Thảo luận:Alexandre de Rhodes

Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi Greenknight dv trong đề tài Đề nghị không lan man

Untitled

sửa

Thanks for correcting the article.

- Minh Nguyễn 02:25, 30 Nov 2003 (UTC)

For some reason, this Vietnamese article ranks 3 out of 2,010 hits of "Alexandre de Rhodes" in Google! Even higher than the English WP. How strange...and wonderful! --Menchi 10:19, 4 Dec 2003 (UTC)

The English WP ranks second from what I can see. Putting a link to it on the front page must have helped. 128.195.15.135 21:06, 4 Dec 2003 (UTC)
This is odd. At the time, # 2 was "Encyclopedia: Alexandre de Rhodes" (Nationmaster copied-stuff), and # 3 was this article. Well, #4...excellent still! --Menchi 05:09, 5 Dec 2003 (UTC)

This pages is totally wrong and not suite this content. Please remove this.

Tôi cho rằng chúng ta thường ngộ nhận rằng tên của nhân vật nói trên tên là Alexandre de Rhodes. thực ra ông tên là Alexandro de Rhodes và ông không phải là người Pháp mà là người Avignon. Theo tôi biết, gia đình ông đạo Do Thái, sau ông tu theo Công giáo. Nhưng đây chỉ là thông tin phụ, chưa được đề cập đến trong Mục Alexandre de Rhodes (đờ Ro-đes). Tên ông được Pháp hóa khi tác phẩm của ông được dịch sang tiếng Pháp chứ ông không hề mang tên Alexandre. Ngoài ra Avignon theo tôi hiểu không phải là đất của Pháp vào thời đó. Đó là trụ sở của tòa Thánh và vì vậy là đất của tòa thánh. Alexandro de Rhodes thường chua thêo vào tên mình "bề tôi của giáo hoàng".

Tôi xin nêu ra đây để cùng tìm hiểu thêm để không rơi vào vết bánh xe cũ hằng sâu vào... tưởng bấy lâu nay.

Khúc Thần ([email protected])

Xin cho biết những thông tin trên bạn lấy từ tài liệu nào?--Sparrow 21:55, ngày 26 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời
Thông tin từ [1] cho biết, đây là vùng biên giới giữa Pháp và Ý, và vùng đất Avignon từ năm 1348 đến năm 1791 được nhường cho Giáo Hoàng với giá là 80,000 florin. Nhưng các giáo hoàng chỉ ở đây giữa các năm 1309–1377. Vùng đất này quay về nước Pháp sau cách mạng 1789. Các thông tin về tên họ thật thì không kiểm chứng được. Dieu2005 15:20, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ý kiến khác

sửa

Theo [2] và theo [3] thì Alexandre de Rhodes không có công lớn đến thế trong việc sáng tạo chữ Việt; thậm chí tên thật phải là Alexandro Rhodes, tuy là 2 bài viết với ít chứng cứ nhưng có lẽ cũng đáng tham khảo qua :) (v)mania tám ở đâywho am i? 03:53, ngày 26 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đã sửa lại tham số ở tiêu bản đầu bài viết rồi. Banhtrung1 (thảo luận) 11:50, ngày 14 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Vì đường dẫn không đọc được, vậy tôi chuyển đến đây cho mọi người tham khảo:

[...] --Duyphuong (thảo luận) 01:42, ngày 23 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Vui lòng không sao chép bài báo tại đây, dẫn lại link hộ mấy bạn "Quá trình hình thành chữ quốc ngữ", Phan Quang. Thực tế, một số nhà nghiên cứu từ trước 1975 đã biết nhà truyền giáo de Rhodes không phải là người có công lớn nhất trong việc sáng tạo chữ Quốc ngữ. Tuy nhiên ông vẫn có công lao lớn nhất trong việc lần đầu điển chế chữ viết này bằng việc ấn hành từ điển Việt-Bồ-La. Còn việc cáo buộc ông với chủ nghĩa thực dân thì giới chuyên môn đã có nhiều người, cả trong và ngoài nước, lề trái lẫn lề phải, đã phản bác rất rõ ràng rồi. Greenknight (thảo luận) 06:12, ngày 7 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

