Liên minh Bưu chính Quốc tế

Cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc

Liên minh Bưu chính Quốc tế hay Liên hiệp Bưu chính Quốc tế[1] (tiếng Anh: Universal Postal Union hay viết tắt UPU, tiếng Pháp: Union postale universelle) là một Tổ chức Quốc tế điều hợp các chính sách bưu chính giữa các quốc gia thành viên và hệ thống bưu chính toàn cầu. Liên hiệp Bưu chính có bốn cơ quan gồm Hội đồng khoáng đại, Hội đồng quản trị, Hội đồng Điều hành Bưu chính, và Nha Quốc tế. Liên hiệp Bưu chính cũng đảm nhiệm việc giám sát Dịch vụ Bưu vụ tốc hành. Mỗi thành viên trong liên minh thỏa thuận dùng chung một bộ luật đồng nhất cho các chức năng bưu chính quốc tế. Trụ sở của Liên hiệp Bưu chính Quốc tế đặt ở Bern, Thụy Sĩ.[2]

Liên minh Bưu chính Quốc tế
Universal Postal Union (tiếng Anh)
Union postale universelle (tiếng Pháp)
Cờ Liên minh Bưu chính Quốc tế
Loại hìnhCơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc
Tên gọi tắtUPU
Lãnh đạoNhật Bản Masahiko Meteko
Hiện trạngHoạt động
Thành lập9 tháng 10 năm 1874
Trụ sởThụy Sĩ Berne, Thụy Sĩ
Trang webhttp://www.upu.int/

Tổng quan

sửa

Trước khi thành lập Liên minh Bưu chính Quốc tế, một quốc gia phải ký một hiệp ước bưu chính riêng biệt với mỗi quốc gia khác mà mình muốn chuyển thư quốc tế đi và về. Hoa Kỳ đã kêu gọi cho một hội nghị bưu chính quốc tế mà sau đó được tổ chức vào năm 1863. Việc này dẫn đến việc Heinrich von Stephan, thuộc hoàng gia Vương quốc Phổ và sau này là Bộ trưởng Bưu điện Đức thành lập Liên minh Bưu chính Quốc tế, tổ chức quốc tế xưa hạng ba (sau Ủy ban Trung ương đặc trách Giao thông trên sông Rhine và Liên minh Viễn thống Quốc tế). Nó được thành lập vào năm 1874 dưới tên gọi "Liên minh Tổng Bưu chính" (General Postal Union) khi Hiệp ước Berne được ký kết vào ngày 9 tháng 10 năm 1874. Năm 1878, tên được đổi thành "Liên minh Bưu chính Quốc tế".

Liên minh Bưu chính Quốc tế xác định rằng:

  1. nên có giá nhất định ít hoặc nhiều đồng bộ hơn cho thư gởi đi khắp nơi trên thế giới;
  2. các thẩm quyền bưu chính nên đối xử công bằng đối với thư quốc tế và quốc nội
  3. mỗi quốc gia nên giữ lại tất cả số tiền thu được qua việc bán tem quốc tế.

Một trong những kết quả quan trọng nhất của hiệp ước Liên minh Bưu chính Quốc tế là chấm dứt sự cần thiết như đã từng như thế trước đây đòi hỏi phải gắn tem thư của bất cứ quốc gia nào mà thư từ hay bưu kiện sẽ được trung chuyển qua; Liên minh Bưu chính Quốc tế nói rằng tem của các quốc gia thành viên đều được chấp nhận suốt đường vận chuyển quốc tế.

Sau khi Liên Hợp Quốc được thành lập, Liên minh Bưu chính Quốc tế trở thành một cơ quan đặc trách của Liên Hợp Quốc.

Năm 1969 Liên minh Bưu chính Quốc tế giới thiệu một hệ thống trả tiền mới mà theo đó cước phí có thể được trả giữa các quốc gia dựa theo sự sai khác tổng trọng lượng thư giữa các quốc gia tương ứng. Hệ thống mới này công bằng hơn đối với lưu lượng thư mỗi ngày theo chiều này nhiều hơn chiều ngược lại. Khi việc này làm ảnh hưởng đến chi phí giao các tạp chí, Liên minh Bưu chính Quốc tế thảo ra một hệ thống "hạn ngạch" mới, được sử dụng năm 1991.

