Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam , 2020
Tóm tắt: Bài viết tiến hành phân tích tính cần thiết của sự công khai, minh bạch, và trách nhiệm ... more Tóm tắt: Bài viết tiến hành phân tích tính cần thiết của sự công khai, minh bạch, và trách nhiệm giải trình của cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự với vấn đề kiểm soát quyền lực tư pháp và xây dựng tính liêm chính của nền tư pháp. Đồng thời, bài viết làm rõ mối liên hệ giữa sự công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình với tính hiệu quả của hoạt động tố tụng hình sự. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích các quy định pháp luật hiện hành để tìm ra các hạn chế, và trình bày một số kiến nghị hoàn thiện.
Bài viết khái quát về khái niệm, phân loại, ưu – nhược điểm của chế định thỏa thuận nhận tội. Các... more Bài viết khái quát về khái niệm, phân loại, ưu – nhược điểm của chế định thỏa thuận nhận tội. Các tác giả đồng thời phân tích các thuận lợi, cũng như khó khăn, thách thức của việc áp dụng chế định thỏa thuận nhận tội tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị.
Hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh vi phạm, sai sót... more Hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh vi phạm, sai sót về thủ tục tố tụng hình sự. Việc xác định mức độ vi phạm thủ tục tố tụng như thế nào có thể xem là nghiêm trọng hay vô hại khi tiến hành xét xử phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm là căn cứ quan trọng để quyết định hủy án để điều tra lại hoặc xét xử lại. Bài viết trước hết giới thiệu học thuyết “vi phạm vô hại” trong tư pháp hình sự Hoa Kỳ, sau đó bài viết phân tích các “vi phạm tố tụng nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án” tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra khuyến nghị về việc xây dựng quy định về loại vi phạm này trong tố tụng hình sự Việt Nam.
Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng hình sự là m... more Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng hình sự là một nguyên tắc mới, đặt cơ sở pháp lý quan trọng cho việc chuyển hướng tích cực của tố tụng hình sự, có tính đột phá theo tinh thần của cải cách tư pháp. Tuy nhiên, việc thiết kế thủ tục tranh tụng tại phiên tòa như thế nào để nâng cao tính tranh tụng của phiên tòa hình sự lại là một vấn đề không dễ giải đáp. Do đó, bài viết tiến hành phân tích thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự Việt Nam, đồng thời so sánh với phiên tòa hình sự Hoa Kỳ, nơi mà mô hình tố tụng mang nhiều đặc điểm của tố tụng tranh tụng, nhằm mục đích tìm ra quy trình tranh tụng phù hợp, góp phần nâng cao tính tranh tụng tại phiên tòa hình sự Việt Nam.
The Vietnamese traditional criminal justice system is the inquisitorial model with some socialist... more The Vietnamese traditional criminal justice system is the inquisitorial model with some socialist characteristics learned from the Soviet Union. Over the time, the system has posed several problems, including the unfair trial and the harm to human rights and dignity. The integrity of the judiciary, therefore, is on the verge of collapse. The Communist Party and the National Assembly of Vietnam, therefore, attempt to introduce some elements from the adversarial system aiming to fix these deficiencies. The new adversarial provisions include the oral presentation of evidence at trial, the right of defense counsel to collect evidence, and the right of the criminal suspect to remain silent in criminal proceedings. However, the new provisions contain many problems and do not suit the old system. The future of the Vietnamese criminal justice system, therefore, is promising, but unpredictable. The paper provides a detailed analysis of the criminal justice system in Vietnam and how the new adversarial elements were introduced into this system.
Giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền được xét xử c... more Giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền được xét xử công bằng của bị cáo. Trước hết, bài viết giới thiệu về giới hạn xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Tiếp đến, bài viết phân tích quy định về giới hạn xét xử từ góc độ đảm bảo quyền được xét xử công bằng của bị cáo và đưa ra kiến nghị hoàn thiện.