Đề nghị không lan man

sửa

Vai trò của Alexandre de Rhodes trong việc hình thành chữ Quốc ngữ đã được làm sáng tỏ từ lâu rồi, không có gì mới mẻ cả. Các thông tin tranh cãi yêu cầu phải có nguồn chuyên môn (ngôn ngữ học, sử học, tôn giáo học). Cho rằng chữ trong sách in năm 1651 "rất khó đọc" chứng tỏ toàn suy diễn lung tung, không hiểu biết về ngôn ngữ học. Các nhận xét tôn giáo cũng mang tính phiến diện vì thực tế bối cảnh thời đó là Nho giáo vẫn đang triệt hạ Phật giáo. IP còn bịa đặt thông tin như lý do ông bị trục xuất. Bài này cần biên tập lại nhiều, đề nghị BQV lưu ý bài viết bị thao túng. Greenknight (thảo luận) 02:58, ngày 7 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý về vai trò của Alexandre de Rhodes trong việc hình thành chữ Quốc ngữ, nhưng việc de Rhodes công kích tôn giáo bản địa là có thực và hoàn toàn không phải bịa đặt, còn ghi lại rõ ràng trong cuốn "Phép giảng 8 ngày" (còn bạn nói "bối cảnh thời đó là Nho giáo vẫn đang triệt hạ Phật giáo" thì nhầm to, nhà Lý, Trần cả Nho và Phật đều là quốc giáo, đến thời Lê, Nguyễn thì Phật giáo suy đi nhưng không triều đình nào có chủ trương phá chùa đuổi tăng cả, bạn chưa nghe tới "Tam giáo đồng nguyên" hay sao). Do vậy đề nghị bạn không xóa những thông tin này đi vì đó là sự thậtDaothanhviet (thảo luận) 14:59, ngày 11 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời
"Tam giáo đồng nguyên" là khái niệm tuyên truyền xuất hiện khá muộn sau khi ba tôn giáo này kình chống nhau từ lâu. Về Phật giáo thời Lê, "Nhà nước phong kiến còn ban hành nhiều điều lệ nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo, đưa Phật giáo xuống hàng thứ yếu" (https://phathocdoisong.com/phat-giao-phat-trien-duoi-thoi-ly-tran-nhung-den-thoi-le-lai-khong-phat-trien-.html). Wikipedia không phải là nơi đăng tài liệu gốc (Wikisource và Wikiquote mới là nơi làm điều này), cũng không phải là nơi đăng nghiên cứu chưa công bố. WP chỉ được dẫn lại từ nghiên cứu đã có trước đó, nghiên cứu học thuật về văn bản sẽ luôn đánh giá động cơ của tác giả và đặt văn bản trong bối cảnh đương thời. Cần lưu ý điều này trước khi đưa trích đoạn văn bản vào bài viết. Greenknight (thảo luận) 18:13, ngày 11 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời
@Daothanhviet: Ở Wiki chúng ta hoạt động theo nguồn mạnh có kiểm chứng, bạn tìm được 2 nguồn đủ mạnh, có kiểm chứng chéo thì có thể thảo luận thêm vào bài. Để tốt nhất không ai tranh cãi, bạn có thể tìm chắc 5 nguồn hàn lâm mạnh, đảm bảo không ai đi tranh cãi hoặc bẻ được luận điểm của bạn. Trân trọng! PS: Chúng ta không làm việc theo kiểu nói suông.  A l p h a m a  Talk 19:27, ngày 16 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời
@Daothanhviet: cố ý lèo lái khi đưa những phần về Phép giảng tám ngày vào Tiểu sử hòng nhập nhằng cho đó là lý do ông bị trục xuất, trong khi tôi đã bổ sung lý do thực sự ông bị trục xuất với nguồn bổ sung. Ngoài ra, đây là bài về nhân vật, không phải là bài về chính sách ngôn ngữ, văn tự nên phần đánh giá chỉ nên tập trung về nhân vật này. Tôi thấy Daothanhviet cố tình đưa những đoạn không liên quan vào bài viết là hành vi khiêu khích và phá hoại. Nhờ @Alphama: có ý kiến. Greenknight (thảo luận) 23:51, ngày 16 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời

@Daothanhviet: không có thiện ý thảo luận nhưng tiếp tục đưa thông tin không hàn lâm hoặc không liên quan vào bài viết. Alphama có thể xử lý được không? Greenknight (thảo luận) 16:52, ngày 17 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời

Bạn Green nhầm lẫn rồi đấy. Tôi đưa lại vào bài mấy nhận xét mà bạn xóa đi không có lý do (cụ thể là đoạn diễn giải từ "Soldat" của học giả An Chi và đoạn Hà Nội từ chối đặt tượng de Rhodes dịp 1000 năm Thăng Long). Những phần về Nho giáo và Phật giáo trong Phép giảng tám ngày thì được dẫn từ chính tác phẩm, không hề có chỗ nào tôi ghi là "đó là lý do ông bị trục xuất" (tôi công nhận việc de Rhodes bị trục xuất là do căng thẳng ngoại giao với Bồ Đào Nha chứ ko phải do ông ấy) nếu có chỗ viết như vậy thì không phải là tôi mà là ai đó khác, bài này trước đó đã có rất nhiều người sửa rồi. Daothanhviet (thảo luận) 14:04, ngày 18 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời
Tôi giải thích lý do cụ thể rồi. Đó là quy định về tính Cân bằng của bài viết. Trong cả hàng vạn đoạn văn do de Rhodes viết mà cứ lôi thôi mãi một đoạn với một cái từ "soldat" ra làm mất cân bằng bài viết. Cả An Chi với Ngàn năm Thăng Long cũng thế. Chính sách văn tự của Pháp hay phong trào vận động chữ Quốc ngữ cũng nằm ngoài phạm vi của bài viết. Tôi đã sớm đề nghị thảo luận rồi nhưng thái độ không hợp tác của bạn cho tôi thấy bạn không có thiện chí mà chỉ nhằm chứng minh cho luận điệu một chiều của phe kích động hận thù thôi. Greenknight (thảo luận) 03:03, ngày 20 tháng 12 năm 2019 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Alexandre de Rhodes”.