Wikipedia:Biểu trưng
Trang này giải thích một hướng dẫn của Wikipedia tiếng Việt. Đây là tiêu chuẩn đã được chấp thuận mà các thành viên nên cố gắng tuân theo. Vì có thể sẽ tồn tại những ngoại lệ, hãy thực hiện nó một cách có ý thức. Bất kỳ sửa đổi liên quan đến trang nội dung này nên phản ánh sự đồng thuận. Nếu bạn hoài nghi về hướng dẫn nào đó, hãy thảo luận trước tại trang thảo luận. |
Tuy biểu trưng (logo) rất hữu ích trong việc giúp xác nhận rằng bài viết đang nói về một chủ thể (công ty, tổ chức, đồ vật, hoặc sự kiện) sở hữu biểu trưng và để chỉ ra những người mà biểu trưng đó đại diện (từ đây về sau sẽ gọi là "chủ sở hữu"), mối liên hệ gần gũi giữa một số biểu trưng và người giữ thương hiệu và/hoặc bản quyền (chủ sở hữu) khiến việc sử dụng nó trở thành một đề tài nhạy cảm, do đó cần phải có một sự quan tâm cần thiết.
Cơ sở sử dụng biểu trưng một cách bách khoa cũng tương tự như cơ sở sử dụng khi dùng chân dung của một diễn viên nổi tiếng vậy. Rất khó để giải thích bằng chữ nghĩa những thông tin mà những tấm chân dung đó chuyển tải, hơn nữa phần lớn người dùng cảm thấy họ đang cung cấp một điều gì đó đáng giá. Biểu trưng cũng nên được xem như một chân dung. Tuy nhiên, không giống như con người, thường dễ chụp một bức hình tự do từ người đó, biểu trưng luôn được bảo vệ bởi bản quyền và/hoặc thương hiệu. Trang này giúp đảm bảo rằng việc sử dụng biểu trưng theo đúng hướng dẫn về nội dung không tự do Wikipedia.
Quy định và hướng dẫn sau có thể giúp bảo đảm tuân theo thương hiệu và bản quyền:
Hướng dẫn
sửa- Biểu trưng nên được xem là một thương hiệu và/hoặc đã được giữ bản quyền.
- Tránh dùng một biểu trưng theo bất kỳ cách nào tạo nên ấn tượng rằng mục đích của việc dùng nó là để quảng bá điều gì đó. Nói chung, biểu trưng chỉ nên được dùng khi biểu trưng là đủ quen thuộc (hoặc khi bản thân biểu trưng là chủ đề quan tâm với lý do thiết kế hoặc nghệ thuật).
- Biểu trưng nói chung không nên được dùng theo cách, mà nhìn một cách tổng thể, mang tính chê bai. Trong một bài viết về thứ mà biểu trưng đại diện (công ty hoặc tương tự) hoặc một bài viết đang bàn về phong cách hình dánh của người tạo ra biểu trưng hoặc lịch sử và sự thay đổi của nó là tốt. Trong bài viết đó, biểu trưng thật sự nói chung nên được dùng gần đoạn mở đầu, kế bên đoạn văn bản chỉ có tính mô tả đơn thuần và giới thiệu một quan điểm rõ ràng trung lập. Người ta có xu hướng nhận ra biểu trưng một cách nhanh chóng, do đó việc đặt tại đầu giúp biểu trưng thực hiện được nhiệm vụ của nó và xác nhận rằng người ta đã đi đến đúng bài viết. Điều này không có nghĩa là chúng ta nên kiểm duyệt bài viết - chỉ có nghĩa là chúng ta đặt biểu trưng gần đoạn văn bản trung lập, chứ không ở giữa một đoạn chê bai dài.
- Các biểu trưng bôi nhọ hoặc nhại lại biểu trưng nên được dùng một cách thận trọng và không tạo nên sự nổi bật thái quá. Ví dụ, các bản nhại lại biểu trưng có thể được dùng cẩn thận theo sử dụng hợp lý trong một bài viết về một trang hoặc một chiến dịch nhại lại.
