Bước tới nội dung

Ngành Chân đốt

Đây là một bài viết cơ bản. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Động vật chân khớp)
Động vật Chân khớp
Thời điểm hóa thạch: 540–0 triệu năm trước đây Kỷ Cambri – Gần đây
Các loài Chân khớp đã tuyệt chủng và còn sinh tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
(không phân hạng)Protostomia
Ngành (phylum)Arthropoda
Gravenhorst, 1843 [1]
Các phân ngành và lớp
Danh pháp đồng nghĩa
Condylipoda Latreille, 1802

Động vật Chân khớp hay Động vật Chân đốt là những động vật không có xương sống, có một bộ xương ngoài (bộ xương vĩnh viễn), một cơ thể chia đốt và những đốt phụ, thuộc Ngành Chân khớp (Arthropoda) (từ tiếng Hy Lạp ἄρθρον arthron, "khớp", và ποδός podos "chân", nghĩa là "chân khớp"). Ngành này gồm 4 phân ngành (Hexapoda, Chelicerata, MyriapodaCrustacea) chia thành 15 lớp, và có hơn 1 triệu loài được mô tả, khiến chúng chiếm trên 80% tất cả các động vật được tìm thấy, và là một trong hai nhóm động vật thực sự sinh sống được ở môi trường khô – nhóm khác là động vật có màng ối. Chúng có kích thước từ rất nhỏ như sinh vật phù du cho đến chiều dài vài mét.

Miêu tả

[sửa | sửa mã nguồn]

Đa dạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ước tính có khoảng 1.170.000 loài động vật chân khớp đã được miêu tả, và chúng chiếm hơn 80% tất cả các loài động vật còn sống đã được biết đến.[3] Một nghiên cứu khác ước tính rằng có khoảng từ 5 đến 10 triệu loài còn tồn tại, bao gồm đã miêu tả và chưa miêu tả.[4] Ước tính tổng số loài còn sống là cực kỳ khó khăn do nó thường phụ thuộc vào một loại các giả thiết để mở rộng quy mô tính toán ở từng khu vực đặc biệt nhân lên cho toàn thế giới. Một nghiên cứu năm 1992 ước tính có 500.000 loài động vật và thực vật ở Costa Rica, trong đó có 365.000 loài là động vật chân khớp. 5 bộ động vật có độ đa dạng lớn nhất đều thuộc ngành này, theo thứ tự từ cao xuống thấp (chỉ tính các loài đã được mô tả và nghiên cứu khoa học) bao gồm bộ Cánh cứng (gần 400000 loài) bộ Cánh vẩy (gần 180000 loài) bộ Cánh màng (xấp xỉ 150000 loài) bộ Hai cánh (125000 loài được mô tả), bộ Cánh nửa (95000 loài được đặt danh pháp); bộ lớn nhất là bộ Cánh cứng thậm chí còn đa dạng hơn giới Thực vật vì giới thực vật mới chỉ ghi nhận 350000 đến 380000 loài trong khi bộ Cánh cứng 400000 loài!

Chúng là các sinh vật quan trọng trong các hệ sinh thái biển, nước ngọt, đất liền và trong không khí, và là một trong hai nhóm động vật chính đã thích nghi trong các môi trường khô; nhóm còn lại là amniote, là những loài còn sống là bò sát, chimthú.[5] Một phân nhóm động vật chân khớp là côn trùng, đây là nhóm có nhiều loài nhất trong tất cả các hệ sinh thái trên cạn và nước ngọt.[6] Loài côn trùng nhẹ nhất có khối lượng nhỏ hơn 25 microgram,[7] trong khi loài nặng nhất hơn 70 gram.[8] Một số loài giáp xác thì có kích thước lớn hơn nhiều; như chân của các loài cua nhện Nhật Bản có thể dài đến 4 mét.[7]

Tiến hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Di chỉ hóa thạch

[sửa | sửa mã nguồn]
Marrella, một trong những động vật chân khớp khó hiểu từ Burgess Shale.

