Gia nhân tử (chữ Hán: 家人子) là một cách gọi phi tần, cung nữ không có phẩm cấp thời nhà Hán, ngoài ra là danh xưng các thê thiếp của Chư hầu vương và các Hoàng tôn[1][2][3].

Khái niệm ["Gia nhân tử"] của nhà Hán gần tương đồng với Đáp ứng của nhà Minh hay Quan nữ tử của nhà Thanh, chỉ khác nhau về cách gọi.

Khái niệm

sửa

Cụm từ "Gia nhân tử", nguyên nghĩa là Lương gia tử nữ (良家子女; con gái nhà lương thiện)[4], vì theo quy chế nội cung nhà Hán, tuyển cung nữ đều phải tuyển con nhà đàng hoàng, giống như Bát kỳ tuyển tú của nhà Thanh[5]. Triều Hán thường có lệ Bát nguyệt Toán nhân (八月筭人), tức Hoàng đế phái Trung đại phu, Dịch đình lệnhTương công (相工; người xem tướng) vào dân gian tuyển con gái nhà lành, chỉ cần dung mạo tốt, tuổi từ 13 đến 20 thì đưa vào Nội đình[6].

Sau khi đưa vào cung, Gia nhân tử nào có khả năng hầu hạ tốt đều được đưa lên hầu Hoàng đế, đôi khi lại được ban cho Hoàng tử hay Hoàng thân khác, do vậy luôn yêu cầu phải có trí tuệ và hiền thục là trên hết[7]. Trong cung, Gia nhân tử phân ra hai cấp là Thượng gia nhân tử (上家人子) và Trung gia nhân tử (中家人子), đều được phân bổng lộc cố định là lương thực[8].

Gia nhân tử không theo hầu Hoàng đế, Hoàng tử hay Hoàng thân thì có thể trở thành nữ quan cao cấp. Trường hợp được Hoàng đế sủng hạnh thì tương lai có thể làm phi tần, thậm chí trở thành Hoàng hậu. Đối với các gia nhân tử được sủng hạnh nhưng mãi không sách phong, theo lẽ thì không phải làm việc nặng như một cung nữ nhưng không được xem là tần phi chính thức, thường bị bạc đãi hoặc xem thường.

Theo thường lệ, các Gia nhân tử sau khi được sủng hạnh đều được giữ lại Dịch đình (掖庭), ban một vài cung nữ, thái giám theo hầu hạ. Khi không có phong hiệu chính thức như Phu nhân hoặc Mỹ nhân, các vị này sẽ được gọi họ kèm theo "" (姬; xuất phát từ "Cơ thiếp"), ví dụ như Đậu cơ, Vệ cơ...

Các trường hợp nổi tiếng

sửa
  • Hiếu Văn Hoàng hậu Đậu Y Phòng là trường hợp "Gia nhân tử" gả cho Vương gia. Ban đầu bà vào cung làm cung nữ cho Lã thái hậu[9]. Sau Thái hậu ban Đậu thị và một số người khác đến nước Đại làm thiếp cho Đại vương Lưu Hằng, tức Hán Văn Đế[10]. Sau khi Hán Văn Đế đăng cơ, phong con trai Đậu thị là Lưu Khải làm Thái tử, bà "mẫu bằng tử quý" được sách lập Hoàng hậu.
  • Hiếu Tư Hoàng hậu Vệ Tử Phu là trường hợp "Gia nhân tử" được Hoàng đế sủng hạnh. Vốn là ca nữ trong phủ Bình Dương Công chúa, bà được Hán Vũ Đế để mắt, ân hạnh[11][12] rồi mang về cung[13]. Tuy nhiên suốt một năm Vũ Đế bỏ mặc bà vô sủng, mãi đến khi bà xin xuất cung, Vũ Đế mới nhớ ra và cho giữ lại[14]. Từ đó đắc sủng, sinh 3 Công chúa và Hoàng tử Lưu Cứ. Cuối cùng Vũ Đế phế truất Trần hoàng hậu để sách lập Vệ thị làm Kế hậu[15][16][17].
  • Hiếu Nguyên hậu Vương Chính Quân lại là trường hợp "Gia nhân tử" trong hậu cung Hán Tuyên Đế, sau được ban làm Đễ thiếp của Thái tử Lưu Thích, tức Hán Nguyên Đế[18][19]. Vì sinh Trưởng tôn Lưu Ngao, bà có thân phận tôn quý nhất trong số các phi tần ở Đông cung[20][21]. Sau khi Hán Nguyên Đế đăng cơ liền lập bà làm Hoàng hậu.

