Lutjanus vivanus là một loài cá biển thuộc chi Lutjanus trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1828.

Lutjanus vivanus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Lutjaniformes
Họ (familia)Lutjanidae
Chi (genus)Lutjanus
Loài (species)L. vivanus
Danh pháp hai phần
Lutjanus vivanus
(Cuvier, 1828)
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
    • Mesoprion vivanus Cuvier, 1828
    • Mesoprion profundus Poey, 1860
    • Lutjanus torridus Cope, 1871
    • Neomaenis hastingsi Bean, 1898

Từ nguyên

sửa

Từ định danh vivanus bắt nguồn từ tên thường gọi trong tiếng Pháp của loài cá hồng này, vivaneauvivanet (có lẽ từ vivax, nghĩa là “sống động”), tại Martinique, nơi mà mẫu định danh được thu thập.[2]

Phân bố và môi trường sống

sửa

L. vivanus có phân bố rộng rãi dọc Tây Đại Tây Dương, từ Bermuda và bang North Carolina (Hoa Kỳ) trải dài qua vịnh Méxicobiển Caribe, dọc theo bờ biển Nam Mỹ đến bang São Paulo (Brasil), bao gồm đảo Trindade xa bờ.[1]

L. vivanus trưởng thành thường sống ở rìa thềm lục địa và hải đảo (dưới 200 m), di chuyển lên vùng nước nông hơn vào ban đêm, được tìm thấy ở độ sâu độ sâu khoảng 9–450 m; cá con thừng thấy ở vùng nước tương đối nông (từ 12 đến 40 m, cũng có thể sâu hơn).[1]

Mô tả

sửa

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở L. vivanus là 84 cm, thường bắt gặp với chiều dài trung bình khoảng 50 cm.[3]

Loài này màu đỏ hồng, nhạt hơn và ánh bạc ở thân dưới và bụng. Thân đôi khi có các vạch đỏ và trắng xen kẽ, cũng như những sọc vàng rất mảnh. Mống mắt màu vàng tươi. Các vây chủ yếu là màu đỏ, riêng vây lưng và vây hậu môn có vài chỗ vàng, còn vây ngực phớt vàng; rìa sau của vây đuôi có khi viền đỏ đậm hoặc sẫm đen. Cá con (dưới 25 cm chiều dài tiêu chuẩn) thường có đốm đen (có khi đỏ) ở thân sau, bên dưới phần trước của vây lưng mềm.

Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 13–14; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 7–8; Số tia vây ở vây ngực: 16–18; Số vảy đường bên: 47–50.[3]

Sinh thái

sửa
 
Cá con

Thức ăn

sửa

Thức ăn của L. vivanus bao gồm cá nhỏ và nhiều loài thủy sinh không xương sống khác như sống đuôi, giáp xác, chân bụngchân đầu.[3]

Sinh sản

sửa

Jamaica, L. vivanus sinh sản quanh năm, nhưng đỉnh điểm là vào khoảng tháng 3–tháng 5 và tháng 8–tháng 9, còn ở Đông Venezuela, chúng cũng sinh sản đỉnh điểm vào 2 giai đoạn, là tháng 5–tháng 6 và tháng 8–tháng 11.[3]

Tuổi đời

sửa

Tuổi lớn nhất mà L. vivanus đạt được tính đến hiện tại là 29 năm, được ghi nhận ở vịnh México.[4]

Giá trị

sửa

L. vivanus được đánh bắt trong các nghề cá thủ công và thương mại, và là mục tiêu được nhắm đến như ở México.[1] Tuy nhiên loài náy có thể gây ngộ độc ciguatera.[3][5]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d Lindeman, K.; Anderson, W.; Carpenter, K. E.; Claro, R.; Cowan, J.; Padovani-Ferreira, B.; Rocha, L. A.; Sedberry, G. & Zapp-Sluis, M. (2016). Lutjanus vivanus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T194406A2332341. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-1.RLTS.T194406A2332341.en. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Lutjaniformes: Families Haemulidae and Lutjanidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2023.
  3. ^ a b c d e W. D. Anderson (2003). “Lutjanidae” (PDF). Trong Kent E. Carpenter (biên tập). The living marine resources of the Western Central Atlantic. Volume 3. Roma: FAO. tr. 1499. ISBN 92-5-104827-4.
  4. ^ Farmer, Nick; Malinowski, Rich (2010). “Species groupings for management of the Gulf of Mexico reef fish fishery” (PDF). SERO-LAPP-2010-01: 22.
  5. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lutjanus vivanus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.