Người ta cho rằng các động vật Ediacaran ParvancorinaSpriggina cách đây khoảng 555 triệu năm là các động vật chân khớp.[9][10][11] Các động vật chân khớp nhỏ có vỏ sống như động vật hai mảnh vỏ đã được tìm thấy trong các lớp hóa thạch đầu kỷ Cambri từ 542 đến 540 triệu năm ở Trung Quốc.[12][13] Các hóa thạch bọ ba thùy tuổi Cambri sớm nhất là 530 triệu năm, nhưng lớp này đã từng khác đa dạng và phân bố toàn cầu.[14] Các cuộc kiểm tra lại các hóa thạch trong đá phiến sét Burgess thập niên 1970 có tuổi 505 triệu năm đã xác định có một số loài động vật chân đốt, một số loài trong có không thể xếp vào bất kỳ nhóm nào đã từng được nhận dạng, và do đó đã nổ ra các cuộc tranh luận về sự bùng nổ kỷ Cambri.[15][16][17] Hóa thạch của Marrella trong đá phiến sét Burgess Shale đã cung cấp bằng chứng rõ ràng sớm nhất về sự lột xác.[18]

Các hóa thạch giáp xác sớm nhất có tuổi khoảng 514 triệu năm trong kỷ Cambri,[19]tôm hóa thạch có tuổi khoảng 500 triệu năm.[20] Hóa thạch giáp xác thường được tìm thấy từ kỷ Ordovic trở về sau.[21] Chúng hầu hết sống hoàn toàn trong nước, có thể do chúng chưa bao giờ phát triển các hệ bài tiết để bảo tồn nước.[22]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]
Euarthropoda

Chelicerata

Myriapoda

Pancrustacea

Cirripedia

Remipedia

Collembola

Branchiopoda

Cephalocarida

Malacostraca

Insecta

Các quan hệ phát sinh loài của các nhóm động vật chân khớp còn tồn tại, từ các chuỗi ti thể DNA.[23] Phân loại cấp cao hơn là các phần của phân ngành giáp xác.

Ngành Arthropoda được phân thành 5 phân ngành, một trong số đó (Trilobitomorpha) đã bị tuyệt chủng:[24]

  1. Trilobitomorpha (Bọ ba thùy) là một nhóm động vật biển có số loài rất lớn trước đây đã biến mất trong sự kiện tuyệt chủng Permi-Trias, mặc dù chúng suy giảm trước khi bị tiêu diệt, giảm xuống còn một bộ trong sự kiện tuyệt chủng kỷ Devon.
  2. Chelicerata (Chân Kìm) bao gồm nhện, rận, bọ cạp và các họ hàng của chúng. Chúng có đặc trưng bởi sự hiện diện của chelicerae, nằm chỉ bên trên hoặc trước miệng.
  3. Myriapoda (Nhiều chân) bao gồm cuốn chiếu, rết, và các họ hàng của chúng và có nhiều khớp, mỗi khớp có một hoặc hai cặp chân.
  4. Hexapoda (Sáu chân) bao gồm các loài côn trùng và có 3 bộ nhỏ bao gồm các loài giống như côn trùng với sáu chân ở ngực. Chúng đôi khi được gộp với myriapod, tạo thành nhóm Uniramia, tuy nhiên các bằng chứng gene cho thấy chúng có quan hệ gần gũi với lớp Sáu chân và Giáp xác.
  5. Crustacea (Giáp xác) là nhóm động vật sống dưới nước nguyên thủy và đặc trưng bởi biramous phụ. Chúng bao gồm tôm hùm, cua, tôm nước ngọt, tôm và một số loài khác.

