Cổng thông tin:Phật giáo

hệ thống tôn giáo, triết học khởi nguồn từ Thích-ca Mâu-ni

Phật

Tranh vẽ Di-lặc

Di-lặc là một vị Phật hay bồ-tát của Phật giáo. Trong Phật giáo Tây Tạng, Di-lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Trong Phật giáo Trung Hoa, từ thế kỷ 10, hòa thượng Bố Đại được xem là hiện thân của Di-lặc. Điều này dẫn đến rất nhiều hình tượng Di-lặc bị khắc họa là một ông già to béo đang cười.

Theo kinh điển Phật giáo, Di-lặc là vị bồ-tát sẽ xuất hiện trên Trái Đất, đạt được giác ngộ hoàn toàn, giảng dạy Phật pháp, giáo hóa chúng sinh, và chứng ngộ thành Phật. Phật Di-lặc sẽ là vị Phật kế tiếp Đức Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni. Cõi giáo hóa của bồ-tát hiện nay là nội viên của cõi trời Đâu-suất. Bồ-tát Di-lặc được tiên tri sẽ giáng sinh trong kiếp giảm của tiểu kiếp, khi nhân thọ là 80.000 năm trở đi vào 5 đại kiếp về sau, tức khoảng hơn 5 tỉ năm nữa theo năm Trái Đất, khi Phật pháp đã hoàn toàn bị loài người lãng quên. Sự tích về Phật Di-lặc được tìm thấy trong các tài liệu kinh điển của tất cả các truyền thống Phật giáo, và được chấp nhận bởi hầu hết các Phật tử như là một sự kiện sẽ diễn ra khi Phật pháp đã bị lãng quên trên Trái Đất, và Bồ-tát Di-lặc sẽ là bậc giác ngộ Pháp và thuyết lại cho chúng sinh, tương tự như những vị Phật lịch sử đã làm trong quá khứ.

Pháp

NāgārjunaĀryadeva, hai nhà triết học Ấn Độ cổ điển về tính không của Phật giáo

Không là một khái niệm triết học Ấn Độ. Trong Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo, Phật giáo và các dòng triết học khác, khái niệm này có nhiều ý nghĩa tùy thuộc vào bối cảnh học thuyết của nó. Nó có thể là một đặc điểm bản thể của thực tế, một trạng thái thiền định hoặc một phân tích hiện tượng học về lịch duyệt.

Trong Phật giáo Nguyên thủy, suññatā thường đề cập đến bản chất vô ngã của ngũ uẩnlục nhập, cũng thường được dùng để chỉ trạng thái hoặc trải nghiệm thiền định.

Trong Phật giáo Đại thừa, Không đề cập đến giáo lý rằng "tất cả mọi thứ đều trống rỗng về sự tồn tại nội tại và bản chất", nhưng cũng có thể đề cập đến giáo lý Phật tính và nhận thức nguyên sơ hoặc trống rỗng, như trong Đại cứu cánh, Tha tính không, hoặc Thiền.

Tăng

Tượng Pháp Loa trong Thiền viện Trúc Lâm

Pháp Loa là một thiền sư, nhà lãnh đạo Phật giáo Đại thừaĐại Việt thế kỷ 13. Ông tu theo pháp môn cả Mật Tông và Thiền tông, là môn đệ của Trúc Lâm đại sĩ, và làm tổ sư thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Ông xuất gia 1304, hành đạo suốt 26 năm cho tới khi qua đời ở tuổi 47. Trong quá trình tu đạo, ông đã xây cất nhiều chùa tháp trong nước, truyền bá rộng rãi những lời dạy của Phật Thích-ca Mâu-ni và Tổ sư Thiền, kết nạp nhiều tăng ni, cư sĩ trong đó có các vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông cùng nhiều thành viên hoàng gia và đại thần. Ông còn là người ấn hành Đại tạng kinh tại Việt Nam khoảng năm 1329 và đã để lại nhiều tác phẩm Thiền học và luận thuyết về các kinh Nhập Lăng-già, Diệu pháp liên hoa, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Hiện nay, bộ sách chủ yếu còn sót lại về cuộc đời ông là Tam Tổ thực lục, ra đời khoảng thế kỷ 14, kể tiểu sử 3 vị tổ sư phái Thiên Tông Trúc Lâm.

Hình ảnh

Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu
Ảnh: Malcolm Browne

Kinh điển

Kinh Đại Nhật là một bộ kinh quan trọng của Mật tông. Kinh được Đại Sư Śubhākarasiṃha dịch sang Hán văn vào đời Đường, năm 724, với sự hỗ trợ của Sư Nhất Hạnh và Bảo Nguyệt. Kinh mang số 848 và được xếp vào sách thứ 18 của Đại Chính tân tu đại tạng kinh. Đại Nhật kinh bao gồm 7 quyển với 6 quyển đầu là chính văn và quyển thứ bảy nói về nghi thức hành lễ. Kinh này kết hợp với Kim cương đỉnh kinhTô tất địa kinh tạo thành pháp tu cốt lõi của Mật Tông.

Tông phái

Phù điêu miêu tả Phật Thích-ca Mâu-ni trở về từ cõi trời Đao-lợi

Đại chúng bộ là một trong hai bộ phái hình thành đầu tiên thời Phật giáo Bộ phái. Danh xưng của phái này, "đại chúng", nhằm để chỉ đến đặc điểm được hình thành bởi phái đa số, chủ yếu là các tăng sĩ trẻ, cấp tiến, của Tăng đoàn nguyên thủy, sau khi phái thiểu số, chủ yếu là các trưởng lão, tách ra để hình thành Trưởng lão bộ.

Đại chúng bộ chủ trương Đức Phật đã hoàn toàn ly tình tuyệt dục, uy lực vô biên, thọ lượng vô cùng. Những lời của Đức Phật là chánh pháp giáo lý, nên được tiếp thu trọn vẹn. Hiện tại là có thực, quá khứ vị lai là không có thực. Pháp vô vi có 9 loại. Bản tính của Tâm vốn thanh tịnh, ban đầu bị ô nhiễm bởi phiền não, tu tập Phật pháp có thể loại bỏ ô nhiễm và trở về thanh tịnh.

Trích dẫn

« Nếu người muốn biết cảnh giới Phật, Ý căn thanh tịnh như hư không, Xa lìa vọng tưởng và chấp thủ, Khiến tâm khắp nơi đều vô ngại. »

Bài viết

Borobudur

Borobudur là một ngôi đền Phật giáo có niên đại từ thế kỷ thứ 9 toạ lạc ở Magelang, miền trung Java, Indonesia, là một trong những ngôi đền cũng như di tích Phật giáo lớn nhất thế giới. Ngôi đền có chín tầng, xếp chồng lên nhau bao gồm sáu vuông, ba tròn và trên cùng là một mái tròn. Ngôi đền được trang trí bằng 2672 tấm phù điêu chạm khắc nổi và 504 pho tượng Phật. Mái vòm trên cùng được bao quanh bởi 72 pho tượng Phật, mỗi tượng được đặt trong một phù đồ.

Thư mục

Tông phái

Thuật ngữ

Nhân vật

Kinh điển

Thánh địa

Nội dung khác : Lịch sử Phật giáo, Âm nhạc Phật giáo (+), Nghệ thuật Phật giáo