Rohdea là một chi thực vật có hoa trong họ Asparagaceae.[3], bản địa khu vực miền đông châu Á (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, HimalayaĐông Dương)[2]

Rohdea
Rohdea japonica. Hình minh họa năm 1806[1]
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
Bộ (ordo)Asparagales
Họ (familia)Asparagaceae
Phân họ (subfamilia)Nolinoideae
Chi (genus)Rohdea
(Thunb.) Roth
Danh pháp đồng nghĩa[2]
Danh sách
  • Titragyne Salisb.
  • Tilcusta Raf.
  • Campylandra Baker
  • Gonioscypha Baker

Trước đây người ta cho rằng chi này chỉ chứa một loài là vạn niên thanh (R. japonica)[4], nhưng các nghiên cứu gần đây đã chuyển một số loài từ các chi khác vào chi này[5][6]

Trong hệ thống APG III năm 2009, chi này được đặt trong phân họ Nolinoideae (trước đây là họ Ruscaceae) của họ Asparagaceae[7]). Nó cũng đã từng được đặt trong họ Convallariaceae.

Các loài trong chi này là cây thân thảothân rễ sống lâu năm, với rễ chùm. Các lá thường xanh, hình mũi mác rộng bản, dài 15–50 cm và rộng 2,5–7 cm, nhọn đỉnh. Hoa mọc thành cụm hoa ngắn, mập, dày dặc, dài 3–4 cm, mỗi hoa màu vàng nhạt, dài 4–5 mm. Quả là dạng quả mọng màu đỏ đường kính 8 mm, mọc thành cụm dày gồm vài quả.

Mặc dù đôi khi bị viết sai thành Rhodea (tên chi chính thức của một nhóm động vật chân bụng), nhưng chi này trên thực tế đặt theo tên Michael Rohde (1782-1812), một nhà thực vật học người Đức sống ở Bremen.

Trồng và sử dụng

sửa

Loài Rohdea japonica được trồng làm cây cảnh. Trong tiếng Trung nó được gọi là vạn niên thanh (giản thể: 万年青; phồn thể: 萬年青, nghĩa đen là "thường xanh"), và vì lý do này nó từng được sử dụng làm biểu tượng trong một số loại huy hiệu, phù hiệu (ví dụ tại đây Lưu trữ 2014-08-13 tại Wayback Machine). Trong tiếng Nhật nó được gọi là omoto.

Loài này cũng được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền Trung Hoa, mặc dù nói chung nó được coi là không ăn được và có thể có độc. Không nhầm lẫn loài vạn niên thanh này với các loài vạn niên thanh (còn gọi là minh ty hay lượng ty) thuộc chi Aglaonema của họ Araceae.

Các loài

sửa

Các loài được chấp nhận[2][4][8][9]

  1. Rohdea chinensis (Baker) N.Tanaka - An Huy, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Thiểm Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam, Đài Loan
  2. Rohdea chlorantha (Baill.) N.Tanaka - Tứ Xuyên
  3. Rohdea delavayi (Franch.) N.Tanaka - Tây Tạng, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Bắc, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Vân Nam
  4. Rohdea emeiensis (Z.Y.Zhu) N.Tanaka - Tứ Xuyên
  5. Rohdea ensifolia (F.T.Wang & Tang) N.Tanaka - Vân Nam
  6. Rohdea eucomoides (Baker) N.Tanaka - Assam, Bhutan, Myanma
  7. Rohdea japonica (Thunb.) Roth - Nhật Bản, Triều Tiên, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Giang Tây, Sơn Đông, Tứ Xuyên, Chiết Giang
  8. Rohdea jinshanensis (Z.L.Yang & X.G.Luo) N.Tanaka - Tứ Xuyên
  9. Rohdea lichuanensis (Y.K.Yang, J.K.Wu & D.T.Peng) Yamashita & M.N.Tamura - Hồ Bắc
  10. Rohdea longipedunculata (F.T.Wang & S.Yun Liang) N.Tanaka - Vân Nam
  11. Rohdea nepalensis (Raf.) N.Tanaka - Tây Tạng, Nepal, Bhutan, Assam, Myanma, Tứ Xuyên, Vân Nam
  12. Rohdea pachynema (F.T.Wang & Tang) N.Tanaka - Tứ Xuyên, Vân Nam
  13. Rohdea siamensis (Yamashita & M.N.Tamura) Yamashita & M.N.Tamura - Lào, Thái Lan
  14. Rohdea tonkinensis (Baill.) N.Tanaka - Việt Nam, Vân Nam, Quảng Đông
  15. Rohdea urotepala Hand.-Mazz. - Tứ Xuyên, Vân Nam
  16. Rohdea verruculosa (Q.H.Chen) N.Tanaka - Vân Nam, Quý Châu
  17. Rohdea wattii (C.B.Clarke) Yamashita & M.N.Tamura, đồng nghĩa: Tupistra wattii - Khai khẩu tiễn, tử bích. Phân bố: Việt Nam, Assam, Bhutan, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Curtis's botanical magazine vol. 23 tabl. 898, (http://www.botanicus.org/page/482623), John Sims (1749-1831)
  2. ^ a b c Kew World Checklist of Selected Plant Families
  3. ^ The Plant List (2010). Rohdea. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2013.
  4. ^ a b Flora of China, Vol. 24 Page 239, 万年青属 wan nian qing shu, Rohdea Roth, Nov. Pl. Sp. 196. 1821.
  5. ^ Tanaka N. (2010). A taxonomic revision of the genus Rohdea (Asparagaceae). Makinoa, n.s., 9: 1-54.
  6. ^ Govaerts R. H. A. (2011). World checklist of selected plant families published update. Facilitated by the Trustees of the Royal Botanic Gardens, Kew.
  7. ^ Chase, M. W.; Reveal, J. L. & Fay, M. F. (2009), “A subfamilial classification for the expanded asparagalean families Amaryllidaceae, Asparagaceae and Xanthorrhoeaceae”, Botanical Journal of the Linnean Society, 161 (2): 132–136, doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00999.x
  8. ^ Flora of China, Vol. 24 Page 235, 开口箭属 kai kou jian shu, Campylandra Baker, J. Linn. Soc., Bot. 14: 582. 1875.
  9. ^ Rohdea万年青属 wan nian qing shu

Liên kết ngoài

sửa