- Khi tải lên một biểu trưng có bản quyền, dù nó là hiện tại hay trước đây, xin hãy thêm thông báo tiêu bản {{Biểu trưng}} tại trang mô tả hình:
Đây là biểu trưng của một tổ chức, nhân vật, món hàng, hoặc sự kiện, và được bảo hộ bản quyền và/hoặc thương hiệu. Việc sử dụng có hạn chế hình ảnh biểu trưng với độ phân giải thấp tại Wikipedia tiếng Việt, có máy chủ đặt tại Hoa Kỳ, điều hành bởi tổ chức phi lợi nhuận Wikimedia Foundation chỉ dùng để nhận diện và bình luận quan trọng được tin là phù hợp với điều khoản sử dụng hợp lý theo luật bản quyền Hoa Kỳ. Bất cứ hình thức sử dụng khác, tại Wikipedia hay ở nơi khác, đều có thể vi phạm bản quyền. Một số cách sử dụng hình này với mục đích thương mại cũng có thể vi phạm luật thương hiệu. Xem thêm Wikipedia:Nội dung không tự do và Wikipedia:Biểu trưng. Việc dùng biểu trưng này ở đây không ám chỉ rằng Wikipedia hay Wikimedia Foundation ủng hộ tổ chức liên quan, cũng không nói rằng tổ chức đó ủng hộ Wikipedia hay Wikimedia Foundation. | |||
|
- Các biểu trưng đã giữ bản quyền, giống như tất cả các tập tin phương tiện không tự do khác, cần phải có một mô tả sử dụng hợp lý riêng rẽ tại trang mô tả hình mỗi lần chúng được dùng trong một bài viết. Tiêu bản {{mtsdhl logo}} có thể giúp người viết tạo ra một cơ sở như vậy.
- Việc kiểm tra thường xuyên nên được thực hiện để đảm bảo rằng biểu trưng đó là chính xác và hiển thị chất lượng tốt. Cảm giác thông thường cho rằng một biểu trưng hiển thị nổi bật tại trang web của chủ sở hữu biểu trưng sẽ rất tốt khi dùng, vì nó đại diện cho mong muốn của họ về việc biểu trưng sẽ được hiển thị thế nào trên màn hình máy tính ở độ phân giải thông thường. Tránh thay đổi kích thước một biểu trưng—hãy cố gắng tìm một hình khác có kích thường phù hợp. Đừng sử dụng một biểu trưng đã được thay đổi kích thước nếu nó trông xấu xí.
- Tuy nhiên, phiên bản có độ phân giải quá cao của một biểu trưng có bản quyền nên được tránh, vì chúng sẽ khó có thể sử dụng hợp lý. Đối với định dạng SVG, các phiên bản của biểu trưng có chứa quá nhiều chi tiết hơn cần thiết so với khi hiển thị với độ phân giải thấp cũng nên được tránh.
- Thông thường, biểu trưng hiện tại nên được chọn dùng. Khi một biểu trưng trước đây được sử dụng, nên có chú thích nói rõ điều đó.
- Nên có sự quan tâm đặc biệt khi sử dụng biểu trưng của một bách khoa toàn thư hoặc tác phẩm tham khảo khác tại một bài viết Wikipedia. Tuy dường như nó không vi phạm bản quyền, việc không quan tâm đến điều đó sẽ tạo ra các vấn đề về thương hiệu.
- Không cần thiết phải tìm kiếm sự cho phép chính thức từ chủ sở hữu khi sử dụng biểu trưng của họ, miễn là việc sử dụng đó là sử dụng hợp lý, điều này sẽ không tạo ra ấn tượng rằng biểu trưng gắn liền hoặc xác nhận Wikipedia hoặc một bài viết mà nó xuất hiện, và không tạo ra bất kỳ cơ sở nào để chủ sở hữu có thể than phiền. Mục đích của hướng dẫn cụ thể ở trên là để thỏa mãn những điều kiện này.
- Trong sự việc rằng chủ sở hữu từ chối việc sử dụng biểu trưng của họ, hành động được đề nghị là nên để người chủ sở hữu tự bỏ biểu trưng đó xuống, và xác minh chính mình và lý do gỡi bỏ nó tại trang thảo luận.
- Trong trường hợp có tranh cãi, trách nhiệm đưa ra là bằng chứng thuộc về người muốn đưa biểu trưng vào. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là một người có quyền bác bỏ một sự đồng thuận về việc sử dụng biểu trưng, trừ khi người đó là chủ sở hữu biểu trưng.
- Khi một biểu trưng bị xóa bỏ vì có sự phản đối trên danh nghĩa chủ sở hữu, không nên cố gắng đưa biểu trưng trở lại (trừ khi có lẽ theo một tình huống cực kỳ hiếm hoi, và chỉ sau khi có sự thảo luận kỹ lưỡng). Những điều khoản khác của quy định này có ý nói đến cách dùng thông thường, phổ biến. Khi có tình huống bất thường và việc sử dụng biểu trưng bị tranh chấp, quy định này không nên được dẫn giải để đưa hình vào.