Bên cạnh các nhóm chính này, cũng còn một số nhóm hóa thạch, hầu hết từ đầu kỷ Cambri, chúng rất khó phân loại, hoặc vào nhóm thiếu quan hệ rõ ràng với các nhóm chính hoặc có quan hệ rõ ràng với nhiều nhóm chính. Marrella là nhóm đầu tiên được nhận dạng có sự khác biệt rõ ràng với các nhóm nổi tiếng.[25]

Phát sinh loài của các nhóm động vật chân khớp còn tồn tại là một lĩnh vực đang được quan tâm và có nhiều tranh cãi.[26] Các nghiên cứu gần đây nhất có khuynh hướng rằng giáp xác là cận ngành với các nhóm sáu chân khác được lồng trong nó. Myriapoda được nhóm cùng với Chelicerata trong một số nghiên cứu gần đây (tạo thành Myriochelata),[23][27] và với Pancrustacea trong các nghiên cứu khác (tạo thành Mandibulata).[28] Việc xếp các bọ ba thùy tuyệt chủng cũng là chủ đề tranh cãi.[29]

Vì mã quốc tế về danh mục động vật học công nhận không có sự ưu tiên trên cấp họ, một số cấp phân loại cao hơn có thể được xem xét theo nhiều tên gọi khác nhau.[30]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ https://doi.org/10.18476%2F2023.472723
  2. ^ Garwood, R; Sutton, M (ngày 18 tháng 2 năm 2012), “The enigmatic arthropod Camptophyllia”, Palaeontologia Electronica, 15 (2): 12, doi:10.1111/1475-4983.00174, lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2013, truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012
  3. ^ Anna Thanukos =The Arthropod Story. University of California, Berkeley. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  4. ^ {{chú thích |last1= Ødegaard |first1= Frode |last2= |first2= |year=2000 |title=How many species of arthropods? Erwin’s estimate revised. |journal=Biological Journal of the Linnean Society |publisher= |volume=71 |issue= 4|pages=583–597 |url=http://si-pddr.si.edu/dspace/bitstream/10088/1315/1/Odegaard_2000.pdf Lưu trữ 2010-12-26 tại Wayback Machine |doi=Long Ch Cong>
  5. ^ Ruppert, Fox & Barnes (2004), các trang 518–522
  6. ^ Thompson, J. N. (1994). The Coevolutionary Process. University of Chicago Press. tr. 9. ISBN 0226797600.
  7. ^ a b Schmidt-Nielsen, K. (1984), “The strength of bones and skeletons”, Scaling: Why is Animal Size So Important?, Cambridge University Press, tr. 42–55, ISBN 0521319870
  8. ^ Williams, D.M. (ngày 21 tháng 4 năm 2001). “Largest”. Book of Insect Records. University of Florida. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  9. ^ Glaessner, M. F. (1958), “New fossils from the base of the Cambrian in South Australia” (PDF), Transactions of the Royal Society of South Australia, 81: 185–188, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2007, truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2012
  10. ^ Lin, J. P. (2006), Gon, S.M.; Gehling, J.G.; Babcock, L.E.; Zhao, Y.L.; Zhang, X.L.; Hu, S.X.; Yuan, J.L.; Yu, M.Y.; Peng, J., “A Parvancorina-like arthropod from the Cambrian of South China”, Historical Biology, 18 (1): 33–45, doi:10.1080/08912960500508689
  11. ^ McMenamin, M.A.S (2003), Spriggina is a trilobitoid ecdysozoan”, Abstracts with Programs, Geological Society of America, 35 (6): 105, Bản gốc (abstract) lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2008, truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2012
  12. ^ Braun, A., J. Chen, D. Waloszek and A. Maas (2007), “First Early Cambrian Radiolaria” (PDF), Special Publications, Geological Society, Luân Đôn, 286: 143–149, doi:10.1144/SP286.10, ISSN 10.1144/SP286.10 Kiểm tra giá trị |issn= (trợ giúp), Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2011, truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2012Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  13. ^ X. Yuan & Xiao, S., Parsley, R.L., Zhou, C., Chen, Z. and Hu, J. (2002), “Towering sponges in an Early Cambrian Lagerstätte: Disparity between nonbilaterian and bilaterian epifaunal tierers at the Neoproterozoic-Cambrian transition”, Geology, 30 (4): 363–366, doi:10.1130/0091-7613(2002)030<0363:TSIAEC>2.0.CO;2, ISSN 0091-7613Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  14. ^ Lieberman, B. S. (ngày 1 tháng 3 năm 1999), “Testing the Darwinian legacy of the Cambrian radiation using trilobite phylogeny and biogeography”, Journal of Paleontology, 73 (2): 176
