Tiếng Afrikaans
Bài này không có nguồn tham khảo nào. (tháng 7 năm 2022) |
Tiếng Afrikaans | |
---|---|
Sử dụng tại | Nam Phi Namibia |
Khu vực | Nam Phi |
Tổng số người nói | 6,44 triệu (ước tính, ngôn ngữ ở nhà) 6,75 triệu (ngôn ngữ thứ 2 hoặc 3) 12 đến 16 triệu (biết cơ bản) 10/2007[cần dẫn nguồn]. |
Phân loại | Ấn-Âu
|
Địa vị chính thức | |
Ngôn ngữ chính thức tại | Nam Phi |
Quy định bởi | Die Taalkommissie |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-1 | af |
ISO 639-2 | afr |
ISO 639-3 | afr |
Tiếng Afrikaans hay tiếng Hà Lan Mũi Đất (Nam Phi) hay tiếng Nam Phi là một trong 11 ngôn ngữ chính thức của Nam Phi, phát triển từ phương ngữ Zuid-Holland (Nam-Hà Lan) giữa thế kỷ 17 từ những cư dân Hà Lan định cư ở Nam Phi vào thời kỳ này.[1][2][3][4] Ngôn ngữ này đã được sử dụng bởi người Hà Lan, người Pháp, và người Đức những người định cư và những người bị họ bắt làm nô lệ. Tiếng Afrikaans dần dần bắt đầu phát triển những đặc điểm khác biệt trong suốt thế kỷ 18. Ngôn ngữ này vay mượn từ vựng từ tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp của cư dân những nước này định cư tại Nam Phi cũng như từ các ngôn ngữ châu Phi bản địa và đã trải qua quá trình đơn giản hóa ngữ pháp (ví dụ như bỏ thay đổi đuôi động từ theo các thì). Ngữ âm cũng thay đổi: sch thành sk (từ tiếng Hà Lan schoen thành skoen, nghĩa là giày). Cho đến giữa thế kỷ 19, đây chỉ là một khẩu ngữ, người ta sử dụng tiếng Hà Lan chuẩn để viết. Sau đó, có một phong trào dùng ngôn ngữ này để làm ngôn ngữ văn chương. Nó dần được sử dụng trong báo chí, trường học và nhà thờ. Năm 1925, nó đã chính thức thay thế tiếng Hà Lan chuẩn. Ngày nay, ngôn ngữ này được sử dụng ở Nam Phi, Namibia, (ở mức độ thấp hơn) Botswana, Zambia và Zimbabwe, ước tính năm 2020, tổng số người nói tiếng Afrikaans khoảng từ 15 đến 23 triệu người. Hầu hết các nhà ngôn ngữ học coi tiếng Afrikaans là một phần ngôn ngữ creole.[5][6]
Ước tính khoảng 90% đến 95% từ vựng có nguồn gốc từ tiếng Hà Lan, với các từ được tiếp nhận từ các ngôn ngữ khác, bao gồm tiếng Đức và tiếng Khoisan của Nam Phi.[chú thích 1] Sự khác biệt với tiếng Hà Lan bao gồm loại hình thái học phân tích và ngữ pháp, cùng một số cách phát âm.[7] Có một mức độ hiểu lẫn nhau cao giữa dạng viết.[8]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Pithouse, K.; Mitchell, C; Moletsane, R. Making Connections: Self-Study & Social Action. tr. 91.
- ^ Heese, J. A. (1971). Die herkoms van die Afrikaner, 1657–1867 [The origin of the Afrikaner] (bằng tiếng Afrikaans). Cape Town: A. A. Balkema. OCLC 1821706. OL 5361614M.
- ^ Kloeke, G. G. (1950). Herkomst en groei van het Afrikaans [Origin and growth of Afrikaans] (PDF) (bằng tiếng Hà Lan). Leiden: Universitaire Pers Leiden. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2022.
- ^ Heeringa, Wilbert; de Wet, Febe; van Huyssteen, Gerhard B. (2015). “The origin of Afrikaans pronunciation: a comparison to west Germanic languages and Dutch dialects”. Stellenbosch Papers in Linguistics Plus. 47. doi:10.5842/47-0-649. ISSN 2224-3380.
- ^ Smith, J.J (1952). “Theories About the Origin of Afrikaans” (PDF). Hofmeyer Foundation Lectures, University of the Witwatersrand. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022.
- ^ Afrikaans was historically called Cape Dutch; see Deumert & Vandenbussche 2003, tr. 16 , Conradie 2005, tr. 208 , Sebba 1997, tr. 160 , Langer & Davies 2005, tr. 144 , Deumert 2002, tr. 3 , Berdichevsky 2004, tr. 130.
Tiếng Afrikaans có nguồn gốc từ phương ngữ Hà Lan thế kỷ 17; xem Holm 1989, tr. 338 , Geerts & Clyne 1992, tr. 71 , Mesthrie 1995, tr. 214 , Niesler, Louw & Roux 2005, tr. 459 .
Tiếng Afrikaans được mô tả theo nhiều cách khác nhau như một creole, một ngôn ngữ được creol hóa một phần hoặc một biến thể lệch lạc của tiếng Hà Lan; xem Sebba 2007, tr. 116 . - ^ For morphology; see Holm 1989, tr. 338 , Geerts & Clyne 1992, tr. 72 . For grammar and spelling; see Sebba 1997, tr. 161 .
- ^ Tiếng Hà Lan và tiếng Afrikaans có thể hiểu lẫn nhau; xem Gooskens 2007, tr. 453 , Holm 1989, tr. 338 , Baker & Prys Jones 1997, tr. 302, Egil Breivik & Håkon Jahr 1987, tr. 232 .
Về khả năng hai ngôn ngữ viết có thể hiểu lẫn nhau; xem Sebba 2007 , Sebba 1997, tr. 161 .
Nguồn
[sửa | sửa mã nguồn]- Adegbija, Efurosibina E. (1994), “Language Attitudes in Sub-Saharan Africa: A Sociolinguistic Overview”, Multilingual Matters, ISBN 9781853592393, truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2008
- Alant, Jaco (2004), Parlons Afrikaans (bằng tiếng Pháp), Éditions L'Harmattan, ISBN 9782747576369, truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2010
- Baker, Colin; Prys Jones, Sylvia (1997), Encyclopedia of bilingualism and bilingual education, Multilingual Matters Ltd., ISBN 9781853593628, truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2010
- Berdichevsky, Norman (2004), Nations, language, and citizenship, Norman Berdichevsky, ISBN 9780786427000, truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2010
- Batibo, Herman (2005), “Language decline and death in Africa: causes, consequences, and challenges”, Oxford Linguistics, Multilingual Matters Ltd, ISBN 9781853598081, truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2010
- Booij, Geert (1999), “The Phonology of Dutch.”, Oxford Linguistics, Oxford University Press, ISBN 0-19-823869-X, truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2010
- Booij, Geert (2003), “Constructional idioms and periphrasis: the progressive construction in Dutch.” (PDF), Paradigms and Periphrasis, University of Kentucky, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2011, truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2010
Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref>
với tên nhóm “chú thích”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="chú thích"/>
tương ứng