- Biểu trưng có chứa khẩu hiệu nên bị xóa bỏ nếu biểu trưng gốc không có.
Luật thương hiệu Hoa Kỳ
sửaLuật pháp Hoa Kỳ bảo hộ quyền sử dụng sử dụng thương hiệu bởi những người không phải là người sở hữu với mục đích phân tích và bình luận. Tu chính án thứ nhất bao quát tất cả các hành vi sử dụng thương hiệu một cách đúng ý nghĩa, phi thương mại. "Hiến pháp không bị xâm phạm khi đạo luật chống giảm chất lượng [Maine] được áp dụng để ngăn bị cáo sử dụng một thương hiệu mà không cần xin phép để buôn bán những hàng hóa hoặc dịch vụ không tương tự.... Tuy nhiên, Hiến pháp không cho phép giới hạn của đạo luật chống giảm chất lượng mở rộng ra đối với việc sử dụng một thương hiệu mà không được cho phép dùng để sắp đặt phi thương mại như trong bối cảnh biên tập xuất bản hay mỹ thuật." (đã nhấn mạnh) L.L. Bean, Inc. v. Drake Pubs., Inc., 811 F.2d 26, 31, 33 (1st Cir. 1987.)
Tương tự, Đạo luật Giảm chất lượng Thương hiệu Liên bang (Federal Trademark Dilution Act) năm 1995 không áp dụng cho "cách sử dụng phi thương mại" của một dấu hiệu nổi tiếng. 15 U.S.C. 1125(c)(4)(B). Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã định nghĩa "diễn văn thương mại" là "diễn văn trong đó... đề nghị một giao dịch thương mại." Virginia Pharmacy Ed. v. Virginia Citizens Consumer Council, Inc., 425 U.S. 748, 762 (1976.)
Giới hạn duy nhất về quyền này là liệu một người nào đó có thể cho rằng lời bình luận được chính người sở hữu thương hiệu tạo ra hay không. "Một tác giả dĩ nhiên sẽ có quyền Tu chính án số một để viết về chủ đề Hướng đạo nam và/hoặc Hướng đạo nữ. Tuy nhiên, quyền này bị lu mờ bởi luật thương hiệu đó là tác giả không thể thể hiện chủ đề của cô ta theo cách gây bối rối hoặc hướng dẫn sai công chúng để tin vào điều gì đó, thông qua cách dùng một hoặc nhiều thương hiệu, mà những tổ chức đó đã tạo ra hoặc tài trợ cho công trình đang xét đến." (đã nhấn mạnh) Girl Scouts of the United States v. Bantam Doubleday Dell Publishing Group, Inc., 808 F. Supp. 1112 at 1121, n. 12 (S.D.N.Y. 1992.)
- Khi tải lên một tài liệu là đối tượng của bảo hộ bản quyền, nhưng tiêu bản {{Biểu trưng}} không áp dụng được, xin hãy sử dụng tiêu bản {{Thương hiệu}}:
Công trình này có chứa tư liệu có thể là đối tượng của luật thương hiệu theo một hoặc một số bộ luật. Trước khi sử dụng nội dung này, xin hãy đảm bảo rằng nó được dùng để nhận dạng thực thể hoặc tổ chức sở hữu thương hiệu và rằng bạn có quyền dùng chúng theo luật áp dụng vào trường hợp mà bạn định dùng. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm đảm bảo rằng bạn không vi phạm nhãn hiệu của người khác. Những hạn chế này là độc lập với tình trạng bản quyền. Xem thêm phủ nhận thương hiệu và Wikipedia:Biểu trưng. |
- Một thẻ quyền hình ảnh vẫn phải được dùng cùng với tiêu bản thương hiệu.
- Tốt nhất là thêm vào đoạn văn trong trang mô tả hình nói rõ người chủ sở hữu thương hiệu đó.
Cơ quan chính phủ Hoa Kỳ
sửaMột số luật Hoa Kỳ cụ thể cấm việc tái sử dụng biểu trưng được chỉ định của một số cơ quan Hoa Kỳ mà chưa xin phép. Những hạn chế sử dụng những biểu trưng như vậy nên được làm theo và xin phép trước khi sử dụng, nếu cần thiết.