Lời khai của người làm chứng là một nguồn chứng cứ quan trọng để giải quyết vụ án hình sự. Quyền ... more Lời khai của người làm chứng là một nguồn chứng cứ quan trọng để giải quyết vụ án hình sự. Quyền hỏi người làm chứng chống lại mình của bị cáo là một trong những quyền quan trọng của quyền được xét xử công bằng, đảm bảo sự bình đẳng, công bằng về quyền và nghĩa vụ của hai bên buộc tội và bào chữa trong phiên toà hình sự. Nguyên tắc loại trừ chứng cứ tin đồn và thẩm vấn chéo là những chế định pháp lí đảm bảo tính chính xác và xác thực của lời khai được sử dụng làm căn cứ giải quyết vụ án hình sự. Bài viết phân tích ba chế định pháp lí: 1) quyền hỏi người làm chứng chống lại mình của bị cáo; 2) nguyên tắc loại trừ chứng cứ tin đồn; 3) thẩm vấn chéo; trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị áp dụng, hoàn thiện quy định về kiểm tra, đánh giá và sử dụng lời khai tại phiên toà hình sự ở Việt Nam nhằm đáp ứng quá trình cải cách tư pháp, với mục tiêu nâng cao chất lượng giải quyết vụ án hình sự, chống oan sai, bỏ lọt tội phạm và bảo đảm các quyền cơ bản của con người.
Trong bài viết này, tác giả phân tích mối quan hệ giữa quyền im lặng và quyền nói dối của người b... more Trong bài viết này, tác giả phân tích mối quan hệ giữa quyền im lặng và quyền nói dối của người bị buộc tội, chỉ ra tác động tiêu cực của quyền nói dối lên quyền im lặng và sự cần thiết của việc truy cứu trách nhiệm hình sự người bị buộc tội về hành vi khai báo gian dối để tăng cường hiệu quả và chức năng của quyền im lặng trên thực tế.
Học thuyết “quả trên cây độc” là một trong các học thuyết nền tảng định hướng hoạt động thu thập ... more Học thuyết “quả trên cây độc” là một trong các học thuyết nền tảng định hướng hoạt động thu thập chứng cứ trong việc điều tra vụ án hình sự, cũng như hoạt động đánh giá chứng cứ tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự tại Hoa Kỳ. Giá trị lớn nhất của học thuyết này là bảo đảm sự thượng tôn pháp luật của lực lượng cảnh sát khi điều tra vụ án, đồng thời, bảo vệ các quyền cơ bản của người bị buộc tội. Trong bài viết này, các tác giả trình bày, phân tích học thuyết “quả trên cây độc” trong tố tụng hình sự Hoa Kỳ, chỉ ra sự thiếu hụt quy định tương tự trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và khuyến nghị cho Việt Nam.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ghi nhận quyền im lặng của người bị buộc tội. Tuy nhiên, các quy... more Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ghi nhận quyền im lặng của người bị buộc tội. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật có liên quan chưa được xây dựng đồng bộ để người bị buộc tội có thể sử dụng quyền này. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích các quy định của pháp luật có liên quan đến khả năng viện dẫn và sử dụng quyền im lặng trong giai đoạn điều tra; và qua tham khảo án lệ Miranda v. Arizona năm 1966 của Hoa Kỳ, cho rằng pháp luật Việt Nam hiện nay chưa tạo ra đầy đủ các bảo đảm pháp lý để người bị buộc tội có thể sử dụng quyền im lặng và cần thiết xây dựng một cơ chế tương tự cảnh báo Miranda để đảm bảo cho người bị buộc tội có thể sử dụng quyền này.
