Châu lục hay châu là một khái niệm của địa chính trị. Nó là tổ hợp lớn về đất đai, trên đó có nhiều quốc gia với các phần diện tích thuộc cả đại lục lẫn các đảo xung quanh (nếu có).

Từ nguyên

sửa

Châu lục hay châu là từ gốc Hán-Việt (tiếng Trung giản thể: 洲陆, phồn thể: 洲陸), trong đó lục (陆/陸) có nghĩa là vùng đồng bằng cao ráo, đất liền hay trên bộ (với ý nghĩa khi nói về phương thức đi lại) và châu (洲) nghĩa là vùng đất liền.

Phân biệt

sửa

Tuy nhiên, hiện nay có một sự lộn xộn trong cách hiểu và dùng từ giữa lục địađại lục với châu lục. Đại lục và lục địa đều là các khái niệm của địa lý tự nhiên, đại lục là mảng đất liền lớn trong khi lục địa là mảng đất liền nhưng không chỉ rõ là có quy mô về diện tích lớn hay nhỏ. Ví dụ, các đảo như Greenland với diện tích khoảng 2.166.086 km² hay Madagascar với diện tích khoảng 587.040 km² là các lục địa khi xét về mặt địa lý tự nhiên, nhưng không thể coi là đại lục. Các đảo đó cũng không bao giờ được coi là châu lục. Châu lục là khái niệm của địa chính trị và nó mang ý nghĩa chính trị, lịch sử nhiều hơn như định nghĩa trong bài.

Số lượng các châu lục

sửa

Có nhiều cách phân chia các châu lục khác nhau:

Các kiểu phân chia
 
Bản dồ màu chỉ ra các châu lục. Các màu gần giống nhau thể hiện các khu vực có thể gộp lại hay phân chia ra.
7 châu lục
[1][2][3][4][5][6]
    Bắc Mỹ     Nam Mỹ     Châu Nam Cực     Châu Phi     Châu Âu     Châu Á     Châu Đại Dương
6 châu lục
[2][7][8]
    Bắc Mỹ     Nam Mỹ     Châu Nam Cực     Châu Phi        Đại lục Á Âu     Châu Úc
       Châu Mỹ     Châu Nam Cực     Châu Phi     Châu Âu     Châu Á     Châu Đại Dương
5 châu lục
[9][10][11]
       Châu Mỹ (không tính)     Châu Phi     Châu Âu     Châu Á     Châu Đại Dương

Diện tích và dân số

sửa
Tên Diện tích (km²) Dân số ước tính
2002
Phần trăm trên
tổng dân số
thế giới
Đại lục Phi-Á Âu 84.360.000 5.400.000.000 86%
Đại lục Á-Âu 53.990.000 4.510.000.000 72%
Châu Á 43.810.000 3.800.000.000 60%
Châu Âu 10.180.000 710.000.000 11%
Châu Phi 30.370.000 890.000.000 14%
Châu Mỹ 42.330.000 886.000.000 14%
Bắc Mỹ 24.490.000 515.000.000 8%
Nam Mỹ 17.840.000 371.000.000 6%
Châu Nam Cực 13.720.000 1.000 0,00002%
Châu Đại Dương 9.010.000 33.552.994 0,6%
Úc-New Guinea 8.500.000 30.000.000 0.5%
Lục địa Úc 7.600.000 21.000.000 0.3%

Tổng diện tích toàn bộ các châu lục là 148.647.000 km², chiếm khoảng 29,05% diện tích bề mặt Trái Đất.

Tham khảo

sửa
  1. ^ The World - Continents Lưu trữ 2006-02-21 tại Wayback Machine, Atlas of Canada
  2. ^ a b "Continent". Encyclopædia Britannica. 2006. Chicago: Encyclopædia Britannica, Inc.
  3. ^ World, National Geographic - Xpeditions Atlas. 2006. Washington, DC: National Geographic Society.
  4. ^ The New Oxford Dictionary of English. 2001. New York: Oxford University Press.
  5. ^ "Continent Lưu trữ 2009-10-28 tại Wayback Machine". MSN Encarta Online Encyclopedia 2006.
  6. ^ "Continent". McArthur, Tom, ed. 1992. The Oxford Companion to the English Language. New York: Oxford University Press; p. 260.
  7. ^ "Continent". The Columbia Encyclopedia. 2001. New York: Columbia University Press - Bartleby.
  8. ^ "Continent". McGraw-Hill Concise Encyclopedia of Earth Science (extracted from online McGraw-Hill Encyclopedia of Science and Technology). 2005. New York: McGraw-Hill Professional; pp. 136-7.
  9. ^ The Olympic symbols. Lưu trữ 2007-03-16 tại Wayback Machine International Olympic Committee. 2002. Lausanne: Olympic Museum and Studies Centre. The five rings of the Olympic flag represent the five inhabited, participating continents (Africa, America, Asia, Europe, and Oceania Lưu trữ 2002-02-23 tại Wayback Machine); thus, Antarctica is excluded from the flag. Also see Association of National Olympic Committees: [1] [2] Lưu trữ 2018-09-06 tại Wayback Machine [3] [4] [5]
  10. ^ Océano Uno, Diccionario Enciclopédico y Atlas Mundial, "Continente", page 392, 1730. ISBN 84-494-0188-7
  11. ^ Los Cinco Continentes (The Five Continents), Planeta-De Agostini Editions, 1997. ISBN 84-395-6054-0