Hệ thống đặt ra cước phí dành cho thư từ và tạp chí riêng biệt cho các quốc gia nào nhận ít nhất 150 tấn thư hàng năm. Đối với các quốc gia có ít thư, cưới phí nhất định ban đầu vẫn giữ nguyên. Hoa Kỳ có thương thảo riêng với 13 quốc gia châu Âu về cách thức tính tiền cước phí tại nơi thư đến mà bao gồm có giá từng thư cộng giá từng ký, và cũng có đồng ý tương tự với Canada. Liên minh Bưu chính Quốc tế cũng có điều hành hệ thống địa chỉ và tem thư hồi đáp quốc tế qua Văn phòng Hoán đổi Liên lãnh thổ (Extraterritorial Office of Exchange).

Các hoạt động nghiên cứu và phát hành tem

sửa

Liên minh Bưu chính Quốc tế, cùng với Hội Phát triển Nghiên cứu và Phát hành tem Thế giới (WADP), đã phát triển hệ thống mã số của hội, gọi tắt là "WNS", được khởi sự vào tháng 1 năm 2002. Trang web của hội (www.wnsstamps.ch/en/) có chỗ điền vào dành cho 160 quốc gia và các vùng lãnh thổ với trên 25.000 tem thư đã được đăng ký từ năm 2002. Nhiều trong số có hình ảnh mà thông thường có bản quyền của quốc gia phát hành nhưng cả Liên minh Bưu chính Quốc tế và Hội cho phép tải trực tuyến.

Các tiêu chuẩn đặt ra của Liên minh Bưu chính Quốc tế

sửa

Các tiêu chuẩn là những nhân tố quan trọng trước tiên đối với các hoạt động bưu chính hữu hiệu cũng như liên kết hệ thống toàn cầu. Ban đặc trách tiêu chuẩn của Liên minh Bưu chính Quốc tế phát triển và duy trì một con số càng gia tăng các tiểu chuẩn quốc tế để cải thiện sự hoán đổi thông tin có liên quan đến bưu chính giữa các cơ quan bưu chính khắp nơi và cổ vỏ cho tính tương đối đồng bộ các sáng kiến bưu chính quốc tế và Liên minh Bưu chính Quốc tế. Ban này làm việc với các tổ chức vận chuyển bưu chính, khách hàng, các nhà cung cấp vật liệu, và những người hợp tác khác trong đó có vô số các tổ chức quốc tế khác nhau. Ban đặc trách tiêu chuẩn muốn chắc chắn rằng các tiêu chuẩn mạch lạc này được phát triển trong các lãnh vực như Hệ thống Hoán đổi Dữ liệu Điện tử (Electronic Data Interchange), mã hóa thư từ, các phiếu điền bưu chính. Các tiêu chuẩn của Liên minh Bưu chính Quốc tế được thảo ra theo các quy định có nói trong Phần V của "Thông tin tổng quát về các tiêu chuẩn của UPU" Lưu trữ 2008-12-20 tại Wayback Machine và được Văn phòng Quốc tế của UPU phát hành theo đúng quy định ghi trong Phần VII.

Các hội nghị của Liên minh Bưu chính Quốc tế

sửa

Liên minh Bưu chính Quốc tế (tổ chức Giáo dục... và cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU

sửa

Viết thư quốc tế UPU [3] là cuộc thi do Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU)- (cùng sự hỗ trợ của UNESCO) tổ chức hằng năm dành cho Trẻ em trên Thế giới (191 nước thành viên của UPU), đến nay đã 53 năm (từ 1971–2024). Tại Đại hội Liên minh Bưu chính Thế giới lần thứ XVI được tổ chức tại Tokyo - Nhật Bản năm 1969 (khi đó mới chỉ có 133 nước tham gia) đã đưa ra ý kiến chính thức C67/1969 (formal opinion C67) về việc tổ chức Cuộc thi viết thư dành cho thiếu nhi này. Và với sự hỗ trợ của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc UNESCO, Liên minh Bưu chính Quốc tế đã chính thức khởi xướng cuộc thi bắt đầu từ năm 1971 cho tới nay. Mỗi năm, Trụ sở chính của UPU tại Bern - Thụy Sĩ sẽ ra một đề tài (trong khuôn khổ hoạt động của Liên hợp quốc), các nước thành viên tiếp nhận đề tài của cuộc thi sau đó triển khai rộng rãi bằng các phương tiện thông tin đại chúng trong đất nước của mình, chấm và chọn ra bài xuất sắc nhất để gửi dự thi Quốc tế. Vượt qua khuôn khổ của một cuộc thi viết văn thông thường, Viết thư Quốc tế UPU đã trở thành hoạt động mang tính xã hội cao, thu hút đông đảo tuổi trẻ học đường vào hoạt động lành mạnh, thiết thực và là hình thức giáo dục đang được xã hội quan tâm. Với tuổi đời gần nửa thế kỷ, cùng rất nhiều những tác phẩm văn học ấn tượng, in đậm hơi thở thời đại của những tác giả trẻ tuổi đến từ khắp hành tinh được vinh danh; Viết thư Quốc tế UPU đã được các tổ chức giáo dục trên toàn thế giới đánh giá là một trong số ít những cuộc thi có truyền thống lâu đời, mang sức hấp dẫn & thuyết phục mạnh mẽ và tính giáo dục lớn nhất thế giới.Việt Nam là một thành viên của UPU và cũng là một trong những đất nước hưởng ứng nhiệt tình cuộc thi tầm cỡ Quốc tế này.