Trên thế giới, việc áp dụng mô hình xét xử trực tuyến thay thế cho các phiên tòa được thực hiện t... more Trên thế giới, việc áp dụng mô hình xét xử trực tuyến thay thế cho các phiên tòa được thực hiện theo mô hình truyền thống đã và đang trở thành xu thế và được áp dụng ngày càng nhiều và phổ biến. Ở Việt Nam, việc áp dụng mô hình xét xử trực tuyến còn gặp phải một số khó khăn, thách thức trong cách hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật về tố tụng tại Việt Nam, xét xử bằng hình thức trực tuyến vẫn là một xu thế trong bối cảnh bùng phát của dịch bệnh. Việc kéo dài thời gian đưa ra xét xử dù vì lý do bất khả kháng cũng làm ảnh hưởng rất nhiều tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm xét xử trực tuyến ở Hoa Kỳ, Singapore và Trung Quốc, các tác giả rút ra một số gợi mở cho Việt Nam trong việc chuyển đổi từ xét xử trực tiếp sang xét xử trực tuyến trong tương lai.
Ngưỡng tiêu chuẩn chứng minh đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự. Khi và ... more Ngưỡng tiêu chuẩn chứng minh đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự. Khi và chỉ khi phía buộc tội thực hiện chứng minh tội phạm đạt hoặc vượt qua ngưỡng tiêu chuẩn chứng minh, thì người xét xử mới có thể tuyên phán quyết có tội. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) Việt Nam chưa quy định về ngưỡng tiêu chuẩn chứng minh. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích ngưỡng tiêu chuẩn chứng minh “vượt qua nghi ngờ hợp lý” của hệ thống tư pháp hình sự Hoa Kỳ và luận giải về khả năng áp dụng ngưỡng tiêu chuẩn này vào TTHS Việt Nam.
Tố tụng hình sự là lĩnh vực hoạt động nhà nước nhạy cảm liên quan đến quyền con người, đặc biệt t... more Tố tụng hình sự là lĩnh vực hoạt động nhà nước nhạy cảm liên quan đến quyền con người, đặc biệt trong trường hợp áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam. Bài viết trình bày về mố liên hệ quyền con người trong tố tụng hình sự và các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam. Sau đó, trên cơ sở phân tích một số hạn chế của quy định pháp luật, bài viết sẽ đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.
Mô hình tố tụng hình sự truyền thống của Việt Nam là mô hình tố tụng thẩm vấn, đã bộc lộ nhiều kh... more Mô hình tố tụng hình sự truyền thống của Việt Nam là mô hình tố tụng thẩm vấn, đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, bao gồm vấn đề tính công bằng của phiên tòa và quyền con người. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định một số yếu tố tranh tụng nhằm khắc phục các khiếm khuyết trên. Bài viết cung cấp một góc nhìn tổng quát về mô hình tố tụng truyền thống của Việt Nam và phân tích các yếu tố tranh tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Quyền im lặng là một quyền mới của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự. Đặc biệt hơn, việc qu... more Quyền im lặng là một quyền mới của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự. Đặc biệt hơn, việc quy định quyền này cho một chủ thể mới là phạm nhân thương mại phạm tội cũng làm phát sinh một số vấn đề pháp lý cần phải làm rõ. Bài viết trước hết phân tích lý luận về quyền im lặng của thể nhân và quyền im lặng của pháp nhân. Sau đó, bài viết tiếp tục phân tích về việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Cuối cùng, bài viết chỉ ra một số vấn đề pháp lý cần làm rõ về quyền im lặng của pháp nhân phạm tội và đưa ra một số gợi mở hoàn thiện.
Nhằm thể chế hóa nguyên tắc không ai bị kết án hai lần về một tội phạm tại Điều 31 Hiến pháp 2013... more Nhằm thể chế hóa nguyên tắc không ai bị kết án hai lần về một tội phạm tại Điều 31 Hiến pháp 2013, Điều 14 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định: “Không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp họ thực hiện hành vi nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm”. Trong bài viết này, trên cơ sở tham khảo pháp luật quốc tế và phân tích các quy định hiện hành của Bộ luật tố tụng hình sự, tác giả đánh giá mối quan hệ giữa thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm với nguyên tắc không ai bị kết án hai lần về một tội phạm.
