Bệnh tâm thần

Loại bệnh về tâm trí và tinh thần của con người
(Đổi hướng từ Rối loạn tâm thần)

Bệnh tâm thần, hay còn được gọi là rối loạn tâm thần (tiếng Anh: mental disorder) [3] hoặc rối loạn tinh thần là một dạng bệnh lý liên quan đến tâm trí và tinh thần của con người. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự rối loạn hoạt động của não bộ dẫn đến những biến đổi bất thường về lời nói, tác phong, hành vi, cảm xúc và ý tưởng của người bệnh. Bệnh tâm thần thường gây ra tình trạng đau khổ hoặc suy giảm chức năng cá nhân đáng kể.[4] Những đặc điểm như vậy có thể tồn tại một cách dai dẳng, tái phát và thuyên giảm hoặc xảy ra dưới dạng các đợt đơn lẻ. Nhiều rối loạn đã được mô tả với các dấu hiệu và triệu chứng rất khác nhau giữa các rối loạn cụ thể.[5][6] Những rối loạn như vậy có thể được chẩn đoán bởi chuyên gia sức khỏe tâm thần, thường là nhà tâm lý học lâm sàng hoặc bác sĩ tâm thần.

Bệnh tâm thần
Tên khácRối loạn tâm thần, rối loạn tâm lý, bệnh tâm thần, suy nhược tinh thần, suy nhược thần kinh, tình trạng sức khỏe tâm thần[1]
Khoa/NgànhTâm thần học
Triệu chứngKích động, lo lắng, trầm cảm, hưng cảm, hoang tưởng, rối loạn tâm thần
Biến chứngSuy giảm nhận thức, các vấn đề xã hội, tự tử
LoạiRối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, rối loạn khí sắc, rối loạn nhân cách, rối loạn tâm thần, rối loạn sử dụng chất kích thích
Nguyên nhânYếu tố di truyền và môi trường
Điều trịLiệu pháp tâm lý, sử dụng thuốc
ThuốcThuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc giải lo âu, thuốc ổn định tâm trạng, chất kích thích
Dịch tễ18% mỗi năm (Hoa Kỳ)[2]

Nguyên nhân của rối loạn tâm thần thường không rõ ràng. Các lý thuyết có thể kết hợp những phát hiện từ một loạt các lĩnh vực. Rối loạn tâm thần thường được xác định bằng việc kết hợp các cách cư xử, cảm nhận, nhận thức hoặc suy nghĩ của một người.[5] Điều này có thể liên quan đến các vùng hoặc chức năng cụ thể của não, thường là trong bối cảnh xã hội. Rối loạn tâm thần là một khía cạnh của sức khỏe tâm thần. Tín ngưỡng văn hóa và tôn giáo, cũng như các chuẩn mực xã hội, cần được tính đến khi chẩn đoán.[7]

Các dịch vụ được thực hiện tại các bệnh viện tâm thần hoặc trong cộng đồng và việc đánh giá được thực hiện bởi các chuyên gia sức khỏe tâm thần như bác sĩ tâm thần, bác sĩ tâm lý, y tá tâm thần và nhân viên xã hội lâm sàng, sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như kiểm tra tâm lý nhưng thường dựa vào quan sát và đặt câu hỏi. Các phương pháp điều trị được cung cấp bởi các chuyên gia sức khỏe tâm thần khác nhau. Liệu pháp tâm lý và các loại trị thuốc tâm thần là hai lựa chọn điều trị chính. Các phương pháp điều trị khác bao gồm thay đổi lối sống, can thiệp xã hội, hỗ trợ từ bạn bè và tự lực. Trong một số ít trường hợp, bệnh nhân có thể bị giam giữ hoặc điều trị không tự nguyện. Các chương trình phòng ngừa đã được chứng minh là làm giảm chứng trầm cảm.[5][8]

Năm 2019, các rối loạn tâm thần phổ biến trên toàn cầu bao gồm trầm cảm, ảnh hưởng đến khoảng 264 triệu người, rối loạn lưỡng cực, ảnh hưởng đến khoảng 45 triệu người, sa sút trí tuệ, ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người và tâm thần phân liệt và các chứng loạn thần khác, ảnh hưởng đến khoảng 20 triệu người.[5] Rối loạn phát triển thần kinh bao gồm khuyết tật trí tuệ và rối loạn phổ tự kỷ thường phát sinh ở trẻ sơ sinh hoặc trong thời thơ ấu.[5][9]

Dịch tễ học

sửa
 
Số năm sống được điều chỉnh theo mức độ bệnh tật được chuẩn hóa theo tuổi từ các tình trạng thần kinh-tâm thần học theo quốc gia (trên 100.000 dân).