Tham khảo

sửa
  1. ^ 《漢書‧武五子傳‧廣陵厲王》: 召太子霸及子女董訾、胡生等夜飲,使所幸八子郭昭君、家人子趙左君等鼓瑟歌舞。
  2. ^ 《漢書‧宣元六王傳》: 比至下,宇凡三哭,飲酒食肉,妻妾不離側。又姬朐臑故親幸,後疏遠,數歎息呼天。宇聞,斥朐臑為家人子,掃除永巷,數笞擊之。朐臑私疏宇過失,數令家告之。
  3. ^ 《漢書‧外戚傳上》: 皇孫妻妾無號位,皆稱家人子。
  4. ^ 《史記.卷一○二.馮唐傳》:「夫士卒盡家人子,起田中從軍,安知尺藉伍符。」
  5. ^ 《漢書‧外戚傳》顏師古注:「家人子者,言采擇良家子,以入官未有職位,但稱家人子。」
  6. ^ 《後漢書.皇后紀.第十上》: 漢法常因八月筭人,遣中大夫與掖庭丞及相工,於洛陽鄉中閱視良家童女,年十三以上,二十已下,姿色端麗,合法相者,載還後宮。
  7. ^ 《後漢書.皇后紀.第十上》: 擇視可否,乃用登御。所以明慎聘納,詳求淑哲。
  8. ^ 《汉书·外戚传》:“上家人子、中家人子视有秩斗食云。”
  9. ^ 《史记.外戚世家》:“吕太后时,窦姬以六郡良家子入宫侍太后。”
  10. ^ Nay thuộc phía bắc của Sơn Tây và tây bắc của Hà Bắc
  11. ^ 《汉书·外戚传》:“帝祓霸上,还过平阳主。主见所偫美人,帝不说。既饮,讴者进,帝独说子夫。”
  12. ^ 颜师古《汉书注》载:轩谓轩车,即今车之施幰者。
  13. ^ 司马迁《史记 外戚世家》载:是日,武帝起更衣,子夫侍尚衣轩中,得幸。上还坐,驩甚。赐平阳主金千斤。主因奏子夫奉送入宫。子夫上车,平阳主拊其背曰:“行矣,彊饭,勉之!即贵,无相忘。”
  14. ^ 司马迁《史记·外戚世家》载:“入宫岁馀,竟不复幸。武帝择宫人不中用者,斥出归之。卫子夫得见,涕泣请出。上怜之,复幸,遂有身,尊宠日隆。”
  15. ^ 班固《汉书·外戚传》载:“后又挟妇人媚道,颇觉。元光五年,上遂穷治之,女子楚服等坐为皇后巫蛊祠祭祝诅,大逆无道,相连及诛者三百余人,楚服枭首于市。使有司赐皇后策曰:“皇后失序,惑于巫祝,不可以承天命。其上玺绶,罢退居长门宫。”
  16. ^ 班固《汉书·张汤传》载:“武安侯为丞相,征汤为史,荐补侍御史。治陈皇后巫蛊狱,深竟党与,上以为能,迁太史大夫。”
  17. ^ 班固《汉书·武帝纪》载:“五年春正月,河间王德薨。 夏,发巴、蜀治南夷道。又发卒万人治雁门阻险。 秋七月,大风拔木。 乙巳,皇后陈氏废。捕为巫蛊者,皆枭首。 ”
  18. ^ 《汉书》:岁余,会皇太子所爱幸司马良娣病,且死,谓太子曰:“妾死非天命,乃诸娣妾良人更祝诅杀我。”太子怜之,且以为然。及司马良娣死,太子悲恚发病,忽忽不乐,因以过怒诸娣妾,莫得进见者。久之,宣帝闻太子恨过诸娣妾,欲顺适其意,乃令皇后择后宫家人子可以虞侍太子者,政君与在其中。
  19. ^ Nguyễn Tôn Nhan, sách đã dẫn, tr 77
  20. ^ 《汉书*五行志中之上》: 妃,王禁女也。黄龙元年,宣帝崩,太子立,是为元帝。王妃将为皇后,故是岁未央殿中雌鸡为雄,明其占在正宫也。
  21. ^ 《汉书*元后传》: 后三年,宣帝崩,太子即位,是为孝元帝。立太孙为太子,以母王妃为婕妤,封父禁为阳平侯。