Gerald Beresford Whitham (13 tháng 12 năm 1927 – 26 tháng 1 năm 2014) là nhà toán học ứng dụng người Mỹ và là giáo sư (danh dự) môn Toán ứng dụng và Toán học xử lý bằng máy tính ở Viện Công nghệ California.[1] Ông nổi tiếng về công trình nghiên cứu Thủy động lực họcChuyển động sóng.

Gerald Beresford Whitham
Sinh13 tháng 12, 1927 (97 tuổi)
Halifax, West Yorkshire, Anh
Quốc tịchMỹ
Trường lớpĐại học Manchester
Nổi tiếng vìChuyển động sóng
Giải thưởngGiải Toán học ứng dụng Norbert Wiener (1980)
Sự nghiệp khoa học
NgànhToán học ứng dụng
Nơi công tácViện Công nghệ California
Viện Công nghệ Massachusetts
Người hướng dẫn luận án tiến sĩJames Lighthill

Cuộc đời và Sự nghiệp

sửa

Whitham sinh ngày 13 tháng 12 năm 1927 tại Halifax, West Yorkshire, Anh, ông đậu bằng tiến sĩ ở Đại học Manchester năm 1953 dưới sự hướng dẫn của Sir James Lighthill.[2]. Ông là thành viên ban giảng huấn ở Phân khoa Toán học của Viện Công nghệ Massachusetts trong các năm 1959 – 1962.[3] Ông rời Viện Công nghệ Massachusetts sang làm việc ở Viện Công nghệ California tại Pasadena, California và là người khởi xướng thành lập chương trình Toán học ứng dụng ở đây năm 1962.[4]

Giải thưởng và Vinh dự

sửa

Whitham là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ từ năm 1959.[5] Năm 1965, Whitham được bầu làm hội viên của Royal Society (hội Khoa học Hoàng gia London).[6]

Whitham được thưởng giải Toán học ứng dụng Norbert Wiener năm 1980 cho "các đóng góp xuất sắc vào Toán học ứng dụng trong nghĩa cao nhất và rộng nhất".[7]

Tác phẩm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Gerald B. Whitham at the California Institute of Technology
  2. ^ James Lighthill at the Mathematics Genealogy Project
  3. ^ “MIT Mathematics Faculty”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2010.
  4. ^ “Donald Cohen: Marvelous Mathematics, Myriad Manifestations”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2010.
  5. ^ “List of Active Members by Class” (PDF). American Academy of Arts and Sciences. 7 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2009.
  6. ^ “Directory of Fellows and Foreign Members”. The Royal Society. 17 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2009.
  7. ^ Norbert Wiener Prize in Applied Mathematics

Liên kết ngoài

sửa