Quyền thu thập chứng cứ là một quyền mới được trao cho người bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình ... more Quyền thu thập chứng cứ là một quyền mới được trao cho người bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Tuy nhiên, các vấn đề về trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ của người bào chữa vẫn chưa được quy định cụ thể. Từ đó, dẫn đến sự khó khăn trong việc xác định tính hợp pháp của các chứng cứ được thu thập bởi người bào chữa. Bài viết phân tích quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong mối liên hệ với tính hợp pháp của chứng cứ, sau đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện.
Ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi lấy lời khai của người tham gia tố tụng trong tố tụng hình s... more Ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi lấy lời khai của người tham gia tố tụng trong tố tụng hình sự lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Quy định này được cho là nhằm mục đích ngăn chặn bức cung, dùng nhục hình trong quá trình thẩm vấn. Bài viết phân tích các lợi ích cơ bản và quy định của pháp luật về nội dung này. Sau đó, bài viết chỉ ra hạn chế và đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện.
Trong việc giải quyết các vụ án phức tạp có liên quan đến kiến thức chuyên sâu của nhiều lĩnh vực... more Trong việc giải quyết các vụ án phức tạp có liên quan đến kiến thức chuyên sâu của nhiều lĩnh vực, ý kiến chuyên môn của các chuyên gia là rất quan trọng. Bài viết tiến hành phân tích về sự cần thiết của chuyên gia trong tố tụng, và chỉ ra hạn chế của quy định tố tụng Việt Nam về vấn đề này. Sau đó, bài viết tham khảo mô hình của Hoa Kỳ về người làm chứng là chuyên gia và đưa ra một số kiến nghị cho Việt Nam.
Bài viết nghiên cứu quy định và cấu thành tội phạm của tội danh cung cấp tài liệu sai sự thật hoặ... more Bài viết nghiên cứu quy định và cấu thành tội phạm của tội danh cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối ở Điều 382 Bộ luật hình sự 2015. Sau đó, bài viết phân tích các hạn chế của các quy định hiện hành và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.
Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam , 2020
Tóm tắt: Bài viết tiến hành phân tích tính cần thiết của sự công khai, minh bạch, và trách nhiệm ... more Tóm tắt: Bài viết tiến hành phân tích tính cần thiết của sự công khai, minh bạch, và trách nhiệm giải trình của cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự với vấn đề kiểm soát quyền lực tư pháp và xây dựng tính liêm chính của nền tư pháp. Đồng thời, bài viết làm rõ mối liên hệ giữa sự công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình với tính hiệu quả của hoạt động tố tụng hình sự. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích các quy định pháp luật hiện hành để tìm ra các hạn chế, và trình bày một số kiến nghị hoàn thiện.
Bài viết khái quát về khái niệm, phân loại, ưu – nhược điểm của chế định thỏa thuận nhận tội. Các... more Bài viết khái quát về khái niệm, phân loại, ưu – nhược điểm của chế định thỏa thuận nhận tội. Các tác giả đồng thời phân tích các thuận lợi, cũng như khó khăn, thách thức của việc áp dụng chế định thỏa thuận nhận tội tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị.
Hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh vi phạm, sai sót... more Hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh vi phạm, sai sót về thủ tục tố tụng hình sự. Việc xác định mức độ vi phạm thủ tục tố tụng như thế nào có thể xem là nghiêm trọng hay vô hại khi tiến hành xét xử phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm là căn cứ quan trọng để quyết định hủy án để điều tra lại hoặc xét xử lại. Bài viết trước hết giới thiệu học thuyết “vi phạm vô hại” trong tư pháp hình sự Hoa Kỳ, sau đó bài viết phân tích các “vi phạm tố tụng nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án” tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra khuyến nghị về việc xây dựng quy định về loại vi phạm này trong tố tụng hình sự Việt Nam.
Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng hình sự là m... more Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng hình sự là một nguyên tắc mới, đặt cơ sở pháp lý quan trọng cho việc chuyển hướng tích cực của tố tụng hình sự, có tính đột phá theo tinh thần của cải cách tư pháp. Tuy nhiên, việc thiết kế thủ tục tranh tụng tại phiên tòa như thế nào để nâng cao tính tranh tụng của phiên tòa hình sự lại là một vấn đề không dễ giải đáp. Do đó, bài viết tiến hành phân tích thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự Việt Nam, đồng thời so sánh với phiên tòa hình sự Hoa Kỳ, nơi mà mô hình tố tụng mang nhiều đặc điểm của tố tụng tranh tụng, nhằm mục đích tìm ra quy trình tranh tụng phù hợp, góp phần nâng cao tính tranh tụng tại phiên tòa hình sự Việt Nam.
The Vietnamese traditional criminal justice system is the inquisitorial model with some socialist... more The Vietnamese traditional criminal justice system is the inquisitorial model with some socialist characteristics learned from the Soviet Union. Over the time, the system has posed several problems, including the unfair trial and the harm to human rights and dignity. The integrity of the judiciary, therefore, is on the verge of collapse. The Communist Party and the National Assembly of Vietnam, therefore, attempt to introduce some elements from the adversarial system aiming to fix these deficiencies. The new adversarial provisions include the oral presentation of evidence at trial, the right of defense counsel to collect evidence, and the right of the criminal suspect to remain silent in criminal proceedings. However, the new provisions contain many problems and do not suit the old system. The future of the Vietnamese criminal justice system, therefore, is promising, but unpredictable. The paper provides a detailed analysis of the criminal justice system in Vietnam and how the new adversarial elements were introduced into this system.
Giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền được xét xử c... more Giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền được xét xử công bằng của bị cáo. Trước hết, bài viết giới thiệu về giới hạn xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Tiếp đến, bài viết phân tích quy định về giới hạn xét xử từ góc độ đảm bảo quyền được xét xử công bằng của bị cáo và đưa ra kiến nghị hoàn thiện.
Lời khai của người làm chứng là một nguồn chứng cứ quan trọng để giải quyết vụ án hình sự. Quyền ... more Lời khai của người làm chứng là một nguồn chứng cứ quan trọng để giải quyết vụ án hình sự. Quyền hỏi người làm chứng chống lại mình của bị cáo là một trong những quyền quan trọng của quyền được xét xử công bằng, đảm bảo sự bình đẳng, công bằng về quyền và nghĩa vụ của hai bên buộc tội và bào chữa trong phiên toà hình sự. Nguyên tắc loại trừ chứng cứ tin đồn và thẩm vấn chéo là những chế định pháp lí đảm bảo tính chính xác và xác thực của lời khai được sử dụng làm căn cứ giải quyết vụ án hình sự. Bài viết phân tích ba chế định pháp lí: 1) quyền hỏi người làm chứng chống lại mình của bị cáo; 2) nguyên tắc loại trừ chứng cứ tin đồn; 3) thẩm vấn chéo; trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị áp dụng, hoàn thiện quy định về kiểm tra, đánh giá và sử dụng lời khai tại phiên toà hình sự ở Việt Nam nhằm đáp ứng quá trình cải cách tư pháp, với mục tiêu nâng cao chất lượng giải quyết vụ án hình sự, chống oan sai, bỏ lọt tội phạm và bảo đảm các quyền cơ bản của con người.
Trong bài viết này, tác giả phân tích mối quan hệ giữa quyền im lặng và quyền nói dối của người b... more Trong bài viết này, tác giả phân tích mối quan hệ giữa quyền im lặng và quyền nói dối của người bị buộc tội, chỉ ra tác động tiêu cực của quyền nói dối lên quyền im lặng và sự cần thiết của việc truy cứu trách nhiệm hình sự người bị buộc tội về hành vi khai báo gian dối để tăng cường hiệu quả và chức năng của quyền im lặng trên thực tế.
