ Weiner, Tim (2007), trang 56
  15. ^ a b Weiner, Tim (2007), trang 139
  16. ^ Liên Hợp Quốc. Yearbook of the United Nations 2003[liên kết hỏng]. Berman Press. trang 1540.
  17. ^ Bernard B. Fall, The Two Vietnams (New York: Praeger, 1964) pp. 153-4
  18. ^ “Vietnam: policy and prospects, 1970: hearings before the Committee on Foreign Relations, United States Senate, Ninety”. Truy cập 17 tháng 2 năm 2015.
  19. ^ Weiner, Tim (2007), trang 450
  20. ^ “Is the Explosion-Noisy Base a C.I.A. Spy School? What Base?”.
  21. ^ “Thông tin về phạm nhân Aldrich Ames trong hồ sô nhà tù liên bang, mã số 40087-083”.
  22. ^ “Porter Johnston Goss”. Central Intelligence Agency – Library. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2021.
  23. ^ “Michael Vincent Hayden”. Central Intelligence Agency – Library. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2021.
  24. ^ “Leon Edward Panetta”. Central Intelligence Agency – Library. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2021.
  25. ^ “David Howell Petraeus”. Central Intelligence Agency – Library. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2021.
  26. ^ “John O. Brennan”. Central Intelligence Agency – Leadership. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2021.
  27. ^ “Mike Pompeo”. Central Intelligence Agency – Leadership. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2021.
  28. ^ “Jack Ryan trên Box Office Mojo”.
  29. ^ “Jason Bourne trên trang Box Office Mojo”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Anh:

Tiếng Việt: