Mary của Anh, hay Mary xứ Waltham (tiếng Anh: Mary of Waltham hay Mary of England; 10 tháng 10 năm 1344 – tháng 9 năm 1361), [note 1], là con gái của Vua Edward III của AnhPhilippa của Hainault và là Công tước phu nhân xứ Bretagne thông qua cuộc hôn nhân với Jean IV xứ Bretagne, được biết đến ở Anh với tên gọi " John V" và "Kẻ chinh phục". Mary được phong làm Lady of the Garter vào năm 1378.[2]

Mary của Anh
Mary of England
Mary của Anh, được mô tả bằng tượng phù điêu tại đài tưởng niệm của Edward III của Anh trong Tu viện Westminster.[1]
Công tước phu nhân xứ Bretagne[1]
Tại vị1361 – 1362
Tiền nhiệmJohanna xứ Vlaanderen
Kế nhiệmJoan Holland
Thông tin chung
Sinh10 tháng 10 năm 1344
Waltham, Hampshire
MấtTháng 9 năm 1361 (16 tuổi)
An tángTu viện Abingdon, Berkshire
Phối ngẫu
Jean IV xứ Bretagne (cưới 1361)
Vương tộcNhà Plantagenet (khi sinh)
Nhà Montfort
Thân phụEdward III của Anh Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuPhilippa xứ Hainault

Cuộc đời

sửa

Mary được sinh ra tại Cung điện Waltham của Giám mục, Hampshire vào ngày 10 tháng 10 năm 1344.[3] Cùng khoảng thời gian này, chồng tương lai của Mary, Jean đã sống với các anh chị em của Mary trong hộ gia vương thất.[4] Đây là kết quả của việc cha của Mary đã thiết lập các liên minh để củng cố yêu sách của mình đối với ngai vàng Pháp.[5]

Bảy năm trước, Philippe VI của Pháp đã cố gắng tịch thu Công quốc Guyenne (còn được gọi là Công quốc Aquitaine) từ Edward III – một sự kiện được nhìn nhận theo truyền thống đã đánh dấu khởi đầu của Chiến tranh Trăm Năm [6]. Trong cuộc chiến này, Edward III đã sử dụng vũ lực, ngoại giao và những liên minh hôn nhân để củng cố quyền kế vị của mình đối với ngai vàng nước Pháp. Trong cuộc chiến giành quyền cai trị Công quốc Bretagne, Edward III đã ủng hộ Jean xứ Montfort vì một liên minh chặt chẽ giữa Anh và Bretagne sẽ tạo điều kiện cho quân đội của Edward III tiếp cận cảng Brest.[7] Khi Jean xứ Montfort bị bắt, vợ của Jean, Johanna xứ Vlaanderen, đã tiếp quản chiến dịch và trong cuộc bao vây thành Rennes, bà nhận được hỗ trợ quân sự từ Edward III. Đổi lại, Johanna hứa gả con trai Jean (sau này là Jean IV xứ Bretagne) cho một trong những người con gái của Edward III.

Sau cuộc bao vây, Johanna đã đến Anh vào năm 1342 và giao phó con trai Jean cho Edward III để đảm bảo an toàn.[4] Johanna sau đó đổ bệnh nên Vương hậu Philippa đã đảm nhận việc chăm sóc Jean. Khi cha của Jean qua đời vào năm 1345, Edward III trở thành người giám hộ của Jean.[8] Vì Mary đã được đính hôn với Jean từ khi mới sinh ra, trên danh nghĩa, Mary được nhìn nhận là Công tước phu nhân xứ Bretagne khi mới hơn 1 tuổi. Mary và Jean đã cùng nhau trải qua thời thơ ấu tại Tháp Luân Đôn, Cung điện Kings Langley, Cung điện Eltham, Cung điện Woodstock, Sunning, Cung điện Clarendon và các cung điện vương thất khác.[4] Chỉ có một ghi chép duy nhất về việc Mary từng rời khỏi hộ gia của triều đình là khi Mary đến thăm anh trai là John xứ Gaunt và vợ là Blanche của Lancaster, người vừa mới có đứa con đầu lòng. Tuy nhiên, chuyến thăm này đã bị cắt ngắn bởi cái chết vì bệnh dịch của chú họ, Henry, Công tước thứ 1 xứ Lancaster vào ngày 25 tháng 3 năm 1361. Mary và em gái Margaret chỉ được phép về thăm gia đình rất hạn chế và được cho ít tiền tiêu vặt hơn (20 đồng mark mỗi năm) so với các anh chị lớn.[4]

Mary đã kết hôn với Jean tại Cung điện Woodstock vào khoảng ngày 3 tháng 7 năm 1361.[3] Không có hồ sơ nào về đám cưới còn tồn tại ngoại trừ nguồn tài liệu về chiếc váy cưới, một món quà do Edward III tặng cho Mary, do thợ may John Avery của Mary thiết kế. Chiếc váy cưới bao gồm một chiếc áo chẽn và một chiếc áo choàng làm từ hai loại vải bọc vàng: Racamatiz của Luccabalmekyn d'outremer . Chiếc áo choàng có độ dài đặc biệt vì cần có bảy mảnh vải (45 ô) tạo thành. Nó được lót bằng 600 bộ lông minivers đã được cắt tỉa, vốn là một món quà của quốc vương Pháp và 40 con chồn ecmin.[9] Sau khi kết hôn, Mary và Jean vẫn cư trú tại triều đình Anh. Bên cạnh đó, các thỏa thuận khác đã được lên kế hoạch khi cặp đôi rời nước Anh và đến Bretagne với tư cách là Công tước và Công tước phu nhân. Tuy nhiên, chỉ trong vài tháng, Mary đã lâm vào "tình trạng hôn mê khiến mà không ai đánh thức cô được" [4] và qua đời vào khoảng trước ngày 13 tháng 9 năm 1361 mà chưa từng đặt chân đến Bretagne. Chị gái Margaret của Mary cũng qua đời vào khoảng sau ngày 1 tháng 10 năm 1361,[3] và hai chị em được chôn cất tại Tu viện Abingdon. Vương hậu Philippa đã yêu cầu xây dựng một ngôi mộ tại Abingdon và Edward III đã cho xây lên các cửa sổ để tưởng nhớ hai vị vương nữ tại Tu viện King's Langley .[10] Chồng của Mary, Jean gọi cô là "người bạn đồng hành thân yêu quá cố nhất của tôi".[4] Cuộc hôn nhân của hai người không để lại hậu duệ nào.[11]

Gia phả

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Một vài nguồn cho rằng Mary đã qua đời năm 1362.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Bronze statuette on the tomb of Edward III in St Edwards Chapel, Westminster Abbey “Mary, Duchess of Brittany”. Westminster Abbey. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2014.
  2. ^ Ladies of the Garter, 1358–1488 – website heraldica.org
  3. ^ a b c Douglas Richardson (2012). Plantagenet Ancestry: A Study In Colonial And Medieval Families (ấn bản thứ 2). tr. 74. ISBN 9781461045137.
  4. ^ a b c d e f Mary Anne Everett Green (1857). Lives of the Princesses of England, from the Norman Conquest, Volume 3. tr. 264–294.
  5. ^ Maurice Keen (17 tháng 2 năm 2011). “The Hundred Years War”. BBC History. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2014.
  6. ^ “Hundred Years' War”. Encyclopædia Britannica. 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2014.
  7. ^ Michael Prestwich (2008). Liberties and Identities in the Medieval British Isles: Volume 10 of Regions and regionalism in history. Boydell Press. tr. 101. ISBN 9781843833741.
  8. ^ Michael Jones (2004). “Montfort, John de, duke of Brittany and earl of Richmond (d. 1399)”. Oxford Dictionary of National Biography . Oxford University Press. doi:10.1093/ref:odnb/53088. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2014. (yêu cầu Đăng ký hoặc có quyền thành viên của thư viện công cộng Anh.)
  9. ^ Stella Mary Newton (1980). Fashion in the Age of the Black Prince: A Study of the Years 1340–1365. Boydell & Brewer. ISBN 9780851157672.
  10. ^ W Mark Ormrod (2012). Edward III:The English monarchs. Yale University Press. ISBN 9780300119107.
  11. ^ James Panton (2011). Historical Dictionary of the British Monarchy. Scarecrow Press. tr. 330. ISBN 9780810857797.
Tước hiệu Hoàng gia
Tiền nhiệm
Johanna xứ Vlaanderen
Công tước phu nhân xứ Bretagne
1361–1362
Kế nhiệm
Joan Holland