Học thuyết “quả trên cây độc” là một trong các học thuyết nền tảng định hướng hoạt động thu thập ... more Học thuyết “quả trên cây độc” là một trong các học thuyết nền tảng định hướng hoạt động thu thập chứng cứ trong việc điều tra vụ án hình sự, cũng như hoạt động đánh giá chứng cứ tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự tại Hoa Kỳ. Giá trị lớn nhất của học thuyết này là bảo đảm sự thượng tôn pháp luật của lực lượng cảnh sát khi điều tra vụ án, đồng thời, bảo vệ các quyền cơ bản của người bị buộc tội. Trong bài viết này, các tác giả trình bày, phân tích học thuyết “quả trên cây độc” trong tố tụng hình sự Hoa Kỳ, chỉ ra sự thiếu hụt quy định tương tự trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và khuyến nghị cho Việt Nam.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ghi nhận quyền im lặng của người bị buộc tội. Tuy nhiên, các quy... more Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ghi nhận quyền im lặng của người bị buộc tội. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật có liên quan chưa được xây dựng đồng bộ để người bị buộc tội có thể sử dụng quyền này. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích các quy định của pháp luật có liên quan đến khả năng viện dẫn và sử dụng quyền im lặng trong giai đoạn điều tra; và qua tham khảo án lệ Miranda v. Arizona năm 1966 của Hoa Kỳ, cho rằng pháp luật Việt Nam hiện nay chưa tạo ra đầy đủ các bảo đảm pháp lý để người bị buộc tội có thể sử dụng quyền im lặng và cần thiết xây dựng một cơ chế tương tự cảnh báo Miranda để đảm bảo cho người bị buộc tội có thể sử dụng quyền này.
Trên thế giới, việc áp dụng mô hình xét xử trực tuyến thay thế cho các phiên tòa được thực hiện t... more Trên thế giới, việc áp dụng mô hình xét xử trực tuyến thay thế cho các phiên tòa được thực hiện theo mô hình truyền thống đã và đang trở thành xu thế và được áp dụng ngày càng nhiều và phổ biến. Ở Việt Nam, việc áp dụng mô hình xét xử trực tuyến còn gặp phải một số khó khăn, thách thức trong cách hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật về tố tụng tại Việt Nam, xét xử bằng hình thức trực tuyến vẫn là một xu thế trong bối cảnh bùng phát của dịch bệnh. Việc kéo dài thời gian đưa ra xét xử dù vì lý do bất khả kháng cũng làm ảnh hưởng rất nhiều tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm xét xử trực tuyến ở Hoa Kỳ, Singapore và Trung Quốc, các tác giả rút ra một số gợi mở cho Việt Nam trong việc chuyển đổi từ xét xử trực tiếp sang xét xử trực tuyến trong tương lai.
Ngưỡng tiêu chuẩn chứng minh đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự. Khi và ... more Ngưỡng tiêu chuẩn chứng minh đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự. Khi và chỉ khi phía buộc tội thực hiện chứng minh tội phạm đạt hoặc vượt qua ngưỡng tiêu chuẩn chứng minh, thì người xét xử mới có thể tuyên phán quyết có tội. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) Việt Nam chưa quy định về ngưỡng tiêu chuẩn chứng minh. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích ngưỡng tiêu chuẩn chứng minh “vượt qua nghi ngờ hợp lý” của hệ thống tư pháp hình sự Hoa Kỳ và luận giải về khả năng áp dụng ngưỡng tiêu chuẩn này vào TTHS Việt Nam.
Tố tụng hình sự là lĩnh vực hoạt động nhà nước nhạy cảm liên quan đến quyền con người, đặc biệt t... more Tố tụng hình sự là lĩnh vực hoạt động nhà nước nhạy cảm liên quan đến quyền con người, đặc biệt trong trường hợp áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam. Bài viết trình bày về mố liên hệ quyền con người trong tố tụng hình sự và các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam. Sau đó, trên cơ sở phân tích một số hạn chế của quy định pháp luật, bài viết sẽ đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.