Rối loạn tâm thần là phổ biến. Trên thế giới cứ 3 người là có một người mắc bệnh (ở hầu hết các nước có tiêu chí đầy đủ) tại một thời điểm nào đó trong đời họ.[10]Hoa Kỳ 46% thõa tiêu chí của một bệnh tâm thần tại cùng một thời điểm.[11] Một cuộc khảo sát đang diễn ra cho thấy rối loạn lo âu là phổ biến nhất trong tất cả các quốc gia trừ một quốc gia, theo sau là rối loạn tâm trạng trừ 2 quốc gia, trong khi rối loạn chất và rối loạn kiểm soát ít phổ biến.[12] Các tỉ lệ thay đổi theo khu vực.[13]

 
Bản in thạch bản năm 1857 của họa sĩ người Pháp Armand Gautier, thể hiện các hiện tượng nhân cách hóa của chứng sa sút trí tuệ, hoang tưởng tự đại, hưng cảm, u uất, ngu si, ảo giác, hội chứng hoang tưởng người khác cũng yêu mình và bại liệt lấy bối cảnh trong khu vườn của Trại tế bần Salpêtrière, Paris, nước Pháp.

Một đánh giá về các khảo sát rối loạn lo âu ở nhiều đất nước khác nhau cho thấy khả năng xuất hiện trung bình trong đời họ ước tính 16,6%, ở nữ có khả năng cao hơn trung bình.[14] Đánh giá về các khảo sát rối tâm trạng ở những quốc gia khác nhau cho thấy tỉ lệ tuổi thọ là 6,7% đối với rối loạn trầm cảm chính (cao hơn một số nghiên cứu, và ở nữ) và 0,8% rối với rối loạn lưỡng cực I.[15]

Ở Hoa Kỳ, tần suất của rối loạn: rối loạn lo âu (28,8%), rối loạn tâm trạng (20,8%), rối loạn kiểm soát xung (24,8%) hay rối loạn sử dụng chất (14,6%).[11][16][17]

Một nghiên cứu trên toàn châu Âu năm 2004 cho thấy rằng có khoảng một trong 4 người tại một thời điểm nào đó trong đời họ được cho là thõa các tiêu chí của ít nhất một trong các rối loạn DSM-IV, trong đó bao gồm rối loạn tâm trạng (13,9%), rối loạn lo âu (13,6%) hoặc rối loạn do cồn (5,2%). Có khoảng một trong 10 người thõa các tiêu chí trong một chu kỳ khảo sát 12 tháng. Nữ và người trẻ hơn của cả hai giới mắc nhiều chứng rối loạn hơn.[18] Một đánh giá về khảo sát năm 2005 ở 16 nước châu Âu cho thấy 27% người châu Âu trưởng thành bị ảnh hưởng bởi ít nhất một chứng rối loạn tinh thần trong thời gian 12 tháng.[19]

Một đánh giá quốc nghiên cứu về sự phổ biến của tâm thần phân liệt cho thấy trung bình chiếm 0,4% xảy ra trong cuộc đời; con số này thấp hơn ở những nước nghèo hơn.[20]

Các nghiên cứu về tần suất của rối loạn nhân cách (PDs) thì ít hơn và ở quy mô nhỏ hơn, nhưng trong một cuộc khảo sát rộng rãi tại Na Uy thì thấy rằng tần suất trong 5 năm là 13,4%. Tỉ lệ các rối loạn đặc biệt dao động từ 0,8% đến 2,8%, khác nhau theo quốc gia, giới tính, mức độ giáo dục, và các yếu tố khác.[21] Một cuộc khảo sát ở Hoa Kỳ sàng lọc một cách tình cờ đối với rối loạn nhân cách thì thấy tỉ lệ là 14,79%.[22]

Khoảng 7% trong một mẫu trẻ em ở tuổi trước khi đến trường được chẩn đoán tâm thần trong một nghiên cứu lâm sàng, khoảng 10% trong số trẻ 1 tuổi và 2 tuổi được đánh giá và nhận thấy có các vấn đề về tình cảm/hành vi đáng quan tâm dựa trên những báo cáo của phụ huynh và bác sĩ nhi khoa.[23]