  15. ^ Whittington, H. B. (1979). Early arthropods, their appendages and relationships. In M. R. House (Ed.), The origin of major invertebrate groups (các trang 253–268). The Systematics Association Special Volume, 12. Luân Đôn: Academic Press.
  16. ^ Whittington, H.B. (1985), The Burgess Shale, Geological Survey of Canada, Yale University Press, ISBN 0660119013, OCLC 15630217
  17. ^ Gould (1990)
  18. ^ D. C. García-Bellido & Collins, D. H. (2004), “Moulting arthropod caught in the act”, Nature, 429 (6987): 40, doi:10.1038/429040a, PMID 15129272Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  19. ^ Budd, G. E., Butterfield, N. J., and Jensen, S. (tháng 12 năm 2001), “Crustaceans and the "Cambrian Explosion″”, Science, 294 (5549): 2047, doi:10.1126/science.294.5549.2047a, PMID 11739918Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  20. ^ Callaway, E. (ngày 9 tháng 10 năm 2008), Fossilised shrimp show earliest group behaviour, New Scientist, truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2008
  21. ^ Zhang, X.-G., Siveter, D. J., Waloszek, D., and Maas, A. (tháng 10 năm 2007), “An epipodite-bearing crown-group crustacean from the Lower Cambrian”, Nature, 449 (7162): 595–598, doi:10.1038/nature06138, PMID 17914395Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  22. ^ Ruppert, Fox & Barnes (2004), các trang 529–530
  23. ^ a b Alexandre Hassanin (2006). “Phylogeny of Arthropoda inferred from mitochondrial sequences: Strategies for limiting the misleading effects of multiple changes in pattern and rates of substitution” (PDF). Molecular Phylogenetics and Evolution. 38 (1): 100–116. doi:10.1016/j.ympev.2005.09.012. PMID 16290034. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2012.
  24. ^ Arthropoda (TSN 82696) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
  25. ^ Whittington, H. B. (1971), “Redescription of Marrella splendens (Trilobitoidea) from the Burgess Shale, Middle Cambrian, British Columbia”, Geological Survey of Canada Bulletin, 209: 1–24 Summarised in Gould (1990), các trang 107–121.
  26. ^ Antonio Carapelli & Pietro Liò, Francesco Nardi, Elizabeth van der Wath and Francesco Frati (ngày 16 tháng 8 năm 2007). “Phylogenetic analysis of mitochondrial protein coding genes confirms the reciprocal paraphyly of Hexapoda and Crustacea”. BMC Evolutionary Biology. 7 (Suppl 2): S8. doi:10.1186/1471-2148-7-S2-S8. PMC 1963475. PMID 17767736.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  27. ^ Giribet, G., S. Richter, G. D. Edgecombe & W. C. Wheeler (2005), “The position of crustaceans within Arthropoda – Evidence from nine molecular loci and morphology” (PDF), Crustacean Issues, 16: 307–352Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  28. ^ Regier; Shultz, J. W.; Zwick, A.; Hussey, A.; Ball, B.; Wetzer, R.; Martin, J. W.; Cunningham, C. W. (2010), “Arthropod relationships revealed by phylogenomic analysis of nuclear protein-coding sequences”, Nature, 463 (7284): 1079–1084, doi:10.1038/nature08742, PMID 20147900
  29. ^ Jenner, R. A. (2006), “Challenging received wisdoms: Some contributions of the new microscopy to the new animal phylogeny”, Integrative and Comparative Biology, 46 (2): 93–103, doi:10.1093/icb/icj014, PMID 21672726
  30. ^ Campbell, Reece & Mitchell (ngày 30 tháng 7 năm 2006), Arthropoda, Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2003, truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2012

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]