Cổng thông tin:Sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa tinhhành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Nó thường được gọi với tên khác là "Hành tinh Đỏ", do sắt ôxít có mặt rất nhiều trên bề mặt hành tinh làm cho bề mặt nó hiện lên với màu đỏ đặc trưng. Sao Hỏa là một hành tinh đất đá với một khí quyển mỏng, có những đặc điểm trên bề mặt có nét giống với cả các hố va chạm trên Mặt Trăng và các núi lửa, thung lũng, sa mạc và chỏm băng ở cực trên của Trái Đất. Chu kỳ tự quay và sự tuần hoàn của các mùa trên Hỏa Tinh khá giống với của Trái Đất do độ nghiêng của trục quay tạo ra. Trên Sao Hỏa có ngọn núi Olympus Mons, ngọn núi cao nhất trong Hệ Mặt Trời, và hẻm núi Valles Marineris, hẻm núi dài và rộng nhất trong Thái Dương Hệ. Lòng chảo Borealis bằng phẳng trên bán cầu bắc bao phủ tới 40% diện tích bề mặt hành tinh đỏ và có thể là một hố va chạm khổng lồ trong quá khứ.

Cho đến khi tàu Mariner 4 lần đầu tiên bay ngang qua Sao Hỏa vào năm 1965, đã có nhiều suy đoán về sự có mặt của nước lỏng trên bề mặt hành tinh này. Chúng dựa trên những quan sát về sự biến đổi chu kỳ về độ sáng và tối của những nơi trên bề mặt hành tinh, đặc biệt tại những vĩ độ vùng cực, nơi có đặc điểm của biển và lục địa; những đường kẻ sọc dài và tối ban đầu được cho là những kênh tưới tiêu chứa nước lỏng. Những đường sọc thẳng này sau đó được giải thích như là những ảo ảnh quang học, mặc dù các chứng cứ địa chất thu thập bởi các tàu thăm dò không gian cho thấy Sao Hỏa có khả năng đã từng có nước lỏng bao phủ trên diện rộng ở bề mặt của nó. Năm 2005, dữ liệu từ tín hiệu radar cho thấy sự có mặt của một lượng lớn nước đóng băng ở hai cực, và tại các vũng vĩ độ trung bình. Robot tự hành Spirit đã lấy được mẫu các hợp chất hóa học chứa phân tử nước vào tháng 3 năm 2007. Tàu đổ bộ Phoenix đã trực tiếp lấy được mẫu nước đóng băng trong lớp đất nông trên bề mặt vào ngày 31 tháng 7 năm 2008....Xem thêm...

Bài viết ngẫu nhiên  BẠN CÓ BIẾT?  

Nước trên Sao Hỏa là một chủ đề khoa học quan trọng trong các nghiên cứu và quá trình thám hiểm Sao Hỏa. Lý do chính vì nước ở thể lỏng là một yếu tố quan trọng bậc nhất để giúp duy trì sự sống, trong quá khứ của hành tinh này; cũng như trong tương lai thám hiểm hành tinh này.

Chu trình thay đổi lượng hơi nước trên Sao Hỏa trong 1 năm

Hiện tại có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy nước tồn tại với lượng nhỏ trên hành tinh đỏ. Trong quá khứ, Sao Hỏa đã có thể còn có nhiều nước hơn hiện nay, và có thể có vị mặn cao. Các dấu hiệu xói mòn của nước trên bề mặt hành tinh là chứng cứ thuyết phục nhất về những thay đổi thời tiết và sự tồn tại nước lỏng trong quá khứ của Sao Hỏa. Việc sử dụng nguồn nước còn tồn tại ngày nay là yếu tố sống còn cho sự đổ bộ của con người lên hành tinh này.

Theo các quan sát thu được từ các dụng cụ đo đạc đã đưa lên hành tinh và các vệ tinh bay quanh nó, cùng các quan sát từ Trái Đất, chúng ta hiện có được hiểu biết chi tiết về chu trình thay đổi của hơi nước trong khí quyển Sao Hỏa diễn ra theo mùa trong năm Sao Hỏa. Nguồn cung cấp lớn nhất cho hơi nước đến từ vùng băng tuyết quanh cực Bắc; cứ đến cuối mùa xuân đầu mùa hè trên bắc bán cầu, một lượng lớn nước đá trên bề mặt ở vùng này lại thăng hoa và được gió đưa xuống phía nam. Sự đều đặn của chu trình hơi nước quan sát được cho phép chúng ta tạo ra các mô hình tiên đoán trước lượng hơi nước trong khí quyển Sao Hỏa bất cứ ngày nào, hôm nay hay ngày mai.

 TIN TỨC
Hình ảnh ngẫu nhiên  NỘI DUNG CHỌN LỌC  

Sao Hỏa

 HÌNH ẢNH CHỌN LỌC  


☑Y

Hoan nghênh bạn tham gia đóng góp cho các bài viết về Sao Hỏa tại trang Dự án

Những chủ đề liên quan