Cá hồng lang, còn gọi là cá hồng gù, danh phápLutjanus sebae,[2] là một loài cá biển thuộc chi Lutjanus trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1816.

Cá hồng lang
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Lutjaniformes
Họ (familia)Lutjanidae
Chi (genus)Lutjanus
Loài (species)L. sebae
Danh pháp hai phần
Lutjanus sebae
(Cuvier, 1816)
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
    • Diacope sebae Cuvier, 1816
    • Diacope siamensis Valenciennes, 1830
    • Diacope civis Valenciennes, 1831
    • Genyoroge regia De Vis, 1884

Từ nguyên

sửa

Từ định danh của loài được đặt theo tên của Albertus Seba, dược sĩ, nhà động vật họclịch sử tự nhiên người Hà Lan, người đã cho xuất bản nhiều bức vẽ minh họa các sinh vật biển ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm cả loài này.[3]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

sửa

Cá hồng lang có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm cả phía nam Biển Đỏ. Từ Đông Phi, phạm vi của loài này trải dài về phía đông đến quần đảo SolomonNouvelle-Calédonie, ngược lên phía bắc đến tỉnh Mie (Nhật Bản), giới hạn phía nam đến Nam PhiÚc.[1][4] Cá hồng lang cũng được ghi nhận tại vùng biển Việt Nam.[5][6][7][8]

Cá hồng lang sống tập trung trên các rạn san hô trên nền cátsỏi ở độ sâu đến ít nhất là 108 m. Cá con có thể được tìm thấy ở vùng cửa sông ngập mặn hoặc hạ lưu các dòng nước ngọt.[9]

Mô tả

sửa

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá hồng lang là 116 cm, nhưng chiều dài lớn nhất thường bắt gặp là khoảng 60 cm.[9]

Cá con và cá trưởng thành có dải màu đỏ sẫm từ gai lưng thứ nhất băng chéo qua mắt đến chóp mõm, dải thứ hai từ phần giữa gai lưng kéo dài xuống vây bụng, còn dải thứ ba từ gốc tia gai lưng cuối băng qua cuống đuôi dọc theo rìa dưới vây đuôi. Cá trưởng thành có kích thước lớn nhìn chung có màu hồng ửng đỏ, các dải mờ dần và tiêu biến.

Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 15–16; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 10; Số tia vây ở vây ngực: 17.[10]

Sinh thái

sửa

Thức ăn của cá hồng lang là các loài cá nhỏ hơn và động vật giáp xác.[10]

Cá trưởng thành sẽ di chuyển ra vùng nước sâu hơn, nhưng vào những tháng mùa đông, chúng sẽ tiến vào vùng nước nông hơn.[9] Tuổi đời lớn nhất được ghi nhận ở cá hồng lang là 40 năm.[11]

Thương mại

sửa

Cá hồng lang là loài có giá trị thương mại cao. Loài này được nuôi giống trong các lồng lưới nổi ở Pakistan, Singapore, Malaysia, Thái LanPhilippines.[1]

Cá hồng lang bán trên thị trường chủ yếu là dạng tươi sống, nhưng cũng được làm khô cá.[10]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c Russell, B.; Smith-Vaniz, W. F.; Lawrence, A.; Carpenter, K. E.; Myers, R. Lutjanus sebae. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T194343A2316689. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTL.T194343A2316689.en. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ “Danh sách các loài thủy sản cấu thành nên sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất nhập khẩu” (PDF). 2002. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  3. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Lutjaniformes: Families Haemulidae and Lutjanidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  4. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Diacope sebae. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  5. ^ Nguyễn Hữu Phụng; Nguyễn Văn Long (1996). “Một số kết quả nghiên cứu cá rạn san hô ở An Thới (Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang)” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu biển. 7: 84–93.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  7. ^ Lê Thị Thu Thảo (2011). “Danh sách các loài thuộc họ cá Hồng Lutjanidae ở vùng biển Việt Nam” (PDF). Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 4: 362–368. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2023.
  8. ^ Nguyễn Văn Long (2016). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tuyển tập Nghiên Cứu Biển. 22: 111–125.
  9. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lutjanus sebae trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  10. ^ a b c Gerald R. Allen (1985). “Lutjanus” (PDF). Vol.6. Snappers of the world. Roma: FAO. tr. 116–117. ISBN 92-5-102321-2.
  11. ^ Newman, S. J.; Skepper, C. L.; Wakefield, C. B. (2010). “Age estimation and otolith characteristics of an unusually old, red emperor snapper (Lutjanus sebae) captured off the Kimberley coast of north-western Australia”. Journal of Applied Ichthyology. 26 (1): 120–122. doi:10.1111/j.1439-0426.2009.01362.x.