Trong khi tỉ lệ các rối loạn tâm lý thường bằng nhau giữa nam và nữ, thì nữ có khuynh hướng có tỉ lệ cao hơn ở nhóm trầm cảm. Mỗi năm có khoảng 73 triệu phụ nữ bị ảnh hưởng của trầm cảm nặng, và tự tử xếp hạng thứ 7 trong các nguyên nhân gây tử vong trong độ tuổi 20-59. Rối loạn trầm cảm chiếm gần 41,9% bệnh về rối loạn tâm thần ở phụ nữ so với nam là 29,3%.[24]

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần, có khoảng 30% dân số Việt Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25%.[25]

Chú thích

sửa
  1. ^ “Mental illness – Symptoms and causes”. Mayo Clinic. 8 tháng 6 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  2. ^ “Any Mental Illness (AMI) Among U.S. Adults”. National Institute of Mental Health. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2017.
  3. ^ “Mental Disorders”. Medline Plus. U.S. National Library of Medicine. 15 tháng 9 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2016.
  4. ^ Bolton D (2008). What is Mental Disorder?: An Essay in Philosophy, Science, and Values. OUP Oxford. tr. 6. ISBN 978-0-19-856592-5.
  5. ^ a b c d e “Mental disorders”. World Health Organization. 22 tháng 6 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2022.
  6. ^ “Mental disorders”. World Health Organization. 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2016. Truy cập 9 tháng 4 năm 2016.
  7. ^ Diagnostic and statistical manual of mental disorders (ấn bản thứ 5). Arlington, VA: American Psychiatric Association. 2013. tr. 101–05. doi:10.1176/appi.books.9780890425596. ISBN 9780890425541.Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
  8. ^ Jacka FN (tháng 3 năm 2017). “Nutritional Psychiatry: Where to Next?”. EBioMedicine (Review). 17 (17): 24–29. doi:10.1016/j.ebiom.2017.02.020. PMC 5360575. PMID 28242200.
  9. ^ Diagnostic and statistical manual of mental disorders (ấn bản thứ 5). Arlington, VA: American Psychiatric Association. 2013. tr. 31. doi:10.1176/appi.books.9780890425596. ISBN 9780890425541.
  10. ^ “Cross-national comparisons of the prevalences and correlates of mental disorders. WHO International Consortium in Psychiatric Epidemiology”. Bulletin of the World Health Organization. 78 (4): 413–26. 2000. doi:10.1590/S0042-96862000000400003 (không hoạt động ngày 26 tháng 5 năm 2013). PMC 2560724. PMID 10885160.Quản lý CS1: DOI không hoạt động tính đến 2013 (liên kết)
  11. ^ a b Kessler, Ronald C.; Berglund, P; Demler, O; Jin, R; Merikangas, KR; Walters, EE (2005). “Lifetime Prevalence and Age-of-Onset Distributions of DSM-IV Disorders in the National Comorbidity Survey Replication”. Archives of General Psychiatry. 62 (6): 593–602. doi:10.1001/archpsyc.62.6.593. PMID 15939837.
  12. ^ “The World Mental Health Survey Initiative”. Harvard School of Medicine. 2005.
  13. ^ Demyttenaere, Koen; Bruffaerts, Ronny; Posada-Villa, Jose; Gasquet, Isabelle; Kovess, Viviane; Lepine, Jean Pierre; Angermeyer, Matthias C.; Bernert, Sebastian; de Girolamo, Giovanni (2004). “Prevalence, Severity, and Unmet Need for Treatment of Mental Disorders in the World Health Organization World Mental Health Surveys”. JAMA. 291 (21): 2581–90. doi:10.1001/jama.291.21.2581. PMID 15173149.
  14. ^ Somers, Julian M; Goldner, Elliot M; Waraich, Paul; Hsu, Lorena (2006). “Prevalence and Incidence Studies of Anxiety Disorders: A Systematic Review of the Literature”. Canadian Journal of Psychiatry. 51 (2): 100–13. PMID 16989109.
  15. ^ Waraich, Paul; Goldner, Elliot M; Somers, Julian M; Hsu, Lorena (2004). “Prevalence and Incidence Studies of Mood Disorders: A Systematic Review of the Literature”. Canadian Journal of Psychiatry. 49 (2): 124–38. PMID 15065747.
  16. ^ Kessler, Ronald C.; Chiu, WT; Demler, O; Merikangas, KR; Walters, EE (2005). “Prevalence, Severity, and Comorbidity of 12-Month DSM-IV Disorders in the National Comorbidity Survey Replication”. Archives of General Psychiatry. 62 (6): 617–27. doi:10.1001/archpsyc.62.6.617. PMC 2847357. PMID 15939839.
  17. ^ “The Numbers Count: Mental Disorders in America”. Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia Hoa Kỳ. 24 tháng 5 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2013.
  18. ^ Alonso, J.; Angermeyer, M. C.; Bernert, S.; Bruffaerts, R.; Brugha, T. S.; Bryson, H.; Girolamo, G.; Graaf, R.; Demyttenaere, K. (2004). “Prevalence of mental disorders in Europe: Results from the European Study of the Epidemiology of Mental Disorders (ESEMeD) project”. Acta Psychiatrica Scandinavica. 109 (420): 21–7. doi:10.1111/j.1600-0047.2004.00327.x. PMID 15128384.
  19. ^ Wittchen, Hans-Ulrich; Jacobi, Frank (2005). “Size and burden of mental disorders in Europe—a critical review and appraisal of 27 studies”. European Neuropsychopharmacology. 15 (4): 357–76. doi:10.1016/j.euroneuro.2005.04.012. PMID 15961293.
  20. ^ Saha, Sukanta; Chant, David; Welham, Joy; McGrath, John (2005). “A Systematic Review of the Prevalence of Schizophrenia”. PLoS Medicine. 2 (5): e141. doi:10.1371/journal.pmed.0020141. PMC 1140952. PMID 15916472.
  21. ^ Torgersen, S.; Kringlen, E; Cramer, V (2001). “The Prevalence of Personality Disorders in a Community Sample”. Archives of General Psychiatry. 58 (6): 590–6. doi:10.1001/archpsyc.58.6.590. PMID 11386989.
  22. ^ Grant BF, Hasin DS, Stinson FS, Dawson DA, Chou SP, Ruan WJ, Pickering RP (tháng 7 năm 2004). “Prevalence, correlates, and disability of personality disorders in the United States: results from the national epidemiologic survey on alcohol and related conditions”. The Journal of Clinical Psychiatry. 65 (7): 948–58. doi:10.4088/JCP.v65n0711. PMID 15291684. S2CID 29235629.
  23. ^ Carter, Alice S.; Briggs-Gowan, Margaret J.; Davis, Naomi Ornstein (2004). “Assessment of young children's social-emotional development and psychopathology: Recent advances and recommendations for practice”. Journal of Child Psychology and Psychiatry. 45 (1): 109–34. doi:10.1046/j.0021-9630.2003.00316.x. PMID 14959805.
  24. ^ “Gender disparities and mental health: The Facts”. World Health Organization. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2012.
  25. ^ H.L (17 tháng 5 năm 2019). “30% dân số Việt mắc các bệnh trầm cảm, rối loạn tâm thần”. Dân trí.