Mô hình tố tụng hình sự truyền thống của Việt Nam là mô hình tố tụng thẩm vấn, đã bộc lộ nhiều kh... more Mô hình tố tụng hình sự truyền thống của Việt Nam là mô hình tố tụng thẩm vấn, đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, bao gồm vấn đề tính công bằng của phiên tòa và quyền con người. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định một số yếu tố tranh tụng nhằm khắc phục các khiếm khuyết trên. Bài viết cung cấp một góc nhìn tổng quát về mô hình tố tụng truyền thống của Việt Nam và phân tích các yếu tố tranh tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Quyền im lặng là một quyền mới của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự. Đặc biệt hơn, việc qu... more Quyền im lặng là một quyền mới của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự. Đặc biệt hơn, việc quy định quyền này cho một chủ thể mới là phạm nhân thương mại phạm tội cũng làm phát sinh một số vấn đề pháp lý cần phải làm rõ. Bài viết trước hết phân tích lý luận về quyền im lặng của thể nhân và quyền im lặng của pháp nhân. Sau đó, bài viết tiếp tục phân tích về việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Cuối cùng, bài viết chỉ ra một số vấn đề pháp lý cần làm rõ về quyền im lặng của pháp nhân phạm tội và đưa ra một số gợi mở hoàn thiện.
Nhằm thể chế hóa nguyên tắc không ai bị kết án hai lần về một tội phạm tại Điều 31 Hiến pháp 2013... more Nhằm thể chế hóa nguyên tắc không ai bị kết án hai lần về một tội phạm tại Điều 31 Hiến pháp 2013, Điều 14 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định: “Không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp họ thực hiện hành vi nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm”. Trong bài viết này, trên cơ sở tham khảo pháp luật quốc tế và phân tích các quy định hiện hành của Bộ luật tố tụng hình sự, tác giả đánh giá mối quan hệ giữa thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm với nguyên tắc không ai bị kết án hai lần về một tội phạm.
Quyền thu thập chứng cứ là một quyền mới được trao cho người bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình ... more Quyền thu thập chứng cứ là một quyền mới được trao cho người bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Tuy nhiên, các vấn đề về trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ của người bào chữa vẫn chưa được quy định cụ thể. Từ đó, dẫn đến sự khó khăn trong việc xác định tính hợp pháp của các chứng cứ được thu thập bởi người bào chữa. Bài viết phân tích quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa trong mối liên hệ với tính hợp pháp của chứng cứ, sau đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện.
Ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi lấy lời khai của người tham gia tố tụng trong tố tụng hình s... more Ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi lấy lời khai của người tham gia tố tụng trong tố tụng hình sự lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Quy định này được cho là nhằm mục đích ngăn chặn bức cung, dùng nhục hình trong quá trình thẩm vấn. Bài viết phân tích các lợi ích cơ bản và quy định của pháp luật về nội dung này. Sau đó, bài viết chỉ ra hạn chế và đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện.
Trong việc giải quyết các vụ án phức tạp có liên quan đến kiến thức chuyên sâu của nhiều lĩnh vực... more Trong việc giải quyết các vụ án phức tạp có liên quan đến kiến thức chuyên sâu của nhiều lĩnh vực, ý kiến chuyên môn của các chuyên gia là rất quan trọng. Bài viết tiến hành phân tích về sự cần thiết của chuyên gia trong tố tụng, và chỉ ra hạn chế của quy định tố tụng Việt Nam về vấn đề này. Sau đó, bài viết tham khảo mô hình của Hoa Kỳ về người làm chứng là chuyên gia và đưa ra một số kiến nghị cho Việt Nam.
Bài viết nghiên cứu quy định và cấu thành tội phạm của tội danh cung cấp tài liệu sai sự thật hoặ... more Bài viết nghiên cứu quy định và cấu thành tội phạm của tội danh cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối ở Điều 382 Bộ luật hình sự 2015. Sau đó, bài viết phân tích các hạn chế của các quy định hiện hành và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.
Uploads
Papers by Minh Kỳ Võ