(Trên đây là phần mở đầu của bài viết Viết thư quốc tế UPU, thông tin chi tiết về cuộc thi luôn được cập nhật tại đây)

Các quốc gia thành viên

sửa

Tất cả các quốc gia trong Liên Hợp Quốc có thể trở thành quốc gia thành viên của Liên minh Bưu chính Quốc tế. 192 quốc gia trong Liên Hợp Quốc là thành viên của Liên minh Bưu chính Quốc tế trừ Andorra, Quần đảo Marshall, Liên bang MicronesiaPalau vì tình trạng liên quan đến Liên minh Bưu chính Quốc tế chưa được giải quyết. Các quốc gia không phải là thành viên của Liên Hợp Quốc cũng có thể làm thành viên của Liên minh Bưu chính Quốc tế nếu hai phần ba số các quốc gia thành viên chấp thuận yêu cầu của họ. Vatican là một quốc gia thành viên của Liên minh Bưu chính Quốc tế và là quan sát viên không phải thành viên của Liên Hợp Quốc.

Liên minh Bưu chính Quốc tế có 191 quốc gia thành viên trong đó có các lãnh thổ của Hà Lan như Antille thuộc Hà LanAruba là một thành viên riêng của Liên minh Bưu chính Quốc tế, và các lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Anh, không phải là các quốc gia độc lập. Thành viên mới nhất là Montenegro, gia nhập vào ngày 26 tháng 7 năm 2006.

Trung Hoa Dân Quốc gia nhập vào ngày 1 tháng 3 năm 1914. Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, Trung Hoa Dân Quốc tiếp tục đại diện cho Trung Quốc tại Liên minh Bưu chính Quốc tế cho đến khi Liên minh Bưu chính Quốc tế quyết định công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 13 tháng 4 năm 1972 như đại diện chính thức của Trung Quốc.

 
Tượng đài Liên minh Bưu chính Quốc tế (Weltpostdenkmal) tại Berne

Nhiều quốc gia không được công nhận khác như SomalilandCộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ miền Bắc Síp phải để thư tín của họ đi qua các quốc gia thứ ba vì Liên minh Bưu chính Quốc tế không cho phép giao thư từ quốc tế trực tiếp (thư từ của Cộng hòa Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ phải đi qua Thổ Nhĩ Kỳ và thư từ của Somaliland đi qua Ethiopia). Các vùng đất khác không có đại diện Liên minh Bưu chính Quốc tế là Thẩm quyền Quốc gia Palestine (mặc dù điều này có thể sớm thay đổi[4]) và Cộng hòa Sahrawi / Tây Sahara.

Các quốc gia thành viên được ghi dưới đây theo thứ tự chữ cái theo tên chuẩn tiếng Anh ISO 3166 cùng với ngày gia nhập Liên minh Bưu chính Quốc tế (một số quốc gia có ghi nhiều ngày gia nhập). Các lãnh thổ của các quốc gia thành viên có chủ quyền được ghi bên dưới quốc gia đó.