Đọc thêm

sửa
  • Atkinson, J. (2006) Private and Public Protection: Civil Mental Health Legislation, Edinburgh, Dunedin Academic Press ISBN 1-903765-61-7
  • Hockenbury, Don and Sandy (2004). Discovering Psychology. Worth Publishers. ISBN 0-7167-5704-4.
  • Fried, Yehuda and Joseph Agassi (1976). Paranoia: A Study in Diagnosis. Boston Studies in the Philosophy of Science, 50. ISBN 90-277-0704-9.
  • Fried, Yehuda and Joseph Agassi (1983). Psychiatry as Medicine. The HAgue, Nijhoff. ISBN 90-247-2837-1.
  • Porter, Roy (2002). Madness: a brief history. Oxford [Oxfordshire]: Oxford University Press. ISBN 0-19-280266-6.
  • Weller M.P.I. and Eysenck M. The Scientific Basis of Psychiatry, W.B. Saunders, London, Philadelphia, Toronto etc. 1992
  • Wiencke, Markus (2006) Schizophrenie als Ergebnis von Wechselwirkungen: Georg Simmels Individualitätskonzept in der Klinischen Psychologie. In David Kim (ed.), Georg Simmel in Translation: Interdisciplinary Border-Crossings in Culture and Modernity (pp. 123–155). Cambridge Scholars Press, Cambridge, ISBN 1-84718-060-5

Liên kết ngoài

sửa