Xếp thứ tự theo chuẩn ISO 3166 tiếng Anh

sửa
  •   Áo - 1 tháng 7 năm 1875
  •   Azerbaijan - 1 tháng 4 năm 1993
 
Thành viên của Liên minh Bưu chính Quốc tế
Các lãnh thổ hải ngoại của Pháp
Các lãnh thổ nằm trong sự quản lý của Liên minh Bưu chính Quốc tế theo điều khoản 23 Hiến chương Liên minh Bưu chính Quốc tế
  •   Gabon - 17 tháng 7 năm 1961
  •   Gambia - 9 tháng 10 năm 1974
  •   Gruzia - 1 tháng 4 năm 1993
  •   Đức - 1 tháng 7 năm 1875
  •   Ghana - 10 tháng 10 năm 1957
  •   Grenada - 30 tháng 1 năm 1978
  •   Guatemala - 1 tháng 8 năm 1881
  •   Guinée - 6 tháng 5 năm 1959
  •   Guiné-Bissau - 30 tháng 5 năm 1974
  •   Guyana - 22 tháng 5 năm 1967
  •   Iceland - 15 tháng 11 năm 1919
  •   Ấn Độ - 1 tháng 7 năm 1876
  •   Indonesia - 1 tháng 5 năm 1877
  •   Iran - 1 tháng 9 năm 1877
  •   Iraq - 22 tháng 4 năm 1929
  •   Ireland - 6 tháng 9 năm 1923
  •   Israel - 24 tháng 12 năm 1949
  •   Ý - 1 tháng 3 năm 1957
 
Đài kỷ niệm bưu chính đặt tại Osaka, Nhật Bản năm 1977, đánh dấu năm thứ 100 Nhật Bản gia nhập Liên minh Bưu chính Quốc tế.
  •   Lào - 20 tháng 5 năm 1952
  •   Latvia - 1 tháng 10 năm 1921; 17 tháng 6 năm 1992
  •   Liban - 12 tháng 5 năm 1931; 15 tháng 5 năm 1946
  •   Lesotho - 6 tháng 9 năm 1967
  •   Liberia - 1 tháng 4 năm 1879
  •   Libya - 4 tháng 6 năm 1952
  •   Liechtenstein - 13 tháng 4 năm 1962
  •   Litva - 1 tháng 1 năm 1922; 10 tháng 1 năm 1992
  •   Luxembourg - 1 tháng 7 năm 1875
  •   Namibia - 30 tháng 4 năm 1992
  •   Nauru - 17 tháng 4 năm 1969
  •     Nepal - 11 tháng 10 năm 1956
  •   Hà Lan - 1 tháng 7 năm 1875
Netherlands Antilles và Aruba - 1 tháng 7 năm 1875[6]
  •   Nicaragua - 1 tháng 5 năm 1882
  •   Niger - 12 tháng 6 năm 1961
  •   Nigeria - 10 tháng 7 năm 1961
  •   Na Uy - 1 tháng 7 năm 1875
  •   Oman - 17 tháng 8 năm 1971
  •   Qatar - 31 tháng 1 năm 1969
  •   România - 1 tháng 7 năm 1875
  •   Nga - 1 tháng 7 năm 1875
  •   Rwanda - 6 tháng 4 năm 1963
  •   Uganda - 13 tháng 2 năm 1964
  •   Ukraina - 13 tháng 5 năm 1947
  •   UAE - 30 tháng 3 năm 1973
  •   Anh Quốc - 1 tháng 7 năm 1875
Gia nhập tự đông vì là lãnh thổ Vương miện Anh
Các lãnh thổ hải ngoại của Anh - 1 tháng 4 năm 1877
Các vùng phụ thuộc St Helena
  •   Hoa Kỳ - 1 tháng 7 năm 1875 (Tuyên bố rút khỏi liên minh vào ngày 18 tháng 10 năm 2018)
Các lãnh thổ nằm trong sự điều hành của UPU theo điều khoản 23 Hiến chương Liên minh Bưu chính Quốc tế
  •   Yemen - 1 tháng 1 năm 1930
  •   Zambia - 22 tháng 3 năm 1967
  •   Zimbabwe - 31 tháng 7 năm 1981

Tham khảo và ghi chú

sửa
Ghi chú
  1. ^ Căn cứ theo tem của VNCH
  2. ^ “The UPU”. Universal Postal Union website. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2010.
  3. ^ “Trang web chính thức của UPU - Thông tin chi tiết (bằng Tiếng Anh) về cuộc thi quốc tế này”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2015.
  4. ^ “Israel and Palestinians to boost postal services with help from UN agency”. Un.org. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2008.
  5. ^ Initially Trung Quốc was represented by the   Đài Loan (ROC) from 1914 to 1972, before the UPU recognized the   Trung Quốc (PRC) as the only legitimate representative of China after 13 tháng 4 năm 1972.
  6. ^ Một thành viên riêng biệt thuộc phần châu Âu của Vương quốc Hà Lan
  7. ^ “Members by continents”. UPU. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2008.
  8. ^ Bühler, Konrad G. State succession and membership in international organizations. The Hague: Kluwer Law International, 2001. tr 90
Nguồn

Liên kết ngoài

sửa